Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Tổng thống Obama thăm Việt Nam: Chương mới trong mối quan hệ đối tác toàn diện; Tại sao Hoa Kỳ đơn phương dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí và thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam?; Tổng thống Mỹ làm MC khi đối thoại với start-up Việt

Hôm nay, Tổng thống Obama đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ thứ ba đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ bắt đầu hơn 20 năm trước đây.

Tổng thống Barack Obama (phải) và Chủ tịch nước Trần Đại Quan tại Phủ Chủ tịch ngày 23 tháng 05, 2016. Ảnh: PBS.org
Tổng thống Barack Obama (phải) và Chủ tịch nước Trần Đại Quan tại Phủ Chủ tịch ngày 23 tháng 05, 2016. Ảnh: PBS.org

Đối với nhiều người Mỹ, “Việt Nam” thường là một từ liên quan đến chiến tranh và lịch sử cực kỳ phức tạp giữa các quốc gia giữa hai nước. Nhưng kể từ khi bình thường hóa [quan hệ] bắt đầu, Hoa Kỳ và Việt Nam đã liên tục xây dựng mối quan hệ đối tác, chứng tỏ rằng chúng ta có thể nhìn nhận lịch sử mà không bị chính lịch sử cầm tù chúng ta. Thật vậy, chuyến thăm của Tổng thống đến Việt Nam là lịch sử không phải vì đây là lần đầu tiên, nhưng vì mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển thành một tình bạn sâu sắc và quan hệ đối tác chiến lược.


Tổng thống đã gặp gỡ với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người mà ông đã chào đón tới Nhà Trắng vào năm 2015. Đó là một thời khắc lịch sử hai nước vốn từng kẻ thù của nhau. Như Tổng Bí thư cho biết vào thời điểm đó:

“Tôi nghĩ rằng 20 năm trước, không quá nhiều người sẽ tưởng tượng một cuộc họp – một cuộc họp giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng thống Hoa Kỳ. Điều vô cùng quan trọng là chúng ta đã chuyển đổi từ cựu thù trở thành bạn bè, đối tác – đối tác toàn diện “.

Tổng thống Obama đã chuyển trọng tâm vào khu vực Châu Á–Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của mình, và Việt Nam – một nền kinh tế lớn và đang phát triển ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á – là quan trọng đối với những nỗ lực đó. Và trong chuyến thăm này, chúng ta sẽ có cơ hội để làm nổi bật – và phá triển hơn nữa – mối hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Việt Nam là một phần trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương [TPP], một thỏa thuận thương mại Tổng thống Obama đã thúc đẩy giữa Hoa Kỳ, Việt Nam, và 10 quốc gia khác trong khu vực châu Á –Thái Bình Dương. Trong khi TPP – tương tự như bất kỳ thỏa thuận thương mại nào khác – là một chủ đề thường gây tranh luận mạnh mẽ, nhưng lợi ích nó lại rất rõ ràng. TPP sẽ mở cửa thị trường và bỏ những rào cản đối với các doanh nghiệp Mỹ trong các thị trường mới nổi lớn nhất thế giới, tạo ra công ăn việc làm ngay ở nước nhà Hoa Kỳ. TPP sẽ tốt cho nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế Việt Nam, và các tiêu chuẩn về lao động và môi trường sẽ làm cho cuộc sống người dân tốt hơn.

Bởi vì TPP, Việt Nam đã đồng ý năm nguyên tắc cơ bản về lao động ILO – quyền tự do hiệp hội, quyền mặc cả tập thể, cấm lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và ngăn cấm kỳ thị trong công việc làm. Bởi vì TPP, Việt Nam đã đồng ý nâng cao các tiêu chuẩn về việc làm, chẳng hạn như tăng mức lương tối thiểu và điều kiện làm việc an toàn. Những nghĩa vụ này phải được thi hành nghiêm chỉnh, vì vậy Việt Nam phải tuân theo để nhận được những lợi ích mà thỏa thuận sẽ mang lại.

TPP cũng đặt các điều khoản mạnh mẽ liên quan đến bảo vệ môi trường, đảm bảo rằng các nước như Việt Nam phải trấn áp nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, khai thác gỗ bất hợp pháp và câu cá bất hợp pháp. Các tiêu chuẩn này sẽ giúp Việt Nam cải tình hình quốc nội và sẽ mang lại lợi cho người lao động Việt Nam cũng như môi trường của họ. Hơn nữa, các tiêu chuẩn này chỉ là một phần của sự hợp tác rộng lớn hơn với Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác trong việc bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng sạch, và chống biến đổi khí hậu.

Tham khảo thêm những loại hình hợp tác kinh tế có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Mỹ:

TPP là một đề tài trong mối quan hệ Việt–Mỹ nhằm tác hỗ trợ trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương. Nhiều thập kỷ sau khi chiến tranh [Việt Nam] kết thúc, chúng tôi đang tăng cường mối quan hệ quân sự, điều sẽ giúp chúng tôi hỗ trợ cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực quan trọng – từ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, đến hỗ trợ công tác an ninh và gìn giữ hòa bình trên biển. Hoa Kỳ và Việt Nam đã cam kết tiếp tục duy trì các nguyên tắc quốc tế cơ bản như tự do hàng hải. Và trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông, Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ cách giải quyết ôn hòa đối với các tranh chấp theo luật pháp quốc tế – một nguyên tắc mà Hoa Kỳ đã nói rõ tại Hội nghị Thượng đỉnh gần với 10 quốc gia Đông Nam Á.

Đầu tư của Hoa Kỳ vào trong tương lai của Việt Nam có lẽ là điểm rõ ràng nhất đối với sự tham gia ngày càng tăng của chúng tôi với những người trẻ tuổi tại Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam hiện có đông sinh viên nhất đang theo học tại các trường đại học ở Hoa Kỳ hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Gần 12.000 thanh niên Việt Nam đang phát triển các kỹ năng mới với tư cách là các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á do Tổng thống khởi xướng (YSEALI). Các lãnh đạo về giáo dục và công nghệ của Mỹ như Intel, Oracle, và Đại học Arizona State đang giúp đào tạo Việt Nam trong mảng giáo dục liên quan đến các môn STEM (khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán học).

Mùa thu năm nay, Đại học Fulbright Việt Nam – đại học phi lợi nhuận và độc lập đầu tiên ở Việt Nam – sẽ chào đón lớp học đầu tiên.

Và ngày hôm nay, Tổng thống tuyên bố rằng Tổ chức Hòa bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam lần đầu tiên. Peace Corps sẽ tập trung vào việc giảng dạy tiếng Anh, và trao đổi tình bạn với hy vọng sẽ mang chúng ta gần gũi hơn trong nhiều thập kỷ tới.

Bạn có thể sẽ thấy sự khác biệt mà mối quan hệ giữa nhân dân hai nước có thể mang lại khi bạn theo dõi buổi nói chuyển của Tổng thống Obama với các nhà lãnh đạo trẻ YSEALI tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày thứ Tư tới đây.

Giữa lúc chúng ta phát triển kinh tế, chiến lược, và mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, các quyền con người của nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục là một trọng tâm trong những nỗ lực của chúng tôi. Chúng tôi đã đạt được một số tiến bộ trong các cuộc đối thoại với phía Việt Nam về những vấn đề này, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục có một số khác biệt nghiêm trọng với chính phủ Việt về cách tiếp cận đối với các vấn đề liên quan đến bất đồng chính trị, xã hội dân sự độc lập và tự do báo chí. Tổng thống sẽ có cuộc gặp với các thành viên xã hội dân sự Việt Nam để nghe trực tiếp từ họ trong chuyến thăm của ông. Và có những bước đi cụ thể mà chính phủ Việt Nam có thể tiếp tục làm, bao gồm cả việc thông qua cải cách luật pháp nhằm cho phép người dân đạt được đầy đủ tiềm năng của họ và phát huy các giá trị phổ quát.

Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: CNN
                            Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: CNN

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã sử dụng ngoại giao để thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ trong vấn đề an ninh, thịnh vượng, và phẩm giá con người trên toàn thế giới. Đối với nhiều quốc gia mà chúng tôi đã gọi là bạn bè trong nhiều thập kỷ, điều này có nghĩa là tăng cường các liên minh. Đối với những nước khác, điều này có nghĩa Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng mở rộng bàn tay với các đối tác mới và cựu thù. Nổi bật nhất, chúng tôi đã bắt đầu xây dựng mối quan hệ mới bằng tình hữu nghị với nhân dân Miến Điện và Cuba, nơi mà chính sách cô lập đã không giúp được người dân sở tại, và đã phủ nhận các lỗ Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy lợi ích của chúng ta ở châu Á và châu Mỹ Latinh.

Chuyến thăm của Tổng thống đến Việt Nam cho phép người dân Mỹ và Việt Nam phản ánh về cách mà hai nước đã xây dựng mối quan hệ trong những năm qua, và làm thế nào để chúng ta có thể tiến xa thêm trong mối quan hệ đối tác này. Điều rõ ràng nhất là cả hai nước đã đạt được nhiều [lợi ích] thông qua hợp tác hòa bình.

Ben Rhodes, DIPNOTE

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

Ben Rhodes là Trợ lý Tổng thống và Phó Cố vấn An ninh Quốc gia chuyên về Chiến lược truyền thông và Diễn thuyết.

© 2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info





I - Xét động thái và nhu cầu của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây:

Bắt đầu từ khi TQ vẽ ra đường lưỡi bò và có ý đồ, bành trướng xâm chiếm toàn bộ khu vực biển đông. Việc này, đặt Hoa Kỳ đứng trước một tình thế hết sức lan giải. Vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ tới đây sẽ thế nào? Quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ và các nước khác trên biển Đông tới đây ra sao?

Tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ và TQ trên biển Đông ngày một leo thang, nếu cứ tiếp diễn thế này, đến một thời điểm nút, sẽ xẩy ra đụng độ và dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân, rất có thể xẩy ra.

Vậy trong lúc này Hoa Kỳ đang cần gì: Họ đang cần ngăn chặn sự bành trướng của TQ tại biển đông - Mà họ không cần tham ra vào chiến tranh, mà vẫn giữ được tính chính danh của Hoa Kỳ.

Vậy cho tới lúc này. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã có đủ thời gian nghiền ngẫm và chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơi, để ngăn chặn TQ tại biển Đông. Tại sao cách nay 01 năm, Hoa Kỳ lần đầu tiên mời một Tổng bí thư ĐCS đến thăm, và chỉ để khẳng định: Tôn trọng sự khác biệt về chính trị giữa hai quốc gia.

Qua những phân tích trên, đến đây chúng ta đều nhận thấy: Cả một thời gian dài trước đây Hoa Kỳ đã âm thầm, xây dựng một đối tác, có đủ tầm, đi tiên phong hàng đầu, để chống lại sự xâm năng của TQ trên biển đông. Đó chính là Việt Nam. Người Mỹ họ cũng đủ sự sáng suốt để nhận biết ra một điều: Ý thức hệ CS mà đi cùng với vũ khí của TB Mỹ, thì sẽ là thứ vũ khí nguyên tử khủng khiếp nhất, mà tất cả các quốc gia có ý đồ xâm năng dân tộc khác, sẽ không chịu được nhiệt. Các bạn cần phải biết: Ý thức hệ CS, lãnh đạo làm kinh tế thì rất dở, nhưng lãnh đạo chiến tranh thì lại là bộ máy tuyệt vời.
Người Mỹ họ rất hào phóng, xong họ cũng không cho không ai cái gì bao giờ cả: Bằng chứng là đầu thập kỷ 60, no sợ trước làn sóng CS đỏ bành chướng ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á, họ cần phải đổ quân vào MNVN, để ngăn chặn. Đệ nhất VNCH có hơi hướng chống lại, lập tức hai anh em ông Diệm phải ra đi để mở đường cho họ vào. Đầu thập kỷ 70, sau khi quan hệ với TQ và họ cũng nhận ra rằng CNCS không có khả năng bành chướng tiếp và đang có nguy cơ, teo đi và sụp đổ, vậy việc hy sinh người và của cho MNVN đối với họ là không cần thiết nữa.

Họ đã đơn phương cương quyết ký HĐ Pari. Rút toàn bộ quân đội và viện trợ cho MNVN, không cần biết đệ nhị VNCH có đồng ý hay không đồng ý. Họ để lại đằng sau cả một nền đệ nhị VNCH, trong tình trạng sống dở chết dở.

II - Xét động thái và nhu cầu của Việt Nam trong thời gian gần đây:

Nếu xét nhu cầu và mục tiêu của các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thì người dân bình thường cũng nhận ra rằng: Giữ cho bằng được, sự tồn tại của ĐCSVN và nhà nước CSVN được đặt lên hàng đầu, tối quan trọng. Việc đấu tranh với TQ để bảo vệ lãnh thổ trên biển chỉ là mục tiêu thứ yếu đứng thứ 02, và nó cũng song trùng với mục tiêu của người Mỹ, nên họ cũng có phần nào yên tâm về việc này.
Vậy phân tích đến đây chúng ta đều thấy rằng. Hoa kỳ nếu muốn thực hiện tốt kịch bản của mình đã vạch ra, không còn cách nào khác, phải đáp ứng đầy đủ 02 nguyện vọng trên của những người CSVN:

1 - Tôn trọng sự khác biệt về chính trị giữa hai quốc gia. Không nhắc nhiều đến dân chủ và nhân quyền.

2 - Đơn phương: Dỡ bỏ cấm vận vũ khí + Thúc đẩy giao thương kinh tế, mà không hề có cuộc mặc cả, dân chủ, nhân quyền nào cả.

3 - Hoa Kỳ có thể còn chuẩn bị phương án: Viện trợ quân sự và kinh tế không hoàn lại cho VN, khi sẩy ra đụng độ với TQ.

Đến đây chúng ta có thể bắt trước ông Lê Duẩn mà nói: Nếu VN có đụng độ và đánh nhau với TQ thì, chúng ta đang đánh cho Hoa Kỳ và dành quyền đi lại trên biển đông cho một số các quốc gia khác.

Qua những phân tích trên, chúng ta cũng có thể lý giải được: Tại sao từ trước tới nay, các nhà lãnh đạo Việt Nam, họ cứ lửng lơ, con cá mại cờ, tuyên bố chung, chung: VN không liên kết với một nước này để chống lại nước kia. Vì họ đọc dược ý nghĩ của người Mỹ và họ đã tính trước được việc làm hôm nay của người Mỹ.

Trên đây chỉ là quan điểm của cá nhân người viết.

Thành Nam


Cảm nghĩ về chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Barack Obama tại Hà Nội

 25/05/2016
Như nhiều người, tôi biết rằng chỉ có người Việt Nam mới có thể tranh đấu giành lại quyền làm chủ đất nước, độc lập cho đất nước, dân tộc bằng sức mạnh, nội lực và sự đấu tranh của chính mình. Hi vọng vào sự giúp đỡ, can thiệp bởi một thế lực, sức mạnh bên ngoài là điều hoang tưởng và giả sử rằng nếu có được cũng khó lòng bền vững“.
_____
Thạch Đạt Lang
25-5-2016
Người dân Sài Gòn đổ ra đường đón TT Obama tối 24/5/2016. Nguồn: Thao Joy/ BBC
Người dân Sài Gòn đổ ra đường đón TT Obama tối 24/5/2016. Nguồn: Thao Joy/ BBC
Chuyến thăm viếng Việt Nam của Tổng thống Barack Obama bắt đầu từ tối 22.05.206 – lúc 21:30´ giờ Việt Nam – Hiện tại ông Obama đang ở Sàigòn.
Cách xa Việt Nam hàng chục ngàn cây số, tôi theo dõi cuộc thăm viếng của ông Obama bằng TV, Facebook và… email với môt tâm trạng gần như bình thản của một người ngoại cuộc và một người ngoại quốc, dùng chữ “gần như” vì trong thâm tâm, tôi vẫn ước ao chuyến thăm viếng của ông sẽ đem lại một vài điều thay đổi tốt đẹp cho Việt Nam – dù ít ỏi – và tất nhiên không phải là bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương.
Sau khi chiến tranh Quốc – Cộng chấm dứt tháng 04.1975, Barack Obama là Tổng thống Mỹ thứ ba đến thăm Việt Nam trong hơn 41 năm.
Chuyến thăm viếng của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000 không gây ồn ào, náo nhiệt, sôi nổi, hào hứng như lần này, có thể là do internet thời đó chưa phổ biến, mạng XH thời đó chưa có, nên nhiều người dân không biết nhiều về chuyến thăm VN của TT Clinton.
Người dân Việt Nam ở Hà Nội háo hức chờ đón chuyến viếng thăm của Barack Obama nhiều giờ trước khi chiếc máy bay Air Force One của ông đáp xuống phi trường Nội Bài vào tối ngày 22.05.2016.
Không biết bao nhiêu người dân Hà Nội – chắc phải vài ngàn là ít – đã ra đường một cách tự nguyện vào lúc khuya khoắt để vẫy tay đón chào ông, một hành động chưa hề có trước đây, chẳng những đối với lãnh đạo của một nước cựu thù mà ngay cả các nước hữu nghị anh em trong khối CS cũng không.
Điều gì đã khiến cho người dân VN nói chung, Hà Nội nói riêng, nôn nao, háo hức, vui mừng như thế? Nó hoàn toàn khác hẳn chuyến thăm viếng Việt Nam của Tập Cận Bình đầu tháng 11.2015.
Ra đón Tổng thống Obama không hề có nghi thức đón quốc khách, không có 21 phát đại bác chào mừng, không có hàng quân dàn chào danh dự, không có sự hiện diện của người nào trong tứ đầu chế Trọng, Quang, Phúc, Ngân. Có lẽ cả 4 người này đều e ngại tiếng “hắt xì” của Tập Cận Bình.
Chỉ có một ít nhân viên ngoại giao cấp thấp của Hà Nội, cùng một cô gái Việt Nam mặc áo dài vàng, trao cho ông Obama một bó hoa – lá nhiều hơn hoa.
Tuy nhiên ngược lại, thay vào những nghi thức ngoại giao rình rang có tính cách trình diễn, là những vẫy tay nồng nhiệt, chân tình, ấm áp của người dân.
Việc người dân tự nguyện ra đường đón chào nguyên thủ quốc gia khác đến thăm đất nước cũng đã từng xảy ra nhiều lần trên khắp thế giới – trừ các nước cộng sản.
Sự tự nguyện đó, nhất là vào lúc gần nửa đêm, nói lên tình cảm chân thành của người dân Hà Nội nói riêng, người dân Việt Nam nói chung đối với Tổng Thống Obama, thứ tình cảm không hề bị bắt buộc, cưỡng ép, mua chuộc, tuyên truyền dối trá…
Tình cảm đó phát xuất từ đâu? Nếu không phải là một sự tin cậy, thật sự mong muốn một mối quan hệ tốt đẹp, mật thiết cho hai đất nước, hai dân tộc?
Mặc cho những tuyên truyền gian xảo một chiều, ra rả hàng ngày trong hơn 71 năm với hệ thống báo chí, truyền thông dầy đặc, mặc cho những hình ảnh, chứng tích ngụy tao lịch sử với những chuyện hoang đường, những viện bảo tàng ngập máu, mặc cho những lễ lạc, kỷ niệm chiến thắng tốn kém, ồn ào… người dân Việt Nam giờ đây hoàn toàn không còn nhìn dân Mỹ, chính phủ Mỹ như những kẻ thù mà đảng hằng mong muốn, lèo lái.
Tổng thống Obama đến Việt Nam. Tại Hà Nội, ông không ban huấn từ một cách láo xược trước quốc hội VN như Tập Cận Bình, ông nói chuyện vui vẻ, tươi cười khi tiếp xúc, bắt tay với người dân, thưởng thức món ăn Việt Nam một cách bình dị trong một quán ăn, thân mật như với những người bạn là điều chắc chắn không một lãnh đạo cộng sản nào có thể làm được.
Trong cuộc họp báo, tuyên bố chung của lãnh đạo Mỹ-Việt, bên cạnh khuôn mặt không lấy gì làm vui vẻ cho lắm của chủ tịch nước Trần Đại Quang, phong thái hòa nhã, lịch sự, tươi cười của Obama không làm mất đi tư cách xứng đáng lãnh đạo đất nước hàng đầu thế giới của ông. Nó tương phản với thái độ trịch thượng, hách dịch, hung hăng của Tập Cận Bình khi phát biểu trước quốc hội VN tháng 11.2015.
Hợp đồng cung cấp vũ khí sát thương cho chế độ CSVN sẽ được gỡ bỏ từng bước, kèm theo một số điều kiện đã được ký kết. Những điều kiện này có được CSVN tôn trọng hay không lại là một chuyện khác. Cộng sản Việt Nam vốn dĩ là thiên tài trong lừa lọc, gian trá, phản bội.
Quyền lợi của hai chính phủ Mỹ – Cộng sản VN đã được thỏa thuận mà không có ý kiến của người dân Việt Nam, bởi chế độ CSVN hoàn toàn không do dân bầu.
Không biết sang năm, đến ngày 30.04.2017, chế độ CSVN có ăn mừng thống nhất đất nước, đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào nữa không?
Chắc chắn sẽ có nhưng lời lẽ nói về Mỹ sẽ được thay đổi, bởi ngoài chuyện đó ra, CSVN chẳng có gì để tự hào và tự sướng.
Giờ này ông Obama đã ở Sàigòn. Mọi chuyện quan trọng, cần giải quyết đã hoàn tất, những việc còn lại chỉ là phụ. Việc đi thăm chùa Ngọc Hoàng ở Đa Kao, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp ở Dreamplex, qua ngày 25.04 nói chuyện với giới trẻ YSEALI ở GEM Center… có càng tốt, không có cũng chẳng sao.
Con đường đi đến dân chủ, tự do, nhân quyền cho Việt Nam sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama lại xa hơn, trắc trở, cam go, đòi hỏi hi sinh nhiều hơn.
Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, tôi vẫn cảm phục nhân cách của ông Obama, cũng không trách cứ ông điều gì. Là người Mỹ, ông phải đặt quyền lợi của dân tộc, đất nước ông lên trên hết. Chỉ buồn, tội nghiệp cho những người đã đặt quá nhiều hi vọng vào chuyến viếng thăm của ông.
Như nhiều người, tôi biết rằng chỉ có người Việt Nam mới có thể tranh đấu giành lại quyền làm chủ đất nước, độc lập cho đất nước, dân tộc bằng sức mạnh, nội lực và sự đấu tranh của chính mình.
Hi vọng vào sự giúp đỡ, can thiệp bởi một thế lực, sức mạnh bên ngoài là điều hoang tưởng và giả sử rằng nếu có được cũng khó lòng bền vững.


Toàn văn phát biểu của Tổng thống Obama trước 2.000 người ở Mỹ Đình

24-5-2016
Sáng 23-5, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu dài 30 phút tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình trước hơn 2.000 trí thức, sinh viên, doanh nhân trẻ…
Hôm qua, tôi thăm phố cổ Hà Nội và ăn bún chả rất ngon, có uống luôn bia Hà Nội. Đường phố đông đúc và trong đời tôi chưa từng thấy nhiều xe máy như vậy. Tôi chưa thử qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn hãy chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.
Tôi không phải tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là người đầu tiên – cũng như các bạn – trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.
Khi lực lượng quân sự cuối cùng củaMỹ rời Việt Nam, lúc đó tôi 13 tuổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Việt Nam là lúc đang lớn lênở Hawaii, nơi có một cộng đồng người Việt. Nhiều người trẻ Việt Nam, và thế hệ trẻ hơn tôi, giống như hai con gái tôi, khi sinh ra và lớn lên chỉ biết đến hòa bình và quan hệ bình thường hóa Việt Nam – Hoa Kỳ.
Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta đều hướng về tương lai. Hoa Kỳ và Việt Nam đều hướng tới sự thịnh vượng, an ninh và ổn định.
Tôi trân trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cấy ở mảnh đất này. Lịch sử được viết lên những chiếc trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn 1.000 năm. Thế giới đều biết đến lụa và những danh họa của Việt Nam. Còn Văn Miếu là bằng chứng hiếu học của người Việt Nam. 
Tuy nhiên cũng có nhiều thế kỷ, các bạn bị ngoại bang chiếm đóng, vận mệnh của các bạn lại bị quyết định bởi người khác, đất nước không nằm trong tay các bạn. Nhưng cũng như những cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận ở sách trời”
Hôm nay chúng ta cũng nhớ tới lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà thường chúng ta đã bỏ quên. Hơn 200 năm trước, một bậc tiền bối người Mỹ, Thomas Jefferson, đi tìm lúa gạo cho nông trại của ngài và ông đã tìm đến gạo Việt Nam, loại gạo nổi tiếng vì trắng nhất, ngon nhất, lại có năng suất. Từ đó, những tàu buôn đã đến Việt Nam lấy gạo.
Trong Thế chiến thứ 2, người Mỹ đã tới hỗ trợ nhân dân Việt Nam chống ngoại xâm. Khi đọc Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, nói rằng mọi người sinh ra bình đẳng, tạo hóa cho họ các quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Ở một vài thời điểm, lý tưởng chung và lịch sử chống thực dân có thể đã đưa chúng ta xích lại gần nhau sớm hơn, thế nhưng Chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới một cuộc chiến. Chúng ta đã nhận thức được sự thật đau đớn rằng: một lần nữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhận được bài học rằng dù cho thế nào đi nữa đều mang lại đau đớn và bi kịch.
Từ những bàn thờ, từ những nghĩa trang hãy nhớ rằng có khoảng 3 triệu thường dân và binh sĩ ở cả hai phía đã hi sinh. Trên bức tường tưởng niệm ở Washington, người ta có thể chạm vào tên của 58.315 binh sĩ Mỹ vĩnh viễn không trở về.
Ở cả hai nước, các gia đình vẫn cảm nhận được nỗi đau mất mát người thân, bạn bè. Tại Mỹ, chúng tôi học được rằng cho dù khác biệt thế nào, chúng ta vẫn phải vinh danh và tôn trọng khi họ trở về nhà sau nhiệm vụ.
Hôm nay người Việt và người Mỹ ngồi lại với nhau, cùng nhận thức nỗi đau và sự hi sinh của cả hai phía.
Gần đây, trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Và hôm nay thế giới nhận thức được những gì các bạn có được. Từ những thành tựu kinh tế, trao đổi thương mại với các nước, trong đó có Mỹ, các bạn đã đóng góp vào nền kinh tế thế giới. Các bạn bán hàng đi toàn thế giới; nhiều nhà đầu tư tìm đến với các bạn. Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất Đông Nam Á và đang tiến bước thành một nước trung bình.
Chúng tôi thấy được sự phát triển của Việt Nam, bằng chứng là các tòa nhà cao tầng, những trung tâm thương mại mới xây, các thành phố vệ tinh… tại Hà Nội, TP.HCM. Chúng tôi thấy Việt Nam có một thế hệ mới tiếp cận công nghệ, có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp. Việt Nam có 10 triệu tài khoản Facebook và Instagram. Các bạn trẻ không chỉ đăng hình selfie, dù rằng tôi nghe họ selfie rất nhiều và vừa qua nhiều người muốn selfie cùng tôi, mà còn biết lên tiếng cho những điều mình quan tâm, đơn cử là lên tiếng cứu những cây cổ thụ tại Hà Nội.
Những điều này thể hiện rõ ràng sự tiến bộ trong đời sống người dân. Việt Nam đã nhanh chóng xóa được nghèo đói, tăng thu nhập gia đình và đưa hàng triệu người nhanh chóng gia nhập tầng lớp trung lưu. Đói nghèo, bệnh tật, chết khi sinh… đều giảm. Số người có nước sạch tăng cao, số trẻ em cả trai và gái được đi học tiếp tục tăng. Đây là những tiến bộ vượt bậc mà các bạn đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Và Việt Nam cũng tạo ra những thuận lợi trong quan hệ hai nước. Từ trong đối thoại, chúng ta thấy rằng cả hai bên đều mong muốn thay đổi. Đây là nguồn gốc giúp hai nước hàn gắn, cho phép chúng ta tìm kiếm những binh lính mất tích, đưa họ trở về nhà; cho phép chúng ta gỡ bom mìn chưa nổ để không đứa trẻ nào bị mất oan chân khi rong chơi ngoài đồng.
Không chỉ tiếp tục giúp đỡ trẻ em khuyết tật của Việt Nam, chúng tôi còn hỗ trợ Việt Nam tẩy chất độc da cam, dioxin, giúp Việt Nam có thêm nhiều đất canh tác. Chúng tôi tự hào vì công việc đang phối hợp tiến hành tại Đà Nẵng và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ tẩy độc ở sân bay Biên Hòa.
Xin hãy đừng quên rằng quá trình hòa giải giữa hai nước chúng ta có công lớn của các cựu chiến binh từng đối đầu. Thượng nghị sĩ John McCain, người từng bị giam giữ nhiều năm trong chiến tranh, đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông nói rằng: “Hai nước chúng ta không nên là kẻ thù, mà hãy làm bạn”. 
Nhiều người Mỹ và Việt đã nỗ lực hàn gắn những vết thương và đem lại lợi ích cho hai nước, ví dụ như trung úy hải quân mà giờ là Ngoại trưởng John Kerry. Xin cảm ơn ngài ngoại trưởng. Chính nhờ những cựu chiến binh, chúng ta tìm ra được hướng đi bởi chính họ, những người lính có đủ dũng khí để mưu cầu hòa bình.
Thương mại tự do ngày càng tăng lên và các sinh viên, học giả nghiên cứu với nhau nhiều hơn. Hoa Kỳ đón sinh viên Việt Nam nhiều hơn bất kỳ nước nào khác ở Đông Nam Á. Mỗi năm Việt Nam đón ngày càng nhiều du khách Mỹ, trong đó rất nhiều người “Mỹ balô” trẻ. Họ tới 36 phố phường cổ Hà Nội, mua sắm ở Hội An, tham quan cố đô Huế.
Là người Việt và người Mỹ, chúng ta có liên hệ với nhau, như nhạc sĩ Văn Cao viết: “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”.
Trong cương vị tổng thống, tôi muốn tiếp tục những sự phát triển trong quan hệ hai nước và với quan hệ đối tác toàn diện, chính phủ hai nước ngày càng làm việc gần gũi với nhau hơn bao giờ hết. 
Mục tiêu của tôi trong chuyến thăm này là xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc hơn cho quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ tới. Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới. Chúng ta đã mất rất nhiều năm, với nhiều nỗ lực hàn gắn quan hệ. Hôm nay, tôi muốn nói một điều mà trước đây chúng tôi không thể tưởng tượng được: hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của nhau. 
Tôi tin rằng những bài học trong chiến tranh sẽ là những bài học cho cả thế giới. Có những cuộc xung đột tưởng như không thể kết thúc, không giải quyết được, nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ. Hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh. Sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy bằng hợp tác chứ không phải bằng chiến tranh hay xung đột. Đây là điều mà chúng ta đã chỉ ra cho thế giới thấy. 
Quan hệ đối tác giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên những điều căn bản: Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập ở Đông Nam Á và không có quốc gia nào khác có quyền áp đặt lên ý chí hay quyết định vận mệnh. Đồng thời Hoa Kỳ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam. 
Quan hệ hợp tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn ở trong giai đoạn đầu. Vào thời điểm rời nhiệm vụ, tôi thấy rằng quan hệ này sẽ còn tiếp tục dẫn dắt chúng ta trong nhiều thập kỷ tới.
Đầu tiên, chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại nhiều cơ hội và thịnh vượng thật sự cho người dân hai nước. Chúng ta biết những nguyên liệu cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21. Nền kinh tế và thương mại toàn cầu sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Người ta sẽ không muốn bán hàng hay học hành nếu không biết mình được đối xử như thế nào. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, công việc sẽ được giao cho những người có tự do lựa chọn hay được trao đổi ý tưởng để sáng tạo. 
Hợp tác toàn diện không chỉ là việc một nước mang sang nước khác nguồn tài nguyên mà còn là đầu tư vào nguồn lực con người, kỹ năng đào tạo và nhân tài, dù họ sống ở thành thị hay nông thông. Đây là hình thức hợp tác mà Mỹ đề nghị. 
Như tôi đã nói, ngày hôm qua, đội hòa bình (Peace Corps) đã đến Việt Nam để tập trung dạy học. Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước.
Các công ty hàng đầu, đại học danh tiếng Mỹ đã đến Việt Nam để hợp tác, đào tạo về khoa học công nghệ, toán học, y tế… Khi chào đón công dân, thanh niên Việt Nam sang Mỹ, chúng tôi cũng thấy thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng được hưởng những giá trị giáo dục tốt hơn ngay tại quê nhà.
Do vậy, tôi rất vui mừng thông báo, mùa thu năm nay Đại học Fulbright sẽ đi vào hoạt động tại TP.HCM. Đại học phi lợi nhuận, chất lượng cao này sẽ cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam. Các sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào các lĩnh vực như chính sách công, quản trị doanh nghiệp, máy tính, hợp tác trong tất cả các lĩnh vực từ thơ của Nguyễn Du, triết học của Phan Chu Trinh tới lĩnh vực toán của giáo sư Ngô Bảo Châu…
Chúng tôi mong muốn sẽ kết nối những doanh nghiệp trẻ Việt – Mỹ. Nếu có thể tiếp cận với công nghệ, kỹ năng cần thiết thì tôi tin rằng không gì có thể cản bước các bạn, đặc biệt những phụ nữ tài năng, tiến bước đến thành công. Chúng tôi tin rằng chất lượng tổng quan là điều cực kỳ quan trọng.
Từ thời đại Hai Bà Trưng đến nay, người phụ nữ tự tin, mạnh mẽ luôn đóng góp rất lớn giúp đất nước Việt Nam phát triển. Điều này rất rõ và khi đi khắp thế giới, tôi thường nói rằng gia đình, cộng đồng hay đất nước sẽ thịnh vượng nếu như phụ nữ có cơ hội bình đẳng để thành công trong trường học, việc làm… Điều này đúng ở khắp nơi, cũng như ở Việt Nam.
Chúng tôi tiếp tục làm việc để phát huy hết tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam, bằng hiệp định TPP. Hiệp định này giúp các bạn buôn bán nhiều hàng hóa hơn cho thế giới, đồng thời thu hút nhiều đầu tư hơn. TPP đòi hỏi phải có cải cách và Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tuân thủ đầy đủ những cam kết.
Cá nhân tôi ủng hộ TPP vì nó giúp Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với bất cứ quốc gia nào và có thể mở rộng thị trường với nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ. Đồng thời, các bạn cũng có thể mua được nhiều hàng hóa tốt hơn từ nước Mỹ.
TPP cũng sẽ giúp thúc đẩy hợp tác vùng, giúp các bạn giải quyết các vấn đề bình đẳng kinh tế, thúc đẩy nhân quyền, giúp cho người lao động có điều kiện lao động an toàn hơn. TPP giúp Việt Nam lần đầu tiên có quyền thành lập các nghiệp đoàn lao động độc lập và ngăn chặn lao động trẻ em, lao động cưỡng bức.
TPP cũng tạo ra môi trường bảo vệ tốt nhất cũng như có tiêu chuẩn chống tham nhũng cao nhất so với bất kỳ thỏa thuận thương mại nào trên thế giới. Tất cả chúng ta phải tuân thủ triệt để vì một nền kinh tế thịnh vượng và một quốc gia an ninh.
Tất cả chúng ta phải nỗ lực đảm bảo và hợp tác trong chương trình đào tạo an ninh chung. Trong chuyến thăm này của tôi, hai bên đã nhất trí xây dựng niềm tin, tiếp tục công tác đào tạo, cung cấp thiết bị cho cảnh sát biển, năng lực bảo vệ hàng hải cũng như cứu trợ nhân đạo trong thiên tai. 
Hôm qua, tôi đã tuyên bố Mỹ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đảm bảo Việt Nam có thể có vũ khí cần thiết để đảm bảo an ninh. Chúng tôi mong muốn thể hiện rõ Hoa Kỳ bình thường hóa toàn bộ quan hệ với Việt Nam. 
Thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả chúng ta, kể cả Mỹ và Việt Nam, rằng trật tự quốc tế, trong đó nền an ninh của chúng ta, đặt nền móng trên những nguyên tắc cơ bản. Quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có chủ quyền riêng và phải được tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ. Các nước lớn không được bắt nạt các nước nhỏ hơn; việc giải quyết các tranh chấp cần tiến hành hòa bình. Các thể chế khu vực như ASEAN và cấp cao Đông Á cần được củng cố.
Đó là điều mà tôi tin tưởng, nước Mỹ tin tưởng và đó là kiểu hợp tác mà Hoa Kỳ muốn đề nghị trong khu vực. Đây cũng là điều tôi nói khi là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào trong năm nay. 
Ở Biển Đông, chúng tôi không phải là một bên tranh chấp, nhưng Hoa Kỳ khẳng định và đề cao quyền tự do hàng hải và hàng không; tự do thương mại không bị cản trở; giải quyết các tranh chấp thông qua pháp lý và luật pháp quốc tế. Nước Mỹ sẽ đưa tàu và máy bay đến bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác hành động như vậy. 
Cho dù chúng ta hợp tác chặt chẽ trong những lĩnh vực tôi vừa đề cập, tôi cũng phải kể ra những khác biệt giữa hai chính phủ, trong đó phải nói đến vấn đề nhân quyền. Một trong các điểm trong quan hệ đối tác của chúng ta là giải quyết sự khác biệt về nhân quyền. 
Tôi nói điều này bởi không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau hai thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc, như kinh tế có phần thâm hụt, thậm chi cho chính trị, gia tăng bất bình đẳng thu nhập giữa những nhóm người, rắc rối trong hệ thống pháp lý hình sự, phụ nữ vẫn chưa được trả lương bằng nam giới.
Nước Mỹ có những vấn đề của riêng mình và không hề miễn nhiễm với những chỉ trích. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình, nhưng những lời chỉ trích giúp chúng tôi tranh luận cởi mở để nhận biết sự chưa hoàn hảo và từ đó có thể phát triển hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.
Việc mọi người có quyền đưa ra lời phê phán chính là điều giúp xã hội tiến bộ hơn. Hoa Kỳ không muốn áp đặt cho Việt Nam, chúng tôi tin rằng giá trị Hoa Kỳ mà chúng tôi nói là giá trị phổ quát được nêu trong Hiến pháp Liên Hiệp Quốc như người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí… Đây là những điều đã được nêu trong Hiến pháp Việt Nam. 
Vấn đề của mỗi quốc gia là đều cố gắng thực hiện những điều này, đảm bảo rằng những người trong chính phủ luôn trung thành với lý tưởng này.
Trong những năm qua, Việt Nam có nhiều tiến bộ, và với hiến pháp mới, nhiều vấn đề được cởi mở hơn, trong đó ngân sách được công khai và cộng đồng có quyền tiếp cận thông tin nhiều hơn. Tôi cũng phải nói rằng Việt Nam đã thực hiện cải tổ lao động và kinh tế chiếu theo hiệp định TPP và đây là bước tiến tích cực. Và tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định chính bởi người Việt.
Mỗi quốc gia sẽ chọn con đường đi khác nhau. Hoa Kỳ và Việt Nam có truyền thống, văn hóa, chính thể khác nhau, nhưng với tư cách là người bạn của Việt Nam, cho phép tôi đưa ra quan điểm của mình. Tại sao quốc gia càng thành công hơn khi những quyền phổ quát được tôn trọng. Khi có tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, khi người dân có thể tiếp cận mạng xã hội mà không bị ngăn cản, sẽ giúp cho sự sáng tạo.
Phải biết rằng, nền kinh tế cần thử những ý tưởng mới và đây là nguyên nhân ra đời của Facebook. Đó cũng là lý do ra đời của những công ty lớn, bởi nó bắt nguồn từ những ý tưởng khác biệt và những ý tưởng này phải được chia sẻ.
Việc những nhà báo, blogger có thể chỉ ra những điểm bất công cho thấy sự tin tưởng vào chính quyền đã xây dựng niềm tin cộng đồng rằng hệ thống pháp lý đang hoạt động tốt.
Khi các ứng viên tranh cử và tự do thực hiện chiến dịch và cử tri có thể lựa chọn người lãnh đạo trong các cuộc bầu cử tự do minh bạch, quốc gia sẽ mạnh hơn vì người dân hiểu rằng tiếng nói của họ được lắng nghe và khi đó sẽ có những thay đổi nhẹ nhàng, đưa người mới vào trong hệ thống.
Tự do tôn giáo không chỉ giúp mọi người thể hiện đầy đủ tình yêu và lòng trắc ẩn, điều vốn là cốt lõi giá trị của mọi tôn giáo. Và họ thể hiện điều này thông qua các hoạt động cộng đồng như trường học, bệnh viện, chăm sóc người nghèo…
Những quyền này không đe dọa tới sự ổn định mà thực sự giúp củng cố cho nền tảng phát triển. Những điều này giúp nhân dân toàn thế giới, không chỉ riêng Việt Nam, có thể xóa bỏ chủ nghĩa thực dân. Và tôi tin rằng đảm bảo những quyền này là thể hiện đầy đủ nhất của sự độc lập, kể cả tại Việt Nam, nơi các bạn tự nhận là chính phủ của dân, do dân và vì dân.
Việt Nam sẽ có cách làm khác Hoa Kỳ và cả hai nước cũng sẽ hành xử khác với bất kỳ nước nào khác nhưng có những điểm chính mà tất cả các nước phải thực hiện và cố gắng phát triển. Trong tám năm ở cương vị tổng thống, nhìn nhiều quốc gia khác trên thế giới, tôi thấy rất nhiều nước đang hành động cố gắng cải thiện chính họ.
Hợp tác hoàn toàn có thể giúp chúng ta đối mặt thách thức toàn cầu mà không quốc gia nào có thể đơn độc tự giải quyết. Việt Nam cần bảo vệ các nơi như vịnh Hạ Long, Sơn Đoòng vì tương lai con cháu chúng ta.
Nước biển tăng sẽ làm ảnh hưởng đến các vùng ven biển và Việt Nam cần thực hiện cam kết của Thỏa thuận Paris chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chống lại ảnh hưởng xâm nhập mặn và đưa năng lượng sạch đến những nơi như đồng bằng sông Cửu Long – nơi cung cấp thực phẩm lớn cho thế giới.
Chúng ta cũng phải giúp đỡ cho các nước để xây dựng năng lực về nhiều vấn đề như cải thiện y tế. Mỹ vui mừng khi đã giúp đỡ Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và giúp đỡ đào tạo các binh lính cho lực lượng này. 
Điều đáng nói, trước đây Hoa Kỳ và Việt Nam đứng ở hai chiến tuyến nhưng giờ đây lại cùng hợp tác giúp các nước khác đạt được hòa bình. Bằng mối quan hệ song phương, Hoa Kỳ và Việt Nam giúp tạo ra môi trường quốc tế.
Viễn cảnh tôi vẽ ra không thể thực hiện một sớm một chiều và không hề trơn tru; có thể sẽ gặp khó khăn trên đường đi, sẽ có lúc hiểu lầm. Và khi đó, cần sự bình tĩnh, đối thoại chân thành, trong đó hai bên đều hành động theo hướng tiếp tục thay đổi.
Nhìn vào lịch sử, thách thức mà chúng ta vượt qua, tôi lạc quan tin vào tương lai quan hệ của hai nước chúng ta. Niềm tin của tôi là nhờ nền tảng dựa trên tình hữu nghị và niềm cảm hứng, như Trịnh Công Sơn viết, “nối vòng tay lớn”, để mở tấm lòng, để thấu suốt trái tim mình. 
Tôi nghĩ đến một thế hệ trẻ Việt Nam, rất nhiều người có mặt ở đây sẵn sàng để lại dấu ấn trên trường quốc tế. Vận mệnh đang nằm trong tay các bạn. Đây là thời khắc của các bạn và hãy chọn tương lai mà các bạn muốn.
Tôi muốn các bạn biết rằng Hoa Kỳ luôn ở kề bên các bạn, như một đối tác và như một người bạn.
Nhiều năm sau nữa, khi càng có nhiều người Mỹ và Việt học tập cùng nhau, làm việc cùng nhau, sát cánh với nhau giúp tăng cường nhân quyền và bảo vệ địa cầu, tôi hi vọng các bạn nhớ lại thời khắc này và lấy cảm hứng từ viễn cảnh tôi vừa vẽ ra, hay nói một cách khác, quen thuộc hơn với các bạn, được trích từ Truyện Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. 
_____

VÀI ĐIỀU NÓI THẬT VỚI ÔNG OBAMA

24-5-2016
1.-/ Qua bài nói của ông sáng nay tại Trung Tâm HNQG, nếu tôi không quá bi quan thì ông đã bị “lấm cái bè” rồi! Ông nói: “Tôi đã nhấn mạnh rất rõ rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm việc áp đặt thể chế chính phủ kiểu của mình lên Việt Nam hay lên bất cứ quốc gia nào khác…
Nhưng chúng tôi cũng vẫn sẽ tiếp tục lên tiếng vì nhân quyền vì chúng tôi tin tưởng đó là những quyền phổ quát của toàn nhân loại. Đó là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do hội họp.
Các quyền này bao gồm việc công dân có quyền ở xã hội dân sự để tập hợp và tổ chức các hoạt động để giúp góp phần cải thiện cộng đồng và làm cho quốc gia được tốt hơn”. Bản dịch tại đây.
Xin nói ngay: “Đó là những điều mà các nhà nãnh đạo VN đã trăm lần, ngàn lần bác bỏ vì… VN quan niệm dân chủ, nhân quyền khác các nước tư bản giãy chết! Mới hôm qua khi gặp Nguyễn Phú Trọng, “người có quyền lực thực sự cao nhất của chính quyền VN” (N.Y Times 24/4), ông ta đã nói ra cái điều hết sức quan trọng này. Đó là: “không áp đặt, không can thiệp” … cái mà những người đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền hiện đang chết dần chết mòn trong tù vì những người cộng sản không coi việc đòi hỏi những cái quyền phổ quát đó của loài người là QUYỀN, MÀ LÀ ÂM MƯU CHỐNG LẠI ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ của họ!
Do đó tôi đã nghĩ rằng: ÔNG ĐÃ MẮC BẪY KHI NÓI NHỮNG ĐIỀU MÀ ÔNG TRỌNG SẼ DỰA VÀO ĐÓ MÀ TIẾP TỤC BẮT, BẮT, VÀ BẮT LŨ NGƯỜI ĐÒI DÂN CHỦ, ĐÒI QUYỀN LÀM NGƯỜI CHÚNG TÔI.
2-/ Ông đửng tưởng những dẫy người cầm cờ đỏ sao vàng kia là nhân dân VN đang nhiệt liệt chào đón ông đâu! Người của họ cả đấy! Bố trí, dàn dựng cả đấy… Người hoan nghênh ông đều bị “ở tù tại gia”, hoặc bắt lên đồn công an “làm việc” hết rồi! Mà nếu có lọt một ai thì họ cũng chả mang cái lá cờ đỏ loét như cờ Tàu ấy đâu!

H1Ô-tô “quái thú” lần đầu cắm cờ đỏ đi giữa một rừng… “quái nhân dân”. Nguồn: báo N.Y.Times.

Tổng thống Mỹ làm MC khi đối thoại với start-up Việt

Trong một giờ giao lưu, Tổng thống Obama đã hoàn toàn chinh phục hơn 100 doanh nhân, doanh nghiệp có mặt tại không gian khởi nghiệp Dreamplex khi trực tiếp giữ vai trò dẫn dắt cuộc trò chuyện với 3 doanh nhân trẻ tiêu biểu của Việt Nam.
17h20 chiều, Tổng thống Obama bước vào khán phòng trong những tiếng vỗ tay nồng nhiệt của các doanh nghiệp trẻ.
Trước hơn 100 doanh nhân, doanh nghiệp tại tầng 14 của Dreamplex, tòa nhà Miss Áo Dài, Tổng thống cho biết rất ấn tượng về sức mạnh tăng trưởng và tinh thần doanh nhân ở TP HCM.
"Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trẻ mà tôi gặp gỡ muốn đóng góp cho cộng đồng chứ không chỉ kiếm tiền. Khởi nghiệp cũng là nhiên liệu cho sự thịnh vượng, nhưng nó cũng gian nan, đặc biệt đối với phụ nữ. Và những trung tâm khởi nghiệp như Dreamplex sẽ giúp cho nhiều ý tưởng sáng tạo và doanh nghiệp ra đời hơn nữa", ông Obama nói và cho biết thế giới đang để mắt đến những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Tháng tới tại hội nghị thượng đỉnh khởi nghiệp toàn cầu, ông sẽ chào đón 8 lãnh đạo doanh nghiệp từ Việt Nam đến Thung lũng Silicon Valley.
tong-thong-my-lam-mc-khi-doi-thoai-voi-start-up-viet
 Tổng thống Obama phát biểu trước các doanh nghiệp. Ảnh: Trần Hữu Đức
"Tôi ở đây bởi vì Mỹ cam kết cùng các bạn phát triển. Chúng tôi dự kiến khánh thành trung tâm xúc tiến các doanh nhân nữ mang tên 'WeCreate'. Đó là lý do vì sao chúng ta cần thông qua TPP", Tổng thống chia sẻ và cho biết thêm Mỹ xem Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng. Nhằm khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, Chính phủ Mỹ có quỹ dành cho những ý tưởng khởi nghiệp 10 triệu USD sẵn sàng hỗ trợ những người trẻ.
Ngay sau bài phát biểu, Tổng thống Mỹ Obama tiếp tục gây ấn tượng khi trở thành vị MC hóm hỉnh và sâu sắc trong cuộc trò chuyện với 3 doanh nhân trẻ Việt Nam, những người có điểm chung là từng sinh sống, học tập tại Mỹ, song đều trở về lập nghiệp hoặc làm việc tại Việt Nam. Đó là: Đỗ Thị Thúy Hằng, Phó giám đốc phát triển kinh doanh và đối ngoại tại Seedcom; Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc Quản lý tại Adayroi.com và Phạm Khoa, Giám đốc Pháp lý và Hoạt động doanh nghiệp, Microsoft.
Sau khi để các diễn giả giới thiệu bản thân, ông Obama đề nghị mỗi người cho biết quan điểm về những trở ngại khi lập nghiệp và mong muốn Chính phủ Việt Nam, Mỹ hay các nhà đầu tư hỗ trợ.
Đang điều hành Adayroi.com, doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển nhanh và được ông Obama ví von là Amazon hay Ebay của Việt Nam, bà Lê Hoàng Uyên Vy cho rằng tầm nhìn của doanh nghiệp là mang lại sự thuận tiện cho khách hàng.
Chia sẻ mối quan tâm trước đó của ông Obama đối với vấn để giao thông tại các đô thị lớn Việt Nam, bà Vy kể câu chuyện về những khách hàng nữ, là nhân viên văn phòng tại Hà Nội hay TP HCM sau giờ làm lại phải lao vào dòng người tới chợ, mua sắm cho bữa cơm gia đình. Cô cho rằng việc mua sắm trực tuyến có thể hỗ trợ, giúp họ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình: “Với dịch vụ của mình, chúng tôi muốn giúp phụ nữ cứ 20 năm thì tiết kiệm được một năm”.
Tuy nhiên, nữ doanh nhân này cũng cho rằng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cũng là vấn đề khi nó ảnh hưởng đến cam kết của doanh nghiệp với khách về thời gian giao hàng. Do đó, cô mong muốn nhà chức trách tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông.
tong-thong-my-lam-mc-khi-doi-thoai-voi-start-up-viet-1
Ông Obama trực tiếp trao đổi với 3 doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp tiêu biểu.
Trả lời câu hỏi của ông Obama về vấn đề vốn, bà Vy cũng thừa nhận đây là một trong những khó khăn lớn nhất của các start-up Việt Nam, khi hầu hết doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư đều chỉ muốn bỏ tiền vào những dự án có kết quả hoặc người làm có kinh nghiệm. “Như vậy, những gì chúng ta đang làm ở đây là đang quảng cáo cho các start-up rồi đó. Dưới kia có rất nhiều nhà đầu tư đang quan tâm”, ông Obama hóm hỉnh đáp.
Chia sẻ thêm về việc hỗ trợ các start-up, 2 vị khách mời còn lại đồng tình với yêu cầu phải cải thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng. Đỗ Thị Thúy Hằng cho rằng điều quan trọng với các start-up là cần áp dụng nhiều công nghệ mới trong những ý tưởng của mình, tiếp đó cần tìm được nhà đầu tư để đưa sản phẩm đến càng nhiều người càng tốt. Trong khi đó, ông Phạm Khoa lại dành nhiều sự quan tâm đến việc phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam.
Nói thêm về vấn đề này, Tổng thống Mỹ Obama cho rằng thúc đẩy sự phát triển của các start-up là một ý tưởng tuyệt vời và trong quá trình này, con người là yếu tố then chốt. “Điều quan trọng là phải giúp các bạn trẻ có động lực để phát triển những ý tưởng của mình”.
Chia sẻ rằng khi mình còn đi học chưa hề có máy tính cá nhân, ông Obama khéo léo dẫn dắt câu chuyện sang một chủ đề khác là giáo dục. Nói về điều này, Lê Hoàng Uyên Vy cho biết luôn cảm thấy may mắn khi được đến Mỹ từ năm 17 tuổi. Đây là nơi đã cho cô cơ hội được học hỏi nhiều từ các doanh nghiệp trẻ cũng như học được cách dám biến mơ ước thành sự thật. Cô cũng bày tỏ mong muốn Mỹ và Việt Nam có thể có những chương trình đưa các doanh nhân khởi nghiệp tới học tập kinh nghiệm của nhau.
Cũng chia sẻ mình từng cảm thấy rất may mắn khi được học tập tại Mỹ, song bà Hằng cũng bày tỏ sự thán phục khi gặp những nhân viên trong công ty hiện nay, những người học tập hoàn toàn trong nước nhưng vô cùng thông minh và sáng tạo. “Họ học từ việc làm, từ những người có kinh nghiệm và từ Internet. Công nghệ đã thực sự thay đổi giáo dục ngày nay”, Hằng bày tỏ. Quan điểm này cũng được Tổng thống Obama ủng hộ khi ông thừa nhận công nghệ giáo dục trực tuyến đang mang tới nhiều sản phẩm giá rẻ, song chất lượng luôn được đánh giá cao.
Chủ đề thứ 3 được nhắc đến tại cuộc trao đổi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi ông Obama nhận được câu hỏi của đại diện Microsoft Việt Nam – Phạm Khoa về những trở ngại mà nước Mỹ đang gặp phải khi thông qua TPP, trước sự phản đối của nhiều chính trị gia.
Đáp lại, ông Obama một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của TPP với sự hiện diện của 12 quốc gia có vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới. Theo Tổng thống Mỹ, hiệp định này sẽ giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các quốc gia. “Sở hữu trí tuệ là một ví dụ. Với TPP, các bạn Vy hay Hằng ở đây sẽ không còn phải lo ngại ai đó sẽ lấy cắp ý tưởng của các bạn trên Internet”, ông dẫn chứng.
Trở lại với thực tế tại Mỹ, ông Obama thừa nhận đây không phải lần đầu nước này gặp khó khăn trong việc thông qua các hiệp định thương mại tự do. “Ví dụ như khi Trung Quốc gia nhập WTO, họ nhận được nhiều lợi ích, trong đó có làn sóng đầu tư. Nhiều nhà máy ở Bắc Mỹ phải đóng cửa. Nhiều ý kiến cho rằng điều đó có hại cho nước Mỹ. Song xét cho cùng ở khía cạnh tổng thể, những lợi ích sẽ dần trở lại khi kinh tế toàn cầu đi lên”, ông Obama nói.
Với TPP, Tổng thống Mỹ tự tin cho rằng hiệp định sẽ được thông qua. “Như hiệp định với Hàn Quốc chẳng hạn. Người tiền nhiệm nói với tôi là rất khó thông qua. Song chúng tôi đã cùng với phía Hàn Quốc ngồi lại, làm việc cùng nhau và kết quả là mọi chuyện đều ổn”, ông Obama nói.
“Tôi nghĩ toàn cầu hóa là một việc tốt. Điều quan trọng là hãy để toàn cầu hóa phục vụ chúng ta”, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Tại buổi trò chuyện, ông Obama cũng nhận được những câu hỏi khá riêng tư của 2 diễn giả nữ. Lê Hoàng Uyên Vy hỏi ông có từng ước mơ làm Tổng thống khi còn nhỏ không? Ông Obama cho biết không như nhiều người có kế hoạch cho mình từ rất sớm, ông chưa hề nghĩ đến việc tham gia chính trị. “Tôi còn từng rất ghét chính trị gia vì cho rằng họ chỉ quan tâm đến mình, thay vì người khác”. Ông Obama nói và cho biết mọi việc chỉ thực sự thay đổi khi ông học trung học và sau đó là vào trường luật: “Tôi muốn thay đổi nhiều việc trong cuộc sống. Vì thế tôi đã chọn con đường này”.
Chia sẻ thêm với những doanh nhân trẻ, ông Obama cho rằng việc làm lãnh đạo là rất thách thức, và khuyên họ cần phải không ngừng học hỏi từ những thất bại, cũng nhiều như học từ thành công. “Làm doanh nhân có lẽ không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh. Các bạn hãy nghĩ tới việc giải quyết những vấn đề của xã hội nữa”, ông nói.
Khi được hỏi về việc sẽ khuyên con gái thế nào nếu cô có ý định sang Việt  Nam, ông Obama hóm hỉnh đáp: “Con gái lớn của tôi sẽ tròn 18 tuổi vào tuần sau. Bây giờ nó chẳng bao giờ nghe lời tôi cả. Vì thế có cần khuyên gì thì nhờ bạn hãy khuyên nó, chứ không phải tôi”.
Tuy vậy, người đứng đầu nước Mỹ cũng nêu quan điểm chúng ta đang sống trong một thế giới được kết nối toàn cầu. Do đó, bất cứ ai cũng cần có tư duy toàn cầu. Việc thấu hiểu lẫn nhau, thấu hiểu các nền văn hóa, các thị trường… theo đó càng trở nên quan trọng.
"Và nếu ai đó còn nghi ngờ về tương lai của những lãnh đạo doanh nghiệp trẻ Việt Nam thì câu chuyện của 3 bạn ở đây chính là những điều giúp cho quý vị tin tưởng", ông Obama kết luận như một người dẫn chương trình thực thụ.
Ông Obama rất nhân văn, rất khiêm cung trong ứng xử. Bởi cũng có những quốc gia khác trong lịch sử đã từng xâm lược Việt Nam, nhưng...

LTS: Bài phát biểu của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama ngày 23/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình trước hơn 2000 trí thức, sinh viên và doanh nhân Việt Nam đã gây xúc động mạnh trong dư luận với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ là một trong số hơn 2000 đại biểu có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia nghe bài phát biểu của Tổng thống Obama. Ông gửi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận xung quanh những thông điệp hết sức ý nghĩa này.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục đến quý bạn đọc. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam là một sự kiện trọng đại, một bước ngoặt trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt - Mỹ. Người dân Việt Nam nồng nhiệt chào đón vị quốc khách không chỉ bởi ông là người đứng đầu siêu cường số một trên thế giới hiện nay, mà còn bởi sự thân thiện, nhã nhặn, lịch thiệp và gần gũi với đại chúng của người đứng đầu Nhà Trắng.

Được vinh dự trực tiếp nghe Tổng thống Obama có bài phát biểu về quan hệ Việt - Mỹ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, cá nhân tôi cảm nhận rất rõ tầm vóc lớn lao của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng như tình cảm của khán thính giả trực tiếp nghe ông phát biểu, cũng như những người dân đứng dày đặc ven đường chào đón ông.

      Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Ảnh: Tat Son/VNP, Tiến sĩ Trần Công Trục cung cấp.

Ngay cả cách ông chọn phát biểu trước 2000 ngàn thính chúng gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ già đến trẻ, từ sinh viên đến doanh nhân, trí thức cũng là một điều chưa từng có tiền lệ.

Người viết cho rằng, bằng cách này ông Obama có thể tiếp xúc rộng rãi hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn với các tầng lớp nhân dân Việt Nam thay vì chỉ phát biểu trong phạm vi hẹp của một trường đại học hay phát biểu trước diễn đàn Quốc hội như nhiều chính khách khác. Chỉ điều này thôi cũng cho thấy tầm vóc của ông Obama.

Khi nghe bài phát biểu cực kỳ lôi cuốn, chuyên nghiệp và tự nhiên của Tổng thống Obama, nhiều lần cảm giác "lạnh sống lưng" xuất hiện trong tôi khi thấy nhà lãnh đạo của siêu cường hàng đầu thế giới hiểu chúng ta quá rõ.

Có thể thấy chính ông Obama mà không phải ai khác, đã nhìn thấu, hiểu thấu tâm can và cội nguồn sức mạnh của người Việt. Ông trân trọng Việt Nam, đánh giá cao Việt Nam, và thực sự thiện chí mong muốn đẩy mạnh hợp tác quan hệ với Việt Nam.

Khẳng định nền độc lập dân tộc của Việt Nam là tinh thần xuyên suốt

Cả hội trường lặng đi giây lát và những tràng pháo tay bùng nổ khi ông Obama đọc lên 2 câu thơ thần của đức Lý Thường Kiệt và được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam:

"Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách Trời."

Tổng thốnghống Obama và bộ phận tham mưu cho ông đã nghiên cứu rất kỹ và quá hiểu người Việt bằng câu thơ này và lối ví von tinh thần bất khuất, sức sống dẻo dai mãnh liệt của dân tộc Việt Nam như cây tre, lũy tre, một biểu tượng văn hóa của cuộc sống và truyền thống dựng nước giữ nước bao đời của người Việt.

Trong bài phát biểu của mình, ông Obama khẳng định: "Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt ý chí của họ lên người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền của Việt Nam do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam."

Nguyên thủ một nước khi thăm một quốc gia khác liên tục khẳng định nền độc lập tự chủ của nước chủ nhà, trong khi ông là đại diện của siêu cường số 1 mà không ngại bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình và đề cao tinh thần độc lập dân tộc của nước chủ nhà quả là điều hiếm thấy.

               Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội, ảnh: AAP.

Nếu như về mặt hình thức, việc ông Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam là phá bỏ rào cản cuối cùng, thực hiện bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước, thì tinh thần ngưỡng mộ và tôn trọng, đề cao nền độc lập dân tộc của Việt Nam có lẽ đã xóa đi những nghi kỵ cuối cùng rơi rớt lại đâu đó về Hoa Kỳ.

Do nhiều nguyên nhân lịch sử để lại, từ cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ lâu nay vẫn còn tồn tại đây đó những hoài nghi, dè chừng lẫn nhau trong quan hệ song phương.

Từ phía Mỹ vẫn còn có người lăn tăn cấn cá chuyện ý thức hệ hoặc có phải Việt Nam là "bản sao" của Trung Quốc hay không, còn từ phía Việt Nam vẫn còn quan điểm lo lắng liệu Mỹ còn âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam thông qua diễn biến hòa bình hay không.

Bài phát biểu của Tổng thống Obama cũng những cam kết của ông chủ Nhà Trắng đã là câu trả lời thuyết phục nhất.

Trước đó, Tổng thống Obama đã mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ để tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Lần này sang thăm Việt Nam, một lần nữa ông Obama tự tay vun bồi cho lòng tin chiến lược ấy.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh người Việt Nam chúng ta cần tiếng nói, sự ủng hộ và vai trò của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia trên Biển Đông trước nguy cơ bị đe dọa cùng với hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế - lợi ích thiết thực của Hoa Kỳ.

Một lần nữa Tổng thống Mỹ khẳng định, Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền, không có bất kỳ quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của họ lên dân tộc Việt Nam. Thông điệp đó thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân mới đang trỗi dậy và tác oai tác quái trong khu vực.

Lịch sử chống ngoại xâm và lòng yêu nước là cội nguồn sức mạnh của người Việt

Điều này được thể hiện rất rõ qua bài phát biểu của Tổng thống Obama. Lịch sử chống ngoại xâm và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được Tổng thống Mỹ tái hiện một cách sinh động, ý nghĩa qua hình ảnh Hai Bà Trưng đánh tan quân Hán, Lý Thường Kiệt với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên làm nên sức mạnh của quân dân Đại Việt đánh tan quân xâm lược nhà Tống.

Người viết thực sự xúc động khi nghe ông Obama phát biểu: "Tuy nhiên cũng có nhiều thế kỷ, các bạn bị ngoại bang chiếm đóng, vận mệnh của các bạn lại bị quyết định bởi người khác, đất nước không nằm trong tay các bạn.

Nhưng cũng như những cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: "Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận ở sách trời"".

Quan hệ Việt - Mỹ cũng đã từng được ươm mầm từ truyền thống chống ngoại xâm, trong Chiến tranh Thế giới II người Mỹ đã tới để giúp Việt Nam chống quân xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đặc biệt, ông Obama không né tránh Chiến tranh Việt Nam / Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một đề tài có thể nói là nhạy cảm và khó diễn đạt đối với rất nhiều người, sao cho lịch sử không bị lãng quên nhưng cũng không cản trở tương lai, mà ngược lại trở thành động lực thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.

Nhưng với ông Obama tiếp cận đề tài này lại hết sức tự nhiên, chân tình, cầu thị và thuyết phục người nghe, kể cả từ hai phía Việt Nam hay Hoa Kỳ.

Trong bữa quốc yến do Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì chiêu đãi Tổng thống Mỹ và phái đoàn cấp cao Hoa Kỳ, ông Obama cũng nhắc đến câu tục ngữ quen thuộc và là phương châm sống, ứng xử của người Việt: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Không quên những người ngã xuống vì chiến tranh dù ở phía nào đi nữa, đó là một cách ứng xử rất nhân văn và có tác dụng củng cố hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Lịch sử quan hệ hai nước đã từng có những chương buồn, nhưng hiểu đúng về lịch sử cho ta sự sáng suốt và động lực hợp tác cùng chung sống hòa bình, thịnh vượng và phát triển trong hiện tại và tương lai.

Điều này cho thấy ông Obama rất nhân văn, rất khiêm cung trong ứng xử. Bởi cũng có những quốc gia khác trong lịch sử đã từng xâm lược Việt Nam, nhưng lãnh đạo của họ chưa bao giờ dám nhìn thẳng và thừa nhận điều đó để có thể hiểu nhau, thực sự gác lại quá khứ, hướng tới tương lai.

Cá nhân tôi cho rằng chính điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh và tầm vóc Obama, mà không phải lãnh đạo siêu cường nào cũng có thể theo kịp. Đó là lý do tại sao Tổng thống Obama là vị quốc khách được nhân dân Việt Nam chào đón nồng nhiệt, nồng hậu và chân tình đến thế.

Với Tổng thống Obama, với hai dân tộc Hoa Kỳ và Việt Nam, những bài học trong chiến tranh sẽ là bài học cho cả thế giới. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ truyền nguồn cảm hứng sâu xa bất tận cho việc biến thù thành bạn, hóa giải những cuộc xung đột tưởng chừng không bao giờ có hồi kết, bởi hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh.

Bề dày truyền thống văn hóa và nguồn lực con người mới thực sự làm nên sức mạnh Việt Nam

Có thể nói đó là nhận xét rất tinh tế của Tổng thống Hoa Kỳ mà ngay cả nhiều người Việt Nam chưa chắc đã nhận ra điều ấy.

Từ cội nguồn lịch sử, văn hóa lúa nước đồng bằng châu thổ sông Hồng trên trống đồng Đông Sơn, cho đến những sản vật đặc trưng của miền đất ấy như hạt gạo trắng ngần, tấm lụa mềm mại, hay Văn Miếu - trường đại học đầu tiên, bằng chứng của lòng hiếu học Việt Nam được ông Obama nhắc đến một cách đầy trân trọng.

Người đứng đầu Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã cho chúng ta thấy, ông hiểu rõ văn hóa, con người Việt Nam, và chính cội nguồn văn hóa ấy chứ không phải gì khác làm nên sức mạnh mềm của dân tộc Việt Nam.

Ông tài tình và khéo léo dẫn lời một bài hát "Mùa xuân đầu tiên" của nhạc sĩ Văn Cao để kết nối người Việt với người Mỹ: "Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người".

Chiến lược hợp tác của ông chủ Nhà Trắng đối với Việt Nam cũng nhằm giúp người Việt chúng ta khai thác tối đa tiềm năng và sức mạnh của con người, trong đó có văn hóa.

Đại học Fullbright sắp đi vào hoạt động phi lợi nhuận, ông Obama công bố, các sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu hai nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực như chính sách công, quản trị doanh nghiệp, khoa học tự nhiên như tin học hay toán học Ngô Bảo Châu, và khoa học xã hội từ thơ văn Nguyễn Du đến triết học Phan Chu Trinh.

Quan điểm của ông Obama về phát triển cũng khiến tôi rất tâm đắc. Ông nhận định, nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục. Cho nên để phát triển kinh tế, tiến hành song song với phát triển kinh tế phải là đầu tư cho nguồn lực con người.

Ông chú trọng đào tạo kỹ năng, đầu tư cho nhân tài và coi đó là nguồn lực chủ chốt thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên thì hữu hạn, nhưng nguồn lực và tài nguyên con người thì vô hạn.

Để thăng hoa nguồn lực con người, giá trị của truyền thống văn hóa một đất nước có bề dày như Việt Nam có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tổng thống Hoa Kỳ đã nhìn thấy điều này và cá nhân người viết rất chia sẻ quan điểm và nhận định ấy của ông.

Cổ vũ lắng nghe và đối thoại, không áp đặt giá trị của mình vào nước khác

Nhân quyền được nhiều người xem là đề tài nhạy cảm và là rào cản trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Thậm chí có những quan điểm đặt vấn đề phải thế này, phải thế khác thì Việt Nam và Hoa Kỳ mới có thể triển khai hợp tác trên các lĩnh vực khác.

Tổng thống Obama không tiếp cận vấn đề này với tư duy áp đặt như vậy.

Ông Obama không chỉ trích, mà tiếp cận vấn đề một cách khiêm cung, cầu thị và thiện chí bằng việc khẳng định, chẳng có quốc gia nào hoàn hảo. Ngay cả Hoa Kỳ sau hai thế kỷ lập quốc hiện nay vẫn phải đối mặt với những vấn đề về quyền con người cần nỗ lực giải quyết.

Mỹ cũng có những vấn đề của riêng mình về quyền con người, chính phủ Hoa Kỳ ngày nào cũng bị những tiếng nói phê bình, chỉ trích. Nhưng cách tiếp cận của Mỹ là lắng nghe và đối thoại, bởi việc mọi người có quyền thể hiện chính kiến của mình, phê phán để giúp xã hội tiến bộ hơn.

Tổng thống Mỹ khẳng định, Hoa Kỳ không muốn áp đặt cho Việt Nam, mà Mỹ tin rằng những giá trị ông Obama đang nhắc đến mang tính phổ quát, được thể hiện trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, và cũng được ghi nhận rõ ràng trong Hiến pháp Việt Nam.

     Người dân Việt Nam đón Tổng thống Obama sang thăm nước mình bằng một tình cảm chân thành và nồng nhiệt, ảnh: AP.

Cách tiếp cận vấn đề này rõ ràng rất sòng phẳng, thẳng thắn nhưng không áp đặt một chiều, không rao rảng đại cục, không tuyên truyền hệ giá trị của riêng mình mà nỗ lực tìm tiếng nói chung trong các giá trị phổ quát của văn minh nhân loại.

Bởi lẽ có cùng hướng tới những giá trị tốt đẹp của độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, bình đẳng, bác ái mà loài người theo đuổi, hợp tác song phương mới đi vào thực chất và bền vững, lâu dài.

Chính cách đặt vấn đề khéo léo, khiêm nhường nhưng rõ ràng, thẳng thắn của Tổng thống Obama cũng khiến người nghe phải xem lại nhận định của mình về các giá trị phổ quát ấy để có tiếng nói và ứng xử phù hợp.

Bởi thế giới ngày nay như ai đó gọi là thế giới phẳng, sự giao lưu và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên Trái Đất này ngày càng mạnh mẽ tất sẽ hình thành những khuôn khổ giá trị chung của văn minh xã hội loài người.

Tất nhiên do đặc thù, đặc điểm mỗi nước khác nhau nên cách hiểu, cách giải thích và vận dụng các điều khoản quy định trong Hiến pháp, pháp luật về các giá trị như quyền con người / nhân quyền là điều có thể hiểu được.

Nhưng phải khẳng định rằng, đích đến của Việt Nam, Hoa Kỳ trong lĩnh vực này là giống nhau, đó là mưu cầu hạnh phúc, tự do, dân chủ, bác ái....cho nhân dân. Và cũng chỉ có như thế nhân dân mới chấp nhận.

Tổng thống Obama đang hướng bàn tay hữu nghị về phía Việt Nam, chúng ta cần nắm lấy bàn tay ấy

Hội trường xúc động khi Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định: "Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Tôi không còn nhiều thời gian trong nhiệm kỳ của mình nữa. Nhưng tôi mong muốn mình có thể đóng góp nhiều hơn cho quan hệ giữa hai nước".

Trước đó ông Obama cũng đã từng làm giới truyền thông ngỡ ngàng khi trả lời câu hỏi, tại sao gần cuối nhiệm kỳ mới sang thăm Việt Nam. Tổng thống Hoa Kỳ nói, với người Mỹ, những gì tốt nhất thường dành cho phút cuối.

Ở đây, ngoài tài năng và sự tinh tế về mặt đối ngoại của một chính khách hàng đầu thế giới, cá nhân người viết cảm nhận được tấm chân tình của ông Obama khi lắng nghe bài phát biểu hôm qua.

Đặc biệt hơn nữa, ông Obama không nói xuông, mà đưa ra những cam kết hết sức cụ thể và có lợi cho Việt Nam, thiết nghĩ chúng ta phải nắm lấy.

Thứ nhất về Biển Đông, Tổng thống Obama tiếp tục khẳng định lập trường của Việt Nam rằng các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như các cơ quan tài phán quốc tế. Mỹ sẽ tiếp tục cho máy bay, tàu chiến tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở bất kỳ nơi nào trên Biển Đông mà luật pháp quốc tế cho phép.

Rõ ràng là hiện nay chỉ có Mỹ mới có thể và có đủ năng lực chống lại các hành vi phiêu lưu quân sự, bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp và trật tự quốc tế trên Biển Đông. Việt Nam có lợi ích to lớn và thiết thực trong đó.

Ngoài ra tuyên bố của Tổng thống Mỹ rằng không một quốc gia nào có thể áp đặt giá trị hay đe dọa nền độc lập, chủ quyền của Việt Nam là một thông điệp hết sức ý nghĩa, sâu sắc.

Mỹ cam kết cung cấp thiết bị, tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam, giúp Việt Nam nâng cao năng lực tuần tra hàng hải trên Biển Đông, cứu trợ nhân đạo và phòng chống thiên tai. Mỹ đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và sẽ đảm bảo Việt Nam có thể có được các vũ khí phòng thủ cần thiết để đảm bảo an ninh.

Thứ hai về kinh tế, với tư cách Tổng thống Mỹ ông ủng hộ mạnh mẽ TPP và cam kết sẽ giúp Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn nữa vào thị trường Mỹ. Đặc biệt có lẽ ông Obama là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên nói ra, khẳng định sẽ giúp Việt Nam "không phụ thuộc về thương mại với một quốc gia duy nhất nào".

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên có kế hoạch cụ thể cùng với Hoa Kỳ triển khai ý tưởng này của Tổng thống Obama, vì chúng ta có độc lập tự chủ về kinh tế thì mới mong không bị lệ thuộc và chi phối trong các lĩnh vực khác từ "quốc gia duy nhất" nào đó.

Ngoài ra trên các lĩnh vực giáo dục, giao lưu hợp tác chính trị, quân sự, ngoại giao, phối hợp tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế...cũng đã được ông Obama đề cập trong chuyến thăm.

Ấn tượng nhất là câu kết của bài phát biểu, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ một lần nữa khiến người Việt Nam trầm trồ thán phục, ngưỡng mộ với 2 câu Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du:

"Rằng: Trăm năm cũng từ đây,
Của tin gọi một chút này làm ghi."

Tổng thống Obama đã đưa cánh tay thân thiện về phía Việt Nam chúng ta với tất cả sự trân trọng, thiện chí và chân tình. "Của tin gọi một chút này làm ghi" cũng đã được ông Obama thể hiện rất rõ, rất xuất sắc.

Câu chuyện còn lại để viết tiếp trang sử mới của quan hệ Việt - Mỹ, viết tiếp hai câu Kiều đầy ý nghĩa và cảm xúc của Tổng thống Obama thuộc về chính chúng ta, mỗi người Việt Nam dù trong hay ngoài nước.

Dù ai đó có thể còn lo ngại Nhà Trắng sắp đổi chủ và ông Obama đã ở vào giai đoạn người ta quen gọi là "hoàng hôn nhiệm kỳ". Nhưng với các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, khái niệm nhiệm kỳ khác hoàn toàn với các nước còn đang phát triển và hoàn thiện thể chế.

Bởi lẽ chính sách và chiến lược của Mỹ không phụ thuộc vào nhiệm kỳ, mà phụ thuộc vào lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ.

Bởi vậy dù bà Hillary Clinton hay ông Donald Trum sẽ trở thành người kế nhiệm ông Obama, thì người viết tin rằng chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam và khu vực Biển Đông không thay đổi.

Nếu chúng ta chỉ quen "suy bụng ta ra bụng người" về cái gọi là hoàng hôn nhiệm kỳ mà không chớp lấy cơ hội tận dụng sự giúp đỡ, thiện chí của Hoa Kỳ để phát triển cường thịnh, thì chúng ta sẽ đánh mất cơ hội quý báu mà có khả năng sẽ không thể có lần thứ 2.

Ts Trần Công Trục

(Giáo Dục)


Good afternoon
Xin chào (ông Obama nói 'xin chào' bằng tiếng Việt)
Xin cảm ơn Chủ tịch Quang về những lời hào hiệp và xin cho phép tôi cảm ơn ngài cùng chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho bản thân tôi và phái đoàn chúng tôi sự đón chào và sự mến khách thật chân tình.
Trong một thế kỷ vừa qua hai quốc gia chúng ta đã từng kinh qua sự hợp tác, rồi lại trải qua xung đột đưa đến sự chia ly đầy đau đớn tiếp đến là đoạn trường hòa giải.
Nay sau hơn hai thập kỷ quan hệ giữa hai chính phủ đã được bình thường hóa, thời gian đang điểm cho chúng ta đạt tới những thời khắc mới. Điều thấy rõ ràng ở chuyến thăm này là nhân dân cả hai nước chúng ta đều mong muốn có mối quan hệ giữa chúng ta phải chặt chẽ hơn nữa, mối quan hệ phải sâu sắc hơn nữa.

Tôi thật xúc động thấy thật đông người dân đứng dọc hai bên đường vẫy chào chúng tôi trên đường chúng tôi vào thành phố. Tôi mang tới đây lời chào thân ái và tình hữu nghị của nhân dân Hoa Kỳ, và cả những lời chúc mừng Việt Nam của các vị nghị sĩ Hoa Kỳ, một số nghị sĩ danh tiếng cũng đồng hành với tôi trong phái đoàn hôm nay.
Có rất nhiều người Mỹ gốc Việt mà nguồn gốc gia đình họ chính là sợi dây kết nối chúng ta, đồng thời họ cũng là nhắc nhở chúng ta về một loạt các vấn đề.
Tôi cũng đã từng nói trước đây rằng một trong những ưu tiên cao nhất của tôi trong nhiệm kỳ Tổng thống là phải đảm bảo chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò to lớn hơn và vai trò dài hạn ở châu Á Thái bình dương vì mục tiêu song phương là an ninh chung của chúng ta, và an ninh của các quốc gia hai bên bờ Thái bình dương để hướng tới sự phồn vinh chung của các quốc gia trong vùng này.
Chúng tôi tin tưởng rằng mọi người dân ở đây cần được sống đời sống an ninh, được sống đời sống phồn vinh và được sống trong nhân phẩm.
Sự theo đuổi tầm nhìn đó cần phải có sự tham gia sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, đó là tầm nhìn của chúng tôi trong nỗ lực trải dài nhiều thập kỷ vừa qua. Tầm nhìn đó ngày nay lại bao gồm cả quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Nhìn lại những gì chúng ta đã trải qua và những gì chúng ta có hôm nay trong quan hệ giữa hai nước quả là vật đổi sao dời thật vô song.
*
Trong hai thập kỷ vừa qua, ngoại thương giữa hai nước đã tăng lên gần gấp 100 lần, tạo ra nguồn việc làm rất lớn và những cơ hội rất tốt cho người dân ở cả hai nước.
Kể từ khi tôi nhận nhiệm sở tại Nhà Trắng, chúng tôi đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam lên hơn 150 phần trăm. Hiện nay Hoa Kỳ là thị trường một quốc gia lớn nhất trên thế giới trong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Các công ty Hoa Kỳ đứng trong hàng các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam.
Với chương trình Fulbright, hàng năm có hàng ngàn học bổng được trao cho các em sinh viên và các nhà học giả cả hai nước để cùng học tập và nghiên cứu.
Mười ba ngàn các bạn trẻ từ khắp nơi ở Việt Nam được cơ hội học hỏi các kỹ năng trong sáng kiến của Hoa Kỳ về Chương trình nhà Lãnh đạo trẻ khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong số tốp 10 quốc gia có số cao nhất học sinh sinh viên đang theo học ở Hoa Kỳ. Chỉ riêng năm nay, chúng tôi đã chào đón gần mười chín ngàn sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập. Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay.
Chỉ riêng năm 2015, Việt Nam cũng đón gần nửa triệu khách du lịch Mỹ tới thăm Việt Nam. Tôi đảm bảo với các bạn rằng con số khách tới thăm Việt Nam sẽ còn tăng hơn nhiều nữa.
Chính phủ hai nước chúng ta cũng hợp tác chặt chẽ hơn trong rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Bên cạnh việc Hoa Kỳ tham gia vào các hoạt động của ASEAN và cuộc họp thượng đỉnh Nam Á, hai nước chúng ta đang cùng làm việc phối hợp với nhau để đẩy mạnh an ninh và tăng cường ổn định khu vực.
Việt Nam đã nồng hậu đón tiếp tàu của Hải quân Hoa Kỳ vào các cảng ở đây. Các ngành hàng hải hai nước cũng đang phối hợp với nhau và là đối tác thực hiện các trao đổi các hoạt động bảo vệ an ninh hàng hải.
Hai nước chúng ta cũng đang cùng nhau theo đuổi việc đưa vào thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây không phải là một hiệp định đơn thuần về thương mại mà là bệ phóng đưa hai nước chúng ta tới gần nhau hơn và giúp chúng ta thúc đẩy hợp tác khu vực mạnh mẽ hơn.
Chúng ta cũng còn phải làm nhiều hơn nữa để cùng nhau đương đầu với những thử thách toàn cầu từ việc phối hợp chống khủng bố, tới việc tăng cường hiệu quả hoạt động y tế ngăn chặn không cho bệnh tật lan rộng thành bệnh dịch.
Trong chuyến thăm này Hoa Kỳ và Việt Nam đã thỏa thuận nâng sự hợp tác giữa hai nước lên tầm cao bao gồm mọi phương diện hoạt động, chúng ta có những bước tiến mới trong việc tạo ra cơ hội cho thanh niên được đào tạo, huấn luyện và được trang bị kiến thức và kỹ năng để thành công.
Tôi vinh hạnh công bố là Đội quân Hòa bình (Peace Corps) sẽ lần đầu tiên đến Việt Nam. Những người tình nguyện Mỹ tham gia Đội quân Hòa bình của chúng tôi sẽ chú trọng vào việc dạy tiếng Anh.
Chắc chắn tình bạn được xây dựng giữa các bạn trẻ trong các hoạt động tình nguyện của đội quân này sẽ giúp cho hai nước chúng ta gần với nhau hơn trong nhiều thập kỷ tương lai.
Các trường đại học Hoa Kỳ sẽ giúp các trường đại học Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu thuộc các ngành khoa học và công nghệ, kỹ thuật công trình và ngành toán. Các trường y khoa của Hoa Kỳ như là Johnson & Johnson, GE và các đại học y của Hoa Kỳ khác sẽ giúp các trường y Việt Nam cải thiện việc đào tạo y khoa.
Nay chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép cho việc thành lập đại học Fulbright, chúng tôi có thể nói trường đại học Fulbright Việt Nam sẽ là trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên tại nước này sẽ mở cửa đón sinh viên vào khóa học đầu tiên ngay trong mùa thu năm nay.
[Phần tổng hợp các hợp đồng thương mại đạt 16 tỷ đô la được ký kết trong dịp này, trong đó có hợp đồng mua máy bay của công ty Viet JetAir được dịch giả lược bỏ]
“Trong lĩnh vực an ninh, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm trọn bổn phận của mình trong vấn đề giải quyết di sản đau thương của chiến tranh.
Tôi xin thay mặt nhân dân Mỹ, thay mặt các cựu chiến binh của chúng tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hợp tác với chúng tôi trong bao nhiêu năm qua trong việc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong cuộc chiến. Đây là một trọng trách thiêng liêng và cả hai bên chúng ta sẽ cùng nhau làm tiếp trong những năm tới.
Chúng ta sẽ tiếp tục chương trình giúp rà soát phát hiện và di dời bom mìn chưa nổ và hiện tại chúng ta đã sắp hoàn thành việc giải độc chất dioxin – chất màu da cam - cho khu vực sân bay Đà Nẵng, sắp tới Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam làm sạch khu vực sân bay Biên Hòa.
Chúng ta đã thỏa thuận sẽ tiếp tụp tăng cường một cách sâu sắc hơn sự hợp tác quốc phòng bằng các tầu tuần tra, tổ chức huấn luyện đào tạo cho ngành cảnh sát biển và phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác nhân đạo ứng phó với thảm họa.”
Tôi cũng xin công bố Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam đã áp dụng trong gần năm mươi năm qua.
Tương tự như mọi thỏa thuận trong lĩnh vực quốc phòng với tất cả các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, việc bán vũ khí của chúng tôi cần phải kèm theo các yêu cầu nghiêm ngặt, bao gồm cả các yêu cầu liên quan đến vấn đề nhân quyền.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này là thể hiện mong muốn của Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam tiếp cận được với các loại thiết bị và vũ khí mà Việt Nam đang cần để bảo vệ đất nước.
Việc này cũng là một bước để Hoa Kỳ hóa giải một tồn tại lịch sử và kết thúc một vấn đề dai dẳng từ thời chiến tranh lạnh.
Việc đó thể hiện cam kết của Hoa Kỳ muốn khẳng định sự bình thường hóa hoàn toàn với Việt Nam, bao gồm cả mối liên hệ chặt chẽ về quốc phòng giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và đối với khu vực này về lâu dài.
Hoa Kỳ và Việt Nam cùng thống nhất cổ võ cho một trật tự khu vực, bao gồm khu vực biển Đông, phải thực thi các chuẩn mực và quy định của luật quốc tế về tự do hàng hải, vùng không phận tự do bay, và các quy định quốc tế trong thương mại không bị ngăn cản, mọi xung đột phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và thông qua các chế tài luật pháp phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tôi xin khẳng định một lần nữa là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, tiếp tục chạy tàu, và tiếp tục thực hiện các hoạt động ở tất cả các nơi mà luật pháp quốc tế cho phép và chúng tôi sẽ ủng hộ tất cả các quốc gia khác hành động như thế.
Mặc dù chúng ta đã đạt được những tiến bộ quan trọng như tôi nêu trên, hai chính phủ vẫn tiếp tục còn những điều bất đồng trong đó có các vấn đề về dân chủ và nhân quyền.
Tôi đã nhấn mạnh rất rõ rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm việc áp đặt thể chế chính phủ kiểu của mình lên Việt Nam hay lên bất cứ quốc gia nào khác. Chúng tôi tôn trọng sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Nhưng chúng tôi cũng vẫn sẽ tiếp tục lên tiếng vì nhân quyền vì chúng tôi tin tưởng đó là những quyền phổ quát của toàn nhân loại. Đó là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do hội họp.
Các quyền này bao gồm việc công dân có quyền ở xã hội dân sự để tập hợp và tổ chức các hoạt động để giúp góp phần cải thiện cộng đồng và làm cho quốc gia được tốt hơn.
Chúng tôi đều tin tưởng, bản thân tôi cũng tin tưởng rằng một dân tộc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, một quốc gia sẽ trở nên hưng thịnh hơn nếu các quyền phổ quát ấy được thực thi.
Hai nước chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận các vấn đề này trong khuôn khổ hoạt động Đối thoại Nhân quyền với tinh thần tích cực và trong nỗ lực hợp tác.
Cuối cùng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng sự hợp tác vì lợi ích chung của thế giới như các công ước quốc tế mà Hoa Kỳ và Việt Nam đều tham gia như Công ước Paris về biến đối khí hậu. Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong vấn đề để đồng bằng Cửu Long điều chỉnh để cập nhật tình hình biến đổi khí hậu. Hoa Kỳ cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng nền kinh tế giảm thải carbon, trong đó có cả việc xây dựng năng lượng hạt nhân cho mục đích dân sinh.
Chúng tôi cũng tự hào sẽ giúp Việt Nam lập trung tâm đào tạo mới để Việt Nam có thể tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình của Liên hiệp quốc.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quang về sự hiếu khách, xin cảm ơn về những công việc phối hợp với chúng tôi, tôi mong chờ dịp được gặp gỡ người dân Việt Nam, biết đâu tôi sắp được cùng họ nhâm nhi ly CÀ PHÊ SỮA ĐÁ (ông Obama nói bốn chữ này bằng tiếng Việt – chú thích của dịch giả).
Tôi tin tưởng rằng mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ có thể sẽ là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất ở khu vực hiểm yếu này của thế giới.
Tôi tin tưởng rằng sự nâng tầm mối quan hệ mà chúng ta đạt được hôm nay sẽ có tác động to lớn làm tăng cường hơn nữa nền an ninh toàn cầu và sẽ mang tới cho nhân dân hai nước chúng ta sự phồn vinh và sự chính trực trong nhiều thập kỷ tương lai.
- XIN CÁM ƠN -
(ông Obama nói ba chữ này bằng tiếng Việt- chú thích của dịch giả).
Dịch giả: Kim Chi 
(Diễn đàn Thế kỷ)

Trong buổi tiếp xúc với dân chúng Việt Nam tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình, Hà Nội, vào hôm nay, 24/05/2016, nhân ngày thứ hai của chuyến công du, tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh dân chủ và tự do ngôn luận, mối quan hệ Mỹ-Việt và kêu gọi giải quyết xung khắc biển Đông bằng giải pháp ôn hoà.

Sáng nay 24/05/2016, tại Hà Nội, trước cử tọa nồng nhiệt đa số là giới trẻ Việt Nam, tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi phải giải quyết tranh chấp ở biển Đông bằng giải pháp ôn hoà. Trong bối cảnh Trung Quốc dùng sức mạnh lấn chiếm các hải đảo, gia cố thành tiền đồn,tấn công ngư dân Việt Nam, tổng thống Mỹ lên án thái độ nước lớn ăn hiếp nước nhỏ. Ông nói :

Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hà Nội ngày 24/05/2016 24/05/2016
Nghe

"Với chuyến thăm này, chúng tôi đã đồng ý nâng cao sự hợp tác về an ninh, sự tin cậy giữa các lực lượng của hai nước. Chúng tôi tiếp tục cung cấp các khóa huấn luyện và các thiết bị cho lực lượng tuần duyên Việt Nam nhằm tăng cường khả năng của hải quân Việt Nam. Chúng tôi sẽ là đối tác cung cấp các trợ giúp nhân đạo trong trường hợp có thảm họa.

Với thông báo dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của tôi hôm qua, Việt Nam có thể mua các thiết bị để đảm bảo an ninh của mình, và Hoa Kỳ cho thấy cam kết của mình trong việc bình thường hóa với Việt Nam.

Thế kỷ 20 đã để lại bài học, trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam, rằng an ninh của chúng ta phụ thuộc vào trật tự của thế giới, bắt nguồn từ những nguyên tắc và luật lệ. Chủ quyền các nước hay vùng lãnh thổ không phân biệt lớn nhỏ, cần được tôn trọng, lãnh thổ không bị xâm phạm. Nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ. Các tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình.

Các định chế khu vực như ASEAN hay Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á cần được củng cố. Đây là điều tôi và nước Mỹ tin tưởng ở quan hệ đối tác với khu vực này. Tôi chờ những tiến triển trong lần làm việc tới ở Lào vào cuối năm, khi tôi là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Lào.

Về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ không là nước trực tiếp tham gia tranh chấp, nhưng chúng tôi sát cánh với những đối tác ủng hộ nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải, không phận chung, và không cản trở thương mại hợp pháp.".

Lời tuyên bố của tổng thống Barack Obama đã được cử tọa, khoảng 2.000 người, trong đó có các nhà lãnh đạo Việt Nam hoan nghênh nhiệt liệt.

Cũng theo tuyên bố của tổng thống Mỹ, máy bay và hải thuyền của Hoa Kỳ « tiếp tục tuần tra trong khu vực, sẽ họat động bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép và Mỹ sẽ ủng hộ tất cả mọi nước thực thi quyền giao thông này ».

Trong lãnh vực nhân quyền, tổng thống Mỹ kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng « dân chủ, quyền tự do ứng cử và phát biểu, là những giá trị phổ quát của nhân loại, không gây bất ổn định chính trị mà trái lại đem lại ổn định cho quốc gia ». Tổng thống Obama giải thích : khi những ứng cử viên có quyền ra tranh cử một cách tự do thì xứ sở sẽ ổn định và người công dân biết rằng tiếng nói của họ được tôn trọng. Khi báo chí được tự do thì dân chúng sẽ tin cậy vào chế độ ».

Diễn văn ứng khẩu của tổng thống Mỹ được trực tiếp truyền hình. Vài giờ trước, ông có dịp trao đổi với các nhà tranh đấu cho nhân quyền.

Dân Việt Nam nô nức đón chào Obama

Sau Hà Nội, phái đoàn tổng thống Mỹ lên đường vào Sài Gòn. Theo AFP, hàng ngàn dân đã đứng hai bên đường tiễn tổng thống Barack Obama. Dân chúng Sài Gòn cũng nô nức, tập trung hai bên đường chờ lãnh đạo siêu cường.

Từ Sài Gòn một thanh niên đang chờ đón tổng thống Barack Obama cho biết không khí và ước nguyện của giới trẻ :

"Người dân Việt Nam rất là vui khi đón tổng thống. Lịch cấm đường là khoảng 15 giờ chiều cho đến 16, 17 giờ nhưng từ 12 giờ trưa, người ta đã xếp hàng chờ tổng thống rồi. Trên một số trang tin tức của Việt Nam, họ cập nhật liên tục tổng thống đi đến đâu ở Hà Nội, mấy giờ bay. Người dân đông lắm, có cả em bé lẫn người lớn, người lớn tuổi cũng có. Người dân vẫn đang đứng chờ đoàn xe chính đi.

Cả công ty của Nguyên đều ra ngoài để đón đoàn xe của tổng thống ; chuẩn bị những tấm hình lớn của tổng thống để đón chào. Tâm trạng người dân rất là phấn khích và vui. Tổng thống (Mỹ) mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội mới. Bản thân tổng thống cũng đã trả lời rất nhiều câu hỏi trên đài. Tỏng thống mang rất nhiều thông điệp đến Việt Nam, rất cởi mở, rất nồng ấm. Đây là bước ngoặt to lớn cho người dân tiếp cận những cơ hội mới, mà đặc biệt là tham gia hợp tác TPP sắp tới."

Tú Anh

(RFI)

Tường thuật cuộc đối thoại giữa ông Obama và doanh nhân Việt
Nhóm phóng viên



Không có nhận xét nào: