Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thông báo Mỹ đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh: Giang Huy.Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết TPP là thỏa thuận liên kết thương mại và kinh tế lớn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam cũng như khu vực.
- Ông Obama cho biết quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí không phụ thuộc vào Trung Quốc hay bất kỳ yếu tố nào khác mà phụ thuộc vào mong muốn của Mỹ trong việc hoàn thành những điểm kết nối trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.Đây là một tiến trình được bắt đầu tương đối gian nan với các cuộc đối thoại khó khăn từ nhiều năm trước, với sự giam gia của Ngoại trưởng Mỹ đương nhiệm John Kerry, thượng nghị sĩ John McCain cùng rất nhiều người khác từ cả hai chính phủ.Theo thời gian, những tiến bộ mà hai bên đạt được ngày càng được mở rộng và sâu sắc hơn. Mỹ và Việt Nam đã hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, thương mại, an ninh đến cứu trợ với sự tôn trọng lẫn nhau.
Rõ ràng, hai nước hiện không nên duy trì lệnh cấm nào nữa, ông Obama nhấn mạnh và thêm rằng Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam mua vũ khí từ Mỹ. Và đồng minh của Mỹ sẽ giám sát quá trình nhưng không phải là nhân tố gây chia rẽ quan hệ Việt - Mỹ.
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai nước có nhiều tiến bộ, đặc biệt là việc Việt Nam cấp phép cho đại học Fulbright hoạt động.Hợp tác quốc phòng an ninh cũng có những bước phát triển phù hợp với yêu cầu của mỗi nước. Hai nước đã hoàn tất giai đoạn một quá trình tẩy độc dioxin tại Đà Nẵng và tiếp theo sẽ thực hiện dự án tại Biên Hòa.Việt Nam và Mỹ sẽ tăng cường phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế, xuất phát từ việc chia sẻ quan tâm, lợi ích chung ngày càng lớn, trên tinh thần tôn trọng thể chế của nhau. Chủ tịch nước tin tưởng rằng mối quan hệ hợp tác Việt – Mỹ sẽ càng được tăng cường qua chuyến thăm này của ông Obama.
- Trả lời câu hỏi của phóng viên về thành tựu hợp tác Việt – Mỹ sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định rằng trong hai thập kỷ bình thường hóa quan hệ, hai nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.Về ngoại giao, từ những cựu thù, hai nước đã trở thành bạn, đối tác, tăng cường hợp tác song phương và đa phương, chia sẻ ngày càng nhiều các mối quan tâm chung, đặc biệt là an ninh trong khu vực.Về hợp tác kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng 130 lần. Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 ở Việt Nam, và quan hệ hợp tác kinh tế hai nước còn có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là sau khi hai nước tham gia TPP.
- Obama nói Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 7 ở Việt Nam và sẽ sớm trở thành nhà đầu tư lớn nhất. Thương mại song phương có tiềm năng phát triển, đặc biệt là khi Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào hiệu lực.
- Obama cho biết Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm lâu dài ở cả Thái Bình Dương. Hai nước nhất trí nâng cao quan hệ hợp tác ở nhiều lĩnh vực. Hai nước ký hiệp định khung hòa bình, Intel đầu tư ở Việt Nam, tập đoàn General Electrics cũng hợp tác cùng các trường đại học ở Việt Nam. Ông bày tỏ vui mừng khi trường đại học Fulbright được cấp phép, đánh giá cao việc Việt Nam cấp thị thực một năm và nhiều lần cho Mỹ.
- Mở đầu, Tổng thống Mỹ Obama nói "Xin chào" bằng tiếng Việt. Ông cám ơn người dân và chính phủ Việt Nam vì sự tiếp đón nồng hậu đối với ông cùng phái đoàn.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (phải) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong buổi họp báo chung hôm nay tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.
- "Chúng tôi tin rằng quan hệ Việt - Mỹ phát triển thịnh vượng không chỉ mang lại lợi ích cho từng nước mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương, thế giới và quan hệ ASEAN - Mỹ", Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết.Ông cảm ơn cá nhân tổng thống Mỹ, bạn bè và người dân Mỹ vì những đóng góp to lớn cho việc bình thường hóa, phát triển quan hệ Việt - Mỹ. Ông hy vọng Tổng thống Mỹ Obama sẽ có chuyến thăm Việt Nam thành công với nhiều kỷ niệm đẹp về đất nước và con người Việt Nam.
- Về những vấn đề khu vực thế giới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Obama nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Mỹ có thể hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 17 cũng như trong nhiệm vụ giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc.Hai nhà lãnh đạo thảo luận về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, tái khẳng định cùng nhau đối phó với biến đổi khí hậu và sử dụng bền vững tài nguyên sông Mekong.
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Obama còn thảo luận hướng đi tương lai của quan hệ song phương. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng niềm tin, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, khoa học công nghệ, ứng phó biến đổi khí hậu, nỗ lực sớm thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại cuộc họp báo. Ảnh: Reuters
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Điều này cho thấy quan hệ hai nước bình thường hóa hoàn toàn.- Hai nhà lãnh đạo ra tuyên bố chung thống nhất đưa quan hệ hai nước sâu sắc hơn, hiệu quả hơn, nhất trí ưu tiên cao hơn giải quyết hậu quả chiến tranh. Mỹ sẽ tẩy độc dioxin ở Biên Hòa.
- Tại buổi họp báo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết quan hệ hai nước đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Hai bên cam kết tôn trọng thể chế chính trị mỗi nước.
- Tổng thống Mỹ Barack Obama vào phòng họp báo chung. Ảnh: Việt Anh.
- Quang cảnh phía trong phòng họp báo. Ảnh: Giang Huy.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (phải) và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tổ chức họp báo chung với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, vào trưa nay.Hai nhà lãnh đạo trước đó tổ chức hội đàm và dự lễ ký kết văn kiện sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch. Tổng thống Mỹ Obama cũng đã tiếp xúc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại nhà sàn Hồ Chủ tịch.Sau họp báo, Tổng thống Mỹ Obama dự tiệc chiêu đãi, hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(Thời sự) - Đầu giờ chiều ngày 23/05/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama đã họp báo công bố các nội dung buổi hội đàm sáng nay. Theo đó, Tổng thống Mỹ Obama chính thức công bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam.
Tại buổi họp báo chung đang diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), Tổng thống Obam đã thông báo tin vui cho hàng triệu người dân Việt Nam: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.
Theo đó, mở đầu cuộc họp báo, Tổng thống Obama đã nói “cảm ơn” vì Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phía Việt Nam đã đón ông cùng đoàn tháp tùng rất nồng hậu. Ông Obama cho biết, ông rất ấn tượng trước hình ảnh người dân đứng đợi ông dọc hai bên đường từ tối hôm qua và ngày hôm nay.
Tổng thống Mỹ khẳng định: “Việt Nam và Mỹ đã hợp tác ngày càng sâu hơn. Thông qua ASEAN, hai nước đã giúp thúc đẩy ổn định khu vực cùng nhau, chúng ta theo đuổi hiệp định TPP. Với chuyến thăm này, cả Mỹ và Việt Nam cùng đồng ý sẽ nâng cấp quan hệ trên mọi phương diện”.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng quan hệ Việt – Mỹ phát triển thịnh vượng không chỉ mang lại lợi ích cho từng nước mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương, thế giới và quan hệ ASEAN – Mỹ”.
Qua đó, Chủ tịch nước cảm ơn cá nhân Tổng thống Mỹ, bạn bè và người dân Mỹ vì những đóng góp to lớn cho việc bình thường hóa, phát triển quan hệ Việt – Mỹ. Ông hy vọng Tổng thống Mỹ Obama sẽ có chuyến thăm Việt Nam thành công với nhiều kỷ niệm đẹp về đất nước và con người Việt Nam.
Trong chuyến thăm chính thức này, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ra Tuyên bố chung đưa quan hệ đối tác toàn diện theo hướng hợp tác sâu sắc hơn. Hai bên nhất trí ưu tiên cao việc giải quyết hậu quả chiến tranh ở Việt Nam, dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Việt Nam hoan nghênh việc Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”.
Được biết, sau lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi hội đàm chính thức với Tổng thống Mỹ Obama và chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Tại buổi tọa đàm, Tổng thống Obama đã chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang về “những tiến bộ vượt bậc” mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.
Tổng thống Obama cũng hoan nghênh “mối quan hệ ngày càng thắt chặt” giữa hai nước và khẳng định: “Chúng tôi đến đây nhằm chứng tỏ mối quan hệ thắt chặt mà chúng ta đã xây dựng trong những thập kỷ qua”.
Dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Trần Đại Quang cùng nhiều lãnh đạo cấp cao hai nước, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) đã ký kết hợp đồng đặt mua 100 tàu bay B737 MAX 200, trị giá lên tới 11,3 tỷ USD. Cùng với đó, một hợp đồng khác được hãng này ký kết cũng trong buổi lễ này với Pratt & Whitney thuộc Tập đoàn United Technologies Corp lên tới 3,04 tỷ USD.
Sau cuộc hội đàm tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Nhà sàn Bác Hồ trong khoảng 15 phút, sau đó xuống ao cá Bác Hồ cho cá ăn, trước khi lên xe Cadillac One rời đi.
Lan Anh
Truyền thông quốc tế với quyết định lịch sử của Mỹ với VN
23/05/2016 14:57 GMT+7
- Washington Post chạy tít gọi thỏa thuận dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với VN là quyết định lịch sử.
Trong bài viết hôm nay ngay sau thỏa thuận đạt được tại cuộc hội đàm của Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội,Washington Post gọi đây là quyết định lịch sử.
Washington Post bình luận động thái chính quyền Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với VN cho thấy mối quan hệ song phương ngày càng được thắt chặt giữa hai nước cựu thù.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Obama trong cuộc họp báo sau hội đàm. Ảnh: Sunstar |
"Quyết định này dựa trên mong muốn của chúng tôi về việc hoàn tất một tiến trình dài hướng tới bình thường hóa quan hệ với VN", tờ báo dẫn lời Tổng thống Mỹ trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang trưa 23/5 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ cho biết, chuyến thăm VN "cho phép chúng ta đạt đến một giai đoạn mới trong quan hệ song phương. Việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí sẽ giúp VN tiếp cận được với những vũ khí cần thiết để tự phòng thủ".
Theo Washington Post, một số trợ lý của ông Obama chia sẻ rằng thỏa thuận mới sẽ cho phép Mỹ bán vũ khí quân sự cho VN theo từng trường hợp cụ thể.
Đạt mức độ tin tưởng
Báo Nikkei bình luận quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí suốt 41 năm qua với VN đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama.
Nikkei dẫn lời ông Obama nhấn mạnh: "Ở giai đoạn này, hai bên đã phát triển một mức độ hợp tác và tin tưởng".
Tháng 10/2014, Mỹ đã nới lỏng một phần lệnh cấm vận, cho phép bán các trang thiết bị cho VN để đảm bảo an ninh hàng hải, nhưng vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sát thương.
Guardian, Fox News đưa tin về quyết định mang tính lịch sử này. Guardian đưa tin, sau khi công bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, Tổng thống Mỹ còn nhấn mạnh mong muốn quân đội hai nước sẽ hợp tác sâu sắc hơn nữa.
Hãng tin Reuters dẫn lời Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói trong cuộc họp báo chung giữa hai nhà lãnh đạo rằng "VN hoan nghênh việc Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN".
Hãng BBC cho hay, Tổng thống Mỹ cho rằng, đây là động thái để xóa bỏ "tàn dư của chiến tranh Lạnh".
Mở đường hợp tác an ninh
Trước chuyến công du của ông Obama tới VN, báo chí Mỹ đã đưa tin về khả năng Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
Theo truyền thông Mỹ, đã có nhiều sự ủng hộ tại Washington về động thái dỡ bỏ cấm vận, kể cả ở Lầu Năm Góc.
Truyền thông bình luận, việc cấm vận vũ khí được dỡ bỏ hoàn toàn sẽ mở ra con đường cho hợp tác an ninh sâu sắc hơn giữa hai nước.
"Những tiến triển thực sự đạt được trong quan hệ hai nước là điều rất quan trọng để đảm bảo cho mối quan hệ phát huy toàn diện tiềm năng”, Daniel Kritenbrink, giám đốc cấp cao phụ trách các vấn đề châu Á tại Nhà Trắng cho biết.
Rất nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã vận động Nhà Trắng sớm quyết định về việc này.
Thượng nghị sĩ John McCain khẳng định: “Mỹ không thể yêu cầu các đối tác đóng góp nhiều hơn trong khi vẫn hạn chế mức độ đóng góp của họ. Đã đến lúc cần dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận này”.
Thái An
Video người dân đứng đợi Tổng thống obama rất đông trên đường Kim Mã - V. V.TUÂN
Video người dân đứng đợi Tổng thống obama rất đông trên đường kim mã - V. V.TUÂN
V.TUÂN - NAM TRẦN
Người Hà Nội đứng chật kín đường chờ Tổng thống Obama đi qua
TTO - Trên đường Tổng thống Obama rời khách sạn đến Phủ Chủ tịch, bắt đầu ngày làm việc chính thức sáng 23-5 tại Hà Nội, người dân thủ đô đứng kín hai bên đường đón chào tổng thống.
Người dân đứng kín hai bên đường chờ đón Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama - Ảnh: NAM TRẦN |
Người dân chào đón đoàn xe của tổng thống Obama đi qua tại ngã tư Điện Biên Phủ, Hà Nội - Ảnh: TRẦN NGỌC KHA
|
Chụp ảnh đoàn xe chở Tổng thống Obama đi qua - Ảnh: TRẦN NGỌC KHA |
Xếp hàng dài bên đường chờ đón đoàn xe chở Tổng thống Obama đi qua ngã tư Kim Mã - Giang Văn Minh: Ảnh: NAM TRẦN |
Và dừng xe đứng kín hai bên đường đón chào tổng thống - Ảnh: NAM TRẦN |
Người dân đứng đợi tổng thống Obama trên đường Kim Mã - Ảnh: V.V.TUÂN |
Người dân đã đứng kín vỉa hè đường Kim Mã - Ảnh: V.V. TUÂN |
Người dân đứng chờ hai bên đường - Ảnh: NAM TRẦN |
Báo Trung Quốc: Obama ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông
Tổng thống Barack Obama đã bắt đầu chuyến thăm Việt Nam trong 3 ngày, sau khi đến vào tối 22.5. Các vấn đề chính dự kiến được bàn luận trong chuyến thăm này gồm chính trị, an ninh, đầu tư, thương mại… Hoàn Cầu Thời báo, trực thuộc Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 23.5 viết rằng chuyến thăm Việt Nam của ông Obama cho thấy Mỹ đang coi Việt Nam là đối tác an ninh, và 2 nước cần nhau để kìm hãm Trung Quốc trong nhiều vấn đề, đặc biệt là Biển Đông. Tuy nhiên, tờ báo này dẫn lời chuyên gia nhận định rằng mối quan hệ Việt-Trung sẽ không bị ảnh hưởng.
“Việc quan hệ gần gũi với Mỹ chỉ có nghĩa là Việt Nam đang dỡ bỏ quan điểm đối với một số nhu cầu thiết thực, chứ Việt Nam sẽ không bao giờ đánh giá thấp mối liên kết không thể thay thế với Trung Quốc”, Hoàn Cầu Thời báo dẫn lời nhà nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á Zhu Zhenming tại Học viện khoa học xã hội Vân Nam.
Bên cạnh đó, Hoàn Cầu Thời báo còn nhấn mạnh rằng việc ông Obama thăm Việt Nam vào thời điểm mà vấn đề Biển Đông đang được thế giới quan tâm là nhằm ủng hộ Việt Nam trong các tranh chấp ở khu vực.
Báo Trung Quốc nói Mỹ đã dùng mưu mẹo khi không đến thăm Việt Nam vào năm 2015, dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ và 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, mà đến vào giữa lúc thế giới đang theo sát tình hình Biển Đông và chờ đợi phán quyết của toà án về vụ kiện của Philippines.
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc nói gì trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama?
Ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama sang Việt Nam, Tân Hoa xã đăng bài bình luận rằng Mỹ-Việt Nam có hàn gắn quan hệ thế nào thì cũng không nên gây hại đến lợi ích chiến lược của bên thứ ba.
Trong khi đó, học giả Zhuang Guotu của trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại đại học Hạ Môn thì phán rằng Việt Nam là nước Đông Nam Á duy nhất có thể thực sự gây rắc rối cho Trung Quốc; đồng thời chuyến thăm của ông Obama nhằm đảm bảo rằng đó là sự ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Việt Nam trong tranh chấp (trên Biển Đông).
Ông này cho rằng nếu Việt Nam có thể chống đối công khai Trung Quốc về vấn đề Biển Đông thì Mỹ sẽ có nhiều cơ hội hơn để can thiệp vào khu vực.
Dù lạc quan về mối quan hệ Việt-Trung sẽ không bị ảnh hưởng sau chuyến thăm của ông Obama, các chuyên gia Trung Quốc lại lo ngại việc Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ làm sụt giảm mối làm ăn giữa 2 nước. Ông Zhuang nhận định việc đó sẽ đặt thêm áp lực lên nền kinh tế đang trượt dốc của Trung Quốc.
Hoàn Cầu Thời báo dẫn đánh giá của hãng tin Bloomberg rằng Việt Nam có thể là nước có lợi lớn nhất nếu TPP được toàn bộ 12 nước thành viên phê chuẩn. Bloomberg dự đoán với việc dựa nhiều vào xuất khẩu, kinh tế Việt Nam sẽ có thể tăng trưởng 11% (36 tỉ USD) trong 10 năm nhờ việc giảm thuế đối với nhiều loại sản phẩm của Việt Nam.
Bảo Vinh
Trung Quốc lên tiếng về việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
Hải Võ |
Trung Quốc hy vọng mối quan hệ phát triển giữa Việt Nam và Mỹ sẽ góp phần xây dựng hòa bình và ổn định khu vực.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo ngày 23/5: "Phía Trung Quốc vui mừng trước việc Việt Nam phát triển quan hệ bình thường với mọi quốc gia, bao gồm Mỹ.
Hy vọng điều này sẽ thúc đẩy mang lại lợi ích cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực."
Phản ứng trên được đưa ra sau thông tin Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam được thông báo trong cuộc họp báo chung giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang vàTổng thống Mỹ Barack Obama vào chiều cùng ngày.
Khi được phóng viên Reuters hỏi về việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, quyết định đó không phải là do yếu tố Trung Quốc, mà dựa trên tiến trình phát triển quan hệ hai nước.
Ông ghi nhận, đó là "sự can đảm" của hai bên sau nhiều cuộc đối thoại căng thẳng.
"Nhiều nghị sĩ của Mỹ đã rất can đảm đối thoại với Việt Nam. Chúng tôi rất ấn tượng với tất cả các công việc chúng ta đã hợp tác với nhau về an ninh, nhân đạo, kinh tế... Đã đến lúc chúng ta không nên duy trì lệnh cấm nào nữa".
Quyết định này sẽ giúp Việt Nam mua được vũ khí từ Hoa Kỳ và các đồng minh, còn Mỹ vẫn sẽ giám sát chặt chẽ việc mua bán vũ khí của các nước...
Theo ông Obama, hai nước Việt Nam, Mỹ ủng hộ trật tự khu vực, trong đó có biển Đông, nơi mà luật pháp được thực thi, an ninh, an toàn hàng không, hàng hải được đảm bảo.
Ông khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục cử tàu chiến, máy bay đến những nơi luật pháp quốc tế cho phép.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 19/5 cũng tỏ thái độ tương tự và nhấn mạnh Trung Quốc "hy vọng sự hợp tác của các quốc gia liên quan sẽ có lợi cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh khu vực".
theo Thế giới trẻ
(CNN) - Tháng Tư năm 1975. Chiến tranh Việt Nam hoàn toàn kết thúc.
Nathan Thompson
Athena chuyển ngữ
Việt Nam và Hoa Kỳ: Quá trình hình thành tình bạn ít ai ngờ tới
Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Hai, ngày 23 tháng 5 năm 2016 | 23.5.16
Miền Nam Việt Nam đã rơi vào thế tuyệt vọng sau khi Mỹ rút quân về nước vào năm 1973 và chấm dứt hỗ trợ quân sự. Trong khi đó, miền Bắc Việt Nam, đã tham chiến gần 20 năm với mong muốn thống nhất đất nước dưới chủ nghĩa cộng sản, đã nhanh chóng cướp lấy cơ hội này và mở cuộc tổng tấn công.
Sài Gòn, thủ phủ của miền Nam Việt Nam, đã sụp đổ, khiến Mỹ phải khẩn trương thực hiện chiến dịch di tản bằng máy bay trực thăng – đã trở thành một trong những hình ảnh được biết đến nhiều nhất về cuộc chiến.
Sau đó Sài Gòn đã bị đổi thành Hồ Chí Minh, theo tên của người lãnh đạo cuộc cách mạng, và Việt Nam cuối cùng cũng thống nhất dưới cái tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Những năm tháng tiếp sau đó là những cuộc chiến ý thức hệ liên miện, nạn đói và chiến tranh với Trung Quốc.
Giờ đây, Việt Nam đã trở thành nước Đức của Đông Nam Á, theo một số nhà bình luận nhận định, lực lượng lao động và xuất khẩu đã tạo ra sự bùng nổ về kinh tế.
Và Việt Nam cũng đã trở thành đồng minh với kẻ thù cũ.
Viễn cảnh không tưởng
Chủ Nhật này, tổng thống Obama đã bắt đầu chuyến thăm chính thức đến Việt Nam trước khi sang Nhật dự hội nghị G7.
Chuyến thăm lần này của ông Obama là gần một năm sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón tại Nhà Trắng.
Những năm tháng sau chiến tranh, không ai có thể tưởng tượng nổi ra viễn cảnh này. Việt Nam trước đây đã cấm công dân mình rời bỏ đất nước và bắt đầu thực hiện việc thống nhất đất nước bằng ý thức hệ cộng sản.
“Các quan chức, giáo viên, và công chức nhà nước dưới thời Việt Nam Cộng hòa đều phải trải qua thời gian cải tạo lại,” ông Christopher Goscha, tác giả của cuốn sách sắp xuất bản “Lịch sử Việt Nam Hiện Đại”, cho biết.
“Tuy nhiên, cũng có cả những người làm trong chính phủ, nhân viên an ninh và quân đội bị đưa đi cải tạo. Hằng trăm người đã bị giam giữ trong nhiều năm trời.”
Quá hoảng sợ trước những thay đổi này, người dân miền Nam đã chen chúc trên các con thuyền để rời bỏ đất nước: theo ước tính của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, con số này lên đến hơn 755.000 người.
Cuộc di tản vẫn tiếp tục với nạn thiếu lương thực.
Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam vốn là quê hương của những cánh đồng năng suất nhất. Nhưng người nông dân tại đây quá phẫn uất với chế độ mới nên đã chống lại những nỗ lực nhằm tăng năng suất.
Ngay cả khi họ đã chấp nhận, thì nhà nước vẫn theo đuổi kế hoạch tham vọng đến mức phi lý với kỳ vọng đẩy GDP (tổng thu nhập quốc gia) tăng lên 14%.
Kế hoạch thất bại. Và vào năm 1979, chính phủ đã phải tiến hành chế độ phân phối lương thực. Mỗi công dân được nhận 2kg gạo và 200gr thịt mỗi tháng.
Chiến tranh với Trung Quốc
Sự căng thẳng kéo dài với nước láng giềng Trung Quốc bùng nổ sau khi Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ vốn được Trung Quốc hậu thuẫn tại Campuchia vào năm 1979. Đặng Tiểu Bình khi đó đã lớn tiếng khẳng định “sẽ dạy cho Việt Nam một bài học.”
Trong vòng một tháng, chiến tranh đã kết thúc, và theo như phía Trung Quốc thì Việt Nam đã nhận được một bài học rồi.
Nhưng phía Việt Nam cũng tuyên bố thắng lợi, vì đã đánh lại được người láng giềng phương Bắc. Theo cách nào đó, cuộc xung đột này đã làm tồi tệ thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên bang Xô Viết, vốn là đồng minh của Việt Nam.
Mặc dù Liên Xô không hề viện trợ Việt Nam trong chiến tranh, nhưng vẫn tiếp tục viện trợ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thậm chí còn lập ra cả một chương trình hợp tác bay vào vũ trụ.
Vào năm 1980, Phạm Tuân, khi đó là thiếu tá của Lực lượng Không quân Việt Nam, đã tham gia vào chương trình này và trở thành người châu Á đầu tiên bay vào không gian.
Có vẻ như vì Phạm Tuân đã bay vòng quanh Trái Đất, nên kinh tế Việt Nam cũng bắt đầu chuyển mình.
Chương trình cải cách mang tên Đổi Mới vào giữa những năm 1980 đã xóa bỏ nền kinh tế nhà nước vốn được ưu tiên trong “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, giống như Trung Quốc. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng 70% trong xuất khẩu.
Một nước Việt Nam mới mẻ?
Đó mới chỉ là khởi đầu của một Việt Nam mới thôi.
Đất nước này sẽ trở thành cái mà mọi người vẫn hay gọi là câu chuyện thành công về kinh tế trong thầm lặng của châu Á. Mức thu nhập hằng năm đã tằng từ 100USD vào năm 1986 lên đến 2640USD ngày nay - ở các khu đô thị thì con số còn còn cao gấp đôi.
Vào năm 1991, tổng thống George H.W. Bush đã thực hiện một “lộ trình bình thường hóa” nhằm nới lỏng lệnh cấm vận thương mại đã tồn tại kể từ khi kết thúc cuộc chiến.
Đến năm 1994, các công ty của Mỹ đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và Việt Nam cuối cùng cũng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Phía Hoa Kỳ đã đặt trụ sở đại sứ quán tại Hà Nội vào năm 1995.
Họ cũng tăng cường cố gắng giúp làm sạch những vùng đất bị nhiễm chất độc màu da cam và cam kết sẽ “clear up its brass” – một thuật ngữ dùng trong quân đội – và giúp giải quyết những qua bom chưa nổ trong chiến tranh.
Tiếp tục cấm vận vũ khí hay không?
Hiện tại, Việt Nam đang gia tăng mối lo ngại vì sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên biển Đông. Việt Nam muốn mua vũ khí của Hoa Kỳ nhưng lại bị vấp phải lệnh cấm vận vũ khí từ hàng chục năm qua.
Nhưng phía Hoa Kỳ đã từng nói cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam là điều quan trọng để dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm.
Các nhà phân tích cho biết, nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể đã có một vài bước tiến trong đàm phán vì ông Obama cũng muốn giữ nguyên sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực vốn đang đối mặt với gây hấn của Trung Quốc.
“Ông Obama luôn mong muốn cùng Việt Nam ngăn chặn sự bành trướng quyền lực hàng hải của Trung Quốc trên vùng biển Đông,” ông Goscha co biết.
“Chuyến thăm lần này của ông ấy là tín hiệu cho thấy Hoa Kỳ đã sẵn sàng viết tiếp trang mới trong mối quan hệ Việt – Mỹ, đồng thời cũng là một phần trong chiến lược mở rộng mối quan hệ với các quốc gia châu Á đang lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc.”
Athena chuyển ngữ
Nguồn: CNN
(Dân luận)
Mỹ sẽ cung cấp 18 tàu tuần tra biển cho Việt Nam
Thông cáo của Nhà Trắng khẳng định, Mỹ sẽ cấp 18 tàu tuần tra MetalShark cho Việt Nam, đồng thời sẽ giúp đào tạo và cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Mẫu tàu tuần tra MetalShark. Ảnh: metalsharkboats.com |
Theo thông cáo của Nhà Trắng, Mỹ và Việt Nam đã nhất trí mở rộng hợp tác an ninh. Trong đó, Mỹ cam kết giúp chính phủ Việt Nam tăng cường năng lực đảm bảo an ninh hàng hải.
Theo đó, Mỹ sẽ thực hiện đến cùng việc cấp 18 tàu tuần tra MetalShark 45-foot cho Cảnh sát biển Việt Nam theo đề nghị từ phía Việt Nam. Đồng thời, Mỹ sẽ giúp đào tạo và cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho Cảnh sát biển Việt Nam để bảo vệ bờ biển Việt Nam. Hải quân của hai nước đang hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực.
Hai bên cũng nhất trí mở rộng hợp tác trong vấn đề hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tại, thông qua việc tham gia chiến dịch Thiên thần Thái Bình Dương và tập luyện hỗ trợ nhân đạo chung.
Ngoài ra, Mỹ cũng cam kết hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam nhằm đóng góp cho các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc thông qua việc hỗ trợ trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình gần Hà Nội, và cung cấp các trang thiết bị y tế để hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết triển khai bệnh viện dã chiến cấp 2.
Trong cuộc họp báo chung chiều nay (23.5) tại Hà Nội với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Barack Obama cũng khẳng định, Mỹ và Việt Nam đã nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng, bao gồm kế hoạch đào tạo Cảnh sát biển Việt Nam, cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam...
My se cung cap 18 tau tuan tra bien cho Viet Nam - Anh 2
Ông chủ Nhà Trắng cũng khẳng định, Mỹ ủng hộ Việt Nam trong các vấn đề trên Biển Đông và tôn trọng chủ quyền, độc lập của Việt Nam. Ông Obama nhận định, các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết trên cở sở hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế; đồng thời khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục điều tàu và máy bay hoạt động, tuần tra tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép và ủng hộ quyền để làm như vậy của tất cả các quốc gia khác.
Trung Quốc đã ngang ngược đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines…
Bất chấp sự phản đối của các nước có liên quan cũng như cộng đồng quốc tế, Trung Quốc còn tiến hành nhiều hoạt động cải tạo, bồi đắp phi pháp biến một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trở thành những hòn đảo nhân tạo có khả năng sử dụng cho các mục đích quân sự.
Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc động thái của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải. Washington cũng nhiều lần tuyên bố không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng lãnh hải quanh các hòn đảo nhân tạo do nước này bồi đắp trái phép đồng thời điều tàu và phi cơ tuần tra gần những đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp, bất chấp sự giận dữ của Bắc Kinh. Cuộc tuần tra hàng hải ở Biển Đông mới nhất của Mỹ diễn ra vào ngày 10.5.
Sức mạnh tàu tuần tra Mỹ hứa cung cấp cho Việt Nam:Metal Shark đang có 3 mẫu tàu tuần tra lớp Defiant gồm 165, 140 và 100.Các tàu đều sử dụng kiểu thiết kế mở rộng, trong đó phần thân được kéo dài tạo hình dáng thon, giúp nâng cao đáng kể khả năng hoạt động trên biển và tăng cường sự thoải mái cho thủy thủ đoàn nhờ giảm lực tác động dọc theo tàu.Thiết kế mũi rìu độc quyền của Damen trên các mẫu 165 và 100 Defiant còn có tác dụng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với kiểu thân tàu thông thường.Hệ thống thông tin liên lạc, định vị trên tàu bao gồm: radar băng sóng X,S; hệ thống hoa tiêu tự động; hệ thống định vị toàn cầu vi sai; hệ thống hải đồ điện tử; hệ thống định dạng tự động.ên cạnh đó là la bàn từ trường; la bàn con quay hồi chuyển; hệ thống thông tin liên lạc GMDSS A2/A3...
(Dân Việt)
Xã luận Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc quan hệ Việt – Mỹ
Hoa kỳ bỏ cấm vận vũ khí: Trung Quốc nổi điên với Việt nam
Xã luận Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc quan hệ Việt – Mỹ
Việt Nam không muốn chiến tranh, Việt Nam không chống Trung Quốc, nhưng Việt Nam chống lại đến cùng mọi âm mưu xâm hại độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 23/5 có bài xã luận hòng chống phá quan hệ Việt – Mỹ nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama. Thời báo Hoàn Cầu đưa ra nhiều nhận định thiếu tử tế và những suy diễn xuyên tạc với mục tiêu chia rẽ quan hệ Hoa Kỳ với Việt Nam, một động tác thừa và tốn công vô ích.
Bài xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu hôm nay giật tít: “Xã luận: Obama chẳng có cách nào để biến Việt Nam thành Philippines”. Mở đầu bài xã luận, Thời báo Hoàn Cầu viết:
“Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23/5. Quan hệ Việt – Mỹ được (Trung Nam Hải?) xem như một vấn đề nhạy cảm, nhân tố không xác định trong cục diện Biển Đông, bởi thế nên được dư luận rất chú ý. Việt Nam – Hoa Kỳ có thể đi bao xa, còn nhiều quan điểm khác nhau.
Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của ông Obama sau nhiều lần trì hoãn. Năm ngoái là dịp 2 nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm bình thường hóa quan hệ. Năm nay Obama mới sang, điều này chứng tỏ Việt Nam đối với Mỹ mà nói cũng chẳng quan trọng gì.
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ảnh: VTV |
Nó cũng cho thấy mức độ quan trọng đối với Việt Nam về việc mời ông Obama trước lúc rời Nhà Trắng kiểu gì cũng phải thăm Việt Nam một chuyến.
Obama thăm Việt Nam tổng cộng 3 ngày, như vậy thời gian không ngắn. Dự kiến ông sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam về TPP, e rằng ông ấy không thể không nói đến Biển Đông.
Việt Nam cũng hy vọng Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Nhưng có thể khẳng định điều này không thể xảy ra. Ngoài ra dư luận Mỹ còn hy vọng ông Obama sẽ đề cập vấn đề nhân quyền khi thăm Việt Nam”.
Một hoạt động đối ngoại hết sức bình thường cũng giống như ông Obama thăm Trung Quốc hay ông Tập Cận Bình thăm Mỹ, nhưng dưới con mắt tờ báo này lại là chuyện “nhạy cảm liên quan đến Biển Đông”.
Phải chăng Thời báo Hoàn Cầu đang lo ngại trước khả năng Việt – Mỹ thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải, chống bành trướng, bảo vệ luật pháp quốc tế, tự do hàng hải hàng không trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng, ngăn cản giấc mộng bá quyền của ai đó?
Còn việc Tổng thống Obama thăm Việt Nam thời điểm nào, sớm hay muộn, thiết nghĩ còn do bố trí của hai phía. Bởi lẽ người đứng đầu Nhà Trắng không chỉ thăm Việt Nam để đáp lễ chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chuyến thăm này với ông còn mang theo một trọng trách, một sứ mệnh nâng tầm quan hệ Việt – Mỹ, khẳng định sức sống chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương, vị thế, vai trò và lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực.
Do đó, nội dung kết quả chuyến thăm đối với cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ, đều quan trọng hơn thời điểm chuyến thăm diễn ra.
Thời báo Hoàn Cầu nói ông Obama thăm Việt Nam trễ có nghĩa là Việt Nam đối với Mỹ “cũng chẳng quan trọng gì”, vậy thì hà cớ gì Thời báo Hoàn Cầu lại cảm thấy chột dạ khi xem chuyến thăm này là “nhạy cảm” đến vậy? Thật lạ.
Vấn đề Mỹ có tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam hay không Thời báo Hoàn Cầu khẳng định như đinh đóng cột, cứ như tờ báo này mới là người quyết định chứ không phải ông chủ Nhà Trắng. Đó không phải cách ứng xử khôn ngoan, đặc biệt là khi người Mỹ vừa tuyên bố điều ngược lại.
“Chính vấn đề Biển Đông đã kéo Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau, nhưng chính ý thức hệ lại không ngừng đẩy hai nước ra xa nhau. TPP sẽ giúp Mỹ ‘cải tạo’ Việt Nam, trong khi Việt Nam lại rất cảnh giác với diễn biến hòa bình. Điều này có thể nói quan hệ Việt – Mỹ là một chỉnh thể đầy mâu thuẫn”, Thời báo Hoàn Cầu viết.
Biển Đông khiến Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau, không sai. Nói đúng hơn là chính hành vi leo thang quân sự hóa, bành trướng phiêu lưu của Trung Quốc hòng nuốt trọn Biển Đông khiến các nước trong khu vực và Hoa Kỳ đoàn kết lại để bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông.
Còn vấn đề ý thức hệ mà truyền thông Trung Quốc, điển hình là Thời báo Hoàn Cầu rất thích dùng như một con bài để ly gián quan hệ Việt – Mỹ, Việt – Nhật đã chẳng còn giá trị.
Hãy nhìn lại chính Trung Quốc. Mao Trạch Đông phải bắt tay với Nixon, Đặng Tiểu Bình cũng phải mở cửa chơi với Mỹ, và bây giờ Tập Cận Bình tham vọng hơn, muốn có một “quan hệ nước lớn mô hình mới” ngang vai với Mỹ, sao không thấy Thời báo Hoàn Cầu can ngăn các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại, đừng chơi với Mỹ nữa?
Việt Nam chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, sẵn sàng làm bạn và đối tác tin cậy của các nước, nhất là các quốc gia lớn, có tiếng nói và có ảnh hưởng như Hoa Kỳ. Trung Quốc còn không thể không chơi với Mỹ.
Nói TPP giúp Mỹ “cải tạo” Việt Nam một cách đầy mỉa mai, Thời báo Hoàn Cầu dường như đang cố che giấu một sự thất vọng về việc Trung Quốc bị gạt khỏi TPP, thậm chí còn đang tìm cách trục lợi từ TPP qua các thành viên của hiệp định. Trung Quốc từng không muốn Việt Nam gia nhập WTO, nhưng chính Bắc Kinh lại tìm cách trở thành thành viên tổ chức này trước.
“Việt Nam hy vọng sức mạnh của Hoa Kỳ ở Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc, trở thành con cờ của Việt Nam trong xử lý tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, lại còn muốn thông qua quan hệ Việt – Mỹ để phát triển kinh tế trong nước.
Đối với Hoa Kỳ, nếu Việt Nam có thể dựa vào Mỹ như Philippines hay Singapore, nếu Mỹ có thể đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam như làm với Philippines hay Singapore, chắc chắn chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ có thế đứng khác.
Nhưng lo ngại về nhau từ hai phía là không thể khắc phục vì lý do nhân quyền cũng như cái nhìn của xã hội Mỹ với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam còn nhiều thiên kiến, đặc biệt là các Việt kiều sang Mỹ sau Chiến tranh. Họ hứng thú với việc lật đổ chính quyền Việt Nam hơn là bảo vệ Biển Đông”.
Việc Thời báo Hoàn Cầu kích động chia rẽ quan hệ Việt – Mỹ vốn không có gì lạ, kể cả về vấn đề nhân quyền lẫn vấn đề ý thức hệ. Thực tiễn những gì đã và đang diễn ra, thiết nghĩ đã là câu trả lời.
Nhưng thật đáng buồn, đáng phẫn nộ khi một cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại có thể bất chấp thủ đoạn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước.
Dân tộc Việt Nam chỉ có một, Tổ quốc Việt Nam chỉ có một. Dù lịch sử trải qua nhiều bước thăng trầm và nhân dân Việt Nam phải gánh chịu nhiều hậu quả đau thương, chia cắt vì những toan tính của chính các nước lớn, nhưng chưa bao giờ, chưa khi nào người Việt Nam nguôi ngoai về một phần lãnh thổ máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc đang bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp, đó là Hoàng Sa và một phần Trường Sa.
Có thể đây đó còn những quan điểm, nhận thức khác nhau do lịch sử để lại, nhưng độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại mọi kẻ thù xâm lược, chống lại đến cùng mọi thế lực bán nước và cướp nước luôn chảy trong huyết quản của mỗi người Việt Nam, con Lạc cháu Hồng, dù ở trong nước hay ngoài nước.
Cũng chính vì ý thức hệ, cũng chính vì những toan tính chính trị của các thế lực khác nhau mà Đài Loan và Trung Quốc từ một thành hai, và Bắc Kinh đang nỗ lực thống nhất từ 2 về 1.
Nhưng khi nhìn sang dân tộc khác, Thời báo Hoàn Cầu lại đang tuyên truyền những quan điểm ích kỷ, hẹp hòi, chia rẽ láng giềng chỉ nhằm mục đích thỏa mãn tham vọng bành trướng thì còn ai tin vào thiện chí của Trung Quốc? Mang tiếng là cơ quan ngôn luận chính thống, nhưng Thời báo Hoàn Cầu đang làm xấu mặt Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu viết tiếp: “Kỹ thuật internet của Việt Nam lạc hậu quá xa so với Trung Quốc, bởi vậy mạng xã hội Việt Nam tự nhiên sẽ tiếp thu các giá trị phương Tây. Hà Nội thừa biết, đối với một quốc gia trong lịch sử từng bị thực dân phương Tây đô hộ thì toàn cầu hóa đồng nghĩa với thách thức.”
Mỗi quốc gia có một chính sách khác nhau đối với việc quản lý thông tin trên internet, và Việt Nam cũng khác với Trung Quốc do tình hình của mỗi nước.
Dù Thời báo Hoàn Cầu quá khôn khi chỉ nhắc đến Việt Nam từng bị thực dân phương Tây đô hộ, nhưng người Việt Nam chắc hẳn không ai quên lịch sử. Phương Tây đô hộ Việt Nam trên dưới trăm năm, nhưng người Việt đã từng phải chịu ách ngàn năm Bắc thuộc dài dằng dặc cùng những bài học cảnh giác bảo vệ Tổ quốc.
Phương Tây hay Hoa Kỳ hiện nay không chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, cũng không đem giàn khoan khổng lồ cắm vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Ngược lại, họ đang giúp Việt Nam chống lại các nguy cơ đe dọa độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia từ trên biển.
“Hà Nội không thể trở thành đồng minh của Mỹ giống như Philippines. Thái độ của Việt Nam với Mỹ luôn phải ngó trước ngó sau, nhìn trái nhìn phải, tâm lý đề phòng rất nặng. Quan hệ Việt – Mỹ do đó cũng không thể trở thành mục tiêu quốc gia ưu tiên mà Việt Nam theo đuổi.
Trung Quốc là đối thủ chủ yếu của Việt Nam trên Biển Đông, nhưng đồng thời giới tinh hoa chủ yếu ở Hà Nội vẫn cho rằng Trung Quốc là trụ dỡ cho sự ổn định của Việt Nam.
Công cuộc Đổi mới của Việt Nam chính là phiên bản Cải cách mở cửa của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng quan hệ với đảng Cộng sản Trung Quốc, hai bên đều coi phát triển quan hệ hai Đảng có ý nghĩa đặc biệt với quan hệ hai nước.
Hà Nội thừa biết, Đảng Cộng sản Việt Nam dù có thúc đẩy một số mặt cải cách chính trị thì cũng còn lâu mới đáp ứng được yêu cầu của phương Tây. Việt Nam có quy mô quá nhỏ, không thể trở thành một đơn nguyên độc lập về mặt ý thức hệ.
Tính hợp pháp trong vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ở mức độ nhất định chịu tác động bởi sự ổn định và phồn vinh lâu dài của chủ nghĩa xã hội tại Trung Quốc”, Thời báo Hoàn Cầu bình luận.
Có lẽ chính những tham vọng vĩ cuồng đang khiến một bộ phận truyền thông hiếu chiến của Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu bị “tự kỷ nước lớn”, lúc nào cũng thấy người khác đang chống lại mình, đe dọa mình.
Việt Nam nhất quán chủ trương đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế, không liên minh với nước này chống nước kia, không cho bất cứ nước nào sử dụng lãnh thổ của mình hay đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình chống lại một nước thứ 3.
Việt Nam và Philippines hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc có điều kiện khác nhau, nên không thể so sánh như kiểu Thời báo Hoàn Cầu đặt vấn đề.
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trải qua nhiều thăng trầm, ân oán, bạn thù, ngày nay đang đối mặt với nhiều thách thức là do tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra. Việt Nam đang nỗ lực tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Việt Nam không liên minh với bất cứ nước nào để chống lại một nước thứ 3.
Bởi vậy vừa hợp tác, vừa đấu tranh đã trở thành đặc điểm chủ yếu trong quan hệ giữa hai nước láng giềng Việt Nam – Trung Quốc. Đó cũng là đặc điểm chung của quan hệ quốc tế thời hiện đại.
Việt Nam không muốn chiến tranh, Việt Nam không chống Trung Quốc, nhưng Việt Nam chống lại đến cùng mọi âm mưu xâm hại độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của mình.
Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với đảng Cộng sản Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với quan hệ hai nước, tạo kênh đối thoại, tạo bầu không khí hữu nghị về chính trị để có thể đàm phán giải quyết tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, xây dựng quan hệ hợp tác hữu nghị, lâu dài, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực.
Nhưng tuyệt đối không thể để Trung Quốc sử dụng mối quan hệ đặc biệt ấy như một thứ vũ khí có thể lợi dụng để cô lập Việt Nam về đối ngoại, hay muốn đưa Việt Nam vào vòng ảnh hưởng, kiềm tỏa như tuyên truyền của Thời báo Hoàn Cầu.
Việc các chính đảng, các chính phủ học tập lẫn nhau những bài học kinh nghiệm phát triển đất nước không có gì lạ. Điều đó mới thể hiện tính cầu thị và khoa học. Nhưng Việt Nam hòa nhập mà không hòa tan, hợp tác nhưng không đánh mất mình, trong quan hệ với bất cứ quốc gia nào cũng vậy, Trung Quốc hay Hoa Kỳ không khác.
Bởi thế, những bình luận nêu trên của Thời báo Hoàn Cầu chỉ làm xấu hình ảnh của Trung Quốc, vì nó thể hiện thái độ chiếu trên, trịch thượng, coi thường công pháp quốc tế, chà đạp công luận quốc tế cũng như mọi lý lẽ của nhân loại văn minh.
Về Hoàng Sa, Thời báo Hoàn Cầu viết: “Có thể nói Việt Nam không lòng dạ nào mà chống đối Trung Quốc về chiến lược. Bất đồng trên Biển Đông dường như là toàn bộ rào cản trong quan hệ giữa hai nước.
Hai nước đã đàm phán phân định xong biên giới trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ. Đồng thời Việt Nam cũng yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng Hoàng Sa thì đã sớm bị Trung Quốc khống chế, nên yêu sách của Việt Nam hầu như không có ý nghĩa thực tế. Việt Nam làm lớn chuyện ở Hoàng Sa chẳng qua là sách lược ứng phó để tranh thủ hợp pháp hóa những thực thể Việt Nam đang đóng giữ ở Trường Sa.
Ngoài ra, hiện nay các lô dầu khí Việt Nam đang khai thác hầu hết nằm trong đường 9 đoạn. Phạm vi tranh chấp giữa 2 nước không quá dài, nhưng cường độ cao.
Việt Nam rất coi trọng phát triển quan hệ với cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ, lúc Biển Đông căng thẳng Việt Nam sẽ nghiêng về Washington, lúc Biển Đông sóng yên biển lặng thì Việt Nam sẽ nghiên về Bắc Kinh. Do đó Việt Nam đích thị không phải Philippines, điểm này cả Bắc Kinh và Washington đều rõ”, Thời báo Hoàn Cầu kết luận.
Hoàng Sa và Trường Sa là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam mà Nhà nước Việt Nam qua các thế hệ đã xác lập chủ quyền một cách hòa bình, liên tục, hợp pháp từ khi còn là đất vô chủ, là nơi cha ông người Việt đã để lại biết bao mồ hôi và xương máu. Không có chuyện Việt Nam sẽ lãng quên hay từ bỏ những gì đang bị ngoại bang chiếm đóng.
Hành vi cất quân xâm lược Hoàng Sa và một phần Trường Sa mà Trung Quốc tiến hành không có bất cứ giá trị nào về mặt pháp lý. Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để đòi lại những gì cha ông mình đã khai phá, tạo dựng nên bằng xương máu, dù cuộc chiến này có kéo dài, khó khăn, gian khổ đến đâu đi nữa.
Còn cái gọi là đường 9 đoạn, hay đường lưỡi bò, hy vọng Tòa Trọng tài Thường trực PCA sớm ra phán quyết bác bỏ nó.
Đây sẽ là hành lang pháp lý cực kỳ quan trọng cho cả khu vực, đặc biệt là các nước ven Biển Đông trong đó có Việt Nam đấu tranh lật tẩy tham vọng, âm mưu bành trướng hàng hải qua đường lưỡi bò bất hợp pháp này, dù biết rằng đấu tranh với các thế lực cường quyền không bao giờ là một chuyện dễ dàng.
(Giáo Dục)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đón Tổng thống Barack Obama. (Nguồn: Trọng Đức - Nhan Sáng/TTXVN)
Hoàn Cầu hằn học nhắc đến Cam Ranh
Thủy Thu |
Vịnh Cam Ranh có vai quyết định đối với cục diện Biển Đông, Hoàn Cầu (TQ) trích lời báo chí phương Tây.
Sáng 23/5, thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam, truyền thông Trung Quốc lên khá nhiều tin bài đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự kiện này.
Trong đó, bài viết của Thời báo Hoàn Cầu thể hiện thái độ lo ngại trước sự đánh giá cao của thế giới đối với vị thế đang ngày càng được nâng cao của Việt Nam thông qua chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Đặc biệt, tờ báo có khuynh hướng diều hâu này tỏ thái độ hằn học trước khả năng Việt - Mỹ tăng cường hợp tác, cũng như việc báo chí thế giới đề cao vai trò Vịnh Cam Ranh thời gian gần đây.
"Nếu bạn ngồi ở Lầu Năm Góc, chỉ có một quốc gia có thể trở thành đối tác quân sự và là nhân tố quan trọng trên vấn đề Biển Đông, đó chính là Việt Nam", Hoàn Cầu dẫn bình luận của hãng truyền thông Deutsche Welle (Đức) hôm 22/5.
Cũng theo nguồn này, trong các quốc gia liên quan đến Biển Đông, thực lực quân sự củaPhilippines - một đồng minh quân sự của Mỹ quá yếu. Indonesia và Trung Quốc lại không có tranh chấp lãnh thổ. Malaysia và Brunei cũng né tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc.
Hoàn Cầu dẫn lời tờ báo Đức cho rằng, đối với Washington, chỉ có Việt Nam mới là đối tác tiềm năng quan trọng để cân bằng với Trung Quốc.
Bài viết trên Hoàn Cầu đặc biệt nhấn mạnh vào vai trò của Cam Ranh. Tờ này dẫn thông tin từ New York Times: "Bóng ma của cuộc chiến tranh Việt Nam cuối cùng đã phai nhòa tại cảng chiến lược Cam Ranh... Vịnh Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng trong vấn đề Biển Đông".
Nếu nhận được quyền lợi "có thể ra vào thường xuyên" tại vịnh này (nằm ở phía Tây) và kết hợp với căn cứ quân sự ở Philippines (nằm ở phía Đông), Mỹ sẽ hình thành thế gọng kìm vững chãi để kìm hãm thế lực của Trung Quốc trên Biển Đông, Hoàn Cầu nhận định.
Sau khi đưa ra những nhận định cho thấy rõ sự lo ngại, Hoàn Cầu trở lại bản chất "tiểu nhân đắc chí" khi mượn lời của một trang báo tư nhân nhỏ của Hàn Quốc mà tự mãn cho rằng:
"Do Trung Quốc sẽ cực lực phản đối nên Việt Nam sẽ có bước đi cẩn trọng trong vấn đề này. Nếu vì vấn đề Vịnh Cam Ranh mà mất đi mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Việt Nam có thể sẽ tổn hại ít nhiều".
Tờ này cũng cho hiển thị những ý kiến bình luận mang tính hiếu chiến, diều hâu của độc giả để bổ sung cho quan điểm của mình. Một trong số đó lớn tiếng hô hào "Trung Quốc phải có chế tài kinh tế với Việt Nam".
Một ý kiến khác huênh hoang trơ trẽn rằng "Trung Quốc đã cơ bản hoàn thiện 'Vạn lý trường thành' trên Biển Đông, nên không cần lo ngại Cam Ranh".
theo Thế giới trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét