Một số khách mời của Obama 'bị chặn'
Ông Obama có buổi gặp một số thành viên xã hội dân sự tại Hà Nội hôm 24/5
Tổng thống Hoa Kỳ nói một số nhà hoạt động đã bị ngăn cản, không thể tới dự cuộc gặp mặt với ông hôm thứ Ba 24/5.
Tổng thống Hoa Kỳ nói một số nhà hoạt động đã bị ngăn cản, không thể tới dự cuộc gặp mặt với ông hôm thứ Ba 24/5.
Trước thời điểm diễn ra cuộc gặp, trên mạng xã hội có thông tin một số khách mời là tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang và blogger Thảo Teresa bị ngăn cản và câu lưu.
Cuối cùng, chỉ sáu khách mời có mặt, gồm nhà nghiên cứu xã hội Lê Quang Bình, ca sĩ Mai Khôi, nhà báo Mai Phan Lợi, mục sư Nam Quốc Trung, mục sư Lê Quốc Huy và bà Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc trung tâm IDEA (Ban hành động vì sự phát triển của người khuyết tật).
Ông Barack Obama nói tuy Việt Nam đã có những tiến bộ nhưng Washington quan ngại về những giới hạn mà Hà Nội áp đặt lên vấn đề tự do chính trị.
“Hiện vẫn đang có những quan ngại to lớn trong vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, trách nhiệm giải trình của chính phủ,” ông nói trong cuộc gặp sáu thành viên xã hội dân sự tại khách sạn JW Marriot, Hà Nội.
Cuối cùng, chỉ sáu khách mời có mặt, gồm nhà nghiên cứu xã hội Lê Quang Bình, ca sĩ Mai Khôi, nhà báo Mai Phan Lợi, mục sư Nam Quốc Trung, mục sư Lê Quốc Huy và bà Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc trung tâm IDEA (Ban hành động vì sự phát triển của người khuyết tật).
Ông Barack Obama nói tuy Việt Nam đã có những tiến bộ nhưng Washington quan ngại về những giới hạn mà Hà Nội áp đặt lên vấn đề tự do chính trị.
“Hiện vẫn đang có những quan ngại to lớn trong vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, trách nhiệm giải trình của chính phủ,” ông nói trong cuộc gặp sáu thành viên xã hội dân sự tại khách sạn JW Marriot, Hà Nội.
“Tôi đã nhấn mạnh trong các cuộc họp của tôi ngày hôm qua với Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội rằng chúng tôi tôn trọng chủ quyền và độc lập của Việt Nam.”
“Rốt cuộc thì nhân dân Việt Nam là những người quyết định xem xã hội của họ sẽ hoạt động ra sao, và chính phủ của họ thế nào.”
“Nhưng chúng tôi tin vào những giá trị phổ quát nhất định, và điều quan trọng là chúng tôi phải đại diện nói ra những giá trị đó ở bất kỳ những nơi nào chúng tôi tới.”
“Điều đặc biệt quan trọng và hữu ích cho tôi là được trực tiếp lắng nghe những người, vốn nhiều khi phải chịu các điều kiện ngặt nghèo, vẫn mong muốn cất lên tiếng nói vì tự do và nhân quyền.”
“Tôi cần phải lưu ý rằng đã có một số nhà hoạt động khác được mời nhưng họ đã bị chặn không thể tới đây vì những lý do khác nhau.”
“Tôi cho rằng đây là một chỉ dấu cho thấy mặc dù đã có ít nhiều tiến bộ và mặc dù chúng tôi từng hy vọng là với việc có một số cải cách tư pháp đang được dự thảo, được thông qua thì sẽ có những tiến bộ thêm nữa, nhưng vẫn có những người bị cản trở khi muốn tụ tập ôn hòa để nói về những vấn đề mà họ quan tâm sâu sắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét