President Barack Obama meets with Communist Party of Vietnam General Secretary Nguyen Phu Trong at the Communist Party of Vietnam's Central Office in Hanoi on May 23, 2016. After Obama lifted the U.S. arms embargo on Vietnam, China released an uncharacteristically supportive response. (Jim Watson/AFP/Getty Images)
Tổng thống Barack Obama gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng tại Hà Nội ngày 23 tháng 5 năm 2016. Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, phía Trung Quốc đã đưa ra một phản ứng ủng hộ khác thường. (Nguồn ảnh: Jim Watson / AFP / Getty Images)
Vào ngày 24 tháng 5 vừa qua, Mỹ đã thực hiện một động thái ngoại giao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm củng cố một liên minh ngày càng lớn mạnh chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Động thái ngoại giao này gia tăng thêm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực và mở rộng số nước láng giềng với Trung Quốc mà đang thoát khỏi chủ nghĩa thái bình và sự thụ động.
Phản ứng của ĐCSTQ trước động thái ngoại giao của Mỹ là hoan nghênh, ủng hộ. Đồng thời, phía Trung Quốc tuyên bố rằng động thái của Mỹ mang lại sự phát triển có lợi cho thế giới.
Có lẽ bạn đang cảm thấy phản ứng trên của ĐCSTQ là bất thường. Đúng là như vậy. Nhưng ĐCSTQ ủng hộ chỉ vì Trung Quốc có nhiều lợi ích ẩn sâu hơn thế.
Động thái ngoại giao được nói đến là sự kiện Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí trong nhiều thập kỷ qua đối với Việt Nam. Theo Associated Press, ông Obama đã có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và tuyên bố: “Sự thay đổi này sẽ đảm bảo rằng Việt Nam tiếp cận được với các trang thiết bị cần thiết để bảo vệ đất nước và xóa bỏ vết tích còn lại của Chiến tranh Lạnh”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đáp lại sự kiện trên trong một bài phát biểu rằng Trung Quốc “vui mừng khi thấy Việt Nam phát triển các mối quan hệ hợp tác bình thường với tất cả các nước, trong đó có Mỹ”.
Tất cả các phản ứng của ĐCSTQ – dù là thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao hay thông qua các kênh truyền thông nhà nước – đều được kiểm soát chặt chẽ, và lời phát ngôn tầm cỡ của bà Hoa Xuân Oánh cũng đã được tính toán cẩn thận.
Xung quanh sự phát triển của mối quan hệ Việt – Mỹ, có một điều thú vị là ĐCSTQ có vẻ như đã đánh giá rằng: so với việc chỉ trích thì việc giả vờ ủng hộ mối quan hệ phát triển giữa Việt Nam và Mỹ sẽ mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích hơn. Cụ thể, sự ủng hộ này có khả năng sẽ đóng vai trò như bàn đạp để Trung Quốc bắt đầu cuộc vận động hành lang với Mỹ và EU nhằm dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí tương tự đã được áp đặt lên Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.
Hồ sơ nhân quyền kém của Việt Nam là một trong những điểm chính bị chỉ trích trong thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, và thực tế là ông Obama đã đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, bất chấp quyết định này có thể khiến một số nhà lãnh đạo Trung Quốc mừng rỡ hy vọng.
Chính quyền Trung Quốc đã thúc đẩy một tư tưởng trong đường lối đối ngoại, đó là nhân quyền không được cản trở chính trị. Chính sách này đã giúp Trung Quốc thiết lập được quan hệ đồng minh với một số chế độ chuyên quyền, độc tài nhất trên thế giới và xây dựng được một liên minh có ảnh hưởng với các quốc gia mà Mỹ và EU từ chối hợp tác.
Yếu tố này khiến chế độ Trung Cộng chịu những lời chỉ trích mạnh mẽ, vì hỗ trợ cho các nước như Bắc Triều Tiên đã giúp duy trì những chế độ độc tài toàn trị này, trong khi nếu không có sự hỗ trợ đó thì các chế độ độc tài rất có thể đã sụp đổ.
Tất nhiên, Việt Nam không xấu như Bắc Triều Tiên, nhưng chính phủ nước này được điều hành bởi hệ thống một đảng theo chủ nghĩa cộng sản, và cũng có một số vi phạm nhân quyền như các nước cộng sản khác. Theo một bảng xếp hạng mức độ tự do ở các quốc gia của Freedom House, Việt Nam được chấm điểm 20 trên tổng số 100 điểm, trong đó điểm 0 là mức ít tự do nhất. Điều này cho thấy rằng Việt Nam hầu như không có tự do chính trị và chỉ có một số quyền tự do công dân.
Điều thú vị về phản ứng của Trung Quốc trước thỏa thuận dỡ bỏ cấm vận vũ khí là những nhà tư tưởng chuyên về tuyên truyền của Trung Quốc rõ ràng đã đánh giá rằng lợi ích của sự im lặng sẽ lớn hơn sự chỉ trích – đặc biệt là khi sự chỉ trích có khả năng làm Trung Quốc càng mất đi lợi ích trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí chính nó mang tính biểu tượng hơn bất cứ điều gì. Tác động chính của thỏa thuận này lên sức mạnh quân sự của Việt Nam có thể không nhiều như tác động chính của nó lên việc Việt Nam được thế giới nhìn nhận ra sao.
Việt Nam vốn đã mua phương tiện và thiết bị quân sự của Nga, và sự thay đổi trong lập trường của Mỹ không thể giúp Việt Nam gia tăng răn đe quân sự đáng kể đối với Trung Quốc hơn hiện nay. Việt Nam có số lượng quân nhân hơn Mỹ, với gần nửa triệu binh sĩ tại ngũ và lực lượng dự bị lên tới 3 triệu người.
Nhưng nếu các sự kiện lịch sử gần đây cho ta biết điều gì đó, thì đó là ĐCSTQ thật sự xem quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam như một mối đe dọa và đang cố kìm nén. Khi Mỹ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào năm 2014, Nhân dân Nhật báo đã chỉ trích và cáo buộc Mỹ can thiệp vào sự “cân bằng quyền lực trong khu vực”.
Sự “cân bằng quyền lực trong khu vực” chính là yếu tố có thể chịu tác động lớn nhất từ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận. Những gì nó thay đổi là cái nhìn của Mỹ về Việt Nam, và nó hữu ích cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam với các nước khác. Theo Japan Times đưa tin, quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ sẽ làm giảm đi “sự nhạy cảm chính trị” mà các nước phải đối mặt khi tăng cường quan hệ với Việt Nam.



Cay cú chuyến thăm của Obama, báo TQ vừa dọa, vừa kể công với VN

Ngọc Minh | 
Cay cú chuyến thăm của Obama, báo TQ vừa dọa, vừa kể công với VN
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Obama trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội. (Ảnh: AFP)

Tờ báo nhà nước Trung Quốc ChinaDaily đã ngang nhiên lên tiếng dằn mặt - với giọng điệu từ nhẹ tới nặng - mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ.

Báo Trung Quốc ChinaDaily cho rằng, "trái ngọt" trong chuyến thăm 3 ngày của Tổng thống MỹObama tới Việt Nam là hợp đồng mua 100 máy bay - với tổng giá trị lên tới vài tỉ USD, giữa hãng hàng không Vietjet Air và tập đoàn Boeing, cùng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương mà Mỹ áp đặt lên Việt Nam vài thập kỷ trước.
"Cả hai bên rõ ràng đều sẵn sàng gác những tàn tích còn sót lại của chiến tranh để hoàn thành quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước bắt đầu từ nhiều năm trước".
Những nhận định dường như có vẻ khách quan trên thực tế lại là được ChinaDaily sử dụng để mở đầu cho những lời cảnh cáo, dằn mặt ngay sau đó.
"Dù hai nước (Việt Nam và Mỹ) có theo đuổi bất cứ lợi ích chung nào, thì cũng đừng bao giờ nên đem lợi ích của Trung Quốc ra để thỏa thuận, cũng như đe dọa tới an ninh khu vực".
Cùng chung thái độ cay cú của truyền thông Trung Quốc vài ngày nay, tờ báo Trung Quốc, thay vì trực tiếp đưa ra suy nghĩ của mình, lại tỏ vẻ khách quan khi dẫn nhận định của "một vài người" rằng, chuyến thăm 3 ngày của ông Obama "là động thái quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Họ nói, Mỹ đang dùng Việt Nam làm đối trọng với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là sau những căng thẳng ở Biển Đông".
"Điều này, nếu đúng, sẽ là một dấu hiệu xấu đối với hòa bình và ổn định khu vực, vì nó sẽ làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông và làm bùng lên nguy cơ biến khu vực này thành một mối lửa cho các xung đột", ChinaDaily cảnh cáo.
Khi phát biểu trước báo giới tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ đã khẳng định, việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam không liên quan tới Trung Quốc, mà là một phần cần thiết trong tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương, song ChinaDaily thì vẫn cáo buộc, quyết định này là "nhằm kiềm chế Trung Quốc".
Chưa hết, ChinaDaily quay sang "nói chuyện tình cảm" với Việt Nam. Tuy vậy, có thể thấy đây vẫn là "chiêu" mà tờ báo này sử dụng để nhắc nhở quốc gia láng giềng nên cân nhắc kỹ lưỡng thiệt hơn trong mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.
Tờ này viết: "Những lợi ích mà Trung Quốc và Việt Nam đạt được từ mối quan hệ song phương đang ngày càng tăng, nhiều hơn rất nhiều so với vấn đề do những khác biệt gây ra. 
Trung Quốc từ lâu đã là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (đối tác xếp ở vị trí thứ hai là Mỹ -PV), và các nhà lãnh đạo hai nước vẫn đang nỗ lực duy trì mối quan hệ "láng giềng tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Trong khi Trung Quốc ngày càng ngang ngược ở Biển Đông, ChinaDaily vẫn ngang nhiên viết: "Dù có những bất đồng ở Biển Đông, song Trung Quốc và Việt Nam đã công khai cam kết giải quyết khác biệt một cách hợp lý thông qua hợp tác và đối thoại - một nguyên tắc mà nhờ đó, cả 2 bên đã hoàn tất đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ một cách suôn sẻ".
Trước đó, hãng tin nhà nước Trung Quốc cũng lớn tiếng nhắc rằng, "Việt Nam nên cẩn trọng hơn trong việc hợp tác với Hoa Kỳ".
theo Trí Thức Trẻ


Hoàn Cầu bắt bẻ vô lý phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội

Thủy Thu | 
Hoàn Cầu bắt bẻ vô lý phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội hôm 24/5. (Ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Thời báo Hoàn Cầu đang bắt bẻ vô lý câu trích dẫn "Nam Quốc sơn hà" mà Tổng thống Mỹ Barack Obama nói tại Hà Nội, và cho rằng Mỹ "không nhằm vào Trung Quốc" là nói dối.



Ngày 24/5, trong buổi nói chuyện tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Tổng thống Obamađã có những chia sẻ chân thành, cởi mở và tích cực.
Đề cập đến vấn đề Biển Đông, ông Obama cho rằng, tuy không phải là bên tranh chấp nhưng nước Mỹ sẽ sát cánh cùng các đối tác thúc đẩy việc bảo vệ tự do hàng hải và giải quyết hòa bình cho các tranh chấp thông qua biện pháp pháp lý, phù hợp luật pháp quốc tế.
Ngoài ra ông Obama nhấn mạnh: "Dù lớn hay nhỏ thì chủ quyền của một quốc gia cũng cần được tôn trọng. Và lãnh thổ của họ là không thể xâm phạm. Các nước lớn không được phương hại tới các nước nhỏ hơn. ".
The Guardian (Anh) đã trích lại câu nói này của Tổng thống Mỹ và đưa ra bình luận về việc "Mỹ ủng hộ bên nào" trong giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Tuy nhiên, báo cáo trên Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 25/5 đã bóp méo vấn đề theo hướng khác khi dẫn bình luận của tờ báo Anh và coi đó như một đánh giá nhằm vào việc ông chủ Nhà Trắng trích dẫn bài thơ "Nam Quốc sơn hà" trong bài phát biểu tại Hà Nội.
Tờ báo "diều hâu" này lý giải, "bài thơ thần" của "danh tướng kháng Tống" Lý Thường Kiệt, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, đã lưu danh trong cuộc kháng chiến của Đại Việt chống quân Tống xâm lược (1075-1076).
Vì vậy, Hoàn Cầu "mượn" bình luận của The Guardian để ám chỉ việc Tổng thống Obama Mỹ trích dẫn một bài thơ "kháng Tống" chẳng khác nào đi ngược lại tuyên bố "không nhằm vào Trung Quốc" mà ông đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, trong cả bài phát biểu kéo dài khoảng 30 phút tại Hà Nội, Tổng thống Obama không một lần nhắc đến nước này.
Dường như, trước sự phản đối mạnh mẽ của xã hội quốc tế về hành vi ngang ngược trên Biển Đông và vụ kiện Biển Đông tại Tòa trọng tài thường trực (PCA) sắp đến hồi kết, Bắc Kinh đang tự "có tật giật mình".
Ở một diễn biến khác, tại Hội nghị ngoại trưởng Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) họp tại Toshkent, Uzbekistan hôm 24/5, giới truyền thông đã đặt câu hỏi về tình hình căng thẳng trên Biển Đông cho Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Ông Vương một lần nữa lấp liếm về cách hành xử vi phạm luật pháp quốc tế của Bắc Kinh bằng câu nói "công bằng ở tại lòng người".
Vương Nghị ngang ngược phản đối giải quyết tranh chấp theo phương thức quốc tế hóa và "cấm" các thế lực bên ngoài can thiệp.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư của sử gia Ngô Sĩ Liên, năm 1076, trong cuộc kháng chiến chống quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, danh tướng Lý Thường Kiệt đã cho quân lính đọc bài thơ thần nhằm uy hiếp tinh thần quân địch.
Sau đúng như lời bài thơ, quân dân Đại Việt đã giành thắng lợi hoàn toàn:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".
theo Thế giới trẻ



G-7 sẽ có chương trình hành động nhằm kiềm chế sự tác oai tác quái của Bắc Kinh, đó cũng là sự khác biệt của hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Nhật Bản.

The Japan Times ngày 24/5 đăng bài viết của tác giả David Malone – phụ tá Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, kêu gọi lãnh đạo các nước G-7 hãy có những hành động có ý nghĩa để giải quyết những vấn đề đang nảy sinh và diễn ra trên thế giới, làm ảnh hưởng đế an toàn cho sự sống trên toàn cầu.

Những vấn đề nghiêm trọng trên thế giới cần những hành động cấp thiết của G-7 chứ không chỉ là những lời nói xuông mà thôi.

Ông David Malone cho rằng, các nước G-7 chủ yếu hành động chỉ vì lợi ích riêng của họ, chứ không phải vì lợi ích chung, mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ nhưng hầu hết là trong lĩnh vực nhân đạo.

Thế giới có thể yêu cầu các nước G-7, các nền kinh tế mạnh nhất và thịnh vượng nhất của thế giới, phải nhận ra giá trị của những quyết định hỗ trợ của họ cho lợi ích chung trên toàn cầu để từ đó có hành động cho phù hợp.

                               Ảnh hưởng của Trung Quốc khiến lãnh đạo G-7 sẽ có hành động. Ảnh: CCTNE.

David Malone cảnh báo: “G-7 cần nhận ra rằng cán cân quyền lực toàn cầu đã thay đổi, điều đó đòi hỏi các thành viên của G-7 cần làm việc với những nước không phải là thành viên để cùng giải quyết những vấn đề làm thay đổi thế giới.

Thực tế là không nên cho phép họ để trốn tránh trách nhiệm của các nước giàu nhất và mạnh mẽ nhất thế giới - nhằm hỗ trợ thế giới trong việc kiểm soát và xứ lý những mối đe dọa toàn cầu”.

Ông David Malone đặt câu hỏi: Hội nghị thượng đỉnh G-7 thường bị chế nhạo như một rạp xiếc bay rộng lớn, luôn là một bầu không khí nóng nhưng lại không có hành động có ý nghĩa. Liệu Hội nghị G-7 lần này tại Ise-Shima, Nhật Bản có thể sẽ có điều gì khác biệt chăng?

Ngưới viết cho rằng, G-7 Ise-Shima chắc chắn có khác biệt và nhân tố khiến cho G-7 lần này có khác biệt chính là sự ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc với tất cả những vần đề trên toàn cầu. 

Chính sách tái cơ cấu của Tập Cận Bình có thể gây ra nhiều cuộc chiến kinh tế giữa Trung Quốc với những thực thể kinh tế lớn trên thế giới

Có thể thấy rằng, hạ nhiệt phát triển nóng là nguyên nhân khiến Bắc Kinh thực hiện chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế. Nhưng mục đích của chính sách này là hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

“Giấc mộng Trung Hoa” bá chủ thế giới là khát vọng của giới lãnh đạo Trung Nam Hải có ngay từ thời Mao Trạch Đông với “Đại nhảy vọt” hay Đặng Tiểu Bình với “Bốn hiện đại”, theo BBC ngày 9/11/2013.

Tuy nhiên vì sai lầm hoặc hạn chế nên khát vọng của những người tiền nhiệm chỉ hình thành nên “giấc mộng Trung Hoa” mà thôi. Khi Tập Cận Bình nắm giữ quyền lực, ông nhận thấy “sức mạnh Trung Hoa” đã có thể hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa”, vấn đề còn lại chỉ là chiến lược mà thôi.

Bởi vậy, vừa để giảm thiểu tác hại của phát triển nóng, vừa có thể tạo thế và lực cho mình, Tập Cận Bình đã thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế Trung Quốc.

Vì mục đích hướng tới ngôi vị bá chủ toàn cầu, nên cũng giống như các chiến lược quan trọng khác, chính sách tái cơ cấu kinh tế của Bắc Kinh cũng phải thực hiện được hai nhiệm vụ quan trọng là làm lợi tối đa cho kinh tế Trung Quốc và làm thiệt hại tối đa đối thủ của Bắc Kinh.

Từ khi tái cơ cấu phát huy công lực thì cơ chế “làm lợi cho ta – gây hại cho địch” của Trung Quốc đã phát huy tác dụng.

Hàng loạt những thực thế kinh tế, những định chế hay tổ chức kinh tế - tài chính đã ngấm đòn bởi sự suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Đó chính là hiệu ứng của chính sách tái cơ cấu lại kinh tế của ông Tập Cận Bình.

                                                   Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: SCMP.

Từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến EU và ngay cả Mỹ cũng đều bị ảnh hưởng bởi “quái chiêu” này. Từ WB đến ADB hay các tổ chức hay định chế tài chính khác đều bị kiềm chế bởi chính sách mới này của ông Tập Cận Bình.

Từ việc đảo ngược quy trình kinh tế hay áp dụng nguyên tắc hiệu quả kép trong đầu tư, cho đến việc vận dụng những công cụ kinh tế nhằm tạo ra vị thế không bình đẳng của minh với phần còn lại của sân chơi kinh tế thế giới, Bắc Kinh đều gây tác hại cho kinh tế toàn cầu, qua đó mang lại lợi ích cho mình.

Với vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt là thị trường khổng lồ với hơn 1,3 tỷ người, Bắc Kinh đã bất chấp luật lệ của các sân chơi mà họ tham gia.

Với sự tác oai tác quái bởi các chính sách kinh tế của Bắc Kinh, các thực thể kinh tế trên thế giới đã có những hành động đáp trả. Từ việc EU có thể trì hoãn việc trao quy chế thị trường tự do đấy đủ cho Trung Quốc đến việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc trên thị trường nước này...

Việc đáp trả của đối thủ hay đối tác đều muốn hướng Bắc Kinh vào việc tuân thũ luật chơi.

Có thể thấy rằng, tác hại bởi chính sách kinh tế của Bắc Kinh và hành động trả đũa của các đồi thủ đã hình thành và manh nha nguy cơ tạo nên hàng loạt những cuộc chiến kinh tế trên thế giới.

Những cuộc chiến kinh tế Trung Quốc – Hoa Kỳ, cuộc chiến Trung Quốc – EU, cuộc chiến Trung Quốc – Nhật Bản, cuộc chiến Trung Quốc - Ấn Độ và những cuộc chiến giữa Bắc Kinh với các thực thể khác mà người viết sẽ có những bài phân tích, sẽ hoành hành nền kinh tế toàn cầu. 

Hậu quả của những cuộc chiến kinh tế khởi phát do chính sách kinh tế của Bắc Kinh khiến cho hầu hết các thực thể kinh tế trên thế giới chịu thiệt hại, từ đó hình thành nên bức tranh kinh tế toàn cầu thực sự thiếu khởi sắc.

Điều này khiến cho G-7 không thể ngồi yên được nữa. Có lẽ sự đoàn kết “tấn công” Bắc Kinh chưa thể hình thành bởi trong G-7 có “bạn vàng” của Tập Cận Bình. Nhưng những biện pháp kiềm chế Bắc Kinh có lẽ sẽ được các lãnh đạo G-7 đồng thuận.

Chiến lược “con đường tơ lụa mới” của Tập Cận Bình có thể gây bất ổn tại nhiều khu vực trên thế giới

Trong việc hiện thực hoá “giấc mông Trung Hoa”, nếu như chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế của ông Tập Cận Bình là nhằm tăng cường “sức mạnh Trung Hoa”, thì chiến lược “con đường tơ lụa mới” là thể hiện “sức mạnh Trung Hoa”.

Trong việc tái hiện lại con đường tơ lụa thuở nào nay được Tập Cận Bình mở rộng thêm một nhánh mới trên biển, từ đó hình thành nên thế gọng kìm đầy lợi hại, theo nhận định của The New York Times ngày 4/12/2015.

Nhánh đường bộ của con đường tơ lụa nay thêm cả đường sắt cao tốc, đi qua vùng Trung - Nam Á và điểm cuối sẽ là Địa Trung Hải. Nhánh đường thuỷ sẽ qua Biển Đông, vào Ấn Độ Dương và điểm đến sẽ là bờ đông của Châu Phi.

Như vậy, lục địa đen sẽ là nơi hai gọng kìm gặp nhau và được xem như một “Trung Hoa mở rộng”. Đây có thể là lý giải cho căn nguyên của chính sách đồng hoá Châu Phi và gây xung đột trên Biển Đông của Bắc Kinh.

Như vậy để triển khai chiến lược con đường tơ lụa mới, Bắc Kinh sẽ phải làm bạn với nhiều đối thủ và trở thành đối thủ của nhiều đối tác bởi tác động của chiến lược “vĩ đại” này.

Việc Bắc Kinh chuyển bạn thành thù và chuyển thù thành bạn sẽ làm manh nha nguy cơ xung đột, hoặc phát triển các cuộc xung giữa các quốc gia, từ đó tạo bất ổn cho nhiều khu vực trên thế giới. Việc gây bất ổn sẽ chưa thể chấm dứt nếu Bắc Kinh chưa hoàn tất chiến lược.

Trung Quốc xây dựng liên minh chiến lược với Pakistan, tạo điều kiện cho Nepal tối đa hoá lợi ích của mình trong quan hệ với Trung Quốc, từ đó tạo ra nguy cơ bất ổn trong khu vực Nam Á khi lợi ích của Ấn Độ bị ảnh hưởng.

Dù Ấn Độ có vai trò rất quan trọng với Bắc Kinh trong việc hiện thực hoá chính sách tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tăng cường “sức mạnh Trung Hoa”, nhưng Bắc Kinh vẫn không xây dựng cơ chế “đôi bạn cùng tiến” với New Delhi.  

Tại khu vực Đông Nam Á, Bắc Kinh thực hiện chính sách bành trướng, tạo nguy cơ gây xung đột vũ trang mà mục đích cuối cùng là khơi thông nhánh đường biển của con đường tơ lụa mới.

Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, quyền lợi hàng hải, tự do và an toàn hàng hải tại Biển Đông ngày càng cho thấy rõ mưu đồ của Bắc Kinh ở khu vực này. Tập Cận Bình không có ý bắt tay Obama và có thể vô hiệu hoá những thoả thuận của Putin tại khu vực này nếu nó là rào cản đối với Bắc Kinh.  
  
Trong khi đó, cuộc chiến kinh tế Trung - Nhật có thể khởi phát trên lục địa đen sẽ khiến cho nguy cơ bùng phát những cuộc xung đột giữa các quốc gia nghèo khó vùng Trung và Nam Phi.

Với những quốc gia Châu Phi vỡ mộng vì Trung Quốc, sẽ bị quyến rũ bởi sức mạnh của đồng yên và điều đó là không thể chấp nhận với Bắc Kinh. Việc Tập Cận Bình trả đũa Abenomics có thể sẽ khiến lục địa đen phải trả giá. 

Dù Bắc Kinh không nhúng tay trực tiếp vào các cuộc xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi, nhưng điều đó không có nghĩa Bắc Kinh “vô can” với khu vực này.

Dư luận cho rằng, Bắc Kinh đang là “kẻ giấu mặt”, âm thầm chuẩn bị nguồn lực để khai thác lợi ích khi cuộc xung đột Syria chấm dứt. Điều đó không có gì bất ngờ, vì theo tính toán của Trung Quốc thì tương lai của Châu Phi là khu vực của đồng nhân dân tệ. Chẳng lẽ G-7 sẽ để yên?

Bắc Kinh nắm vai trò chi phối điều tiết giá dầu khiến cho kinh tế thế giới chậm khởi sắc

Theo giới quan sát, có ba nguyên nhân quan trọng khiến kinh tế toàn cầu suy giảm nhịp độ phát triển. Một là đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc bị hãm lại; Hai là ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang, bất ổn xã hội tại nhiều khu vực trên thế giới; Và ba là giá dầu thô giảm sâu.

Tuy nhiên, xung đột vũ trang và bất ổn xã hội tại nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới còn là hậu quả của suy thoái kinh tế, chứ không chỉ là nguyên nhân gây nên suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới gây nên suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ không dễ dàng được khắc phục, bởi lẽ chính sách tái cơ cấu của Bắc Kinh sẽ khiến cho kinh tế Trung Quốc co lại.

Điều đó đồng nghĩa với việc chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Trung Quốc có chủ đích lảm giảm sự đóng góp của kinh tế nước này vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, để có lợi cho ý đồ của họ.

Vậy là chỉ còn khả năng khắc phục biến động giá dầu thô là giải pháp khả quan giúp cho kinh tế thế giới khởi sắc. Song giải pháp này hiện nay không dễ dàng phát huy hiệu quả.

Lý do của điều ấy một phần là vì, quy luật cung – cầu không thể vận hành mang lại kết quả tốt cho kinh tế toàn cầu là giá dầu tăng, vì hiện nay cung đã vượt cầu, trong khi lượng dầu thô khai thác thì lại không thể cắt giảm.

Tuy nhiên, lý do quan trọng hơn là giá dầu đang bị Bắc Kinh thao túng và chi phối, trong khi lợi ích của Trung Quốc lại gắn liền với giảm giá dầu.

Cho đến lúc này thì không thể phủ nhận sự chi phối của Bắc Kinh đối với cơ chế tăng giảm giá dầu thô trên thế giới. Bởi lẽ hiện nay Tập Cận Bình đang “nắm trong tay quyền chi phối” sản lượng khai thác dầu thô chiếm gần 40% của toàn thế giới, thậm chí còn nhiều hơn lượng khai thác của cả OPEC, theo Oil News Network. 

Có thể nhận diện đó là Nga chiếm khoảng 12%, Arab Saudi 13%, Iran 5%, Venezuela 2%, Brazil 3% và chính Trung Quốc khoảng 5%. Cho dù mức độ chi phối của Trung Quốc đối với các “nhà sản xuất” là khác nhau, nhưng không thể phủ nhận Bắc Kinh đang là “trùm dầu hoả”.

Nhiều người cho rằng Washington nhường sân chơi này cho Bắc Kinh. Điều đó còn cần phải kiểm chứng, nhưng sự thật là Bắc Kinh đang nắm chìa khoá của giá dầu.

Hiện nay với vị thế của mình, Bắc Kinh đang vừa điều phối nguồn cung, vừa điều tiết lượng cầu khiến cho giá dầu thô không thể tăng giảm ngoài sự kiểm soát của Bắc Kinh. Có thể thấy rằng kinh tế Trung Quốc khởi sắc thì giá dầu có hy vọng tăng và ngược lại.

Điều đó khiến cho G-7 không thể để Bắc Kinh sử dụng công cụ giá dầu một cách tuỳ hứng nhằm mang lại lợi ích tối đa cho họ và gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu, chứ không chỉ những nước xuất khẩu dầu thô.     

Hành động ngang ngược của Bắc Kinh tại Biển Đông ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu

Có thể khẳng định rằng, những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là xem thường dư luận quốc tế và bất chấp luật pháp quốc tế. Bởi lẽ khi có một bên lựa chọn và tiến hành công cụ pháp lý để giải quyết tranh chấp thì việc giũ nguyên hiện trạng đang tranh chấp là điều bắt buộc.


Cùng với đó là cách hành xử không dựa trên quy định Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như không tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) mà chính họ đã ký với các nước ASEAN.

Điều này cho thấy Bắc Kinh đang hành xử đối với các tranh chấp trên Biển Đông theo suy nghĩ và ý muốn của họ. Đây không phải là cách hành xử của các quốc gia văn minh trong ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc.

Cách hành xử của Trung Quốc sẽ gây nên hậu quả hết sức nguy hiểm.

Thứ nhất, tính kẻ cả của Bắc Kinh có thể sẽ khiến cho lãnh đạo một số quốc gia buộc phải cân nhắc trong việc lựa chọn cách hành xử đối đầu thay cho đối thoại.

Điều đó khiến cho nguy cơ xung đột vũ trang là khó tránh khỏi cùng với đó là tự do và an toàn hàng hải trên Biển Đông bị đe dọa. Nguy cơ Biển Đông thành điểm nóng, thậm chí là xung đột quốc tế hoàn toàn có thể xảy ra.

Thứ hai, cùng với Trung Đông và Bắc Phi, Đông Nam Á đang là nơi được chủ nghĩa khủng bố quốc tế chọn làm đại bản doanh mà xung đột và tranh chấp biển đảo là một trong những nguyên nhân khiến cho những kẻ khủng bố chọn khu vực này.

Khi khủng bố lợi dụng xung đột gữa các quốc gia để thực hiện hành động thì hậu quả sẽ khôn lường. Hoạ khủng bố tại Đông Nam Á đã đến gần và những kẻ khủng bố tại mặt trận này sẽ chia lửa với Trung Đông – Bắc Phi.   

Như vậy là an ninh toàn cầu có thể bị đe dọa ngay từ “rốn” Đông Nam Á và hành động ngang ngược của Bắc Kinh trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông chính là nguyên nhân của vấn đề ấy.

Do đó, những nhà lãnh đạo G-7 sẽ có hành động để ngăn chặn “con trạch” khủng bố IS sẽ lẩn về đây khi chiến trường Trung Đông – Bắc Phi là mồ chôn của chúng.

Dù vấn đề tranh chấp Biển Đông có trong chương trình nghị sự hay không, nhưng ảnh hưởng của nó thì chắc chắn sẽ có trong chương trình hành động của G-7.

Tóm lại, có thể thấy rằng chính sách của chính phủ Trung Quốc và hành động của Bắc Kinh trong việc giải quyết những vấn đề trên thế giới đã thực sự là những thách thức đối với G-7.

Người viết cho rằng, G-7 sẽ có chương trình hành động nhằm kiềm chế sự tác oai tác quái của Bắc Kinh, đó cũng là sự khác biệt của hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Nhật Bản. Có lẽ là không quá lời khi cho rằng phải có chương trình hành động ấy thì hội nghị lần này mới được gọi là thành công.

Ngọc Việt 


(Giáo Dục)