Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

“Người tình” của Giang Trạch Dân đưa đoàn văn công đến Trường Sa biểu diễn

Trong 2 ngày 2 và 3/5 vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã đưa đoàn văn công của bà Tống Tổ Anh, “người tình” của Giang Trạch Dân, đến biểu diễn tại các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó có Đá Chữ Thập.

đoàn văn công, truong sa, Trung Quốc, tống tố anh, biển đông,
Lần hiếm hoi Tống Tổ Anh xuất hiện ở quần đảo Trường Sa Việt Nam sau cải cách quân đội Trung Quốc.
Tống Tổ Anh biểu diễn tại Trường Sa
Tối ngày 2/5 vừa qua, đoàn văn công do bà Tống Tổ Anh làm trưởng đoàn, với sự tham gia của một số diễn viên nổi tiếng Trung Quốc như Lữ Kế Hồng, Cam Bình, Lữ Vi, Hoắc Dũng đã đến Đá Chữ Thập biểu diễn văn nghệ.

Bài đã bị gỡ bỏ: Bộ Tài nguyên – Môi trường: Formosa thừa nhận tự ý xây toàn bộ đường ống xả thải

Đôi lời: Bài báo này đăng trên báo Dân Trí lúc 18:03 ngày 06/05/2016, nhưng khoảng 2 tiếng sau đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng. Xin được đăng lại tại đây để hầu bà con.

_____
Dân Trí

Bộ Tài nguyên – Môi trường: Formosa thừa nhận tự ý xây toàn bộ đường ống xả thải

Thế Kha thực hiện
6-5-2016
Đoàn thanh tra đã phát hiện sai phạm đầu tiên của Formosa (Ảnh: V.D)
Đoàn thanh tra đã phát hiện sai phạm đầu tiên của Formosa (Ảnh: V.D)
“Nói về sai thì hôm qua tôi đã làm việc với ông Phó Tổng giám đốc Formosa, ông ấy thừa nhận rồi: Toàn bộ đường ống của họ là tự ý xây, không có thiết kế cơ sở xây dựng. Thứ hai nữa, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng phê duyệt quy hoạch này cũng không có đoạn ấy” – Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường trả lời PV Dân trí.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, chiều nay 6/5, Phó trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường tại Formosa – ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường) đã trả lời PV Dân trí về những kết quả điều tra bước đầu.
Phóng viên: Thưa ông, dư luận đang băn khoăn trước việc tại sao Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh ban đầu được phê duyệt theo hướng đưa nước thải ra sông Quyền, hòa vào nước sông rồi mới đổ ra vịnh Sơn Dương, nhưng sau đó (năm 2013) Bộ Tài nguyên và Môi trường lại điều chỉnh phương án, nước thải được chuyển bằng cống ngầm đổ ra vịnh Sơn Dương? Ngoài ra, trả lời báo chí, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói đường ống xả thải ra biển của Formosa được cấp phép chứ không phải lắp đặt lén lút, nhưng trong chuyến thị sát thực địa vừa qua, Bộ trưởng Trần Hồng Hà lại khẳng định, hệ thống ống xả thải mà lắp đặt ngầm là không cho phép?
Ông Lương Duy Hanh – Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường): Theo cơ sở pháp luật, Luật Bảo vệ môi trường cũng như luật khác quy định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là căn cứ để cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép triển khai một dự án hoặc cấp giấy phép xây dựng, đầu tư. Tức là, nó là biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa, là căn cứ. Nếu đảm bảo môi trường rồi thì cho triển khai dự án ấy. Như dự án thủy điện Đồng Nai 6-6A trước đây, ĐTM cho thấy giải pháp bảo vệ môi trường không đảm bảo thì xác định luôn không thông qua, không được triển khai dự án đấy.

TTXVN, RFA, CRI đưa tin như thế nào về cuộc tiếp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng của Chủ tịch Trần Đại Quang

Chủ tịch Việt Nam ưu tiên mối quan hệ với Trung Quốc

RFA

000_8Y5X3.jpg
Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang tại Quốc Hội hôm 21/3/2016
 AFP photo



Hôm qua tại Hà Nội, Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam Trần Đại Quang đã tiếp Đại Sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng.
Trong buổi tiếp kiến, ông Trần Đại Quang nói rằng Việt Nam luôn luôn coi trọng và muốn tăng cường quan hệ với quốc gia láng giềng Trung Quốc, gọi đó là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Nghĩa địa dưới lòng biển Quảng Bình

Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết

TP - “Đáy biển không còn chi nữa rồi! Cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt” - ngư dân Phạm Văn Thùy thông báo sau cú lặn thứ 2 xuống đáy biển, ngay phía trước xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).
Hiện vật cú lặn thứ 3 là cây san hô đỏ bị chết.Hiện vật cú lặn thứ 3 là cây san hô đỏ bị chết.
Ngư dân sợ lặn biển
Cả một buổi sáng, PV Tiền Phong rong ruổi khắp xã Nhân Trạch nhưng chẳng ai nhận lời lặn xuống thám sát đáy biển, nơi có rặng san hô kéo dài mấy km cách bờ biển Nhân Trạch và Quang Phú chừng 1 hải lí. Thông tin đáy biển la liệt xác hải sản khiến chúng tôi nóng lòng, nhưng ngư dân ở đây nói, rất sợ lặn xuống biển vì không biết chất độc gì đang nằm dưới đó.

Liên Hợp Quốc sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam vụ cá chết

Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Jan Eliasson cho rằng vụ cá chết ở miền Trung Việt Nam là vấn đề nghiêm trọng và chính quyền cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân.

Lien Hop Quoc san sang giup do Viet Nam vu ca chet hinh anh 1
Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jan Eliason phát biểu tại họp báo sáng 6/5. Ảnh: Thanh Tuấn
"Nếu Chính phủ Việt Nam đề nghị giúp đỡ, chúng tôi sẽ rất sẵn lòng để giúp Việt Nam trong vụ cá chết ở miền Trung. Đây là vấn đề nghiêm trọng", Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jan Eliasson trả lời Zing.vn trong cuộc họp báo ở TP HCM sáng 6/5.

Ông cho biết thông tin về vụ cá chết đã được nêu ra ngay từ ngày đầu khi ông đến Việt Nam. Nhưng đến nay, các bộ ban ngành chưa thống nhất được nguyên nhân.

Tướng Nguyễn Doãn Anh: 'Sẵn sàng phương án tự vệ chính đáng'



VTC  3 liên quan


Vị Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết bên cạnh các biện pháp đấu tranh hòa bình, quân đội cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án để thực hiện quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Phát biểu sáng 6/5, cử tri Phạm Thanh Sơn, phường Điện Biên (Ba Đình, Hà Nội) cho biết hiện nay tình hình Biển Đông rất phức tạp, Trung Quốc tiến hành cải tạo trái phép ở một số đảo chiếm đóng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, thành lập căn cứ quân sự. Sự việc này khiến nhân dân Thủ đô và người dân trong nước rất bất bình.
Tuong Nguyen Doan Anh: 'San sang phuong an tu ve chinh dang' - Anh 1
Cử tri Phạm Thanh Sơn (Ảnh: Phạm Thịnh)
Trả lời vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô đã bày tỏ sự chia sẻ với những lo lắng của người dân Thủ đô và nhân cả nước trước tình hình phức tạp trên Biển Đông trong thời gian vừa qua.
Ông Nguyễn Doãn Anh thông tin trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành tôn tạo, bồi đắp, xây dựng trái phép trên một số đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Trung Quốc cũng ngăn cản ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.

GS. Đặng Hùng Võ: Siêu đề án sông Hồng có lợi nhiều nhất cho Vân Nam

VOA

An Tôn
6-5-2016
Nhiều đoạn trên sông Hồng bị cạn nước vào năm 2009. Đề án “thủy lộ xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện” đang gây lo lắng về môi trường ở Việt Nam. Ảnh: EPA
Một đề án phát triển vận tải và thủy điện đầy tham vọng định thực hiện trên sông Hồng đang khơi ra nhiều băn khoăn, lo lắng về môi trường ở Việt Nam, nhất là về những ảnh hưởng đối với vựa lúa Đồng bằng sông Hồng. Giáo sư Đặng Hùng Võ, một chuyên gia về tài nguyên và môi trường nhận định nếu thực thi, đề án sẽ có lợi cho tỉnh Vân Nam của Trung Quốc là chính.
Báo chí Việt Nam đưa tin một công ty của tỷ phú Nguyễn Văn Thiện, người Ninh Bình, hồi đầu năm nay đã gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề án đầu tư 1,08 tỷ đôla để lập ra “thủy lộ xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện”. Công ty này chuyên đầu tư, xây dựng trong lĩnh vực thủy điện, nhà máy xi măng và khách sạn nghỉ dưỡng.

WIKIPEDIA VIẾT VỀ CUỘC CHIẾN TẠI VỊ XUYÊN-HÀ GIANG 1984-1986

Năm 1984: Xâm lấn biên giới ở Vị Xuyên[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến sự tại Vị Xuyên, Hà Giang, 1984-1986
Từ ngày 2 đến ngày 27 tháng 4 năm 1984, để hỗ trợ cho các lực lượng phiến quân tại Campuchia, Trung Quốc tiến hành đợt pháo kích lớn nhất nhằm vào khu vực biên giới Việt Nam kể từ sau năm 1979, với 60.000 quả đạn pháo bắn vào 16 huyện thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên vàHoàng Liên Sơn. Phối hợp với cuộc pháo kích này là hàng loạt đợt tấn công bộ binh ở cấp tiểu đoàn vào các vị trí của Việt Nam trong ngày 6 tháng 4. Cuộc tấn công lớn nhất diễn ra tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, với nhiều tiểu đoàn quân Trung Quốc đánh vào các cao điểm 820 và 636 gần đường tiến quân năm 1979 tại Hữu Nghị Quan. Dù lực lượng hùng hậu, nhưng tới ngày hôm sau, các đợt tấn công của họ đều bị đánh lui hoặc phải bỏ các vị trí đã chiếm được.[7][21]Các tài liệu Trung Quốc sau này công bố rằng các đợt tấn công bộ binh này chủ yếu mang ý nghĩa nghi binh, và có quy mô nhỏ hơn nhiều so với mô tả của nguồn tin phương Tây.[22]
Tại Hà Tuyên, trong tháng 4 đến tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn (老山 hay Laoshan), gần cột mốc biên giới số 13. Lão Sơn thực ra là một dãy đồi chạy từ tây sang đông, từ ngọn đồi ở bình độ 1800 ở phía tây tới đồi bình độ 1200 ở phía đông. Ngọn đồi 1200 này phía Trung Quốc gọi là Đông Sơn (东山 hay Dongshan) hoặc với tên gọi khác là Giả Âm Sơn (者阴山 hay Zheyinshan), và đây cũng là ngọn đồi duy nhất nơi chiến sự xảy ra ở phía đông sông Lô. Tất cả các cuộc giao tranh khác tại Vị Xuyên đều diễn ra ở phía tây của sông Lô chảy vào Việt Nam.[23]

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 11 )

Ghi chép của Phạm Viết Đào.


Nguyễn Văn Thơm (CCB F 313): cuối 4/1984, một E của F 312 phản công để lấy lại 1250 ( Giả Âm Sơn) nhưng đã thất bại, chết gần hết, 7 ngày chưa lấy hết xác…

Căn cứ vào thông tin trong bài “Trung Quốc viết về trận 28/4/1984 đánh chiếm Cao điểm 1509 và Cao điểm 1250 Vị Xuyên-Hà Giang như thế nào ?” do Trung Quốc viết, trong tháng 4-1984 Trung Quốc đã tung ra 2 đợt tấn công lớn danh nghĩa là “thu hồi” thực chất là lấn chiếm 2 cao điểm tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy, đó là Cao điểm Giả Âm Sơn, còn gọi là Núi Bạc; trên bản đồ đó là Cao điểm 1250 và Cao điểm Lão Sơn, phía Việt Nam gọi là 1509…

Dưới đây Nguyễn Văn Thơm CCB F 313, quê ở Hương Canh Vĩnh Phúc đã kể với blog Phạm Viết Đào về trận đánh giữ chốt cuối tháng tư năm 1984 mà anh tham gia; Theo Nguyễn Văn Thơm, khi phòng giữ Cao điểm 1030, trận đánh ngày 24/4/1984, anh là một trong số 4-5 người còn sống sót của đại đội phòng thủ chốt này…

Theo người viết bài này, rất có thể Nguyễn Văn Thơm đã nhầm lẫn về tên gọi Cao điểm 1250 thành 1030; trên bản đồ không có tên cao điểm 1030 tại khu vực Thanh Thủy; trong tháng 4/1984 phía Trung Quốc chỉ nói về trận đánh chiếm Giả Âm Sơn ( 1250 ) và Lão Sơn ( 1509)…

Theo CCB Nguyễn Văn Thơm: sau khi mất Cao điểm 1250, Quân khu 2 đã điều 1 trung đoàn của Sư đoàn 312 từ Thái Nguyên lên để đánh chiếm lại Cao điểm 1250 nhưng đã thất bại, “quân ta chết hết, chết rụng như sung, 7 ngày chưa lấy hết xác ra” ( lời Nguyễn Văn Thơm)…

Ở đây có thể có sự nhẫm lẫn của Nguyễn Văn Thơm, khi thì anh nói là Sư 312, khi thì anh lại nói là 320; chúng ta thông cảm với người lính xuất thân là nông dân chất phác này, có thể do thời gian nên anh đã nhẫm lẫn về tiểu tiết nhưng bản chất của của cuộc chiến ác liệt thì chúng ta tin lời Nguyễn Văn Thơm…

CHÍN LẦN XUẤT QUÂN LỚN...


TRẬN ĐÁNH CHIẾM 1509 ( LÃO SƠN) NGÀY 28/4/1994 VÀ CAO ĐIỂM 1250 VỊ XUYÊN-HÀ GIANG ĐƯỢC SA LỰC VÀ MÂN LỰC ĐỀ CẬP NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỐN " CHÍN LẪN XUẤT QUÂN LỚN"...

Trung Quốc phát lệnh xả độc vào biển

Ảnh cá chết trên bờ biển quanh đảo Pag-asa (Thị Tứ)
Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo ở gần vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.
Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.
Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước.

Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở Quảng Bình


N.Khánh - H.Nam - H.Thành - N.Văn | 

Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở Quảng Bình
Tấm lưới cũ thành “mới” sau khi thả xuống đáy biển của ngư dân Quảng Bình.

Ngày 5/5, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ của bộ này đã có kết quả.



"Chúng tôi đã gửi cho Bộ TN&TM, Bộ KH&CN. Các mẫu tất nhiên có cả kim loại nặng, còn về số lượng thế nào thì bộ không được công bố”- ông Tám nói.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng, bộ này phải chuyển cho Bộ TN&MT, KH&CN để công bố nguyên nhân.
Hiện việc truy tìm nguyên nhân cá chết có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Việc công bố nguyên nhân phải chính xác, minh bạch nên cần thời gian.

"Siêu dự án Sông Hồng" sẽ nhập miền bắc Việt Nam vào Trung Cộng ?

"Các bộ ngành đồng thuận cao"... trong việc triển khai "Siêu dự án tỷ đô trên sông Hồng" để nhanh sát nhập miền bắc vào Trung Cộng ?!


Báo cáo chi tiết dự án giao thông xuyên Á trên sông Hồng mà Tuổi Trẻ có được đã hé lộ thêm mục tiêu chủ đầu tư muốn tăng khả năng kết nối thủy lộ thẳng từ Trung Quốc dọc sông Hồng, qua Hà Nội và nhiều tỉnh, tới các cảng biển phía Bắc.

Siêu dự án thủy lộ sông Hồng kết nối với Trung Quốc
        Tàu thuyền vận tải trên sông Hồng đoạn chảy qua cầu Thăng Long, Hà Nội - Ảnh: Hoài Linh
""
Theo báo cáo chi tiết dự án, Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) dự tính làm siêu công trình trị thủy kết hợp thủy điện, thủy lợi trong thời gian khá nhanh, chỉ sáu năm.

Chủ đầu tư cũng công bố sẽ miễn toàn bộ phí cho các phương tiện vận tải trong ba năm đầu.

Kết nối vận tải 
quy mô lớn

Theo văn bản số 071/CV-XT gửi đi ngày 7-1-2016 của Công ty Xuân Thiện được Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) tiếp nhận, siêu dự án thủy lộ xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện (Tuổi Trẻ ngày 4-5) được khẳng định “rất cần thiết” để đầu tư.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

NHÌN SÂU VÀO TRÁI TIM MÌNH

Dũng Mai 

Cơn địa chấn dư luận trong thảm hoạ môi trường Formosa giúp chúng ta, từng người nhìn sâu vào trái tim mình để thấy rõ mình là ai, là cái gì trong cuộc đời này.

Trước hết nói về trách nhiệm nhà nước.

Trong khi hiểu quá rõ âm mưu lâu dài của Bắc Kinh sẽ từng bước biến Việt nam thành một phần của họ, vậy mà chính phủ vẫn cho phép một doanh nghiệp Trung Quốc được giao một phần lãnh thổ lên tới 3.300ha (bằng 1,2 lần diện tích Macao), bao gồm cả cảng nước sâu Sơn Dương, ở dưới chân Đèo Ngang, một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh – quốc phòng. Formosa được dành cho thời hạn thuê đất là 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai năm 2003; miễn tiền thuê đất trong thời hạn 15 năm và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm với giá rẻ mạt (80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm. 

Chính phủ đã bất chấp mọi cảnh bào của các nhà khoa học và dư luận nhân dân về “thành tích” huỷ hoại môi sinh của Formosa trên khắp thế giới. Nguyên nhân phía sau sau những ưu đãi vô tiền khoáng hậu như vậy là gì? Tại sao chính phủ có thể bất chấp tất cả? Đó là câu hỏi không khó lắm để trả lời.

Thảm hoạ xảy ra, chất thải độc kim loại nặng từ Vũng Áng gây nhiễm độc nặng một dải biển miền Trung nước ta làm cá chết hàng loạt, con số lên tới vài chục tấn mỗi ngày ở Hà Tĩnh, Quảng Bình… khiến Ngư dân đã khốn khổ nay càng thêm bế tắc. Du lịch đứng trước nguy cơ đình đốn, ngành xuất khẩu hải sản Việt nam sẽ đi đến chỗ phá sản. Đó phải gọi đúng tên là TỘI ÁC DIỆT CHỦNG.

Điều quan trọng nhất hiện này là, Chính phủ đã làm gì để ứng phó trước thảm hoạ môi sinh có nguyên nhân từ trách nhiệm nhà nước?

Tổng bí thư đã tới đây để “bàn với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác xây dựng đảng” mà không có bất kỳ một lời nào về thảm hoạ.

Quan chức Bộ Tài – Môi đến Hà Tĩnh và tổ chức họp báo chỉ để ba hoa về “Thuỷ triều đỏ” và nói dối.

Chính quyền Hà Tĩnh, Đà Nẵng chỉ biết làm mỗi việc “Ăn hải sản, tắm biển” show hình ảnh lên mặt báo để xoa dịu nỗi lo Biển chết. Họ tỏ ra vô trách nhiệm hơn bao giờ hết với tính mạng người dân và tương lai đất nước.

Kami - Phải chăng Trung Quốc đã đầu độc biển 4 tỉnh miền Trung?

Thảm họa môi trường trên diện rộng chưa từng có tại vùng biển có chiều dài hàng trăm km, dọc bờ biển miền Trung thuộc các tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế thực sự tạo một cú sốc cho dư luận xã hội ở Việt nam. Sau hơn 2 tuần khi xảy ra vụ việc, việc chính quyền Việt nam tỏ ra hết sức lúng túng đã cho thấy dường như họ đã bất lực trong việc xử lý khủng hoảng. Các phát ngôn bất nhất của những lãnh đạo đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, về vấn đề này đã cho thấy điều đó.


Formosa là thủ phạm?

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra công bố cho rằng, chưa có bằng chứng kết luận về sự liên hệ giữa Formosa với việc cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung. Nhưng báo chí và dư luận vẫn không đồng tình với nhận định này, thay vào đó là mọi nghi ngờ đều nhắm vào Công ty Formosa ở Hà Tĩnh và coi đó chính là thủ phạm.

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 10 )

Ghi chép của Phạm Viết Đào.

CCB F 313 nói về nguyên nhân buộc phải rút khỏi 1509 chiều 28/4/1984 ?

                        Theo CCB F 313, những người từng tham gia giữ chốt 1509: 
-Nguyên nhân thất thủ 1509 là do phía chúng ta lực bất tòng tâm; Mặc dù tinh thần chiến đấu của bộ đội rất hăng hái, dũng cảm...
-Lính thì ở cả năm trời trên đấy, không có thay quân, có người từ khi nhập ngũ đến khi ra quân ở lỳ 3 năm trên 1509; Trong bài do Trung Quốc viết nói có 4 nữ bộ đội Việt Nam bị bắn chết ở trong hầm thực chất bộ đội ta không cắt tóc để dài ra nên lính Trung Quốc tưởng là bộ đội nữ...
Ăn uống thì thiếu thốn, thiếu chất, áo rét thì 3 người thay nhau 1 chiếc áo bông, ai ra trực thì mặc;
-Trận địa phòng thủ thì sơ sài, chủ quan, chưa lường hết được dã tâm của Trung Quốc quyết tâm đánh chiếm bằng mọi giá;
-Trong khi quân Trung Quốc thì được ôtô chở tiếp tế đạn còn ta thì dùng vai cõng lên lại đòi phạt lại Trung Quốc; Đạn được của ta thiếu và chất lượng không đủ; Lựu đạn, đạn pháo bị xịt nhiều, bắn không nổ, ném không nổ...
Clip dưới đây ghi lại cuộc trò chuyện với CCB Nguyễn Trọng Hiển, quê ở Tuyên Quang...

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: 'Chúng ta không cam chịu, không cúi đầu!'

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: 'Chúng ta không cam chịu, không cúi đầu!'
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Ảnh: N.NAM


TỪ KHÓA

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu như vậy tại cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri quận Ninh Kiều khi có ý kiến cử tri bày tỏ băn khoăn trước vấn để biên giới biển đảo, chủ quyền quốc gia.

Ngày 4-5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp với Ủy ban MTTQ quận Ninh Kiều tổ chức hội nghị gặp gỡ và tiếp xúc cử tri giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV với cử tri quận Ninh Kiều.
Theo đó, có năm ứng cử viên gồm bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội), Hòa Thượng Đào Như (Trưởng ban trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ), bà Đào Thị Tuyết Nhung (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP Cần Thơ), ông Nguyễn Thanh Phương (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ) và ông Nguyễn Thanh Xuân (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ).
Năm ứng cử viên ĐBQH khóa XIV tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều. Từ trái qua: Hòa thượng Đào Như, ông Nguyễn Thanh Phương, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Thanh Xuân và bà Đào Thị Tuyết Nhung. Ảnh: N.NAM
Năm ứng cử viên ĐBQH khóa XIV tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều. Từ trái qua: Hòa thượng Đào Như, ông Nguyễn Thanh Phương, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Thanh Xuân và bà Đào Thị Tuyết Nhung. Ảnh: N.NAM