Ảnh cá chết trên bờ biển quanh đảo Pag-asa (Thị Tứ)
Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang
lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là
hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung
việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn
đảo ở gần vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy
hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm
cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến
gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ
đường sống của ngư dân ở đây.
Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết
hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của
khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó
tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang.
Sau đó, Trung Quốc sẽ bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở
đó.
Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang
tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá
chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa
đi biển của ngư dân các nước.
"Tháng Ba, bà già đi biển", mùa làm ăn Bính Thân 2016
của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của
Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm
cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu
cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ
tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý - đánh bắt dài ngày - để
tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô
lập.
Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng
tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm
xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8
tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà
chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa
Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng
Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả
dạng.
6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể
hình dung rằng ngoài việc Formosa "vô tình" ồ ạt xả độc ra biển vào
thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm
vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa
mà người Phi Luật Tân báo động. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên
nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành
phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng
chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.
Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác
với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety
Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá
vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách
bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm
độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu.
Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện
dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết
lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên
Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc
chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo
Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?
Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng,
Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết
sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên
mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh.
Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có
thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và
ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng
tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ
Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây.
Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra... cũng là những ngày
mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm
nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà
đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho
biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn
Cỏ từ 8-10 hải lý.
Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn
thoát khỏi sự cùng quẫn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị
rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá
Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.
Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước.
Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam
trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà
nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm
nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh
mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế
đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.
__________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét