Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

MỤC ĐÍCH DỒN DÂN LẬP ẤP CHIẾN LƯỢC ĐỂ CÔ LẬP CỘNG SẢN DƯỚI THỜI TT NGÔ ĐÌNH DIỆM

Ấp Chiến lược là một "quốc sách" do chính phủ Mỹ và Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1961 (thời kỳ Ngô Đình Diệm làm tổng thống) để đối phó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để tránh gây ác cảm với người dân, những năm sau tên của chương trình này đổi thành Ấp Đời mới (1964) rồi Ấp Tân sinh (1965).
Vì muốn cách ly thường dân khỏi lực lượng du kích quân Giải phóng miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm cho ra đời kế hoạch Ấp chiến lược. Nông dân tại các ấp chiến lược có thể nhận được sự bảo vệ, hỗ trợ kinh tế và trợ cấp của chính phủ[1]. Mục đích chính là loại lực lượng du kích quân Giải phóng miền Nam ra khỏi dân cư để dễ dàng tiêu diệt. Kế hoạch này ban đầu đã gây khó khăn cho quân Giải phóng miền Nam, nhiều cơ sở của họ bị quét sạch và có nguy cơ bị tiêu diệt. Khuôn mẫu cho Ấp chiến lược được rút từ kinh nghiệm chiến dịch bình định ở Philippines của quân lực Mỹ và Malaysia của quân đội Anh. Kế hoạch được phái đoàn cố vấn Anh do R. G. K. Thompson cầm đầu đưa ra vào Tháng 11 năm 1961 và chính thức áp dụng vào Tháng Ba năm 1962 đầu tiên ở tỉnh Bình Dương.[2]
Mục đích của Ấp chiến lược là để tách rời quân du kích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ra khỏi nhân dân ở nông thôn hòng hạn chế quân Giải phóng xây dựng cơ sở hoạt động, ngăn chặn người dân tiếp tế cho du kích. Ấp chiến lược còn có dụng ý để quân địa phương có công sự phòng ngự đợi cho đến khi quân đội có thể đến chi viện. Theo quan điểm của phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thì Ấp chiến lược là nội dung cơ bản, là "xương sống" của chiến lược chiến tranh đặc biệt, là biện pháp chủ yếu để tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực, trong đó hành quân càn quét, đánh phá, triệt hạ làng mạc, dồn dân, chiếm đóng, làm dân bị kìm kẹp nhằm "tát nước bắt cá", cô lập lực lượng vũ trang cách mạng để họ không thể dựa vào dân, nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt lực lượng quân Giải phóng.[3]
Giáo sư Sử học Randy Roberts thì nhận xét: "Cái gọi là Chương trình Ấp Chiến lược thực chất là lùa nông dân Việt Nam ra khỏi làng quê tổ tiên của họ và nhốt họ trong những khu đất rào quanh chắc chắn giống như một nhà tù hơn là các cộng đồng thật sự"[4]

Phỏng vấn Tổng thống Ngô Đình Diệm về hiệp định Geneve

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Cố TT. Đài Loan Lý Đăng Huy: Dã tâm của Tập còn lớn hơn Mao

​​Vào 7:24 tối thứ Năm (30/7), ông Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) – cựu Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã qua đời tại Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc, hưởng thọ 98 tuổi. Là tổng thống bầu cử dân chủ đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, sinh thời ông Lý Đăng Huy đã từng lên án chủ nghĩa cộng sản là lừa dối, và lý tưởng cộng sản là một cái cớ để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giành được quyền lực và lừa dối nhân dân, đồng thời ông cũng đặc biệt ca ngợi tác phẩm “Chín bình luận về Đảng Cộng sản” (Cửu bình).

Tại một cuộc họp báo hồi năm 2005, ông Lý Đăng Huy đã giới thiệu cuốn sách “Cửu bình”, gây làn sóng cả triệu người từ bỏ ĐCSTQ (Ảnh: NTDTV).

Người khởi động nền dân chủ Đài Loan

Ông Lý Đăng Huy sinh năm 1923, nguyên quán là người Khách Gia (hay Hakka, còn gọi là người Hẹ) ở Vĩnh Định tỉnh Phúc Kiến. Năm 1996, ông trở thành tổng thống được dân bầu trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa Dân Quốc. Nhiệm kỳ của ông hết hạn vào ngày 19/5/2000. Ông được ca ngợi là người tiên phong của nền dân chủ ở Đài Loan.
Bình sinh từ nhỏ, ông Lý Đăng Huy được hưởng hệ thống giáo dục theo phong cách Nhật Bản tại Đài Loan. Năm 1949, ông tốt nghiệp Đại học Quốc gia Đài Loan và đã hai lần đến Mỹ du học. Sau đó ông được Tưởng Kinh Quốc (con trai Tưởng Giới Thạch) trọng dụng và dấn thân vào lĩnh vực chính trị.
Ông Lý Đăng Huy đã lần lượt đảm nhiệm chức Thị trưởng thành phố Đài Bắc, Chủ tịch tỉnh Đài Loan của Trung Hoa Dân Quốc, và năm 1984 được ông Tưởng Kinh Quốc đề bạt làm Phó Tổng thống. Năm 1988, ông Tưởng Kinh Quốc qua đời trong nhiệm kỳ tổng thống và ông Lý Đăng Huy kế vị Tổng thống. Sau đó, ông Lý Đăng Huy cùng phe phái địa phương trong Đảng và Đảng Dân tiến (đảng đối lập) đã thúc đẩy chính sách bầu cử tổng thống trực tiếp, theo đó lần đầu tiên Trung Hoa Dân Quốc thực hiện bầu cử dân chủ trực tiếp Tổng thống.
Những năm 1990 là thời kỳ hoàng kim của chính quyền ông Lý Đăng Huy, và khởi đầu quá trình dân chủ hóa chính trị Đài Loan, bao gồm sửa đổi hiến pháp và bãi bỏ Đại hội Quốc dân. Trên bình diện quốc tế, ông Lý Đăng Huy được ví von là “Ngài Dân chủ” (Mr. Democracy) do công lao to lớn trong dân chủ hóa Đài Loan mà không nội chiến hay đảo chính, được cho là trường hợp hiếm thấy trên thế giới.

Lý Đăng Huy: “Chủ nghĩa Cộng sản” là lừa dối

Ông Lý Đăng Huy sinh năm 1923, từng có thời gia nhập Đảng Cộng sản, sau khi lấy bằng Tiến sĩ về Kinh tế nông nghiệp từ Đại học Cornell thì ông trở về Đài Loan và tham gia Quốc Dân đảng.
Năm 2014, trong trả lời phỏng với BBC, ông Lý Đăng Huy nói rằng khi còn trẻ ông đã nghiên cứu sâu về cuốn sách “Tư bản luận” của Marx – người sáng lập chủ nghĩa cộng sản, nhưng sau đó cảm thấy rằng chủ nghĩa cộng sản là ngụy biện, vì mối quan hệ giữa giới công nhân và ông chủ tư bản không phải như (Marx) chỉ ra, cho nên ông đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.
Ông cũng chỉ trích rằng vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc Đại Lục là người dân không có tự do và dân chủ, thậm chí đến cả tự do tôn giáo cũng không có.

Lý Đăng Huy: Đảng Cộng sản chỉ vì quyền lực

Ông Lý Đăng Huy cho rằng mục đích nắm chính quyền của Đảng Cộng sản không phải là lật đổ chế độ chủ nghĩa tư bản, mà chỉ vì tham vọng quyền lực và lừa dối nhân dân. Vấn đề ở Trung Quốc Đại Lục là tình trạng tham nhũng quá khủng khiếp, bong bóng đầu tư nghiêm trọng của các địa phương, và khoảng cách giàu nghèo quá lớn.
Ông tố cáo ĐCSTQ đã phát triển nền kinh tế bằng mọi giá, bất chấp thủ đoạn để duy trì quyền lực độc tôn, mặc dù nền kinh tế đã phát triển dần bình ổn hơn, nhưng về mặt chính trị vẫn không chịu thay đổi chế độ chuyên quyền, quyền lực vẫn tập trung trong tay một số ít người.
Ông chỉ ra rằng về cơ bản thì ĐCSTQ tồn tại mâu thuẫn lớn khi về chính trị thì khuynh tả nhưng về kinh tế lại khuynh hữu, hay nói cách khác là về chính trị thì theo chủ nghĩa cộng sản nhưng về kinh tế lại định hướng kinh tế thị trường. Sự cải thiện trong cuộc sống vật chất dĩ nhiên nhất thời khiến người ta cảm thấy phấn chấn, nhưng nhiều hệ quả xấu kèm theo đó do phát triển kinh tế bằng mọi giá sẽ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Ông cũng đặc biệt chú trọng sức mạnh của đức tin. Ông chỉ ra rằng Trung Quốc cần cởi mở về đức tin (quyền tự do tôn giáo) cũng như về nhân quyền, đó là hướng theo những giá trị phổ quát về nhân quyền. Chỉ có như vậy thì Trung Quốc mới có thể thực sự thay đổi về chất chuyển từ ​​chế độ chuyên chế sang dân chủ; còn chất lượng của dân chủ hóa và của tương lai dân chủ Trung Quốc phụ thuộc những nỗ lực thúc đẩy dân chủ của cả hai phía chính quyền và người dân…

Đánh giá hiếm hoi về Tập Cận Bình

Theo BBC, năm 2014, ông Lý Đăng Huy đã nhận trả lời phỏng vấn của BBC tiếng Trung và đưa ra một đánh giá hiếm hoi về ông Tập Cận Bình. Ông nói rằng ông không nghĩ ông Tập Cận Bình có thể dẫn Trung Quốc đi theo con đường dân chủ. Lý do là “Tập Cận Bình không có nền tảng này.”
Ông cũng cho biết khi mới 14 tuổi, ông Tưởng Kinh Quốc đã đến Moscow để tiếp thu nền giáo dục của Đảng Cộng sản, và sau đó lại bị đưa đến một trại cải tạo lao động, vì vậy mà có hiểu biết tương đối sâu sắc về Đảng Cộng sản và biết ý nghĩa của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ông Tập Cận Bình lại đi tiếp con đường của Mao Trạch Đông và ông không thể tán đồng con đường đó.
Tại Đài Bắc vào tháng 5/2014, ông Lý Đăng Huy đã nói chuyện với các sinh viên tại Đại học Soochow về chủ đề “Cải cách dân chủ thứ hai”, ông nói thẳng rằng “dã tâm của Tập Cận Bình có thể lớn hơn cả Mao Trạch Đông”.
Ông cũng cho biết rằng theo quan sát của ông thì ông Tập Cận Bình muốn có nhiều quyền lực nhất có thể, ôm tham vọng tranh giành quyền bá chủ thế giới với Mỹ. Tuy nhiên, nếu vấn đề phức tạp nội bộ của Trung Quốc không được giải quyết thì sẽ cản trở con đường để Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo tầm thế giới. Vấn đề trầm trọng của Trung Quốc là không có tự do tư tưởng, tự do tôn giáo; những vấn đề này cần thay đổi để Trung Quốc trở thành một nước dân chủ.
Năm 2018, ĐCSTQ đã thông qua một sửa đổi hiến pháp để mở đường cho ông Tập Cận Bình có thể trở thành “Chủ tịch trọn đời”. Khi giới truyền thông đề cập rằng “Tập Cận Bình muốn làm hoàng đế”, ông Lý Đăng Huy cho biết rằng Đài Loan phải duy trì nền dân chủ.
Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, thời điểm đó ông Lý Đăng Huy cho biết, không biết Tập Cận Bình muốn làm gì khi thâu tóm quyền lực tuyệt đối trong tay, trong hoàn cảnh này, việc thúc đẩy Đài Loan vào Liên Hợp Quốc là rất quan trọng. Ông cũng tiết lộ thực trạng ĐCSTQ dùng bộ máy Mặt trận Thống nhất để gây ảnh hưởng tại Đài Loan, bao gồm sử dụng cả thế giới ngầm.

Ngợi ca “Cửu bình

Năm 2005, ông Lý Đăng Huy đã tổ chức một cuộc họp báo về việc Đài Loan đối mặt khủng hoảng khẩn cấp – Kiên quyết phản đối Liên Chiến (Chủ tịch Quốc dân đảng) và Tống Sở Du (Chủ tịch Đảng Đệ nhất Nhân dân) đến thăm Trung Quốc Đại Lục, khi đó ông giơ cao cuốn sách “Cửu bình” và tuyên bố rằng để nhìn thấy bộ mặt thật của ĐCSTQ cần phải xem “Cửu bình”.
Ông cho biết, sau khi biết những điều này thì nhiều người đã rời khỏi ĐCSTQ. Ông nhận định, nếu Trung Quốc không nhanh chóng dân chủ hóa và tự do hóa, các vấn đề ở châu Á sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cùng năm đó, ông Lý Đăng Huy cũng đã viết một lá thư bằng tiếng Nhật cho Công ty Hakudai  tại Nhật Bản và ca ngợi sách “Cửu bình”, qua đó đánh giá cao Công ty Hakudai đã hỗ trợ quảng bá cuốn sách.
Bức thư của ông đại ý như sau:
Con người cũng như sông núi đều có nguồn gốc, từ nguồn cội mà ra. . . . rồi lại trở về nguồn cội.
Tôi giới thiệu cuốn sách này cho những người đang đứng lặng trên con đường nhỏ hun hút cầu nguyện cho suối nguồn an bình.
Cuốn sách này cho chúng ta hiểu sự thức tỉnh về đạo đức của thế nhân: “Nhanh chóng từ bỏ Đảng Cộng sản”, nghĩa là nguồn hòa bình thực sự là nhanh chóng giải tán ĐCSTQ, do đó quảng bá cho “Cửu bình” là một nhu cầu tất yếu của thời đại.
Tôi muốn bày tỏ sự khen ngợi và tôn trọng về những nỗ lực của Công ty Hakudai  trong quảng bá “Cửu bình” ra thế giới.
Lâm Nghiên / Epoch Times
Xem thêm:

NGÀY TÀN CỦA ĐCSTQ ĐANG CẬN KỀ

Lê Khắc Ái cùng với Ái Lê.
• Năm 2020, một cuộc chiến gây chấn động lòng người đang xảy ra trên toàn cầu. Đó là cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa chính và tà, giữa các vị Thần và ác quỷ trong lịch sử nhân loại.
Đây là cuộc chiến giữa một bên là toàn bộ thế giới tự do cùng với con cháu Viêm Hoàng (ý chỉ người dân Trung Quốc) có tín ngưỡng vào Thần Phật do Hoa Kỳ dẫn đầu, và bên còn lại là đảng chính trị theo chủ nghĩa cộng sản duy nhất trên thế giới không tin vào Thần - đó là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
* Ngọn lửa bùng phát khơi dậy làn sóng “Trời diệt Trung Cộng" trên toàn thế giới là do chính tay ĐCSTQ châm mồi
Năm nay, chính quyền Bắc Kinh đã gây ra 2 tội lớn khiến toàn thế giới phẫn nộ: Thứ nhất là để cho virus Corona Vũ Hán lây lan khắp thế giới; thứ hai là xé bỏ "Tuyên bố chung Trung - Anh" và biến Hong Kong từ "một quốc gia, hai chế độ" thành "một quốc gia, một chế độ".
Cuộc chiến này nổ ra là điều tất nhiên. 171 năm trước, Karl Marx - “tổ tiên” của ĐCSTQ, là người rất thù hận chủ nghĩa tư bản, trong bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” đã tuyên bố rằng phải tiêu diệt chủ nghĩa tư bản. Ngay từ ngày đầu tiên ra đời, Đảng Cộng sản (ĐCS) đã dốc toàn lực để chống lại chế độ tư bản.
Vào cuối những năm 1980 và đầu năm 1990, chính quyền cộng sản của tất cả các nước ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ. Đây là sự thất bại lớn nhất của các nước ĐCS trong cuộc chiến với thế giới chủ nghĩa tư bản sau nhiều thập kỷ.
Ngày nay vào thế kỷ 21, ĐCSTQ đã phát động cuộc tấn công cuối cùng vào chế độ tư bản. Lần tấn công đầu tiên là để cho virus Corona Vũ Hán lan rộng khắp thế giới. Tính đến ngày 13/7, toàn thế giới có 13,22 triệu người ở 188 quốc gia đã nhiễm bệnh và 575.000 người tử vong. Tại Hoa Kỳ có 3,47 triệu người được chẩn đoán nhiễm virus và 138.000 người chết, số người chết vì virus của Mỹ đã vượt quá tổng số người Mỹ tử vong trong các vụ tấn công gồm Sự kiện 11/9, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Afghanistan và Chiến tranh Iraq.
Trong đợt tấn công đầu tiên, các “chiến thuật” của ĐCSTQ bao gồm: che giấu dịch bệnh; đàn áp những người nói sự thật; phát tán những thông tin giả; cho phép những người mang virus bay từ Vũ Hán đến các nước phương Tây; gom mua các vật tư y tế chống dịch như khẩu trang... để đầu cơ, sau đó cấm xuất khẩu khẩu trang do các công ty Hoa Kỳ và Nhật sản xuất ở Trung Quốc sang Hoa Kỳ và Nhật Bản, và rồi còn bán khẩu trang kém chất lượng cho rất nhiều quốc gia, v.v.; "đổ lỗi" cho Hoa Kỳ (nói rằng virus Corona Vũ Hán là do quân đội Hoa Kỳ mang đến Vũ Hán); thao túng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để tuyên truyền cho ĐCSTQ; ngăn không cho các chuyên gia Mỹ đến Vũ Hán điều tra; nói rằng thế giới đang nợ Trung Quốc một lời cảm ơn, v.v.
Những hành vi xấu xa này, một mặt đã dẫn đến đại dịch toàn cầu, nhưng mặt khác lại giúp cho nhiều quốc gia trên thế giới nhận ra rằng ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn nhân loại.

THẢM SÁT TẠI HỒ NAM CỦA ĐCSTQ

* Thảm sát man rợ
Năm 1967, một cuộc tấn công cuồng loạn và man rợ kéo dài suốt 2 tháng đã càn quét qua một tỉnh nông thôn ở Trung Quốc, và khiến hơn 9.000 người bị tàn sát một cách dã man. Tâm chấn của vụ giết người là huyện Đạo, thuộc tỉnh Hồ Nam, nơi mà dòng sông Tiêu chia đôi nhánh xuôi dòng về phía Bắc.
Cứ mỗi giờ, những nhân chứng đứng trên bờ sông Tiêu lại đếm được khoảng hơn 100 xác chết trôi qua, và trẻ em thì thi nhau nhảy qua các con lạch để “cạnh tranh” xem ai nhìn thấy nhiều bộ phận thi thể nhất. Nhiều thi thể bị trói lại với nhau bằng sợi dây thép “xâu” qua xương đòn, thân thịt sưng phồng, còn mắt và môi bị cá rỉa sạch.
Rồi chặng cuối của “tiến trình” xác chết dồn ứ lại tại đập Song Bài, gây tắc nghẽn các máy phát thủy điện. Phải mất nửa năm sau, các công nhân nhà máy thủy điện mới có thể dọn sạch các bộ phận thi thể người mắc vào các tua-bin, và thêm hai năm nữa trước khi người dân địa phương dám ăn lại cá tại quãng sông này.
Tháng 8/1967, nỗi sợ hãi về một bóng đen tàn bạo bắt đầu bao trùm toàn tỉnh Hồ Nam. Người dân huyện Đạo cùng vài huyện lân cận tại thung lũng Hoành Quán Đạo Châu đã nghe nói về cuộc Cách mạng Văn hóa ám mùi chết chóc, nhưng hầu hết các cuộc bắt bớ, giết người khi ấy mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, mà kẻ thi hành án là những Hồng Vệ binh đang điên cuồng thực hiện theo mệnh lệnh của Mao Trạch Đông.

KHỔ MẤY CŨNG PHẢI GIỮ, CÓ CHẾT CŨNG PHẢI GIỮ...!!!

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Tướng Giáp Văn Cương (Đô đốc đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam) bảo: “Tớ đâu có muốn đày đọa các cậu. Giá trị gì mấy cái hòn đá cằn cỗi này mà phải gìn giữ? Nhưng đây là Tổ quốc của mình, là máu thịt của mình. Có phải chúng ta giữ mấy hòn đá hoang dại này đâu mà là giữ biển đấy! Mất đảo là mất biển, mà biển lại bao bọc suốt từ Bắc đến Nam. Tất cả kẻ thù đánh ta đều đi từ đường biển vào. Thế nên chúng ta phải giữ đảo, giữ biển. Khổ mấy cũng phải giữ, có chết cũng phải giữ! Thế nên chúng mày mới phải chịu cảnh này”.
“Tớ già rồi, ngoài 70 rồi, lẽ ra được ở nhà an thú tuổi già, vậy mà vẫn phải lọ mọ lặn lội sóng gió ra đây với chúng mày, vẫn phải làm tư lệnh. Tất nhiên tớ biết, các cậu vất vả hơn tư lệnh nhiều, khổ hơn tư lệnh nhiều vì tư lệnh còn được ở đất liền. Hay là các cậu vào đất liền, làm tư lệnh thay tớ, để tớ giữ đảo cho? Ở đây có cậu nào làm được tư lệnh không, xung phong nào! Cậu nào làm được tư lệnh, tớ sẽ báo cáo quân chủng, báo cáo Bộ Chính trị cho thay ngay Giáp Văn Cương”.
Ông tâm tình: “Còn việc về phép của các cậu, chúng tớ có tiếc gì đâu. Nhưng Bộ Tư lệnh nghèo quá, đất nước nghèo quá. Chúng ta vừa qua chiến tranh, còn hàng triệu bà mẹ liệt sĩ thiếu ăn, hàng triệu trẻ con không có trường học. Đưa một cậu về phép, Bộ Tư lệnh phải xuất 20 tấn dầu cả tàu ra, tàu về, rồi tàu lại ra. Mà dầu thì ta không có, phải mua của nước ngoài, rất đắt. Mỗi đứa bớt một lần về phép thì một trăm bà mẹ liệt sĩ có được đến mấy tháng ăn...”.
Thế rồi ông khóc. Lính cũng khóc: “Thôi, chúng con hiểu rồi. Bố đừng nói nữa, chúng con thương bố lắm”. Tướng Cương bảo: “Chẳng ai nỡ làm cái việc táng tận lương tâm là cắt phép của các cậu. Nhưng hôm nay tớ phải làm cái việc táng tận lương tâm ấy đấy. Cắt phép. Còn nếu cậu nào có thể tự túc về được thì tớ cho đi ngay, bất cứ lúc nào. Có ai bơi được về đất liền không? Không à? Trai trẻ gì mà kém thế! Tớ mà trẻ trai như các cậu là tớ trốn đấy”. Thế là tướng với lính cười bò. Cười mà nước mắt giàn giụa.
Vậy đấy, Tổ quốc sẽ không bao giờ bị ''trôi dạt'' bởi chúng ta đã có những vị tướng như thế, những người lính như thế.
________
BÚT VĂN
(02/8/2020)

Cuộc Điện Đàm Bí Ẩn Của NGÔ ĐÌNH DIỆM Trước Lúc Lâm Chung

Hoa Kỳ tìm được “căn nguyên bệnh” của ông Tập Cận Bình

Ông Pompeo đã có bài phát biểu Trung Quốc Cộng sản và tương lai của thế giới tự do tại Thư viện Tổng thống Nixon vào ngày 23/7. Trong bài phát biểu này, ông Pompeo đã nói rõ rằng 40 năm qua, các chính sách và cách làm cụ thể của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã sai, chính sách của Hoa Kỳ dành cho Trung Quốc trong tương lai sẽ có nhiều thay đổi.
Dưới đây là bài viết của Tần Tựu Thạch thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả.
https://www.flickr.com/photos/whitehouse/49351678458/in/photostream/
Vào ngày 23/10/2019, Tổng thống Trump, Phó Tổng thống Pence, Ngoại trưởng Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia O’Brien đã có bài phát biểu. (Ảnh: Flickr Nhà Trắng).
Trung Quốc xưa có câu: “Quá tam ba bận”, trong đó hàm chứa một đạo lý sâu sắc. Mối quan hệ Mỹ-Trung đã đi tới bước này, từ ba bài phát biểu quan trọng của chính quyền Trump trong ba năm qua, có thể thấy rõ quá trình này.

Bài phát biểu đầu tiên vào năm 2018, liệt kê tội ác của ĐCSTQ và khuyến thiện với Bắc Kinh

Ngày 4/10/2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Pence đã phát biểu về Trung Quốc tại Viện Hudson ở Washington, Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, một quan chức chính phủ cấp cao của Hoa Kỳ chính thức liệt kê những gì Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm. Từ sau khi rút lui khỏi “Cải cách và mở cửa”, ĐCSTQ đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm tạo ra bất bình đẳng thương mại, hệ thống toàn quốc hỗ trợ kế hoạch “Made in China 2025” nhằm đàn áp cạnh tranh tự do, đe dọa các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ, dốc sức mở rộng quân đội, vũ trang các đảo nhân tạo ở Biển Đông, giám sát chặt chẽ tự do tôn giáo, “ngoại giao nợ” với những nước nhỏ.

Người TQ: Lũ dâng từ bắp chân đến ngực trong 3 phút, cuộc sống như trở lại những năm 90

Những người già trong làng đều đã trải qua trận lụt năm 1998. Họ dự đoán rằng thời gian nước rút có thể tương đương với thời điểm đó, "ít nhất là ba tháng".

Theo Tạp chí Nhà từ thiện Trung Quốc, vào tối ngày 8/7, trận mưa rất lớn xảy ra tại thị trấn Du Đôn Nhai (Giang Tây, Trung Quốc) dẫn đến vỡ đê sông Tây Hà, gây lũ lụt, buộc hàng chục ngàn người phải sơ tán. Tuy nhiên, vẫn còn hàng trăm người quyết cố thủ tại chỗ. Họ sống trong những ngôi nhà bị lũ lụt bao vậy, chấp nhận cuộc sống không điện không nước.
Được biết, mực nước sông Tây Hà dâng mạnh do mưa lớn từ 8:00 ngày 7/7 đến 8:00 ngày 8/7, tràn qua đê, phá hủy nhiều tuyến đường, ruộng vườn, nhà cửa của người dân địa phương, nhấn chìm nhiều ngôi làng trong vùng nước mênh mông đục ngầu.
Tháo chạy
Do địa hình cao, thôn Ngô Gia trở thành nơi ở tạm thời cho các người dân gần đó. Trong khi đó, những ngôi nhà ở thôn Trường Phong và Đồng Hưng cùng thị trấn đều bị ngâm trong nước lũ.

CCTS - Tư Duy Thượng Tầng Của Trung Cộng Về Sự Sụp Đổ (theo FB Dương Giá...

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Phân tích dữ liệu ban đầu cho thấy nguồn bệnh COVID-19 tái khởi phát từ Đà Nẵng


 | 31/07/2020, 13:19:33ENTERNEWS.VN Kết quả phân tích dữ liệu ban đầu cho thấy Đà Nẵng là nơi tái phát nguồn bệnh COVID-19 đợt mới này với ổ dịch là cụm 3 bệnh viện, đây là nhận định quan trọng để tập trung khoanh vùng dập dịch.

Nhóm các nhà khoa học, chuyên gia, tình nguyện viên phân tích dữ liệu và truy vết theo dấu dịch tễ phục vụ chống dịch COVID-19 đã phân tích dữ liệu, kết nối trực tuyến với các đội “đặc nhiệm” do Bộ Y tế cử vào Đà Nẵng để đưa ra các nhận định, dự báo.
Kết quả ban đầu xác nhận ổ dịch lớn nhất là cụm 3 bệnh viện.
Kết quả ban đầu xác nhận Đà Nẵng là nơi khởi phát đợt dịch mới, ổ dịch lớn nhất là cụm 3 bệnh viện.

Ổ dịch lớn nhất là cụm 3 bệnh viện Đà Nẵng 

Theo phân tích của Nhóm, tới nay dù chưa thể kết luận chắc chắn nhưng có thể nhận định: Khả năng cao là nguồn bệnh xuất hiện ban đầu từ Đà Nẵng. Trong những ngày tới Nhóm tiếp tục theo dõi, cập nhật và phân tích dữ liệu để có thể khẳng định.

Kịch bản đáng gờm Trung Quốc đặt ra cho Mỹ

Thứ Bảy, ngày 01/08/2020 10:00 AM (GMT+7)

Báo cáo của tổ chức Rand Corporation (Mỹ) cảnh báo Washington nên chuẩn bị đối phó với một Trung Quốc đang ngày càng mạnh mẽ.

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc
  
Báo cáo của Rand Corporation mang tên "Chiến lược lớn của Trung Quốc: Xu hướng, Quỹ đạo và Cạnh tranh dài hạn", có nội dung đánh gía khả năng thành công của Bắc Kinh trong việc đạt được các mục tiêu đề ra vào năm 2050.
Báo cáo được biên soạn cho quân đội Mỹ và công bố hồi tuần trước. Rand Corporation xem xét 4 khả năng: Trung Quốc sẽ đạt được tất cả mục tiêu đề ra; đạt được một số mục tiêu; tham vọng thất bại và chế độ bị đe dọa.
Báo cáo kết luận khả năng cao nhất là Trung Quốc đạt được một số mục tiêu đề ra hoặc tham vọng của họ gặp thất bại. Dù vậy, báo cáo vẫn nhắc nhở Mỹ nên chuẩn bị đối phó với kịch bản Trung Quốc đạt được mọi mục tiêu đề ra.
Kịch bản đáng gờm Trung Quốc đặt ra cho Mỹ - 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 ở Nhật Bản năm ngoái. Ảnh: Reuters
Quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua do bất đồng về một loạt vấn đề, từ thương mại, công nghệ cho đến nhân quyền và Hồng Kông. Các nhà nghiên cứu của Rand Corporation đã loại bỏ khả năng hai nước này phát triển mối quan hệ "đối tác gần gũi" trong tương lai.

Truyền thông Trung Quốc tấn công Ngoại trưởng Mỹ Pompeo

Phát ngôn gây “bão” của nữ Thượng nghị sỹ Dân chủ Mỹ về chủ đề Trung Quốc

31/07/2020 15:58

Thượng nghị sĩ bang California – bà Dianne Feinstein gọi Trung Quốc là "quốc gia đáng kính" và việc công dân Mỹ kiện Trung Quốc là sai lầm lớn.


TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein - ảnh San Francisco Chronicle.
"Kiện Trung Quốc là sai lầm lớn"
Báo Fox News của Hoa Kỳ ngày 30/7 (theo giờ Mỹ) đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Dianne Feinstein: Để người Mỹ kiện Trung Quốc về đại dịch virus Corona sẽ là một sai lầm lớn”.
Bài viết này lập tức đã tạo ra một cuộc tranh cãi đối với nhiều độc giả của Fox News, đặc biệt trong bối cảnh tình cảm chống Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ ở Hoa Kỳ.
Có rất nhiều tiếng nói đến từ cả đảng Cộng hòa và Dân chủ ủng hộ việc để các tổ chức, cá nhân ở Mỹ tiến hành khởi kiện Trung Quốc về cách thức kiểm soát dịch bệnh của Bắc Kinh kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ ở Vũ Hán, Hồ Bắc.
Hôm thứ Năm, nữ Thượng nghị sĩ Dianne Feinstei (đảng Dân chủ) tuyên bố rằng, việc cho phép công dân Mỹ kiện Trung Quốc về những thiệt hại do virus Corona chủng mới gây ra sẽ gây phản tác dụng và mở ra cho Hoa Kỳ vướng phải “sự giám sát tương tự” (tức khả năng bị kiện giống như Trung Quốc) từ các quốc gia khác trên thế giới.

Xôn xao hình ảnh "Phượng hoàng lửa" trên bầu trời TP.HCM



( PHUNUTODAY ) - Chiều ngày 30/7, trên bầu trời ở TP.HCM bỗng xuất hiện hiện tượng cụm mây đỏ rực, khiến người dân vô cùng thích thú, gọi là "Phượng hoàng lửa".

Vào ngày hôm qua ngày 30/7, trên bầu trời chiều tại TP.HCM, lúc hoàng hôn buông xuống cũng là lúc xuất hiện một hình ảnh tuyệt đẹp, thu hút sự chú ý của người dân.
Hiện tượng vệt sáng kỳ lạ, màu vàng rực lại giống với hình thù con chim phượng hoàng khiến người dân thích thú (Ảnh mạng xã hội)

Hiện tượng vệt sáng kỳ lạ, màu vàng rực lại giống với hình thù con chim phượng hoàng khiến người dân thích thú (Ảnh mạng xã hội)

Toàn văn bài phát biểu "chống Cộng sản Trung Quốc" của Ngoại Trưởng Mỹ |...