Quân Vũ |
Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ giải quyết tranh chấp bằng sự chân thành.
Phát biểu tại Hà Nội trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama nói các nước lớn không nên bắt nạt những nước nhỏ hơn trong tranh chấp lãnh thổ. Theo ông, các bên nên giải quyết tranh chấp bằng những biện pháp hòa bình.
Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh các phi cơ, tàu của Mỹ sẽ tiếp tục di chuyển trong những vùng biển mà luật pháp quốc tế cho phép.
Đáp lại lời phát biểu của ông Obama, trong cuộc họp báo hôm 24/5, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh đã ký hiệp định phân chia biên giới với 12 nước láng giềng.
5 nước trong số đó có diện tích nhỏ hơn và 10 nước có dân số ít hơn Philippines.
"Thực tế đó cho thấy diện tích của một quốc gia không phải là yếu tố quan trọng khi phân chia biên giới.
Điểm mấu chốt là những nước liên quan tới tranh chấp có quyết tâm và sự chân thành để giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hay không", bà Hoa ngang nhiên nói.
Theo China Daily, bà Hoa còn kêu gọi các nước bên ngoài châu Á tôn trọng nỗ lực "duy trì hòa bình và ổn định" của những nước trong khu vực.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông dù cộng đồng quốc tế đều khẳng định yêu sách của họ không có cơ sở pháp lý.
Bắc Kinh bồi lấp nhiều đảo đá mà họ chiếm đóng trái phép và đang từng bước thực hiện ý đồ quân sự hóa trên Biển Đông. Philippines đã kiện yêu sách của Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hà Lan.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố PCA không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nên họ không tham gia vụ kiện.
Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ lo ngại về những hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo do Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông trong chuyến thăm của ông Trudeau tới Nhật trước thềm hội nghị G7.
"Đối với tình hình trên Biển Đông, tôi và ngài Trudeau cùng quan ngại sâu sắc về những hành động đơn phương có thể làm tăng căng thẳng - chẳng hạn như bồi lấp đảo quy mô lớn, xây dựng các công trình và quân sự hóa.
Nhật Bản và Canada đã nhất trí hợp tác để đảm bảo sự an toàn, tự do trên các vùng biển theo luật pháp", Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu trong cuộc họp báo chung với ông Trudeau.
theo Zing
(Kinh tế) - Từ năm 2013 đến nay hầu như đợt kiểm tra hoàn thuế GTGT nào tại Formosa cũng phát hiện sai phạm. Do vi phạm có tính hệ thống, Formosa đang trong tầm ngắm chống chuyển giá, trốn thuế.
Chỉ trong hai năm, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) đã bị truy thu, truy hoàn hơn 2.000 tỉ đồng tiền thuế, trong đó truy hoàn 1.554 tỉ đồng do sử dụng hóa đơn hoàn thuế không đúng quy định.
Do vi phạm có tính hệ thống, Formosa đang trong tầm ngắm chống chuyển giá, trốn thuế.
Trong một công bố mới đây, Tổng cục Hải quan cho biết vừa ra quyết định truy thu gần 5,5 tỉ đồng tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (GTGT) của Formosa do đã kê khai, áp mã HS chưa đúng đối với một số mặt hàng trong giai đoạn 2010-2015.
Nâng khống giá trị công trình lên cả triệu USD
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Tiến Thành – trưởng phòng nghiệp vụ Cục Hải quan Hà Tĩnh – cho biết thời gian qua Formosa đã nhập khẩu rất nhiều máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định, phục vụ các hạng mục của dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh nhưng đã khai báo không trung thực về trị giá thiết bị nhập khẩu.
Trước đó, trong bản báo cáo gửi Tổng cục Hải quan, Cơ quan hải quan Hà Tĩnh đã nhấn mạnh nghi ngờ Formosa chuyển giá. Cụ thể vào tháng 10-2014, Formosa thuê Công ty TNHH tiếp vận SAS Vũng Áng mở tờ khai nhập máy móc thiết bị.
Tuy nhiên, hóa đơn mà Công ty TNHH tiếp vận SAS lập có trị giá 348.659 USD, trong khi đó trị giá hóa đơn của nhà thầu nước ngoài phát hành lên tới hơn 1,42 triệu USD, chênh lệch tới hơn 1 triệu USD.
Sau khi bị hải quan Vũng Áng phát hiện và yêu cầu cung cấp hồ sơ, chứng từ giải trình, Formosa đã đề nghị hủy tờ khai của nhà thầu nước ngoài để thuê doanh nghiệp khác mở tờ khai mới có trị giá hàng hóa là 470.690 USD, thấp hơn so với trị giá hóa đơn nhà thầu nước ngoài gần 950.000 USD.
“Đây là dấu hiệu cho thấy có hiện tượng nâng giá máy móc thiết bị nhập khẩu nhằm nâng chi phí đầu vào của Formosa” – văn bản nhấn mạnh.
Một cán bộ thanh tra thuế cho rằng việc nâng khống giá trị thiết bị đầu tư công trình không nằm ngoài mục tiêu nâng giá trị khấu hao. Bởi giá trị khấu hao quá lớn, doanh nghiệp sẽ lỗ liên miên, không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đây là một cách trốn thuế, thực tế doanh nghiệp lỗ giả mà lãi thật. Đặc biệt, theo vị này, giấy phép đầu tư của công ty này cũng có nhiều dấu hiệu không bình thường.
Chỉ trong 8 năm có mặt ở VN, Formosa thay đổi giấy chứng nhận đầu tư đến 14 lần với số vốn liên tục tăng. Từ con số 2,7 tỉ USD khi đặt chân vào VN năm 2008, hai năm sau số vốn đã tăng lên hơn 7,8 tỉ USD và đến giữa năm 2015, con số này được điều chỉnh tăng lên trên 10,5 tỉ USD.
Theo thanh tra thuế, việc điều chỉnh giá trị vốn đầu tư đặt ra nghi vấn công ty này đã nâng khống giá trị máy móc thiết bị nhập khẩu thông qua các nhà thầu nước ngoài.
Gần 20.000 hóa đơn hoàn thuế sai quy định
Cũng theo cơ quan thuế, từ năm 2013 đến nay hầu như đợt kiểm tra hoàn thuế GTGT nào tại Formosa cũng phát hiện sai phạm.
Cụ thể, trong đợt kiểm tra gần nhất vào cuối tháng 2-2016, cơ quan thuế phát hiện 19.497 hóa đơn mà Formosa đưa vào khấu trừ và hoàn thuế sai quy định. Do đó công ty này đã bị thu hồi 1.554,4 tỉ đồng.
Trước đó, trong đợt kiểm tra sau hoàn thuế GTGT các kỳ từ tháng 8 đến tháng 12-2013, cơ quan thuế đã truy thu 176,3 tỉ đồng thuế nhà thầu nước ngoài, do hợp đồng nhập khẩu kèm theo dịch vụ chưa được kê khai đầy đủ.
Đồng thời Formosa còn bị truy hoàn 7,6 tỉ đồng thuế GTGT do không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng tại thời điểm kiểm tra.
Kết quả kiểm tra hoàn thuế trong tháng 5-2015, Formosa bị phát hiện đã nâng giá trị công trình thông qua các nhà thầu nước ngoài và nâng giá trị hàng hóa nhập khẩu thi công công trình. Cơ quan thuế đề nghị Formosa giảm giá trị công trình hơn 4.000 tỉ đồng và thu hồi số tiền thuế đã hoàn 225 tỉ đồng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Ngọc Du – trưởng phòng kiểm tra thuế số 1 thuộc Chi cục Thuế Hà Tĩnh – cho biết với hàng loạt sai phạm này, việc hoàn thuế đối với Formosa bị siết lại. Thay vì được hoàn trước kiểm sau, Formosa đã bị cơ quan thuế chuyển sang đối tượng phải thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau nhằm tránh gian lận.
Vốn đầu tư liên tục biến động:* Giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu tháng 6-2008 có 6 thành viên góp vốn với tổng mức đầu tư là 2,7 tỉ USD.* Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 ngày 29-3-2010 có 7 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 7,879 tỉ USD.* Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 6 ngày 27-12-2012 có 8 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.* Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 12 ngày 20-4-2015 chuyển thành công ty TNHH một thành viên góp vốn là Công ty Formosa Ha Tinh Limited với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.* Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 14 ngày 30-6-2015, một thành viên góp vốn là Công ty Formosa Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư là 10,548 tỉ USD.
(Theo Tuổi Trẻ)
(An Ninh Quốc Phòng) - Sau bài phát biểu về Biển Đông của Tổng thống Obama ngày 24.5, Trung Quốc nói rằng Mỹ cần làm rõ “tự do đi lại” là tuân theo luật quốc tế, hay chỉ là đặc quyền của riêng Mỹ.
Phát biểu trước 4.000 sinh viên, trí thức Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Hà Nội ngày 24.5, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ các đối tác trong việc bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hoà bình dựa trên luật pháp quốc tế.
Tổng thống Obama nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục cho tàu thuyền và máy bay di chuyển qua và hoạt động ở bất kỳ khu vực nào luật pháp quốc tế cho phép; đồng thời ủng hộ tất cả các nước làm điều tương tự. Phát biểu của Tổng thống nhận được tràng vỗ tay hoan nghênh của mọi người trong hội trường.
Đáp lại những tuyên bố trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Mỹ cần làm rõ có phải tất cả các nước đều được hưởng quyền tự do di chuyển hợp pháp tại Biển Đông theo luật pháp quốc tế hay đây chỉ là đặc quyền của máy bay và tàu quân sự Mỹ có thể đi bất cứ đâu, theo Tân Hoa xã ngày 24.5.
Bà Oánh nói rằng nếu Mỹ muốn nói đến vế đầu thì Trung Quốc chắc chắn ủng hộ, nhưng nếu là vế sau thì cộng đồng quốc tế sẽ không đồng ý.
Tổng thống Obama trong bài phát biểu còn nhấn mạnh quan điểm của nước Mỹ về “trật tự chung của thế giới”, đó là các quốc gia dù nhỏ bé thì đều có chủ quyền, không ai có quyền ức hiếp. Ông nói rằng các tranh chấp cần phải được giải quyết hoà bình và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của các thể chế trong khu vực như ASEAN hay Hội nghị thượng đỉnh Đông Á cần phải tiếp tục được thắt chặt.
Tuy nhiên Trung Quốc trước nay chỉ muốn giải quyết các tranh chấp bằng đàm phán song phương. Trong phát biểu ngày 24.5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cho biết nước này và những thành viên của ASEAN “đã đạt được nhiều thoả thuận song phương và sự đồng lòng của khu vực trong việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và hội ý”.
Bà Oánh còn nói đã thành lập các quy tắc cơ bản quan trọng và dựa trên trật tự khu vực, cho nên “những người ngoài” cần tôn trọng nỗ lực đó của các nước, nhằm giữ gìn hoà bình và ổn định.
Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định không phải những nước lớn là có quyền phán xét những nước khác phải làm thế này thế kia. “Trong giải quyết tranh chấp, kích cỡ của một nước không phải là vấn đề chính. Điều cốt lõi là việc các nước liên quan có chân thành và quyết tâm giải quyết tranh chấp hay không”, Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên này.
Bà Oánh còn khoe rằng Trung Quốc đã giải quyết các vấn đề biên giới với 12/14 nước có biên giới chung trên đất liền bằng các cuộc đàm phán song phương.
(Theo Thanh Niên)
Trung Quốc cảnh báo TT Obama chớ ‘châm lửa’ ở châu Á
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Trung Quốc hôm thứ Ba đã cảnh báo Tổng thống Obama chớ châm ngòi lửa ở châu Á sau khi ông thông báo dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Tổng thống Barack Obama đã công bố bước đi lịch sử hôm thứ Hai trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam, nhấn mạnh động thái này “không phải vì Trung Quốc”, trong khi thừa nhận rằng Washington và Hà Nội cùng nhau chia sẻ mối quan ngại chung về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Obama nói: “Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán thiết bị quân sự cho Việt Nam đã áp dụng khoảng 50 năm nay. Việc bán vũ khí vẫn sẽ phải đáp ứng những điều kiện gắt gao, bao gồm những điều kiện về nhân quyền, nhưng sự thay đổi này bảo đảm là Việt Nam tiếp cận được với các thiết bị cần thiết để tự vệ”.
Ngoại trưởng John Kerry cho biết, việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí không phải vì Trung Quốc mà vì thúc đẩy một “trật tự dựa trên luật lệ” ở thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.
Bắc Kinh và Hà Nội có mối quan hệ phức tạp: Chính phủ hai nước đều có hệ tư tưởng thống nhất về cộng sản và không ưa nền dân chủ phương Tây, nhưng trong lịch sử lại là kẻ thù của nhau và cuộc chiến mới nhất là chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979. Hiện nay, hai quốc gia đang quyết liệt tranh giành chủ quyền trên nhiều đảo nhỏ ở Biển Đông.
Trung Hoa Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo trong một bài xã luận đăng hôm thứ Ba rằng Hoa Kỳ và Việt Nam không nên châm ngòi cho một “mồi lửa trong khu vực”. Tờ báo cho rằng động thái của ông Obama có nghĩa là để “kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
Trung Hoa Nhật báo lập luận: “Điều này, nếu đúng là sự thật, thì là điềm xấu cho hòa bình và ổn định khu vực”.
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông bằng cách xây dựng trên các bãi cạn để biến chúng thành các căn cứ quân sự.
Bắc Kinh nói quốc gia này chỉ khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” đối với các đảo và cáo buộc rằng Hoa Kỳ can thiệp bằng cách khuyến khích các bên có tranh chấp chống lại Trung Quốc.
Hoàn cầu Thời báo gọi tuyên bố của ông Obama cho rằng động thái với Việt Nam không phải nhắm vào Trung Quốc là “một lời nói dối tồi”, và thêm rằng điều đó làm trầm trọng thêm “sự đối kháng chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh”.
Hoàn cầu Thời báo viết: “Khi Hoa Kỳ có một nhu cầu cấp bách để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông, các chuẩn mực của cái gọi là nhân quyền có thể được nới lỏng”.
Các chuyên gia Trung Quốc cho biết họ dự kiến các tàu chiến Hoa Kỳ sẽ sớm hay muộn được phép vào Vịnh Cam Ranh, một cảng nước sâu từng được sử dụng như một căn cứ hải quân quan trọng của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Ông Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin của Trung Quốc nói, Bắc Kinh sẽ không phản hồi theo cách "ăn miếng trả miếng" nhưng sẽ tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự ở Biển Đông, trong khi gây áp lực với Hà Nội không đến quá gần Washington.
Về phía chính phủ Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh không bình luận về lý do khiến Hà Nội muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, mà chỉ nói rằng: “Có thể quý vị nên hỏi Việt Nam. Lệnh cấm vận vũ khí là sản phẩm của thời Chiến tranh Lạnh. Lẽ ra lệnh này không nên tồn tại. Chúng tôi đặt hy vọng vào một mối quan hệ bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”.
Theo The Washington Post,
(VOA)
Mỹ “ra tay không thương tiếc” nếu Trung Quốc khai chiến Biển Đông
VietTimes -- Theo trang tin tiếng Trung Worldjournal ngày 11/5, Đô đốc Harry Harris trả lời phỏng vấn tờ Thời báo New York cho hay, lực lượng dưới quyền ông đã làm tốt chuẩn bị để có thể sẵn sàng “ngày đêm khai chiến”.
Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận trên biển gần Philippines.
Theo Worldjournal, phát biểu này của Đô đốc Harry Harris được chuyên gia cho là đã tiết lộ kế hoạch sử dụng vũ lực tiềm tàng của Quân đội Mỹ tại khu vực Biển Đông.
Vào tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Canada công bố một báo cáo cho rằng, hiện nay, Mỹ triển khai hành động tự do đi lại thực chất là để bảo đảm cho các tàu chiến Mỹ có thể tự do ra vào Biển Đông. Đây là một phần trong kế hoạch sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc của Lầu Năm Góc.
Chiến lược tác chiến hợp nhất không-hải quân của Mỹ cho thấy, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, một là Mỹ sẽ tiến hành ném bom quy mô lớn đối với Trung Quốc, hai là Mỹ sẽ ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc vận chuyển năng lượng và nguyên vật liệu trên Biển Đông.
Dự kiến, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Dư luận quốc tế phổ biến cho rằng, tòa sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh, điều này sẽ làm cho quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng yếu ớt có sự thay đổi đột ngột.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
Theo trang thông tin tiếng Trung Quốc này, tổng chỉ huy của Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris sẽ "ra tay không thương tiếc" đối với Trung Quốc. Các phát biểu cứng rắn của ông không chỉ đã chọc giận Bắc Kinh, mà còn khiến cho Washington khó xử.
Khi được hỏi về khả năng khai chiến vì bãi cạn Scarborough, Đô đốc Harry Harris cho hay, để bảo vệ lợi ích của Mỹ, "tôi không thể không sử dụng công cụ mà mình có, đó là công cụ quân sự, là công cụ rất tuyệt vời".
Tướng Harry Harris cho rằng, ông hoàn toàn không lo ngại giữa Quân đội Trung Quốc và quân đội các nước khác ở Biển Đông sẽ xảy ra hiểu lầm. "Tôi cho rằng, họ là quân đội chuyên nghiệp".
Rủi ro lớn hơn ở chỗ, các cuộc xung đột do tàu bán quân sự của Trung Quốc gây ra có thể sẽ buộc lực lượng Mỹ phải triển khai công tác phòng thủ của đồng minh Mỹ.
Hiện nay, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Việc Trung Quốc một mực từ chối tham gia, chấp nhận vụ kiện này được nhiều học giả dự báo là, 99% Trung Quốc sẽ thua kiện Philippines.
Các học giả cho rằng, một khi Trung Quốc thua kiện, các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia sẽ đi theo Philippines, khởi kiện Trung Quốc ra tòa, khiến cho Trung Quốc phải mệt mỏi ứng phó. Đồng thời, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một cuộc bao vây toàn diện đối với Trung Quốc, ngoại giao Trung Quốc sẽ rơi vào cục diện bất lợi.
Tàu khu trục USS William P. Lawrence Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Rappler.com.
Vấn đề chủ yếu mà Đô đốc Harry Harris quan tâm là, Trung quốc sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn thế nào đối với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Nếu Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy hoạt động kiểm soát tuyến đường hàng hải Biển Đông, bất kể là ngắn hạn hay dài hạn, Mỹ đều phải áp dụng đáp trả quân sự nhất định.
Gần đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cảnh báo, nếu bất cứ bên nào liên quan đến vụ kiện Biển Đông không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho trật tự quốc tế và biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.
Bốn năm trước, Trung Quốc cướp đi bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Một quan chức Mỹ cho rằng, sự lợi hại có liên quan là cực kỳ lớn. Bởi vì, khi gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cảnh báo, Trung Quốc không được có hành động ở bãi cạn Scarborough hoặc lập ra cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ).
Bất kỳ bên nào đều không hy vọng để xảy ra xung đột vì những đảo đá bé nhỏ trên Biển Đông. Nhưng, khả năng này cần phải cân nhắc. Quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ có thể sẽ làm rõ lập trường đối với bãi cạn Scarborough.
Điều cần lưu ý là, hiện nay, Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở Philippines. Philippines đã mở cửa 5 căn cứ quân sự cho Quân đội Mỹ triển khai luân phiên, tạo khả năng cho Mỹ triển khai các hành động phản ứng nhanh khi Biển Đông xảy ra xung đột.
Trong các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ-Philippines như Balikatan, hai nước đã tổ chức diễn tập nhiều khoa mục, trong đó có tập đổ bộ đánh chiếm đảo. Ngoài ra, vào tháng 4 vừa qua, Mỹ đã phô trương sức mạnh quân sự răn đe Trung Quốc bằng cách điều 6 máy bay tấn công A-10C và 2 máy bay trực thăng Pave Hawk bay trên bầu trời bãi cạn Scarborough, khu vực Trung Quốc cưỡng đoạt của Philippines từ năm 2012.
Lê Việt Dũng
Viettimes.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét