Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

VĂN HÓA TRUNG HOA BỊ BIẾN DỊ; MỘT ĐẤT NƯỚC LINH HỒN BỊ ĐẢNG CS TƯỚC ĐOẠT

Đại Nghĩa | ĐKN 21 giờ trước 1,315 lượt xem



Giải thể văn hóa biến dị của người Trung Quốc
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.





 Trung Quốc – đất nước bị tước đoạt linh hồn

Đại Nghĩa | ĐKN 19/07/2020 1,956 lượt xem

Giải thể văn hóa biến dị (1): Trung Quốc - Đất nước bị tước đoạt linh hồn
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.



Văn hóa chính là linh hồn của một dân tộc, một quốc gia. Phá hủy đi văn hóa chính là phá hủy đi linh hồn của dân tộc, quốc gia đó. Nền văn minh Trung Hoa 5000 năm huy hoàng nhưng chỉ sau mấy chục năm gần đây đã bị phá hủy đến mức khó có thể nhận ra.

Một nền văn minh lớn

Trung Quốc là đất nước có lịch sử văn minh hàng đầu trên thế giới. Trải qua hơn 5000 năm, các triều đại nối tiếp nhau qua nhiều biến động, để lại cho nhân loại nhiều thành quả to lớn về các mặt văn hóa, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật. Ngay từ thời kỳ Hoàng Đế Hiên Viên gần 3000 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc đã sáng tạo ra chữ viết. Các thành tựu về y học thậm chí còn được phổ biến trước đó. Bốn phát minh lớn của nhân loại cổ đại đều thuộc về Trung Quốc, gồm la bàn, thuốc súng, nghề in và làm giấy.

Sự kết hợp các triết lý được truyền ra từ các phương pháp tu luyện Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo đã làm cho nền văn hóa Trung Hoa cổ đại trở nên sâu sắc và có sức cảm hóa. Đặc biệt là Phật giáo Đại thừa, sau khi truyền nhập vào Trung Quốc, ngoài phần tu luyện thì triết lý nhân sinh truyền ra dân gian đã làm cho văn hóa Trung Hoa cổ đại trở thành bác đại tinh thâm. Không chỉ toàn bộ khu vực Đông Bắc Á như Triều Tiên, Nhật Bản, hay vùng Đông Nam Á như Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cổ đại mà trên toàn thế giới ít nhiều cũng tiếp nhận văn hóa Trung Quốc truyền thống. Ngay cả Voltaire, triết gia nổi tiếng của phương tây cũng nhận là học trò của Khổng Tử.
Ngày nay, nhiều người thường nhìn nhận rằng người Hán hay văn hóa Đại Hán luôn âm mưu xâm chiếm lãnh thổ, đồng hóa dân tộc khác biến ho thành nô lệ. Kỳ thực không phải vậy, khái niệm “đồng hóa” xuất phát từ lịch sử khi Trung Quốc nhiều lần bị xâm chiếm bởi các dân tộc thiểu số như người Mông Cổ (triều Nguyên), người Mãn (triều Thanh). Các sắc tộc đó có thể chiếm được Trung Quốc, nhưng sau đó lại bị cảm hóa bởi văn hóa Trung Hoa truyền thống và sử dụng chính văn hóa đó trong triều đại của họ.
Nhìn một cách khách quan thì người Mông Cổ (triều Nguyên) và người Mãn (triều Thanh) là có thể chủ động dùng văn hóa của dân tộc mình trong khi cai trị Trung Quốc. Nhưng chính nền văn hóa sâu sắc của Trung Hoa đã cảm hóa, khiến kẻ đi xâm chiếm lại dùng nó để “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Còn việc “xâm chiếm lãnh thổ” của các triều đại Trung Hoa thì có thể nói đó là một phần trong biến động của lịch sử cổ đại. Giống như nếu người Khơ Me nam bộ hay người Thượng (Tây nguyên) hiện nay nói rằng, người Việt là luôn có dã tâm xâm chiếm lãnh thổ của họ thì đó chỉ là một góc nhìn hạn hẹp về lịch sử.
Có thể nói, đỉnh cao của văn hóa truyền thống Trung Quốc là vào triều đại nhà Đường. Hoàng đế Đường Thái Tông sau khi chiến thắng Đột Quyết (Tân Cương ngày nay) đã tin dùng hơn 100 tướng lĩnh Đột Quyết, chiếm gần một nửa số quan võ trong triều Đường. Ông cũng đã từng thả cho 390 tử tù về quê ăn Tết để họ tự theo lịch hẹn mà quay lại lĩnh án. Những sự kiện đặc biệt này thể hiện mức độ bao dung và khả tín trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nó cho thấy văn hóa truyền thống Trung Hoa thực chất có tính hài hòa, lấy đạo đức làm nền tảng. Nó thể hiện ở cả trong đời sống xã hội, trong trị vì của các triều đại và cả trong quan hệ với thế giới, giống như câu nói: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại” (Biển có thể chứa trăm sông, vì dung chứa được mà thành lớn).

Văn hóa bị phá hủy, linh hồn bị tước đoạt

Văn hóa chính là linh hồn của một dân tộc, một quốc gia. Phá hủy đi văn hóa chính là phá hủy đi linh hồn của dân tộc, quốc gia đó. Nền văn minh Trung Hoa 5000 năm huy hoàng nhưng chỉ sau mấy chục năm gần đây đã bị phá hủy đến mức khó có thể nhận ra. Thực chất gốc rễ của văn hóa Trung Quốc lấy tín ngưỡng Thần Phật làm nền tảng. Thông qua truyền giảng của các bậc thánh hiền, xã hội đời thường đã chứng nghiệm sự đúng đắn của các nguyên lý tín ngưỡng Thần Phật. Do đó nó đã thành một phần tự nhiên trong văn hóa tư tưởng của người Trung Quốc truyền thống.
Lực lượng nắm quyền bính tại Trung Quốc là ĐCSTQ theo chủ nghĩa vô Thần, chủ trương “đấu trời, đấu đất, đấu người” cho nên tự nhiên đã trở nên đối địch với văn hóa truyền thống Trung Hoa. Mao Trạch Đông nói: “Ta là hòa thượng che ô, vô Pháp vô Thiên”. Từ khi ĐCSTQ cướp được chính quyền đã không ngừng đàn áp hầu hết các nhóm người tại Trung Quốc. Từ việc tước đoạt tài sản của những người sở hữu ruộng đất, công xưởng đến tấn công trí thức, phá hủy đình chùa và phỉ báng tín ngưỡng. Tiếp đó là đàn áp sinh viên tại Thiên An Môn, bức hại Pháp Luân Công và hiện nay là bức hại phật từ Phật giáo Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương… Trong quá trình đó, nó đã phá hủy tất cả hệ thống văn hóa đạo đức truyền thống của người Trung Hoa, đồng thời cưỡng chế ép nhập một bộ văn hóa biến dị của ĐCSTQ.
Ảnh: Epochtime.
Trong xã hội Trung Quốc truyền thống đến giữa thế kỷ 20, dù trong nông thông hay thành thị thì những người giàu có chính là tầng lớp có tiếng nói trực tiếp với công chúng. Họ cũng là tầng lớp trung gian truyền tải tinh hoa văn hóa tới công chúng. Do vậy đánh đổ lớp người này đã làm chấn thương xương sống của hệ thống văn hóa xã hội truyền thống. Các cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương không chỉ giúp ĐCSTQ cướp đoạt tài sản mà còn giúp thay thế vai trò truyền tải văn hóa của tầng lớp tinh hoa với công chúng. Vậy tầng lớp nào mới là nơi nắm giữ gốc rễ văn hóa?
Văn hóa truyền thống Trung Quốc được truyền ra từ ba tôn giáo lớn là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Đó chính là nguồn khởi phát của văn hóa truyền thống. Trong khi giới trí thức Trung Quốc hàng ngàn năm qua đóng vai trò tích hợp và truyền tải văn hóa ra công chúng. Ngoài ra, với sự ổn định về tiêu chuẩn đạo đức, tầng lớp trí thức cũng đóng vai trò phán xét thị phi trong xã hội, đặc biệt có vị trí phán xét đối với các chính quyền. Do vậy, đối với lực lượng cầm quyền vô pháp vô thiên như ĐCSTQ thì việc tồn tại vai trò của tầng lớp trí thức như trong xã hội truyền thống là điều không thể chấp nhận được. Các cuộc vận động “chống cánh hữu”, đặc biệt là cuộc Đại Cách mạng văn hóa phá hủy tín ngưỡng là những diễn biến long trời lở đất tại Trung Quốc. Bản chất và mục đích thực sự của nó là nhằm phá hủy nơi khởi phát và sáng tạo văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Công chúng phổ thông dần dần bị cắt đứt liên hệ với văn hóa truyền thống thực sự, còn thế hệ về sau đã hoàn toàn lớn lên trong “văn hóa biến dị” do ĐCSTQ tạo ra. Từ sau Đại Cách mạng văn hóa (với đúng nghĩa là phá hủy văn hóa), chính quyền ĐCSTQ chủ yếu tập trung củng cố thêm văn hóa biến dị vào xã hội Trung Quốc. Việc đàn áp các nhóm người như phật tử Phật giáo Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương chẳng qua là sự tiếp tục cuộc Đại Cách mạng văn hóa để hủy hoại văn hóa và tín ngưỡng của họ, giống như đã hủy hoại với người Hán. Riêng cuộc đàn áp Pháp Luân Công, xét về góc độ văn hóa thì lý do là vì Pháp Luân Công đã khơi gợi lại văn hóa truyền thống của người Trung Quốc như tín tâm với Thần Phật, tu dưỡng đức hạnh… Điều mà ĐCSTQ đã mất nhiều công sức để phá hủy.
Tất nhiên, vẻ bề ngoài của văn hóa đã được khôi phục như mở mang các hình thức tôn giáo, lễ hội và các hoạt động tuyên truyền về “văn hóa truyền thống” nhưng hoàn toàn theo cách đã bị ĐCSTQ bóp méo. Người Trung Quốc ngày nay cũng nói về văn hóa truyền thống, cũng tham gia lễ hội nhiều hơn, nhưng chủ yếu để kêu cầu danh lợi thay vì để sám hối, sửa lỗi theo những điều Thần Phật răn giảng. Từ góc độ tinh thần mà nhìn nhận, đa số người Trung Quốc ngày nay đã trở nên vô hồn, mất đi bản sắc dân tộc, trở thành nô lệ mất nước và dễ dàng bị khống chế điều khiển bởi ĐCSTQ.
Tất nhiên, vấn đề không dừng lại ở đó. Chính quyền ĐCSTQ đã mở rộng ảnh hưởng của nó ra toàn cầu. Một điều có thể dễ nhận thấy là người Trung Quốc ngày nay đi đến đâu là gây rắc rối đến đó, phá hủy văn hóa và môi trường đến đó. Nói cách khác là những người Trung Quốc sau khi đã bị đánh mất linh hồn, thì ĐCSTQ đã sử dụng chính sức mạnh của người Trung Quốc và đất nước Trung Quốc để mở rộng sự phá hủy của nó ra toàn thế giới. Cho nên việc hiểu rõ được bản chất và mục đích thực sự của ĐCSTQ, nấp sau yếu tố Trung Quốc là việc cần thiết để có thể chống lại được sức mạnh hủy hoại này. Chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong các bài viết sau.
Một tâm lý bất thường ngày nay đã trở nên phổ biến tại Trung Quốc là sự cảnh giác lẫn nhau và với tất cả. Tại sao ở đất nước từng đề cao Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của Khổng Tử lại bỗng chốc trở nên biến dị như vậy?
Tâm lý cảnh giác này đã tạo ra những tình trạng dở khóc dở cười trong xã hội Trung Quốc, khiến tiêu chuẩn đạo đức trong ứng xử giữa người với người ngày càng xuống dốc. Nếu có người lạ muốn làm quen, họ liền nghĩ rằng có thể họ không vô duyên vô cớ mà quan tâm đến mình, đoán xem liệu người ấy có định lợi dụng mình không? Kiểu tâm lý cảnh giác này không chỉ giới hạn với những người lạ, mà giữa cấp trên với cấp dưới, hàng xóm, đồng nghiệp, thậm chí là giữa bạn bè thân thiết với nhau, cũng thường có tâm lý phòng bị này. Ngay cả khi người ta đang chén chú chén anh, dốc hết tâm tình với nhau trên bàn tiệc thì họ vẫn không quên tâm lý cảnh giác, tự bảo vệ lấy mình, đề phòng người khác thay lòng đổi dạ.
Năm 2013, cô Vương Lan ở tỉnh Liêu Ninh sau khi giúp đỡ đưa một bà cụ vào viện vì ngã khỏi xe buýt, còn trả giúp 200 tệ viện phí. Sau đó cô bị bà cụ kia kiện vì cho rằng “nếu không đẩy tôi ngã sao cô lại đưa tôi đến bệnh viện?”. Vụ việc này được biết tới rộng rãi trên truyền thông, kết quả là sau đó nhiều vụ tai nạn thương tâm không có người dám giúp đỡ. Thậm chí một thẩm phán trong một vụ việc tương tự cũng kết án người giúp đỡ bằng lập luận: “Nếu cô không gây ra tai nạn thì sao lại đưa người ta đến bệnh viện?”. Những vụ việc như vậy ngày càng củng cố thêm tâm lý cảnh giác, nghi ngờ lẫn nhau trong xã hội.
Tình trạng này dẫn đến cuộc sống giữa người với người tại Trung Quốc trở nên nặng nề và mệt mỏi. Giống như khi xem chiếu phim, mọi người đều đứng kiễng chân, kết quả là ai cũng mệt mỏi nhưng nếu ngồi xuống thì không thể xem được. Ngay từ trong tư tưởng, người Trung Quốc hôm nay đã được đặt định một lối nghĩ nghi ngờ người khác. Sự cảnh giác không đến từ tín hiệu bất thường của người khác, mà người ta tự đặt định rằng người khác có âm mưu. Do vậy, người Trung Quốc ngày nay không thể cảm thụ được tâm lý bình yên của cuộc sống do sự tin tưởng mang lại.
Trong sách Liệt Tử từ xưa đã có giáo huấn về tâm lý không đáng có này bằng một câu chuyện như thế này. Có một người đánh mất rìu, anh ta nghi ngờ đứa con của nhà hàng xóm lấy trộm. Do đó anh ta quan sát kỹ lưỡng đứa trẻ, cảm thấy cậu ấy khi đi đường, nói năng đều có dáng vẻ giống như kẻ lấy trộm rìu, nét mặt, cử chỉ không có chỗ nào là không giống kẻ lấy trộm rìu của anh ta. Chỉ đến khi anh ta tìm lại được rìu của mình, lúc đó mới nhìn lại đứa con nhà hàng xóm, cảm thấy cậu ấy đi đường, nói chuyện, thái độ biểu đạt đều không giống kẻ lấy trộm rìu một chút nào.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc vốn luôn đề cao Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Ngày nay, người ta vẫn còn thấy chữ Tín ấy còn được lưu giữ ở mức tương đối cao trong các xã hội Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Vậy tại sao người Trung Quốc lại không giữ được văn hóa của chính cha ông họ? Bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), lực lượng nắm quyền bính tại Trung Quốc cho rằng lịch sử của thế giới là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp. Nó tự cho mình là “giai cấp tiến bộ”, cần “lãnh đạo nhân dân” lật đổ giai cấp thống trị lạc hậu.
Cảnh ĐCSTQ hành quyết các nạn nhân trong lịch sử.
Như đã nêu ở phần 1 của loạt bài, tất cả những tầng lớp có vai trò trong xã hội như giới trí thức, những người có tài sản, những người theo tín ngưỡng… đều bị tấn công. Trong các cuộc vận động đấu tranh đó, ĐCSTQ đã xúi giục người đấu người một cách khốc liệt, vượt qua mọi ranh giới đạo đức thông thường. Nơi đặt sự tin tưởng cuối cùng của con người là Thần Phật cũng bị tấn công bằng cái mũ “mê tín” và “phong kiến lạc hậu”.
Con người đều đã từng chất phác, từng tin tưởng, chân thành với nhau. Nhưng trải qua các cuộc vận động chính trị đầy phong ba bão táp, bản thân người ta hoặc đã đấu tố người khác, hoặc bị người khác đấu tố, hoặc hôm nay đấu tố người khác ngày mai lại bị người khác đấu tố, hoặc đã nhìn thấy người này đấu tố người kia, hoặc hôm qua bị người khác đấu tố hôm nay lại đấu tố lại chính người đó…
Dân chúng tận mắt chứng kiến những điều trớ trêu, tai ngược như vậy năm này qua năm khác, dần dần hình thành cảm giác bất an, cảnh giác trước tất cả. Ngày nay, thế hệ cha mẹ mang theo tâm lý đó lưu truyền cho con cháu. Cha mẹ hay bạn bè thân thiết cũng thường nhắc nhở “phải cẩn thận với người này, với điều kia”. Song song với đó, các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống bị phá hủy làm cho nhiều người thực sự sẵn sàng vì danh lợi của bản thân mà phản bội người khác. Do vậy tâm lý cảnh giác kia lại càng được củng cố và mở rộng. Sau các cuộc “đấu tranh giai cấp” đó, sự tranh đấu đã thay cho lòng bao dung, thù địch thay cho thân thiện, cảnh giác thay cho tin tưởng.
Mở rộng tư tưởng cảnh giác đó ra lĩnh vực chính trị, ĐCSTQ dễ dàng tuyên truyền về nhưng cái gọi là “âm mưu của các thế lực thù địch”, của “các lực lượng phản động”. Do nắm độc quyền chính trị, truyền thông, giáo dục và cả các tài sản thiết yếu, ĐCSTQ tự cho mình cái vị trí phán quyết về đạo đức, đúng sai trong xã hội. Ví dụ về truyền thông, Mao Trạch Đông đã từng nói không tránh né: “Chính là phải tước đoạt quyền phát ngôn của phái phản động, chỉ để nhân dân có quyền phát ngôn”. Nhưng ai là nhân dân, ai là phản động, chỉ ĐCSTQ mới là người quyết định.
Tất nhiên, ngày nay người dân Trung Quốc cũng không còn mấy tin tưởng vào ĐCSTQ nữa. Nhưng tâm lý cảnh giác bị nhồi nhét kia khiến họ khi tiếp xúc với thông tin sự thật về sự tàn ác của ĐCSTQ, hay những ai lên tiếng cho họ thì họ cũng nghi ngờ hoặc phản đối. Bởi vì họ đã được trang bị tầng tầng lớp lớp các tư tưởng cảnh giác đề phòng, đều cho rằng những ai lên tiếng phản đối ĐCSTQ, bênh vực cho các quyền cơ bản của người dân Trung Quốc thì đều vì có âm mưu gì đó. Người Trung Quốc bị phong bế, khống chế và điều khiển bởi ĐCSTQ mà không thể thoát ra được.
Tâm lý tranh đấu và cảnh giác lẫn nhau của người Trung Quốc lại càng củng cố thêm quyền lực tuyệt đối của ĐCSTQ. Bởi vì họ rất khó để tập hợp lại dù chỉ để cùng lên tiếng, mọi người như một mâm cát nên càng dễ dàng bị chia rẽ. Chứng kiến hậu quả thảm khốc của những nhóm nạn nhân bị bức hại, thậm chí người ta thà giả vờ tin vào những tuyên truyền giả dối của ĐCSTQ hơn là tin vào sự thật mà ai đó nêu ra.
Văn hóa của nhân loại dù là xuất phát từ nhân tính tự nhiên hay được truyền ra từ các tín ngưỡng tu luyện thì đều lấy Chân thành, Thiện lương và sự bao dung Nhẫn nhường làm gốc rễ. Do vậy, chỉ có tìm lại từ văn hóa truyền thống đích thực mới là con đường tương lai của người dân Trung Quốc. Tất nhiên, văn hóa truyền thống ấy không phải là thứ văn hóa biến dị nhưng có vẻ bề ngoài truyền thống mà ĐCSTQ đã dựng lập. Mà nội hàm cốt lõi của nó chính là tín ngưỡng thực sự vào Thần Phật, sự tu dưỡng đức hạnh thay vì vô Thần và truy cầu danh lợi.

Không có nhận xét nào: