Nhà báo theo dõi khu vực Đông Nam Á của BBC Jonathan Head. (Ảnh trên trang Twitter của phóng viên Jonathan Head).
LỜI BÀN CỦA HAI XE ÔM: LẦN SAU PHÓNG VIÊN BBC SANG VIỆT NAM TÁC NGHIỆP, NẾU MUỐN PHỎNG VẤN CÁC NHÂN VẬT BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN THÌ PHẢI CHỜ XONG VIỆC CHÍNH; CÓ BỊ RÚT GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THÌ CŨNG ĐÃ XONG VIỆC...
LỜI BÀN CỦA HAI XE ÔM: LẦN SAU PHÓNG VIÊN BBC SANG VIỆT NAM TÁC NGHIỆP, NẾU MUỐN PHỎNG VẤN CÁC NHÂN VẬT BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN THÌ PHẢI CHỜ XONG VIỆC CHÍNH; CÓ BỊ RÚT GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THÌ CŨNG ĐÃ XONG VIỆC...
23.05.2016
Một phóng viên BBC cho biết đã bị tước giấy tác nghiệp đưa tin chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong bài viết đăng trên trang web của hãng phát thanh, truyền hình của Anh Quốc hôm 23/5, phóng viên Jonathan Head viết: “Chúng tôi được thông báo rằng giấy phép tác nghiệp báo chí của chúng tôi không còn giá trị, và mọi hoạt động tường thuật buộc phải dừng lại”.
Nhà báo theo dõi khu vực Đông Nam Á của BBC viết tiếp: “Không một lý do nào được đưa ra, nhưng trong một các cuộc trao đổi căng thẳng với các quan chức ở bộ ngoại giao, họ nói tôi đã gặp ông Nguyễn Quang A mà không được phép ngay sau khi tôi đến Việt Nam hôm thứ Sáu”.
Phóng viên từng tới Việt Nam đưa tin về Đại hội đảng lần thứ 12 đầu năm nay nói thêm rằng “đây là điều không đúng”. “Cán bộ hướng dẫn đi kèm biết chúng tôi khi ấy đang ở một cuộc gặp mặt khác đã được cho phép, nhưng họ không sẵn lòng rút lại lời cáo buộc đó”, ông nói.
Phía Việt Nam chưa có phản ứng nào về lời cáo buộc của ông Head.
Theo lời kể của phóng viên này, “tất cả mọi phóng viên nước ngoài đều phải tuân theo quy định nghiêm ngặt của nhà chức trách Việt Nam, và mọi cuộc phỏng vấn hay quay phim đều phải xin phép trước”.
Phóng viên BBC nói thêm: “Trong chuyến đi này, nhóm phóng viên của chúng tôi không được phép tường thuật gì khác ngoài nghị trình của ông Obama, và chỉ được phỏng vấn một học giả đã được nhà nước cho phép nói là ông Trần Việt Thái”.
Trong khi đó, một nguồn tin từ Ban Việt Ngữ của BBC cho biết cơ quan này đã không được phép cử người về Việt Nam đưa tin về chuyến thăm của ông Obama.
Nhiều hãng thông tấn lớn cũng như các cơ quan báo chí có uy tín của Mỹ như Washington Post và The New York Times cũng có mặt ở Việt Nam để đưa tin về chuyến thăm của ông Obama.
Theo BBC, Reuters, VTC, VOA
Nhân quyền không phải là mục tiêu chính
Vấn đề của TT Mỹ Obama giải quyết cách nào thì cũng có lợi cho người Việt Nam. Và việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương là một điều tốt đẹp cho chúng ta trong khả năng phát triển quốc phòng nhằm để có khả năng kềm chế Trung Cộng.
Nhưng tôi cũng xin nói ngay. Việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí này là một lệnh dài hạn chứ không phải lệnh ngắn hạn hay gấp rút như việc nhân quyền hoặc tù nhân lương tâm. Việc Việt Nam nhắm mua vũ khí Mỹ sau khi bỏ lệnh cấm thì không nhiều. Chủ yếu là máy bay chiến đấu F.16 và máy bay săn ngầm P.3 Orion (loại P.3 này quân đội Mỹ đã chính thức không xài nữa) cùng một vài thứ vũ khí chưa xác định. Tất cả đều là đồ sơ cần hen nhưng sẽ được tân trang lại. Các loại máy bay này đều cần có sự huấn luyện về người lái, thợ máy, bảo hành lâu dài ở bên Mỹ. Có nghĩa nhà nước VN sẽ phải cử nhiều đội ngũ sĩ quan đi sang Mỹ học vài năm mới sử dụng được. Do vậy đây không phải là một lệnh có ngay lập tức, tuy thực hành từ ngày tuyên bố.
Trở lại vấn đề nhân quyền thì TT Obama cũng nói các điều kiện mua bán vũ khí sẽ gắn với nhân quyền. Đây cũng là một lối nói xã giao thôi. Vì trong nhiều năm sau đó, việc mua vũ khí Mỹ của VN sẽ gắn với thực thi nhân quyền ở Việt Nam.
Những nhân quyền là một phạm trù rất rộng và đa dạng. Cách nói của Tổng Thống Mỹ thì rất chung chung, hiểu sao cũng được. Có thể vì ngoại giao, mà có thể vì không quan trọng. Nếu ông ta thực sự quan tâm tới nhân quyền, tới các tù nhân lương tâm thì đã có những động thái như gặp các HĐDS, gia đình các tù nhân lương tâm và các thủ lãnh đấu tranh dân chủ. Và sẽ có những cuộc đàm phán rõ ràng, các cái tên được đưa ra..v..v...
Ngày mai vào Sài Gòn, nếu Tổng Thống sẽ gặp những người đại diện thực sự của các tổ chức XHDS như ts Phạm Chí Dũng. chủ tịch Hội NBĐL, cô Huỳnh Thục Vi bên Phụ Nữ Nhân Quyền, hay ca sĩ Mai Khôi chẳng hạn. Hay ít nhất Tổng Thống Mỹ gặp những người trên, hoặc ở ngoài Bắc gặp các ông Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Đoan Trang... thì tôi tin là ông thực sự quan trọng vấn đề nhân quyền. Nhưng đáng tiếc là ông đã không gặp ai cả, kể cả ngày mai ông ấy vào SG thì tôi tin ông ấy cũng chẳng gặp các người trên. (tôi mong là tôi lầm). Nếu ông Obama không gặp ai thì chúng ta đành chịu và thông cảm cho ông. Và điều đó là một test thử cho chúng ta hiểu rằng. nhân quyền chỉ là một đề tài phụ trong chuyến đi này của TT Obama. So với những đề tài chính quan trọng hơn như chuyển trục, tái cân bằng lực lượng hay củng cố mối quan hệ hai nước...
Người Mỹ họ bảo vệ quyền lợi của họ, và họ sẽ không hết lòng cứu giúp ai nếu người đó không tự cứu giúp mình. Đó là một sự thực và đừng nên trông chờ bên ngoài nhiều quá. Hơn nữa cuối năm nay thì ông Obama cũng hết nhiệm kỳ TT rồi.
Nhưng tôi tin là ông Obama cũng làm được một cái gì đấy. Có thể sau chuyến đí thăm này thì ls Nguyễn Văn Đài, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Trần Huỳnh Duy Thức hoặc ai đó sẽ được trả tự do trước thời hạn chăng ? Không phải tất cả nhưng có một vài người nổi bật sẽ được thả.
Tôi tin là như vậy, vì khi Mỹ đã đưa bánh qui ra (bãi bỏ cấm vận vũ khí) thì Việt Nam phải thò bánh ít lại.
Dù sao thì chúng ta cũng có lời cám ơn chân thành đến TT Mỹ Obama, và cùng cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm của chúng ta...
Mai Tú Ân
(FB Mai Tú Ân)
LỜI NHẮN KHẨN CỦA LS HÀ HUY SƠN
24/05/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét