Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Sự khác nhau trong việc đóng cửa LSQ Mỹ và Trung Quốc

Quan chức Mỹ cho biết, Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán (LSQ) Trung Quốc tại Houston, và việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đóng cửa LSQ Mỹ tại Thành Đô là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Hình ảnh LSQ ĐCSTQ đóng cửa hôm 24/7 (Ảnh: Epoch Times)
Vị quan chức này nói, LSQ Trung Quốc bị đóng cửa do tham gia hoạt động gian ác, còn nguyên nhân thực tế ĐCSTQ đóng cửa LSQ Mỹ dù truyền thông có hỏi thế nào, Bắc Kinh cũng sẽ không đưa ra đáp án rõ ràng giống như Washington.

40 năm qua, sau khi Mỹ – Trung khôi phục lại quan hệ ngoại giao, đây là lần đầu tiên xảy ra sự kiện đóng cửa LSQ của nhau, khiến cho dư luận toàn cầu chú ý. Đầu tiên là, Mỹ đưa ra thời hạn 3 ngày, LSQ ĐCSTQ tại Houston phải đóng cửa, sau đó ĐCSTQ tuyên bố trả đũa bằng cách yêu cầu đóng LSQ Mỹ tại Thành Đô. 
Bài viết này sẽ nói về nguyên nhân đằng sau việc Mỹ đóng cửa LSQ ĐCSTQ tại Houston.

Nguyên nhân sớm nhất khiến Mỹ đóng cửa LSQ ĐCSTQ tại Houston

Một quan chức lâu năm của Bộ Ngoại giao Mỹ  nói với CNN rằng, suy nghĩ đóng cửa LSQ ĐCSTQ tại Houston của Mỹ xuất hiện sớm nhất từ mùa xuân năm nay, Trung Quốc đã đóng cửa LSQ Mỹ tại Vũ Hán do dịch virus đang phổ biến khắp nơi, khi quan chức Mỹ trở về Vũ Hán, chuẩn bị lấy các tài liệu ngoại giao thì bị phía Trung Quốc can thiệp.
Chính quyền ĐCSTQ từ chối để cho quan chức Mỹ đem túi hồ sơ ngoại giao rời khỏi Vũ Hán, và nói rằng quan chức Mỹ trước khi rời đi phải chấp nhận sự kiểm tra của phía Trung Quốc. 
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng đây là hành động mang tính xâm lược của ĐCSTQ, vi phạm “Công ước Viên về quan hệ ngoại giao”. Vị quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ này nói,  tình cảnh này khiến cho Ngoại trưởng Pompeo vô cùng tức giận.
Điều 36 trong Công ước Viên về quan hệ ngoại giao quy định: 
  1. Phù hợp với luật pháp và các quy định của mình, Nước tiếp nhận cho phép nhập khẩu và miễn thuế quan, các loại thuế và các khoản thu khác có liên quan, trừ các khoản thu về lưu kho, vận chuyển và các dịch vụ tương tự, đối với: 
    a) Các đồ vật dùng vào việc công của cơ quan đại diện;
    b) Các đồ vật dùng riêng cho viên chức ngoại giao hay cho các thành viên trong gia đình cùng sống chung với họ, kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở.
  2. Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn khám xét, trừ phi có những lý do xác đáng để cho rằng hành lý đó chứa đựng những đồ vật không thuộc loại được hưởng sự ưu đãi nêu ở Đoạn 1 Điều này hay thuộc loại mà luật pháp Nước tiếp nhận cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay phải tuân theo chế độ kiểm dịch của Nước tiếp nhận. Trong trường hợp đó, việc khám xét chỉ được tiến hành trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được ủy quyền đại diện cho họ.
Theo công ước, chính quyền ĐCSTQ từ chối để cho nhân viên ngoại giao Mỹ đeo tài liệu công vụ trở về Mỹ, rõ ràng đã vi phạm quy định.

Sau nhiều lần cảnh cáo ĐCSTQ không được, ông Trump nói: Đủ rồi

Hôm 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có bài phát nặng ký tại Thư viện Tổng thống Nixon, ông cho biết, ĐCSTQ hôm nay ở trong nước ngày càng trở lên độc đoán, hơn nữa ngày càng trở lên thù địch với các nơi tự do khác trên thế giới.
“Tổng thống Trump đã từng nói: Đủ rồi”, ông Pompeo cho biết.
Ông Pompeo nhắc đến trước đó vài tuần ông đi đến Honolulu để gặp ông Dương Khiết Trì – Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, quan chức quản lý sự vụ ngoại giao của ĐCSTQ.
“Vẫn là đường lối cũ, nói rất nhiều, nhưng thực sự không nhắc đến thay đổi bất cứ hành vi nào. Ông Dương Khiết Trì cam kết, cũng giống như rất nhiều quan chức trước đây từng đưa ra cam kết trước mặt ông, đều là nói suông. Tôi đoán, dự tính của ông ta là tôi sẽ khuất phục trước yêu cầu của ông ta, bởi vì nói một cách thẳng thắn, có quá nhiều chính quyền trước đây đã làm điều này. Tôi không hề thế. Tổng thống Trump cũng sẽ không”, ông Pompeo nói. 
Đến hiện tại, dù là từ Tổng thống Trump, Bộ Ngoại giao hay quan chức Mỹ đều phát đi tín hiệu rõ ràng, đủ rồi chính là đủ rồi (Enough is enough). 
Chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Trung Quốc từ “tín nhiệm nhưng cần kiểm tra” trong quá khứ, chuyển thành “không tín nhiệm, cộng thêm kiểm tra xác minh”. 
Hôm 24/7, quan chức lâu năm Bộ Ngoại giao Mỹ đã tham gia một cuộc họp ngắn về việc đóng cửa Tổng LSQ ĐCSTQ tại Houston, Texas vào ngày 24/7, vị này cho biết, quyết định đóng cửa LSQ ĐCSTQ đã phản ánh sự lo lắng lâu dài của Chính phủ Mỹ. 
“Nhiều năm qua, chúng tôi vẫn luôn yêu cầu Trung Quốc (ĐCSTQ) ngừng các hành động ác ý và hành động phạm tội, cũng vẫn luôn đối thoại và giải thích với họ. Tháng Sáu năm nay, chúng tôi đến Hawaii gặp mặt họ; còn nữa, các bạn nghe nói tháng Tám năm ngoái gặp mặt tại thành phố New York. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hành động phạm tội xấu xa của mình”, vị quan chức này nói.
Ông cho biết, nhiều năm qua, Mỹ vẫn luôn cố gắng thông qua đối thoại với Trung Quốc để giải quyết vấn đề, nhưng không có khởi sắc, hiện tại đã đến lúc cần phải dùng biện pháp cứng rắn để phản chế, quyết định đóng cửa LSQ tại Houston là một trong các hành động.

Đóng cửa LSQ ĐCSTQ tại Houston răn đe các LSQ khác và quan chức ĐCSTQ

Quan chức Bộ Tư pháp Mỹ tham gia hội nghị qua điện thoại hôm thứ Sáu tuần trước cho biết, hoạt động xấu xa của LSQ ĐCSTQ tại Houston biểu hiện “vượt khỏi phạm vi chấp nhận của chúng tôi, trừ khi chúng tôi cắt đứt nó, nếu không có khả năng thì các LSQ ĐCSTQ tại Houston và các nơi khác sẽ biến thành cấp tiến hơn nữa.”
Ông tiết lộ, Mỹ đóng cửa LSQ ĐCSTQ tại Houston là vì để răn đe khu vực bên ngoài Houston, cho đến việc ngăn cản quan chức LSQ khác của ĐCSTQ tiến hành các hoạt động tương tự. 
Ông nói, những hoạt động này của LSQ Trung Quốc thuộc về hành vi phi pháp, nhưng do quan chức LSQ có quyền đặc xá ngoại giao, cho nên họ không nhất định chịu sự cáo buộc hình sự của Mỹ. Đây là nguyên nhân mà ngoại giới nhìn không thấy các vụ truy tố nhắm vào LSQ Houston, cũng vì thế mà Mỹ không cách nào sử dụng công cụ tư pháp như ở các nơi khác được. 
“Ví dụ công khai và cả cuộc thảo luận hôm nay tại đây, chỉ là một phần nổi của tảng băng trôi trong hoạt động phi pháp của LSQ ĐCSTQ tại Houston”, ông nói.
Lực răn đe đã hiển hiện rõ qua việc đóng cửa LSQ Houston. Trước khi LSQ Houston đóng cửa vào ngày 24/7, nữ quan chức quân đội ĐCSTQ Đường Quyên (Tang Juan) đang ẩn náu trong LSQ ĐCSTQ ở San Francisco đã hiện thân hôm 23 và bị phía Mỹ bắt giữ. 
Bà Tang Juan và 3 công dân Trung Quốc khác do liên quan đến che giấu thân phận là quân nhân ĐCSTQ nên bị cáo buộc tội gian lận visa. 

LSQ ĐCSTQ tại Houston đánh cắp công nghệ Mỹ, hoạt động tình báo nổi vô cùng cộm

Quan chức tình báo Mỹ tham gia cuộc họp hôm thứ Sáu cho biết, lo lắng lớn nhất của Mỹ là quyền sở hữu trí tuệ và lượng lớn công nghệ bị đánh cắp.
“Nhất là những nhân viên thu thập tình báo khoa khoa học công nghệ tại LSQ Houston đặc biệt nổi cộm, và đánh cắp thành công tình báo, tôi cho rằng, đây cũng là nguyên nhân mà chúng ta có khuynh hướng đóng cửa LSQ Houston”, ông nói. 
Quan chức Bộ Tư pháp nói, xét từ giới tư pháp, LSQ ĐCSTQ tại Mỹ có hoạt động phi pháp tuyệt đối không chỉ là cá biệt ở Houston mới có, nhưng đóng cửa nó không phải là kết quả của sự lựa chọn ngẫu nhiên.
Ông nhắc đến, các vụ gián điệp kinh tế liên quan đến Trung Quốc đã tăng 13 lần trong 10 năm. Trong 10 năm qua, LSQ ĐCSTQ tại Houston đã chiêu mộ ít nhất 50 học giả Mỹ tham gia vào kế hoạch ngàn nhân tài của ĐCSTQ. Ông Thạch Sơn, người năm ngoái nhận tội cũng chỉ là một trong số các trường hợp này. 
Quan chức Bộ Ngoại giao tham gia cuộc họp bổ sung thêm, hoạt động ác ý và phạm tội của ĐCSTQ là một vấn đề mang tính toàn cầu, nó không chỉ xảy ra ở Mỹ, hầu như xảy ra ở tất cả các nơi.
Ông nói: “Đây chính là phương thức vận hành của quan chức ngoại giao và đặc vụ ĐCSTQ, đều có cả hoạt động công khai và bí mật.”
Ông nhấn mạnh, Mỹ có thể đóng cửa LSQ thứ 2 và thứ 3 bất cứ lúc nào, nguyện ý gánh vác cái giá phải trả liên quan đến việc này. Bởi vì nhận thức chung của nhiều cơ quan là, “Vấn đề này đã biến thành quá lớn, không thể lơ là, cho nên chúng tôi cần lựa chọn biện pháp tích cực để ứng phó”

ĐCSTQ trả đũa đóng của LSQ Mỹ tại Thành Đô

Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ĐCSTQ tuyên bố đóng cửa LSQ Mỹ tại Thành Đô và việc Mỹ tuyên bố đóng cửa LSQ ĐCSTQ tại Houston là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Ông nói, LSQ ĐCSTQ ở Houston liên quan đến hoạt động phạm tội, nên đóng cửa LSQ là vì họ có “hoạt động xấu trên lãnh thổ Mỹ”. 
Khi được phóng viên hỏi về việc nhìn nhận thế nào đối với việc ĐCSTQ trả đũa đối đẳng – tức đóng cửa LSQ Mỹ tại Thành Đô, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ trả lời, phải hỏi họ xem làm thế nào mà họ đưa ra chọn lựa này.
“Nó không giống như Mỹ, mọi người cần hiểu điểm này. Từ kinh nghiệm hàng đầu của nhiều người làm việc với tôi mà xét, tình huống đóng cửa LSQ giữa hai nước là khác nhau”, vị quan chức này nói.
Quan chức Bộ Ngoại giao nói truyền thông hãy tự đi hỏi Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, và để họ giải thích một chút về quá trình cân nhắc đằng sau quyết định này. 
“Bạn có thể sẽ có được đáp án, nhưng nhưng tôi nghĩ họ sẽ không đưa cho bạn. Bởi vì đây chính là một trong những khác biệt mà chúng ta vẫn đang đàm luận, sự khác nhau về quyền hạn phỏng vấn, đồng thời đó cũng là một trong những khác biệt mà chúng tôi đang cố gắng khắc phục.” Vị quan chức này nói, “Chúng tôi cần đối đẳng. Điểm này rất quan trọng. Đối đẳng thì mới sáng tạo được cân bằng, cân bằng mới có thể mang đến ổn định, và chúng ta cần trở về sự cân bằng.”
Ông còn nói, là quan chức ngoại giao cần hiểu Trung Quốc hơn nữa, chính là cần liên lạc tốt hơn nữa với người Trung Quốc, nhưng có một vấn đề là: Dù là cá nhân anh ta tận mắt nhìn thấy, hoặc là người Hồng Kông nhìn thấy, quan chức Mỹ tại Trung Quốc có quyền hạn liên lạc với người dân kém xa so với quan chức Trung Quốc tại Mỹ có quyền này, còn rất xa để đạt được cân bằng hai bên. 
“Tổng thống Trump trong nhiều năm qua vẫn luôn nhấn mạnh cần phải xây dựng quan hệ đối đẳng trong phương diện thương mại, tiếp xúc ngoại giao.” Ông nói, “Bắc Kinh hưởng mối liên hệ tự do mở cửa của xã hội Mỹ, nhưng cùng với đó, họ lại phủ nhận quyền hạn mà quan chức ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc nên được hưởng đồng dạng như vậy.”
Vị quan chức lâu năm trong Bộ Ngoại giao Mỹ từng làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc cho biết, nếu Mỹ cố gắng xây dựng đãi ngộ đối đẳng với phía Trung Quốc, dùng lời của Bắc Kinh nói là tôn trọng lẫn nhau và cùng có có lợi, nhưng họ lại nói một đằng làm một nẻo, vậy thì cần phải đi lại từ đầu.
Cao Tĩnh / Epoch Times
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: