Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Thủ tướng gặp gần 20 nhà tài phiệt hàng đầu nước Mỹ

 Lãnh đạo các tập đoàn lớn như Harbinger, Warburg Pincus, Merck Sharp & Dohme... có mặt trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng 30/5 (giờ địa phương).
Trong gần 20 nhà tài phiệt hàng đầu nước Mỹ gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở New York có Kurt Campbell, một trong những kiến trúc sư trưởng của chiến lược Tái cân bằng dưới thời Obama, nay là Chủ tịch Asia Group hay David Petraeus, một trong những vị tướng huyền thoại của quân đội Mỹ, cựu Giám đốc CIA và nay là Chủ tịch quỹ đầu tư KKR Global.
New York là thị trường đầu tư lâu năm của Tổng thống Donald Trump, người đã rất thành công ở thị trường bất động sản ở thành phố này. Các nhà tài phiệt này cũng được coi là có mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Trump.
Thu tuong gap gan 20 nha tai phiet hang dau nuoc My hinh anh 1
Thủ tướng và các nhà tài phiệt trong cuộc gặp sáng 30/5. Ảnh: Thanh Tuấn.

Thành công của nhà đầu tư Mỹ là thành công của Việt Nam

Tại cuộc gặp, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đang không ngừng đổi mới thể chế, hướng tới minh bạch, pháp quyền và thị trường, thúc đẩy môi trường tốt hơn nữa cho các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư Mỹ rất thông minh và hiểu được giá trị của việc đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
“Các nhà đầu tư Mỹ rất thông minh và hiểu được giá trị của việc đầu tư vào Việt Nam”, Thủ tướng nói và chỉ ra thực tế ví dụ về giá trị lợi nhuận mà các nhà đầu tư Nike nhận được từ mỗi đôi giày.
“Thành công của các nhà đầu tư Hoa Kỳ chính là thành công của Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết ủng hộ việc đầu tư theo hướng tự do, công bằng và cùng có lợi.  
Ông Petraeus, Chủ tịch quỹ đầu tư KKR Global - tập đoàn đã đầu tư 770 triệu USD vào Việt Nam, cũng thừa nhận Việt Nam được coi là điểm đến tốt của đầu tư với sự ổn định vĩ mô, dân số trẻ và tốc độ tăng trưởng được duy trì cao.
Các nhà đầu tư trong các lĩnh vực dược phẩm, khách sạn, trái phiếu... cũng đều có câu hỏi cho thủ tướng và các bộ trưởng theo đoàn.
Trả lời các nhà tài phiệt, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định Việt Nam đang hội tụ đầy đủ các yếu tố thu hút, thể hiện vào làn sóng đầu tư vào Việt Nam đang tăng cao và mạnh.
“Chúng tôi đánh giá rất cao các đối tác Mỹ vì thế mạnh tài chính, thị trường, quản trị”, Bộ trưởng Dũng nói.
Ông cho biết việc cổ phần hoá đang được đẩy nhanh ở các doanh nghiệp nhà nước và mong muốn các doanh nghiệp Mỹ nhanh chóng tham gia để gắn bó lâu dài với Việt Nam, từ đó chuyển giao công nghệ, nâng cao quản trị...
“Chúng tôi không muốn Mỹ chậm chân hơn khác các đối tác khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Hy vọng các bạn nhanh chóng hơn trong quyết định đầu tư vào VN”, Bộ trưởng nhấn mạnh. 
Trả lời Zing.vn, Tướng Petraeus đánh giá cao việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sớm tiếp xúc chính quyền ông Donald Trump cũng như có những động thái xúc tiến thương mại. Ông cho biết quỹ KKR dành khoảng 8,5 tỷ USD cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đang nghiên cứu thêm một số dự án để có thể đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng tiếp lãnh đạo Exxon Mobil, Cocacola, Nike

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp lãnh đạo tập đoàn Exxon Mobil. Tháng 1 năm nay, Exxon Mobil ký thoả thuận khung về phát triển dự án và thoả thuận khung về hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh với tổng trị giá khoảng 10 tỷ USD.
Dự án khai thác và mua bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh nằm ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi là dự án khí lớn nhất từ trước tới nay của Việt Nam. Dự án được hy vọng đạt dòng khí đầu tiên vào năm 2023. Trong giai đoạn đầu, sản lượng khai thác của Cá Voi Xanh sẽ đủ cung cấp khí cho 4 nhà máy điện với tổng công suất 3.000 MW.
Cùng ngày, Thủ tướng có các cuộc gặp với lãnh đạo các tập đoàn Cocacola và Nike.
Từ năm 2005, Mỹ trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng liên tục ở mức 20% trong những năm gần đây, ước đạt 53 tỷ USD năm 2016, trong đó Việt Nam tiếp tục xuất siêu 30,9 tỷ USD.
Mỹ tuy nhập siêu song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam đang tăng nhanh ở mức 77% (gấp 4 lần tốc độ tăng của Việt Nam) và xuất siêu về dịch vụ.
Thu tuong gap gan 20 nha tai phiet hang dau nuoc My hinh anh 2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang theo hình ảnh đôi giày để minh họa cho lợi nhuận của các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Tuấn.
Trong cuộc gặp với Phó chủ tịch sàn chứng khoán Nasdaq trước đó một ngày, Thủ tướng cũng chỉ ra thực tế rất nhiều sản phẩm sản xuất ở Việt Nam nhưng các nhà đầu tư Mỹ vẫn lãi lớn.
“Một đôi giày Nike sản xuất tại Việt Nam thì phía Việt Nam chỉ được hưởng khoảng 22% giá trị còn 78% giá trị là của nhà đầu tư Mỹ”, Thủ tướng nói.
Một trong những điểm nhấn của chuyến thăm lần này là thúc đẩy các hoạt động thương mại song phương. Khoảng 100 doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng lần này và các doanh nghiệp đều hy vọng có những hợp đồng ký kết cụ thể trong chuyến đi.
Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng vào ngày 31/5. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận những vấn đề hợp tác song phương và khu vực.
Your browser does not support this content
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ gặp các doanh nghiệp, tập đoàn của Mỹ để thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.

TT Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ: Tập trung vào hợp tác thương mại

Theo nhiều chuyên gia quốc tế, một trong những chủ đề chính mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump sẽ thảo luận là thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước.
Thanh Tuấn (từ New York)

Độc đáo khu rừng trăm loài tre của ẩn sĩ núi Sơn Trà

Ngày đăng: 

Khu rừng đó chỉ rộng chừng 1ha nằm khép dưới chân núi Sơn Trà nhưng lại là nơi tập hợp được hơn 100 loài tre, trúc từ khắp đất nước Việt Nam. Chủ nhân của khu rừng là sư thầy Thích Thế Tường (51 tuổi).
Thầy Tường có niềm đam mê kỳ lạ với tre, loài cây gắn liền với nông thôn Việt Nam cùng tuổi thơ nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên từ lũy tre làng. Ông có giấc mơ sẽ tập hợp đủ 300 loại tre, trúc trên đất nước về tại khu rừng này.
Lạc bước vào rừng tre
Ngày cuối tuần, phố biển Đà Nẵng tấp nập đón hàng nghìn lượt khách khắp nơi đổ về nghỉ dưỡng những ngày đầu hè. Khách thập phương đổ về chen kín các khu vui chơi giải trí nổi tiếng như chùa Linh Ứng, khu du lịch Bà Nà, núi Ngũ Hành Sơn, công viên Châu Á hay bãi biển Mỹ Khê… Nhưng cũng có rất nhiều người chọn điểm đến là một khu rừng yên tĩnh, vắng vẻ được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh có tên gọi “Sơn Trà tịnh viên” nằm ở phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Thầy Tường bên hồ cá và những rặng tre
Từ sân bay Đà Nẵng, du khách lên xe buýt đi về con đường ven biển Hoàng Sa rồi rẽ vào đường Lê Văn Lương nằm sát chân núi Sơn Trà. Qua cánh cổng làm bằng tre có treo tấm bảng đơn sơ “Khu bảo tồn tre trúc – Sơn Trà tịnh viên”, du khách ngỡ ngàng một thế giới yên bình, nhẹ nhõm, trút bỏ thế giới phố thị xô bồ, ồn ào náo nhiệt.
Đi sâu vào bên trong, khách như lạc vào thế giới riêng của loài tre. Cả khu vườn rộng hơn 1ha khắp nơi đều là tre, trúc đủ các loại. Chủ nhân khu vườn khéo léo bài trí giúp khu rừng trở nên uyển chuyển, sinh động không bị nhàm chán.
Từ ngõ vào là hàng tre truyền thống. Khách chỉ cần rẽ phải men theo con đường đất nhỏ là đến khu vực của loài trúc ống điếu, đi thêm hơn 100m sẽ được chiêm ngưỡng giang sơn trúc. Lần lượt các loài tre trúc như trúc quân tử, trúc đuôi gà… lọt vào tầm mắt du khách với trầm trồ thán phục ngưỡng mộ. Ở ngay vị trí trung tâm khu rừng, chủ nhân bố trí ba giống quý hiếm bậc nhất là trúc đen Hà Giang, tre bông Đồng Tháp và trúc vuông Bắc Kạn.
“Trời! Tre trúc ở đâu ra mà nhiều và đẹp thế này. Quê mình cũng có tre mà giờ hết sạch. Về quê tìm cây tre để nhớ về tuổi thơ mà tìm hoài không có ra. Ở đây như có cả thế giới loài tre. Quá đẹp”, anh Trần Quang Thái, du khách đến từ TP.HCM, thốt lên đầy ngạc nhiên.
Vị chủ nhân còn cẩn thận đặt những tấm bảng tên mỗi loại tre, trúc cùng nguồn gốc xuất xứ dưới từng gốc tre để du khách có thể tìm hiểu. Ngoài những cái tên dân gian gần gũi còn có thêm những cái tên khoa học để khách tiện nghiên cứu. Dưới những khóm tre, những chiếc bàn làm bằng tre đặt gọn gàng với những ấm trà là nơi du khách dừng lại nghỉ chân.

Những rặng tre trong khu vườn “Sơn Trà tịnh viên” do thầy Tường gây dựng
Điểm xuyết cho khu vườn tre là một hồ sen rộng chừng 100m2. Trong hồ, hàng chục loài cá tung tăng bơi lội. Trên những lối đi là muôn vàn những loài hoa bé xinh. Chủ nhân khu rừng chỉ chọn trồng các loài hoa dân dã, gắn liền với nông thôn Việt như hoa nhà, vạn thọ, hoa chuối… Khắp khu rừng vang lên tiếng chim kêu, hót. Những đàn bồ câu hàng trăm con mạnh dạn sà xuống đậu sát cạnh bên du khách.
“Ở đây thật lạ. Ngay trung tâm thành phố mà có một khu vườn cổ tích như vậy thì người xây dựng nên phải rất dụng công. Tôi đi chơi nhiều nơi nhưng chưa thấy nơi nào do bàn tay con người làm nên mà lại hài hòa với thiên nhiên như ở đây”, chị Lê Nguyệt Minh, du khách người TP.HCM, bày tỏ.
Khu tịnh viên đón vô vàn du khách đủ mọi lứa tuổi, thành phần đến tham quan nhưng ai cũng có cảm giác thư thái riêng. Những bậc trí thức thì mượn bộ bàn ghế đá dưới bóng tre lớn để thưởng trà đàm đạo, có khi là chơi cờ tiêu khiển. Học sinh, sinh viên lại tìm cho mình một góc tĩnh lặng. Cũng có những người tìm đến đây để thiền định, thắp nén hương rồi thả mình vào hư không vô định…
“Ẩn sĩ” núi Sơn Trà
Chủ nhân rừng tre ở sườn núi Sơn Trà là sư thầy Thích Thế Tường (51 tuổi, người gốc Huế). Thầy Tường vừa là chủ nhân, cũng chính là kiến trúc sư và là người thi công công trình rừng tre độc đáo này. Thầy cho hay bản thân xuất gia tu hành từ năm 14 tuổi. Nhưng từ nhỏ, ông đã có niềm đam mê đặc biệt với tre trúc.
Năm 2003, thầy Tường về tu hành tại Đà Nẵng. Ông được một phật tử cho mượn mảnh đất đang trồng cây trên ven núi để dựng một chiếc am nhỏ làm nơi tụng kinh niệm Phật. Ngoài thời gian tu hành, thầy Tường lại dành thời gian tìm kiếm các loại tre trúc nhưng đổi lại chỉ là sự thất vọng. Thời điểm đó ở Đà Nẵng các loài tre gần như mất dạng. Thầy Tường chỉ thấy tre trúc được trồng khiêm tốn trong một số khu nhà vườn hay chậu cây cảnh. Từ đó, thầy luôn nung nấu tạo nên một khu rừng trồng toàn tre trúc Việt Nam ở mảnh đất này. Người phật tử quý mến và ngưỡng mộ tâm nguyện của thầy đã tặng mảnh đất để thầy thỏa ước nguyện.

Cảnh yên bình như chốn bồng lai tiên cảnh trong Sơn Trà tịnh viên
“Tôi tự mình đào ao sen, đắp đất để trồng cây. Lúc đầu chỉ là những giống tre, trúc quanh vùng ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế. Bộ sưu tập tre trong khu rừng này cứ lớn dần lên theo từng năm bởi tôi không bao giờ quản ngại xa xôi để mang giống mới về trồng. Mỗi khi có người báo tin có giống tre chưa có trong vườn, tôi đích thân đi kiểm tra và xin gốc để mang về trồng trong khu rừng này”, thầy Tường tâm sự.
Theo thầy Tường, cùng là loài tre, trúc nhưng mỗi giống, mỗi loài lại có những chi tiết khác nhau mà người tinh ý mới có thể nhận ra. Trong cùng một loài mà ở những địa phương khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau.
Thầy Tường yêu tre nhưng trong khu vườn vẫn có chút ưu ái cho loại trúc vuông Bắc Kạn bởi sự quý hiếm. Để có được những gốc trúc này, thầy đã mất hàng tháng trời tìm kiếm. Đích thân thầy Tường từ Đà Nẵng ra đến Bắc Kạn rồi lên những khu vực rừng núi nơi có trúc vuông để tìm mang về.
“Tre, trúc có nhiều loại nhưng có một điểm chung là khá dễ trồng, không cầu kỳ tốn công chăm sóc. Ở khu vườn này đất tốt nên mang giống về ươm trồng một thời gian ngắn là đã phát triển. Việc trồng trúc khó trồng hơn tre vì phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật”, thầy Tường tiết lộ.
Khu rừng với hơn 100 loại tre, trúc của thầy Tường đã được ghi nhận khi vào năm 2013, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã đứng tên bảo trợ cho khu rừng. Tuy nhiên, nguyện vọng của thầy Tường vẫn chưa dừng lại ở đây. Thầy cho hay đất nước Việt Nam có đến 300 loại tre, trúc.
Thầy Tường
“Tôi sẽ cố gắng sưu tập đủ tre, trúc Việt Nam về đây. Mong sao qua bộ sưu tầm này, lớp lớp người Việt sẽ có một nơi chốn mà ở đó, họ có thể cảm nhận hồn Việt, khí phách Việt trong mỗi khóm tre”, thầy Tường tâm sự.
Khu rừng tre của thầy Tường xào xạc lá trong ánh nắng chiều vàng vọt. Những giọt nắng cuối chiều hắt qua kẽ lá, chiếu thắng xuống chiếc am nhỏ nơi thầy Tường tu hành, sinh hoạt. Tất cả đều đơn sơ, giản dị như cuộc sống của vị ẩn sĩ này giữa núi rừng Sơn Trà. Thầy Tường cho hay khu rừng được gây dựng vì đam mê và hy vọng sẽ để dành lại cho con cháu đời sau.
PHƯƠNG ĐIỀN/ Nông nghiệ

Hai phóng viên nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam vì đưa tin liên quan thảm hoạ môi trường

Hai phóng viên nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam vì đưa tin liên quan thảm hoạ môi trường

Hai phóng viên Thụy Sĩ và Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh tại Giáo xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình.
Vào ngày 27 tháng 5 năm 2017, Cục quản lý xuất nhập cảnh đã trục xuất hai phóng viên mang quốc tịch Thuỵ Sĩ khỏi Việt Nam, vì đã đến khu vực tỉnh Quảng Bình làm phóng sự liên quan đến Formosa và thảm hoạ môi trường xảy ra ở Miền Trung.
Được biết, hai phóng viên mang quốc tịch Thuỵ Sĩ là ông Denis và đồng nghiệp là bà Wenger. Hai người làm cho Đài Radio Quốc Gia Thụy Sĩ (Swiss National Public Radio).
Họ đã đến giáo xứ Cồn Sẻ và giáo xứ Đông Sơn ở Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, gặp một số ngư dân để tìm hiểu về đời sống của người một năm sau khi thảm hoạ môi trường Formosa xảy ra.
Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ cho phóng viên SBTN biết: “Ông Denis và bà Wenger đã đến giáo xứ Cồn Sẻ và giáo xứ Đông Sơn để phỏng vấn bà con ngư dân về thảm hoạ môi trường. Sau đó, khi họ về đến Hà Nội thì bị câu lưu ở sân bay Nội Bài để làm việc với cục quản lý xuất nhập cảnh. Sau đó, họ cho biết là đã bị cục xuất nhập cảnh trục xuất khỏi Việt Nam.”
Phóng viên Dennis và Wenger cho biết, trong biên bản trục xuất, phía cục xuất nhập cảnh đưa ra lý do là hai người đến Việt Nam bằng visa du lịch, nhưng khi đến đã không liên lạc với công ty môi giới du lịch nên bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Kể từ sau khi xảy ra thảm hoạ môi trường biển ở Miền Trung do Formosa gây ra, nhiều phóng viên nước ngoài đã đến Việt Nam để đưa tin, nhưng rất khó để tiếp cận thông tin từ phía công ty Formosa. Nhà cầm quyền CSVN cũng hạn chế việc các phóng viên đến nhà máy Formosa và các vùng lân cận để tìm hiểu sự thật liên quan đến việc công ty này xả chất thải ra môi trường.
Vào tháng 8 năm ngoái, một vị dân biểu Đài Loan đã bị chặn ở phi trường Nội Bài và bị tịch thu hộ chiếu khi trên đường đi từ Hà Nội ra Vinh để điều tra về sự ô nhiễm môi sinh do công ty Formosa gây ra.
Nguyên Nguyễn / SBTN
http://www.sbtn.tv/hai-phong-vien-nuoc-ngoai-bi-truc-xuat-khoi-viet-nam-vi-dua-tin-lien-quan-tham-hoa-moi-truong/

Đa Chiều: Quân đội Trung Quốc đưa Nhật-Mỹ-Việt-Phil vào "danh sách đen"

HỒNG THỦY

(GDVN) - Trung Quốc đã đưa Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines vào "tầm ngắm" chiến lược quân sự quốc gia, hoặc nói thẳng ra là 4 nước này trở thành "kẻ địch giả tưởng"
Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông, ảnh: Đa Chiều.
Đa Chiều ngày 28/5 bình luận, hôm 26/5 Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng năm 2015, khi đánh giá về tình hình an ninh khu vực đã đưa đích danh Mỹ, Nhật Bản và bóng gió "một số quốc gia cá biệt ở Biển Đông" ám chỉ Việt Nam, Philippines vào (cái gọi là) danh sách đen của quân đội nước này.
Giới quan sát cho rằng sách trắng quốc phòng năm nay phản ánh ý đồ chiến lược của giới lãnh đạo Trung Nam Hải. Xung quanh đề tài "đấu tranh quân sự trên biển", Trung Quốc yêu cầu tất cả các quân binh chủng sẵn sàng chiến đấu cho thấy một thông điệp cứng rắn, thậm chí là "nồng mùi thuốc súng" và bầu không khí Chiến tranh Lạnh.
Trên thực tế theo Đa Chiều, nếu một lúc nào đó Trung Quốc buộc phải đánh một trận để thực hiện cái Bắc Kinh gọi là "phá vòng vây", thì trận chiến đó sẽ diễn ra trên biển. Mức độ khốc liệt của cuộc chiến sẽ phụ thuộc vào mức độ Bắc Kinh cho rằng trận địa "phòng ngự tích cực" của họ bị "xâm phạm" đến đâu, đặc biệt là các động thái của Hoa Kỳ.
Bắc Kinh vẫn nói rằng sách trắng quốc phòng này không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, nhưng kỳ thực trong đánh giá của Lầu Bát Nhất về môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc vẫn xác định Mỹ, Nhật Bản là mối uy hiếp, đồng thời dùng lối nói ám chỉ Việt Nam, Philippines đang "thách thức" họ (?!).
Đa Chiều bình luận, trên thực tế sách trắng quốc phòng năm nay Trung Quốc đã đưa Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines vào "tầm ngắm" chiến lược quân sự quốc gia, hoặc nói thẳng ra là 4 nước này trở thành "kẻ địch giả tưởng" chiến lược của Trung Quốc.
Bản chất quan hệ giữa Trung Quốc với các nước này đã tồn tại sự mất lòng tin và ý đồ không minh bạch được tích lũy trong thời gian dài chứ không phải chuyện một sớm một chiều, Đa Chiều bình luận, đặc biệt là trục quan hệ Trung - Mỹ. Từ Hoa Đông cho đến Biển Đông, chỗ nào cũng có thể biến thành một thùng thuốc súng.
Có điều lần này "danh sách đen" của Lầu Bát Nhất đã đặt cả Việt Nam và Philippines là 2 quốc gia Bắc Kinh ám chỉ (vu cáo) khiêu khích yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, lần đầu tiên Trung Nam Hải đặt 2 quốc gia láng giềng này vào "tầm ngắm PLA".
Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2015 nói rằng: "Quân đội Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong lĩnh vực an ninh và an ninh mới, làm tốt công tác chuẩn bị sẵn sàng phản ứng với các sự kiện bất ngờ, đối phó với xung đột vũ trang để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, giữ gìn lợi ích biển quốc gia." Nội dung này được cho là phản ánh thái độ cứng rắn của Lầu Bát Nhất. Các quân binh chủng bao gồm Tên lửa chiến lược đều được nhắc nhở sẵn sàng chiến đấu trong sách trắng quốc phòng năm nay.
Trong cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phóng viên đài CNN đặt câu hỏi liệu Trung Nam Hải sẽ phản ứng ra sao khi Mỹ tiếp tục không nhượng bộ, duy trì tuần tra vùng biển quốc tế sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp), liệu có khả năng xảy ra xung đột đối đầu như Thời báo Hoàn Cầu hôm 25/5 bình luận hay không. Dương Vũ Quân đã không trả lời vào câu hỏi này, chỉ nói rằng đó là quan điểm cá nhân của Thời báo Hoàn Cầu.
Đa Chiều cho rằng, Thời báo Hoàn Cầu vốn nổi tiếng là tờ báo hiếu chiến, chuyên kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc nên những nội dung như bài xã luận hôm 25/5 có lẽ chỉ là "quan điểm, cá tính" riêng của tờ báo này. Nhưng không có gì nghi ngờ rằng sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm nay đã thể hiện rất rõ "giới hạn cuối cùng và ý đồ" của Trung Nam Hải, thậm chí nói rõ về việc chuẩn bị cho chiến tranh trên biển, sẵn sàng chiến đấu.
Nếu các quốc gia trong cái gọi là "danh sách đen của PLA" không hiểu điều này, rất khó tưởng tượng rằng, đằng sau cái gọi là "phòng ngự tích cực hay phòng ngự ở thế tấn công" Bắc Kinh sẽ loại trừ khả năng phản chế, tấn công đối phương. Lúc đó xung đột không có cách nào tránh được, Đa Chiều đe dọa.
Mặc dù trong một khoảng thời gian nhất định trước mắt Trung Quốc và Mỹ có thể vẫn thận trọng gườm nhau trên Biển Đông hoặc Washington lo ngại Bắc Kinh được đằng chân lân đằng đầu, Mỹ có thể bắt buộc phải nổ súng cảnh cáo rồi rút, Đa Chiều giả định.
Nhưng đó sẽ không phải là những gì Philippines, Việt Nam hay Nhật Bản có thể làm, Đa Chiều bình luận. Nếu 3 nước này có những động thái đối đầu với Bắc Kinh dù không nguy hiểm như Trung Quốc đối đầu trực tiếp với Mỹ, Trung Nam Hải sẽ vẫn phát động tấn công quy mô nhỏ "chớp nhoáng như năm xưa cất quân đánh Việt Nam" (ám chỉ trận chiến Trung Quốc xâm lược Gạc Ma và 5 bãi đá ở Trường Sa năm 1988?)
Hồng Thủy

Trung Quốc nhận định rủi ro về Biển Đông và Triều Tiên khi ông Trump làm tổng thống

tổng thống
Tổng thống Trump ít nhượng bộ hơn người tiền nhiệm Obama và vì vậy mối quan hệ Mỹ – Trung sẽ trải qua bất trắc về một loạt các vấn đề, trong đó có Biển Đông.
Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định điều này trong một báo cáo được công bố cuối tuần qua, theo SCMP.
Sau khi xem xét những tháng cuối cùng của chính quyền Obama và những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ Trump, báo cáo kết luận rằng Tổng thống Trump “quyết đoán hơn ông Obama đối với việc chấp nhận những rủi ro ngoại giao và quân sự trong các vấn đề quốc tế quan trọng”.
Báo cáo nhận định vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên “sẽ mang lại những thách thức to lớn cho quan hệ Trung – Mỹ”.
Học viện KHXH TQ cho rằng Washington sẽ gây áp lực lên Bắc Kinh để giải quyết vấn đề Bình Nhưỡng, và Hoa Kỳ sẽ không rút lui khỏi khu vực Châu Á Thái Bình Dương bất chấp cam kết “nước Mỹ trước tiên” của ông Trump.
Ông Trump đã vận động tranh cử với lời hứa khôi phục nền kinh tế Mỹ bằng cách đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu. Là một phần của cam kết đó, ông đã đe dọa sẽ gắn nhãn Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ và báo hiệu rằng Hoa Kỳ sẽ giảm sự hiện diện của mình ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Trong những tháng kể từ sau lễ nhậm chức, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ấm lên hơn dự kiến, với cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida và hai quốc gia đồng ý đưa ra một kế hoạch hành động 100 ngày để giải quyết tranh chấp thương mại.
Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cho biết Châu Á Thái Bình Dương vẫn là mối quan tâm ngoại giao quan trọng đối với Mỹ.
Chính quyền Trump “có thể sẽ tập trung hơn vào việc sử dụng vai trò của các đồng minh châu Á” và sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng, có nghĩa là Hoa Kỳ phải duy trì quan hệ với châu Á – Thái Bình Dương, báo cáo của Học viện KHXH cho biết.
“Ông Trump có thể bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên để thuyết phục nó đóng băng các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân và thử nghiệm thái độ của Triều Tiên đối với chính quyền mới của Mỹ”, bản báo cáo nói. “Nhưng ông Trump sẽ gây áp lực lên Trung Quốc nếu cuộc đối thoại giữa Triều Tiên và Mỹ không thành công.”
Rủi ro cũng đang diễn ra rất cao về nguy cơ đối đầu quân sự giữa hai quốc gia trên Biển Đông.
“Khả năng tìm được thỏa hiệp [của chính quyền Trump] trong trường hợp có xung đột là nhỏ hơn [so với chính quyền Obama], nên sẽ khó kiềm chế rủi ro về Biển Đông”, báo cáo cho biết.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hai máy bay chiến đấu Trung Quốc đã áp sát “không an toàn” một máy bay giám sát của Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông vào ngày 24/5. Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận vụ việc nhưng bác bỏ rằng tình huống này là không an toàn. 
Vụ việc diễn ra ngay trước cuộc tuần tra của Hải quân Mỹ tới gần một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trung Quốc xây dựng những hòn đảo này và đòi hỏi đặc quyền vùng lãnh hải 12 hải lý như đối với lãnh thổ tự nhiên.
Cuộc tuần tra là động thái phản đối mạnh mẽ nhất của Mỹ cho tới nay vì tàu USS Dewey đã tiến hành một cuộc diễn tập trong phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo, chứ không chỉ lướt qua như Hải quân Mỹ từng làm dưới thời của chính quyền Obama.
Mai Lan
Xem thêm: