Riêng năm 2014, Việt Nam chi gần 500 tỷ đồng mua mới 507 xe công cho các Bộ, ngành, địa phương.
Báo cáo vừa được Bộ Tài chính công bố cho biết, tổng giá trị tài sản Nhà nước đến 31/12/2014 đạt 999.692 tỷ đồng. Trong đó, tài sản là quyền sử dụng đất chiếm gần 70%, tương đương hơn 692.000 tỷ. Tài sản là nhà trị giá gần 241.000 tỷ đồng, trong khi hơn 20.600 tỷ đồng là ôtô (tương đương gần một tỷ USD). Riêng năm 2014, các Bộ, ngành, địa phương chi hơn 473 tỷ đồng mua mới 507 ôtô, dành hơn 2.100 tỷ đồng mua các tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên.
Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương cuối năm ngoái, Chính phủ đã đề nghị không mua sắm xe công từ năm 2015, chỉ được mua xe chuyên dụng, ôtô phục vụ công tác chung của cơ quan, đơn vị mới thành lập mà không có xe điều chuyển, ôtô bị hư hỏng và xe cơ quan đại diện ở nước ngoài đến hạn thay thế.
Tính chung trong năm 2014, tài sản Nhà nước giảm hơn 3.000 tỷ đồng, chủ yếu do điều chuyển, thanh lý, bán và chuyển nhượng. Số liệu của Bộ Tài chính cũng cho biết, hơn 33.000 tỷ đồng đã thu được nhờ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các Bộ, ngành, Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và các địa phương.
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 11/5, đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết năm 2014 ngân sách đã tiết kiệm được 15.263 tỷ đồng trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và đầu tư xây dựng. Trong đó, một số bộ, ngành được đánh giá cao khi tiết kiệm, chi tiêu hiệu quả. Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải tiết kiệm được hơn 480 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng (gần 291 tỷ), Bộ Tư pháp (86,7 tỷ đồng); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (50,7 tỷ đồng).
Thanh Thanh Lan
( Vnexpress )
( Vnexpress )
Nợ đầm đìa vẫn xài rượu xịn Thủ tướng Nhật cũng không dám uống!
LÊ THỌ BÌNH 21/05/2016 - 13:32
VietTimes -- "Một tỉnh nghèo đi xin viện trợ mà lãnh
đạo tiếp khách loại rượu đắt tiền đến mức Thủ tướng Nhật cũng không dám uống,
dùng điện thoại Vertu giá gần nửa tỷ đồng", TS Lê Đăng Doanh đưa ra dẫn
chứng khi nói về việc tiêu xài quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế.
Ảnh minh họa
Ông Doanh đua ra thông tin trên tại
Hội thảo “Nhận diện nợ công ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra” vừa
diễn ra tại Hà Nội.
Nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn?
Theo TS Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) thì “cơ bản nợ công vẫn
nằm trong giới hạn quy định”. Còn ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý
nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cũng khẳng định “chỉ số nợ công vẫn
đang trong tầm kiểm soát”.
Ngược với sự lạc quan của các quan
chức Bộ Tài chính, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế
Trung ương, cho rằng, “nợ công của Việt nam hiện nay là cực kỳ nguy hiểm”. Ông
Doanh dẫn chứng: “Theo số liệu được Chính phủ công bố, đến năm 2015, nợ công
của Việt Nam đã lên tới 2,7 triệu tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với con số 1,3
triệu tỷ đồng vào năm 2011 (tăng 20%/năm), vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP của
nền kinh tế, trong khi thu ngân sách gặp thách thức lớn do nhiều lý do (giá dầu
thô giảm, thu từ bán đất chững lại…). Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển
châu Á, Quỹ Tiền tệ quốc tế đều đồng loạt cảnh báo về nguy cơ nợ công tăng quá
nhanh và việc trả nợ gặp khó khăn”.
Theo TS Lê Đăng Doanh thì, có những
chỉ dấu cho thấy con số nợ công đã được công bố có thể còn chưa chính xác và
đầy đủ theo thông lệ quốc tế. Trước hết, theo quy chế về NSNN hiện nay, một số
khoản thu chưa được hoạch toán vào NSNN như một phần trái phiếu chính phủ, một
phần vốn ODA. Khoản nợ xây dựng cơ bản của các địa phương cũng chưa được tính
vào. “Không thể nói là chỉ số nợ công vẫn đang trong tầm kiểm soát được.
Ngay cả ông Bộ trưởng Tài chính
trước đây phải thốt lên trên diễn đàn Quốc hội: “Mấy năm nay, điều hành ngân
sách như kiểu đi trên dây. Năm 2016 tiếp tục đi trên dây. Cứ tình hình này kéo
sang năm 2017, dây mà đứt thì chúng ta chết”. Còn ông Bùi Quang Vinh, khi còn
là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu đã ca thán rằng, với vẻn vẹn 45.000 tỷ đồng ngân
sách còn lại sau khi trừ đi chi thường xuyên thì “không biết phải làm gì, chưa
nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả”.
Nợ công của Việt Nam nguy hiểm hơn
các nước khác
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh
Phong thì nợ công của Việt Nam hiện nay nguy hiểm hơn các nước khác nhiều. Ông
Phong nói: “Nếu chúng ta nhìn rộng ra về nợ công, thì chúng ta thấy rằng, thực
ra con số 65%, thậm chí là 100% không quan trọng, mà quan trọng là ở khả năng
trả nợ, khả năng thu ngân sách, khả năng chi tiêu… So với các nước khác, thì nợ
công của chúng ta còn nguy hiểm gấp đôi. Vì sao? EU họ cũng nợ công, nhưng họ
có cộng đồng, có những nước mạnh như nước Đức, có IMF, có các tổ chức tài chính
khác hỗ trợ cho nên họ vẫn điều chỉnh được. Mỹ cũng nợ công lớn nhưng họ có
đồng đô la, có lượng dự trữ lớn, có uy tín, có thể chế. Nhật Bản cũng vậy. Hầu
hết các nước khác cũng đều như vậy.
Tỉ lệ nợ công ở Việt Nam không phải
là quá nguy hiểm, thế nhưng xét về khả năng trả nợ, uy tín thì Việt Nam thuộc
diện tốp nguy hiểm. Bởi vì:Thứ nhất, dự trữ ngoại tệ của ta rất hiếm,
rất mỏng. Thứ hai là, độ ổn định bền vững của kinh tế không
lớn. Nguồn thu ngày càng hẹp lại. Tiếp nữa là sự lỏng lẻo trong cơ chế dẫn đến
thất thoát quá lớn. Xử lý trách nhiệm nợ công không thật rõ ràng... Đấy là
những lý do khiến cho nợ công của chúng ta nguy hiểm hơn nhiều nếu so với các
nước khác. Ví dụ, nợ công ở Mỹ muốn tăng được phải do Quốc hội thông qua. Ở ta
có khi tăng xong rồi thì QH mới được thông báo và buộc phải thông qua. Thứ
3 là, sự phân công, phân cấp và hiểu về nợ nó không thật
đầy đủ, không những không đúng chuẩn thế giới mà trách nhiệm của người quản lý
nợ cũng chưa được quy định, nếu không muốn nói là không phải chịu trách nhiệm
gì. Ở các nước khác nếu ai gây ra nợ công sẽ bị chỉ đích danh và phải chịu
trách nhiệm”
Nợ đầm đìa nhưng xài sang hơn cả Thủ
tướng Nhật
Trong bài tham luận của mình, Cục
trưởng Trương Hùng Long cho rằng, nếu không có vốn vay thì ngày nay chúng ta
đâu có các loại máy bay hiện đại để đi. Nếu không có vốn vay thì lấy đâu ra
những đại lộ, đường cao tốc hiện đại. Còn TS Lê Đăng Doanh thì nói: “Kỷ
luật tài chính của chúng ta hiện nay hết sức lỏng lẻo. Không ít UBND xã nợ các
quán nhậu cả trăm triệu cả năm không trả, phải mượn lương của công an để trả”.
Rồi ông Doanh kể: “Có lần một chuyên
gia của Tổ chức JICA, cơ quan viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam, đã mới tôi và
bà Phạm Chi Lan ăn tối. Vị chuyên gia này kể rằng, ông ấy vừa đi khảo sát
ở tỉnh H, một trong những tỉnh nghèo nhất của phía Bắc. Buổi tối các quan
chức tỉnh này mời ông ấy ăn tối để dụ ông ấy làm dự án đầu tư bằng nguồn vốn của
Nhật Bản. “Tôi nhìn thấy mấy chai rượu, giá mỗi chai tới cả vài ngàn USD. Tôi
bảo với họ là rượu đắt thế này, ở Nhật, Thủ tướng cũng không dám uống. Rồi ông
nào cũng điện thoại cực sang. Có ông có cả Vertu giá tới cả gần nửa tỷ đồng
Việt Nam”- ông ấy kể, rồi cười bảo tôi: “Việt Nam các ông giàu thế. Lý ra thì
các ông phải viện trợ cho Nhật Bản chứ không phải Nhật Bản cần viện trợ cho các
ông”.
TS Lê Đăng Doanh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đình Khương
“Những chi tiết này làm tôi nhớ lại
một kỷ niệm với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sau khi chiến tranh kết thúc, Thủ
tướng đã đi thăm Thụy Điển để cảm ơn về sự ủng hộ, giúp đỡ của Thụy Điển và đề
nghị bạn tiếp tục viện trợ và giúp đỡ nước ta.Khi về, Thủ tướng kể lại cho
chúng tôi nghe về bữa ăn tối của nhà vua Thụy Điển dành riêng cho Thủ tướng.
Bữa ăn chỉ có ba món: xúp, một ít xà lách, món chính là vịt trời mà nhà vua vừa
đi săn được và món tráng miệng. Thủ tướng kể lại phải ăn hết các món thì mới đủ
no”- ông Doanh nói.
Đâu là lối thoát?
Để từng bước khắc phục tình trạng
này chúng ta cần phải làm gì? Đó là câu hỏi được nhiều diễn giả đặt ra.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng: “Điều
quan trọng nhất hiên nay là cần khẩn trương xây dựng báo cáo về tình hình kinh
tế- xã hội nói chung và cân đối NSNN nói riêng, bao gồm cả ngân sách trung ương
và địa phương với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, làm rõ sự thật, nói đúng
sự thật”, chỉ ra những nguyên nhân lâu dài và trực tiếp dẫn đến tình trạng bội
chi ngân sách ngày càng tăng, nợ công tăng lên nhanh chóng và nguy cơ vỡ nợ là
hiện thực.
Về cân đối ngân sách, có thể sơ bộ
xác định một số yếu tố như sau: bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp, kém hiệu quả,
tiêu sài quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Chi thường xuyên quá cao, lên
đến 70% tổng chi ngân sách, bao gồm những khoản chi lãng phí vượt quá tiêu
chuẩn của NSNN như ăn nhậu, uống rượu tây đắt tiền, đi nước ngoài kém hiệu quả,
lạm dụng chế độ về xe công… Chỉ riêng việc tập trung mua sắm công cũng có thể
tiết kiệm được từ 10-17%, khoảng 30.000 tỷ/năm là một thí dụ.
Tính công khai minh bạch của ngân
sách quá kém, chỉ được 18/100 điểm, xếp hạng chỉ cao hơn Campuchia và Trung
Quốc. Đầu tư xây dựng cơ bản kém hiệu quả, lãng phí, tham nhũng lớn, tính công
khai minh bạch thấp, không có chế độ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giải
trình
Vì vậy, cần xây dựng lộ trình tái cơ
cấu NSNN với những bước đi đồng bộ tích hợp như tinh giảm bộ máy, thực hiện
công khai minh bạch tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, thực hiện
trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân đối với chi tiêu công, đầu tư công,
sửa đổi, bổ sung quy định về đầu tư công, mua sắm công, cắt giảm chi tiêu thường
xuyên. Thực hiện sự giám sát có hiệu lực của QH, HĐND đối với bộ máy hành pháp,
tư pháp, chấm dứt tình trạng vượt dự toán ngân sách quá xa so với dự toán”.
Cuối cùng ông Doanh cũng khuyến cáo
rằng, cần xây dựng phương án dự phòng với kịch bản xấu khi vỡ nợ, phải nhờ cậy
vào các tổ chức tài chính quốc tế.
Bị chồng bỏ đi lấy vợ hai đã lâu, cụ sống với đứa con gái dở dại không biết làm việc gì.
Hai người đàn bà uống nước ao cho... đỡ đói
Dân trí Đã gần 80 tuổi nhưng ước mơ của cụ Trung chỉ là ngày có đủ 3 bữa cơm để ăn. Sống cảnh mù lòa không nhìn thấy gì, ấy vậy mà cụ vẫn là chỗ dựa cho đứa con dở dại chỉ biết liên thiên cả ngày với những câu chuyện không đầu, không cuối.
Trở về thăm cụ Lê Thị Trung ở thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đập vào mắt chúng tôi là căn nhà nhỏ xíu, trống huếch, trống hoác với những đùm rúm của quần áo rách, bao ni lông cũ và những mảng tường đen xì, cáu bẩn. Ngồi tựa cửa một mình hướng ra ngoài sân, cụ Trung cứ run lên bần bật như lúc nào cũng trực đổ xuống. Cách đó khoảng hai mét là chị Lê Thị Hà (con gái cụ Trung) đang ngồi tự nói chuyện một mình rồi lại cười ra chiều thích thú lắm. Chốc chốc khát nước quá, cụ Trung gọi con thì ngay lập tức như một phản xạ quen thuộc chị Hà đứng phắt dậy lấy chiếc bát chạy ù ra ngoài ao múc nước mang về. Hốt hoảng không cho cụ uống, chúng tôi hỏi thì chị hồn nhiên cho biết: “Uống nước lã cho khỏi đói” rồi lại lẳng lặng đi đâu mất.
Gần 80 tuổi, mắt không nhìn thấy gì, hàng ngày cụ Trung ngồi ở bậu cửa một mình.
Dường như đã quá quen thuộc với việc làm của con gái, cụ Trung cười cho biết: “Tôi già sắp chết rồi nên lúc khát, nó lấy cho nước ao để uống cũng không việc gì cả nhưng bụng đói thì khó chịu lắm”. Dứt lời cụ cho biết thêm chồng cụ đã bỏ đi lấy vợ hai cách đây mấy chục năm nay nên ở nhà chỉ có mấy mẹ con quây quần sớm tối. Cụ có ba cô con gái thì một cô lấy chồng ở xa họa hoằn lắm mới về thăm mẹ, một cô thì chồng chết vì tai nạn, hoàn cảnh nghèo khó phải một mình chèo chống nuôi ba đứa con thơ nên gần như cũng không chăm mẹ được ngày nào, cô còn lại là chị Hà thì từ nhỏ đã dở dại không bình thường nên phải sống dựa vào mẹ.
Khó khăn, nghèo khổ, trước khi cụ còn sức khỏe cũng quần quật lam làm để đủ cái ăn cho các con nhưng giờ già rồi, mắt hoàn toàn không nhìn thấy nữa thì lại thành ra đói ăn. Thuộc diện vào hộ đặc biệt khó khăn nên mỗi năm hai mẹ con cụ Trung cũng được nhà nước cho mấy chục cân gạo nhưng: “Hôm nào các bác hàng xóm sang nấu cho thì ăn cơm chín còn cái Hà mà nấu thì toàn tro, bụi, có hôm ăn gạo sống” – cụ Trung nghẹn ngào cho biết.
Chị Hà đã 50 tuổi nhưng bị dở dại nên không biết việc gì cả.
Đã dở dại, ấy vậy nhưng chị Hà lại bị người ta hãm hiếp rồi sinh ra cháu Lê Thị Hiên. Nhớ lại ngày con gái chuyển dạ đi đẻ, cụ Trung vẫn còn hốt hoảng: “Nó có biết gì đâu, thấy bụng to lên nó hỏi vì sao rồi ngày đi sinh cháu, nó vì không biết gì nên gào ầm ĩ, bà con làng nước phải đỡ đi đẻ chứ không ngày đó chết cả mẹ cả con vì nó chẳng biết gì cả”.
Con lẩn thẩn cả ngày không giúp được cụ Trung việc gì cả.
Hiện tại cháu Hiên đã học hết cấp II và đang đi làm thuê ở trên thành phố để kiếm tiền nuôi bà ngoại và mẹ. Tình cảnh khó khăn khiến cả làng ai cũng thương cụ Trung. Cả một đời vất vả vì con, đến lúc cuối đời, mắt đã không nhìn thấy, hàng ngày cụ lại sống cảnh “bữa đói, bữa no” bên cạnh đứa con dù đã 50 tuổi đầu nhưng suy nghĩ chẳng khác gì một đứa trẻ lên 3 ngu ngơ, tồ dại.
Tấm ảnh là vật báu của cụ Trung.
Đang dở câu chuyện, sực nhớ ra điều quan trọng, cụ nhờ chúng tôi lấy trên tường bức tranh chân dung cụ chụp lâu lắm rồi mang xuống. Mắt không nhìn thấy nhưng đôi bàn tay yếu ớt run run cụ cố vuốt, lần mò từng tí trên bức tranh cho yên tâm bởi: “Tôi chỉ còn có tấm ảnh này là quý nhất thôi cô ạ. Ảnh này tôi để dành để sau này chết rồi để thờ đấy”.
Cụ Trung phải chịu cảnh nhịn đói nếu như không có sự giúp đỡ từ những người hàng xóm
Nói rồi cụ lại ngồi ôm khư khư tấm hình như một báu vật mà nghe trong bụng từng tiếng ùng ục sôi lên vì đói. Không biết là một bữa, hai bữa hay lâu hơn nữa cụ chưa được ăn gì bởi những người hàng xóm tốt bụng có việc đi vắng, còn con gái cụ chỉ biết “uống nước ao cho đỡ đói, vậy thôi”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1445: Cụ Lê Thị Trung (thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)
Số ĐT: 0963.736.210 (số ĐT của chị Lê Thị Thủy, con gái cụ Trung).
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
|
Thiên Ân
Cả nước mừng cưới, viếng tang nhân viên điện lực??
Cả nước mừng cưới, viếng tang nhân viên điện lực??
Đăng lúc 14:33PM - 19/05/2016 | Doanh nghiệp
ANTT.VN – Bộ Tài chính vừa công bố, lấy ý kiến
về dự thảo nghị định “Ban hành Quy chế Quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam” (EVN), trong đó có một số khoản phúc lợi cho nhân viên EVN dự định
hạch toán vào giá thành bán điện.
TIN
LIÊN QUAN
Ảnh
minh họa
Theo đó tại Điểm s, Khoản 1, Điều 26 của dự thảo nghị định nói
trên quy định:
“s) Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao
động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ
mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào
tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa,
tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong
học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những
khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu
trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế
của EVN”.
Điều 26 là “Chi phí
hoạt động kinh doanh”, còn Khoản 1 là “Chi phí sản xuất kinh
doanh”. Như vậy, theo nguyên tắc kế toán, các khoản này sẽ được tính vào giá
thành thành sản xuất kinh doanh của ngành điện.
Tức là người tiêu thụ điện phải trả tất các thứ đó cộng với các
khoản chi phí khác để làm nên 19 khoản trong giá thành sản xuất kinh doanh. Và
như thế, nếu dự thảo nghị định này được thông qua thì từ nay cả nước sẽ phải đi
mừng cưới, viếng đám ma nhân viên điện lực và đóng tiền khen thưởng con cái họ
(!)
Trả lời báo chí, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh
phân tích: trong hoạt động của các doanh nghiệp thường
có nhiều loại quỹ như quỹ lương, quỹ bảo hiểm y tế hay quỹ công đoàn…, ít khi
người ta tính các khoản đó vào chi phí kinh doanh.
“Hơn nữa, các khoản hiếu, hỷ, nghỉ mát…là chi phí đột xuất, nếu
gộp cả vào chi phí kinh doanh thì tính kiểu gì?” - ông Ánh đặt vấn đề.
Trao đổi với ANTT.VN về
vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức (Chủ nhiệm CLB Pháp chếNgân hàng –
Hiệp hội Ngân hàng VN, Trọng tài viên VIAC, Chủ tịch Cty Luật BASICO) cho biết
Luật
sư Trương Thanh Đức
“Các luật và nghị định về thuế từ trước đến nay chỉ quy định
mang tính nguyên tắc, tương đối chung chung và chỉ nêu một số đầu khoản mục
được và không được tính vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Còn lại thì chủ yếu là dựa vào các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Mấy chục năm trước, các khoản trên không được đưa vào chi phí,
mà mới được bổ sung vào Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10-10-2014 sửa đổi quy
định tại khoản 2.31, Điều 2, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18-6-2014 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu được chấp nhận, thì lần
đầu tiên những khoản chi trên được ghi nhận trong một Nghị định của Chính phủ.
Đối với DN ngoài nhà nước thì quy định trên là hợp lý, vì thực
chất là những khoản chi phí cho người lao động cũng gián tiếp phục vụ mục đích
sản xuất kinh doanh. Nhưng đối với DN nhà nước thì có phần bất hợp lý, vì từ
trước đến nay được lấy từ quỹ phúc lợi, do Nhà nước đã quy định để lại tương
đối lớn cho doanh nghiệp. Tức là với tư cách chủ sở hữu, Nhà nước đã thu lợi
nhuận của doanh nghiệp nhà nước ít hơn..
Vì vậy, EVN nói riêng và các DNNN nói chung cần phải giảm bớt
quỹ phúc lợi, khi đã được công nhận các khoản đó vào chi phí. Có như vậy mới
tạo ra sự bình đẳng, hợp lý giữa DNNN và ngoài nhà nước và tránh thất thu thuế
từ lợi nhuận của DN".
Trước đó, ngành điện cũng vừa công bố giá bán buôn điện tăng
trung bình 2-5%.
Minh Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét