(Quốc tế) - Nhật báo Nikkei dẫn lời kêu gọi của Thủ tướng Lào về việc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng đàm phán song phương, và như vậy là ủng hộ lập trường bấy lâu nay của Trung Quốc về vấn đề này. Ông Thongloun lên cầm quyền tại Lào vào tháng Tư vừa rồi. Ông đã đến Nhật Bản dự buổi họp bên lề tại hội nghị Ise Shima của khối G7 hôm thứ Sáu.
Tờ báo nói rằng khi đưa ra lời kêu gọi ấy, ông Thongloun “rõ ràng muốn nhắm đến Philippines và Việt Nam”, hai nước đối đầu mạnh mẽ nhất trước yêu sách của Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, và trong nhiều trường hợp, vi phạm khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước này.
Một mình một kiểu?
Lời kêu gọi của ông Thongloun Sisoulith đưa ra trong bối cảnh, Lào năm nay giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). The Nikkei dẫn lời Thủ tướng Lào cho biết, ông sẽ “thúc giục các nước liên quan để tổ chức các cuộc đối thoại song phương nhằm giải quyết hòa bình (vấn đề Biển Đông).”
Thứ nhất, có thể thấy rõ, việc ông Sisoulith đưa ra lời kêu gọi đầy bất ngờ, đồng thời tuyên bố “Với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Lào sẽ nỗ lực tạo ra môi trường thân thiện để đàm phán tích cực giữa các bên liên quan”, Thủ tướng Lào đang đi ngược lại những tuyên bố chung mà ASEAN và cộng đồng quốc tế đưa ra trước đó.
Không khó để tìm ra sự “đồng điệu” trong lời kêu gọi của Thủ tướng Lào Sisoulith với luận điệu mà Bắc Kinh vẫn “ra rả” hồi cuối tháng 4 năm nay: “Tranh chấp Biển Đông là vấn đề giữa các quốc gia riêng lẻ chứ không phải giữa Trung Quốc với ASEAN. Các nước này cần phải tự đứng ra giải quyết tranh chấp”, theo CCTV
Như vậy, cả Vien-tiane và Bắc Kinh đang cố tình “phớt lờ” những gì mà ASEAN từng tuyên bố trước đó về Biển Đông. Lần đầu tiên trong suốt 20 năm, tại Hội nghị Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 24 tổ chức ở Myanmar, các Bộ trưởng ASEAN từng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Đặc biệt, các Bộ trưởng đồng thời kêu gọi tất cả các bên tham gia Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin. Các Bộ trưởng cũng nhẩn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chưa kể, Biển Đông là khu vực có giá trị thương mại hàng hải quan trọng hàng đầu của khu vực và thế giới, với tổng giá trị thương mại hàng hóa lên tới hơn 5.000 tỷ USD qua khu vực này mỗi năm. Từ trước tới nay, thực tiễn đã chứng minh và khẳng định vai trò của ASEAN – nói như Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam và biển Đông của Học viện Quốc phòng Australia nhấn mạnh: “ASEAN là trung tâm chính trị để giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực”.
Lời kêu gọi của Thủ tướng Lào Sisoulith trong vấn đề Biển Đông vì thế chẳng khác nào động thái “quay lưng” lại với cả ASEAN vốn chung một chí hướng: đoàn kết, vững mạnh và rộng mở – như tuyên bố chung của Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48, diễn ra hồi năm ngoái ở Malaysia. Tại Hội nghị này, các Bộ trưởng nhất trí nâng cao vai trò trung tâm đặc biệt của ASEAN – trong đó, các Bộ trưởng ASEAN nhất trí, mấu chốt chính là sự đoàn kết, thống nhất, hay nói cách khác là có một tiếng nói chung trên tất cả các vấn đề.
“Bổn cũ soạn lại”?
Không ít ý kiến cho rằng, việc Lào đang ngày càng gia tăng phụ thuộc vào nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc cũng có thể là “điểm tựa” cho lời kêu gọi “đàm phán song phương” của ông Sisoulith. Số liệu gần đây cho thấy các doanh nghiệp đổ hơn 100 tỷ NDT (hơn 15 tỷ USD), với hơn 60 dự án đầu tiên vào khu vực hợp tác kinh tế biên giới Trung-Lào có tên là Boten-Mohan. Tháng 9 năm ngoái, chính phủ Lào và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận thành lập khu hợp tác kinh tế biên giới Boten-Mohan nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch song phương.
Đây là khu kinh tế đặc biệt nằm ở cửa ngõ biên giới của Trung Quốc sang Lào, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiến sâu hơn vào các quốc gia Đông Nam Á khác từ vị trí này.
Đầu tháng 5 năm nay, Bắc Kinh và Vientiane đã ký kết các văn bản hợp tác nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị song phương, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang Vorachit tới Trung Quốc, theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các thỏa thuận bao gồm hợp tác về kinh tế và kỹ thuật, cung cấp thiết bị, đầu tư sản xuất và các khoản vay do Trung Quốc tài trợ Lào cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Cuối cùng, các nhà phân tích cho rằng, mọi động thái của Bắc Kinh đều không nằm ngoài mục tiêu: vận động các nước nhỏ ở Châu Á và Châu Phi ngả theo quan điểm của họ về cuộc tranh chấp Biển Đông, ngay trước thời hạn Tòa trọng tài thường trực (PCA) chuẩn bị ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng.
Vừa mới tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc “khoe” lập trường của họ về biển Đông được Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ủng hộ nhân Hội nghị Ngoại trưởng tại Uzbekistan tổ chức ngày 24/5 và danh sách các nước tán đồng việc nước này bác bỏ phán quyết sắp tới của PCA kéo dài thêm. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng số lượng nhiều cũng không giúp ích được gì trong trường hợp gặp phải phán quyết bất lợi – điều mà ai cũng thấy chắc chắn sẽ xảy ra.
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia về châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết, những cái tên trong danh sách Trung Quốc tiết lộ, chủ yếu là những nước nhỏ, còn mơ hồ về vấn đề Biển Đông . Còn nhà phân tích Ashley Townshend thuộc Đại học Sydney (Australia) cho rằng, tính về chất lượng sự ủng hộ, Trung Quốc thua xa Philippines, khi nước này được một loạt cường quốc như Mỹ, Nhật, Australia, Anh, G7 Liên minh châu Âu… ủng hộ.
Thậm chí, Chu Phong – Chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Đại học Bắc Kinh cũng không tin là những hoạt động ngoại giao kêu gọi các nước khác ủng hộ của Trung Quốc sẽ thành công.
Hương Mai
(Quốc tế) - Chủ tịch Trung Quốc nói muốn hợp tác với Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte để khôi phục lại quan hệ với Philippines, vốn đang bị rạn nứt vì vụ kiện Biển Đông, Reuters cho hay ngày 30.5.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30.5 đã gửi lời chúc mừng ông Rodrigo Duterte chính thức được Quốc hội nước này phê chuẩn làm Tổng thống Philippines sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua. Trong thư, ông Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn khôi phục lại mối quan hệ với Philippines.
“Trung Quốc và Philippines có mối quan hệ hữu nghị, bền vững và tốt đẹp, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của 2 nước, 2 dân tộc”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích phát biểu của ông Tập.
“Hai nước có trách nhiệm tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác này và tôi hy vọng cả hai bên sẽ cố gắng hết sức mình để đưa quan hệ Trung Quốc – Philippines đi đúng hướng”, ông Tập nói tiếp.
Trung Quốc và Philippines trong tình trạng căng thẳng với nhau kể từ khi Manila kiện Bắc Kinh ra Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) hồi năm 2013. Tranh chấp giữa 2 bên liên quan đến đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Tòa trọng tài đang thụ lý vụ án và dự kiến sẽ đưa ra phán quyết trong tháng 7.2016.
Manila thời gian quan đã có chính sách cứng rắn, không chịu nhượng bộ Bắc Kinh. Cũng như người tiền nhiệm, ông Duterte tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng sẽ không từ bỏ vấn đề chủ quyền. Tuy nhiên, ông Duterte chấp nhận đối thoại với lãnh đạo Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng đối với vấn đề Biển Đông, Tổng thống tân cử Duterte có xu hướng thỏa hiệp với Trung Quốc và có thể chấp nhận phương án cùng khai thác tài nguyên ở vùng biển tranh chấp. Đây là một phần trong chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông và không phải nước nào có tranh chấp với Trung Quốc cũng dễ dàng chấp nhận.
(Theo Thanh Niên)
Ts Trần Công Trục: Liệu Việt - Lào có còn tình sâu?*
Nếu chúng ta cũng áp đặt quan điểm và lập trường của mình cho Lào hay các thành viên khác của ASEAN thì cách làm này cũng chẳng khác gì Trung Quốc.
LTS: Dư luận truyền thông và mạng xã hội Việt Nam mấy ngày qua bàn tán xôn xao xung quanh phát biểu của Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith về Biển Đông khi trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review hôm Thứ Bảy tuần trước.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích thể hiện góc nhìn của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết của Tiến sĩ. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Ngày 29/5, báo Nikkei Asian Review đăng một số nội dung phỏng vấn Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith về vấn đề Biển Đông vài vai trò, quan điểm của Lào xung quanh vấn đề này trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2016.
Có lẽ sẽ không có gì ồn ào nếu Nikkei Asian Review chỉ đưa nguyên văn phát biểu của Thủ tướng Lào. Dư luận chú ý đến bài báo với nhiều bình luận trái chiều vì Nikkei Asian Review giật tít: "Lào kêu gọi các cuộc đàm phán song phương về vấn đề Biển Đông".
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, ảnh: VTV. |
Cá nhân tôi cho rằng, có lẽ phóng viên và ban biên tập Nikkei Asian Review đã hiểu chưa đúng nội dung phát biểu của Thủ tướng Lào, nên dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Nếu không nghiên cứu kỹ thì có thể làm cho quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam – Lào bị sứt mẻ.
Người Việt Nam chúng ta ai cũng biết, Lào không chỉ là bạn bè, láng giềng chân tình và thân thiện của Việt Nam, mà còn là quốc gia có tiếng nói quan trọng chúng ta cần tranh thủ trong khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn khác trong khu vực cũng như trên thế giới.
Lập trường của Lào trong vấn đề Biển Đông qua phát biểu của Thủ tướng Thongloun Sisoulith
Theo nội dung trích dẫn của Nikkei Asian Review, Thủ tướng Thongloun Sisoulith nói rằng, ông sẽ thúc giục các nước liên quan tổ chức các cuộc đối thoại hướng tới việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, hàng hải trên Biển Đông.
"Là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Lào sẽ nỗ lực để tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cuộc đối thoại tích cực giữa các nước có liên quan", Thủ tướng Thongloun Sisoulith cho biết. Lào sẽ thúc giục các quốc gia không có bất kỳ hành động nào để làm phức tạp thêm tình hình, gia tăng căng thẳng.
Phát biểu của Thủ tướng Lào chỉ có vậy, rõ ràng về mặt câu chữ, văn bản trên trang web của Nikkei Asian Review không có nội dung nào cho thấy Lào kêu gọi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua "đàm phán song phương" theo quan điểm áp đặt của Trung Quốc.
Còn với cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN, việc Lào "tạo môi trường thuận lợi cho các cuộc đối thoại tích cực giữa các nước có liên quan" là hoàn toàn chuẩn mực và phù hợp. Không thể hiểu nội dung này thành Lào ủng hộ "đàm phán song phương" ở Biển Đông.
Bởi lẽ các tranh chấp ở Biển Đông rất phức tạp, có tranh chấp chủ quyền, có tranh chấp về áp dụng và giải thích Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, có tranh chấp về tự do hàng hải, hàng không, có tranh chấp song phương và tranh chấp đa phương.
Mỗi loại tranh chấp đều có cơ chế giải quyết riêng theo luật pháp quốc tế. Và muốn giải quyết các tranh chấp ấy một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, thì đối thoại là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang Vorachit thăm chính thức Việt Nam đầu tiên sau khi nhậm chức, ảnh: Báo Công An Nhân Dân. |
Lào tạo môi trường thuận lợi cho các cuộc đối thoại, không có nghĩa là Lào can thiệp vào phương pháp giải quyết từng tranh chấp cụ thể.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 25/9 trước thềm hội nghị thượng đỉnh G-7 cũng thể hiện rất rõ quan điểm này.
Riêng tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam với Trung Quốc (Hoàng Sa và Trường Sa), ông cổ vũ hai nước đối thoại và đàm phán với nhau một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Mỹ không can thiệp.
Lập trường của Việt Nam cũng rất rõ ràng, Hoàng Sa có tranh chấp song phương và Trường Sa có tranh chấp đa phương, thì phải căn cứ vào bản chất tranh chấp để quyết định cách thức đàm phán.
Với Hoàng Sa, chúng ta muốn đàm phán song phương với Trung Quốc nhưng cho tới nay họ vẫn không chịu dù lãnh đạo của họ, ông Đặng Tiểu Bình trước đây đã từng cam kết với lãnh đạo Việt Nam, vấn đề Hoàng Sa để lại cho thế hệ sau đàm phán giải quyết.
Còn với tranh chấp phức tạp, đa phương ở Trường Sa muốn giải quyết thì buộc phải có sự hiện diện của tất cả các bên yêu sách trên bàn đàm phán.
Muốn tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè, cần đặt mình vào vị trí của bạn
Lào là bạn bè, cũng là láng giềng "liền núi liền sông" với cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi hỗ trợ của Trung Quốc về mặt kinh tế với Lào ngày càng tăng, các nhà lãnh đạo Lào vẫn chọn Việt Nam làm đất nước đến viếng thăm đầu tiên sau khi nhậm chức đã cho thấy tình cảm chân tình, trọng thị của các bạn Lào với Việt Nam như thế nào.
Lào không phải một quốc gia có yêu sách ở Biển Đông nên việc thể hiện lập trường sao cho trung lập, không nghiêng về bên nào trong các bên yêu sách chủ quyền, hàng hải luôn là vấn đề các nhà lãnh đạo nước bạn phải suy nghĩ.
Thế giới cũng như khu vực đã qua rồi cái thời chia phe này phe khác, thiết nghĩ chúng ta không nên để các bạn Lào hiểu rằng, Việt Nam muốn Lào phải lựa chọn.
Không riêng gì Lào, các quốc gia khác trong khu vực ASEAN cũng vậy. Bởi lẽ chúng ta đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết thì Lào hay các nước khác cũng vậy.
Vấn đề muốn tìm được mẫu số chung nhỏ nhất cho các bên trong cùng một vấn đề, thì các bên cần đặt mình vào vị trí đối phương để hiểu họ, từ đó mới có thể tranh thủ sự ủng hộ của họ.
Trung Quốc là một sức mạnh đang lên ở châu Á, có tham vọng độc chiếm Biển Đông làm ao nhà và ráo riết thực hiện tham vọng ấy bằng mọi thứ công cụ, trong đó có quân sự - kinh tế - chính trị - ngoại giao - truyền thông - pháp lý.
Đó là một thực tế. Cạnh tranh địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông cũng là một thực tế. Tất cả các nước ASEAN không có yêu sách ở Biển Đông khi lên tiếng đều phải tính đến việc cân bằng ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Do đó, phát biểu của Thủ tướng Thongloun Sisoulith cần được đặt trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị hết sức phức tạp và bản thân Lào cũng chịu nhiều sức ép từ các bên, đặc biệt là phía Trung Quốc.
Bắc Kinh càng gây sức ép với các nước như Lào, chúng ta càng nên lắng nghe và thấu hiểu để cùng bàn bạc, giải thích với Lào hay các quốc gia này về lập trường quan điểm của chúng ta để tìm kiếm một sự đồng thuận cho một phương án các bên chấp nhận được.
Nếu chúng ta cũng áp đặt quan điểm và lập trường của mình cho Lào hay các thành viên khác của ASEAN thì cách làm này cũng chẳng khác gì Trung Quốc.
Những lúc này cần hết sức bình tĩnh và tỉnh táo, thông qua đối thoại, phân tích thiệt hơn, nói rõ bản chất các tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp đi kèm, đưa ra các ví dụ cụ thể trong khu vực để bạn hiểu rõ hơn câu chuyện ở Biển Đông.
Ví như tranh chấp lãnh thổ Thái Lan - Campuchia, tranh chấp vùng chồng lấn giữa Malaysia - Indonesia - Singapore, hay ngay cả vùng chồng lấn giữa Việt Nam với một số nước trên Biển Đông đã được giải quyết rất êm đẹp bằng đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế, hoặc thông qua cơ quan tài phán quốc tế.
Còn những vấn đề pháp lý nào đã rõ ràng đúng sai theo phán quyết của các cơ quan tài phán có thẩm quyền như Tòa Trọng tài Thường trực PCA mà vẫn có nước phản đối, chúng ta cương quyết đấu tranh đến cùng.
Tuy nhiên thủ pháp đấu tranh ngoại giao cần linh hoạt, mềm dẻo, miễn sao người ta nghe được mình nghe được, và cuối cùng đạt được mục tiêu. Thiết nghĩ đó mới là chuyện quan trọng.
Bản thân ASEAN cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế
Vai trò, tầm quan trọng của ASEAN đối với hòa bình, ổn định ở Biển Đông là điều không có gì phải bàn cãi. Chính vì vậy Trung Quốc mới ra sức chia rẽ nội bộ thông qua việc lợi dụng "cơ chế đồng thuận" của khối, cũng như sức ép về kinh tế, ngoại giao đối với một số thành viên.
Do đó để tìm tiếng nói chung trong ASEAN về vấn đề phức tạp như Biển Đông, đòi hỏi một thái độ cầu thị, lắng nghe, khách quan và kiên nhẫn, dùng luật pháp quốc tế và lợi ích chung của cả cộng đồng khu vực làm thước đo thì mới mong hóa giải được căng thẳng và nguy cơ xung đột, đối đầu.
Chúng ta đều biết, ASEAN được thành lập và phát triển, củng cố dựa trên cơ sở đồng thuận, trong khi nền tảng và trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên không đồng đều, mô hình nhà nước, thể chế chính trị cho đến mối quan tâm hay lợi ích của từng nước cũng có nhiều khác biệt.
Do đó việc khó khăn trong tìm tiếng nói chung trong ASEAN về vấn đề phức tạp như Biển Đông là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt khi có bàn tay bên ngoài can thiệp vào.
Ngay cả Liên minh châu Âu là một thực thể kinh tế lớn trên thế giới, có nhiều thành viên là các nước phát triển hiện nay cũng còn phải đối mặt với nguy cơ chia rẽ, với việc Vương quốc Anh có ý định xin rút khỏi EU, thì những tiếng nói khác biệt trong ASEAN thiết nghĩ là chuyện hết sức bình thường.
Chúng ta phải lắng nghe được những ý kiến khác biệt mới mong tranh thủ tiếng nói ủng hộ và đoàn kết thống nhất trong khối.
Tuy nhiên, Biển Đông và các tranh chấp phức tạp của nó đang ngày càng có nguy cơ bộc phát thành xung đột, đối đầu bởi tham vọng bành trướng của Trung Quốc cũng như cạnh tranh giữa các siêu cường.
Muốn giải quyết các tranh chấp này trong bối cảnh Trung Quốc một mình một kiểu, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong ASEAN có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Lợi ích của các thành viên ASEAN trên Biển Đông không giống nhau, do đó phản ứng của các bên khác nhau. Nhưng một khi để chiến tranh, xung đột nổ ra ở Biển Đông thì người viết tin rằng, tất cả 10 thành viên đều phải hứng chịu hậu quả không nhỏ, chứ chẳng riêng gì 4 nước có yêu sách.
Do đó bảo vệ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế, trật tự quốc tế, tự do hàng hải hàng không trên Biển Đông có ý nghĩa quan trọng sống còn và là trách nhiệm chung của ASEAN.
Trong đó bàn bạc, thống nhất nhận thức về cơ chế giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế là việc làm cấp bách, thường xuyên và cần thiết.
Trong những vấn đề mang tính chất quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông như việc có ra nghị quyết ủng hộ phán quyết của PCA hay không, thiết nghĩ ASEAN cần thay đổi cơ chế từ "đồng thuận" tập thể 10 thành viên, sang cơ chế biểu quyết "thiểu số phục tùng đa số" sau khi đã nỗ lực đối thoại, trao đổi mọi khía cạnh của vấn đề.
Chỉ có như vậy, ASEAN mới trở nên mạnh mẽ, tránh bị biến thành công cụ hay sân sau của bất kỳ siêu cường nào. Chỉ có như vậy, ASEAN mới đáp ứng được mong mỏi, nguyện vọng của các nước thành viên, cũng như mục đích khi thành lập tổ chức.
Cũng chỉ có như vậy ASEAN mới trở thành một thực thể có tiếng nói quyết định trong các vấn đề liên quan đến vận mệnh của cả khối, của khu vực mà Biển Đông là trọng điểm.
Người viết đưa ra một số suy nghĩ của mình với hy vọng chia sẻ cùng cộng đồng, chung tay bảo vệ hòa bình ổn định, luật pháp quốc tế ở Biển Đông, bảo vệ đoàn kết nội bộ trong ASEAN, bảo vệ tình cảm và quan hệ láng giềng hữu nghị trong sáng Việt - Lào.
Lào là bạn tốt, là láng giềng thân thiết của chúng ta, là người bạn chí tình chí cốt, thủy chung, không có thế lực nào có thể chia rẽ được, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Việt - Lào hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long!”
Ts Trần Công Trục
(Giáo Dục)
*TTHN đặt lại tựa đề. Gốc "Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long!"
*TTHN đặt lại tựa đề. Gốc "Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long!"
(Quốc tế) - Cuộc diễn tập liên hợp “Đột kích xanh” giữa Trung Quốc-Thái Lan cũng đã lặng lẽ triển khai trong thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam tăng cường quan hệ Việt-Mỹ.
Báo Đa Chiều ngày 29/5 cho rằng mặc dù điều này hoàn toàn không nổi bật so với Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa kết thúc, nhưng chuyên gia cho rằng, đây có thể đã trở thành sự khởi đầu cho việc Trung Quốc triển khai “một đợt hành động thực tế” tiếp theo ở Biển Đông.
Không thể phủ nhận, sau khi Nhật Bản tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G7, các nước liên quan tiếp tục lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Nhưng, các nước vẫn dừng lại ở “quan ngại”.
Trong khi đó, Trung Quốc đã triển khai “hành động”. Sau khi Trung Quốc tự tuyên bố nhận được khoảng 40 nước ủng hộ về lập trường của họ ở Biển Đông mà chưa được kiểm chứng, Trung Quốc và Thái Lan lại tiếp tục tổ chức diễn tập liên hợp – Đa Chiều coi đây là một “tiêu chí” khác cho “hành động lớn hơn” ở Biển Đông.
Trung Quốc không sợ dư luận?
Theo Đa Chiều, đối với Trung Quốc, các động thái ở Biển Đông liên quan sau Hội nghị Thượng đỉnh G7 khiến cho Bắc Kinh vô cùng bất mãn.
Tuyên bố của G7 bày tỏ quan ngại đối với tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý, kiểm soát và giải quyết hòa bình tranh chấp, qua đó thể hiện sự quan ngại của G7 đối với vấn đề này.
Các chính khách như Thủ tướng Anh David Cameron cũng thúc giục Trung Quốc trở thành một bộ phận “của thế giới dựa trên quy tắc”, “tuân thủ trọng tài”.
Tình hình này rõ ràng hoàn toàn không phải là tín hiệu tốt lắm đối với Trung Quốc – nước luôn nhấn mạnh dùng trọng tài để giải quyết vấn đề Biển Đông là “phi pháp, vô hiệu”.
Trung Quốc là một nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, nhưng lại hùng hồn tuyên bố không chấp nhận, không thừa nhận, không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc về vụ kiện Biển Đông của Philippines.
Đa Chiều cho rằng, mặc dù G7 đưa ra tuyên bố như vậy, nhưng cũng chỉ là bày tỏ thái độ. Trong khi đó, về giao lưu quân sự ở Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc cũng chỉ đối mặt với các hành động của Mỹ và “đồng minh”.
Chẳng hạn, trong cuộc diễn tập quy mô lớn vòng quanh Biển Đông do Hải quân Trung Quốc triển khai bất hợp pháp trong tháng 5/2016, biên đội tàu chiến Trung Quốc đã liên tục bị tàu chiến, máy bay của Australia, Mỹ, Nhật Bản theo dõi, bao gồm 5 tàu chiến các loại, 5 máy bay tuần tra, trinh sát.
Đa Chiều cho rằng, tình hình này cũng đã cho thấy, thực chất của vấn đề Biển Đông là mâu thuẫn giữa Trung-Mỹ, các nước ngoài khu vực khác hoàn toàn không muốn dễ dàng can thiệp.
Đó là suy nghĩ của Đa Chiều, trên thực tế, thực chất của vấn đề Biển Đông là Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược, nhảy vào tranh chấp và gây ra điểm nóng ở Biển Đông hiện nay, bấp chấp luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Còn có bao nhiêu nước sẽ can thiệp vào vấn đề Biển Đông và can thiệp ở mức độ nào thì còn phải chờ quan sát, nhưng chắc chắn sẽ không như Đa Chiều nhận định.
Hiện nay, Mỹ và Nhật Bản đang tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhưng Đa Chiều tự tin cho rằng Bắc Kinh và Washington đã “ngang sức ngang tài” trong vấn đề Biển Đông.
Theo bài báo, Mỹ lôi kéo G7 chống lại Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc “đã nhận được sự ủng hộ” của hai nước lớn châu Á-Thái Bình Dương như Nga, Ấn Độ. Đây là Đa Chiều nói theo tuyên bố của Bắc Kinh, chứ chưa được Nga và Ấn Độ xác nhận. Bắc Kinh hay tự nhận cái hay về mình và đổ lỗi cho người như vậy.
Gần đây, Trung Quốc cũng tìm cách lôi kéo các nước khác để ủng hộ họ trong vấn đề Biển Đông. Chẳng hạn, vào tháng 4/2016, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm 3 nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Lào.
Sau chuyến thăm, ngày 25/4, Bắc Kinh tự cho là đã “đạt được đồng thuận quan trọng” với ba nước này về vấn đề Biển Đông. Nhưng ngay lập tức, quan chức Campuchia đã phủ nhận, cho rằng, không đạt được bất cứ “đồng thuận” nào với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh hết sức bẽ mặt.
Đa Chiều tự tin là Bắc Kinh đã chiếm ưu thế về dư luận ngay từ các nước trong khu vực, chứ không phải như Mỹ, Nhật Bản.
Trung Quốc lôi kéo các nước về mặt quân sự
Theo Đa Chiều, sau khi bước vào năm 2016, Trung Quốc đã có các hành động quân sự ở các nước liên quan Biển Đông. Tài liệu cho thấy, ngày 26/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng thăm Campuchia, nhưng không nhận được cam kết cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông từ Phnom Penh.
Trái lại, thông qua cuộc diễn tập liên hợp hải quân Trung Quốc-Campuchia vào ngày 24/2, Campuchia đã thể hiện “quan hệ hợp tác” giữa Bắc Kinh và Phnom Penh.
Cuộc diễn tập liên hợp “Đột kích xanh” giữa Trung Quốc-Thái Lan cũng đã lặng lẽ triển khai trong thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam tăng cường quan hệ Việt-Mỹ.
Trung Quốc và Thái Lan cử 500 binh sĩ đánh bộ tham gia diễn tập, quy mô lớn. Đa Chiều cho rằng, hai bên không phô trương về cuộc diễn tập này cho thấy có “ý đồ ngầm” ở bên trong.
Tuy nhiên, Đa Chiều chắc không đọc báo chí Trung Quốc, bởi vì Bắc Kinh cũng đã tích cực tuyên truyền về cuộc diễn tập này, nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn.
Đa Chiều cho rằng sau một cuộc diễn tập quân sự liên hợp, Trung Quốc và Thái Lan chắc chắn có thể tăng cường khả năng ứng phó với các mối đe dọa chung như cướp biển và chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Điều này rất quan trọng đối với nhà cầm quyền Bangkok.
Ngoài ra, đối với Trung Quốc, hợp tác với Quân đội Thái Lan – nước chịu ảnh hưởng rất lớn vào Mỹ về đào tạo cán bộ và vũ khí trang bị – đây cũng là “cơ hội tốt” để kiểm nghiệm trang bị của họ và tiếp cận việc vận dụng chiến thuật trong điều kiện thực tế.
Cách đây không lâu, hai nước ký kết hợp đồng mua xe tăng MBT-3000 Trung Quốc. Trước đó, hai nước cũng từng ký kết đơn đặt hàng lớn hơn, bao gồm đơn đặt hàng tàu ngầm.
Hàng loạt dấu hiệu cho thấy, trong thời điểm “đối đầu” giữa Philippines và Việt Nam với Trung Quốc ngày càng gay gắt, Thái Lan có thể đã bắt đầu gia tăng mức độ “hợp tác” với Bắc Kinh ở những khu vực nhạy cảm này – Đa Chiều nhận định.
Trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc với nhiều nước ASEAN căng thẳng, diễn tập liên hợp giữa lực lượng hải quân đánh bộ hai nước Trung Quốc-Thái Lan đã thể hiện “tính đại diện” (biểu tượng).
Đa Chiều nhận định: Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc thụ lý vụ kiện Biển Đông của Philippines cho thấy, các nước Mỹ, Nhật Bản đã gia tăng mức độ “quốc tế hóa” Biển Đông.
Điều này phát đi một tín hiệu đối với Bắc Kinh đó là: Trung Quốc phải thông qua các phương thức như tổ chức diễn tập quân sự liên hợp để tăng cường quan hệ với (lôi kéo) các đối tác truyền thống và đối tác mới. Do đó, cuộc diễn tập quân sự liên hợp giữa Trung Quốc-Thái Lan có thể chỉ là sự khởi đầu.
Tin liên quanTrung Quốc đang hứng chịu cơn đau đầu sau chuyến thăm của ông Obama tới Việt NamHội phóng viên Trung Quốc đang bàn bạc, toan tính chống lại kết quả trọng tài Biển ĐôngMỹ sẽ triển khai “quân đoàn không người lái” ở Biển Đông đối phó Trung Quốc?Báo Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc nói gì sau khi Tổng thống Obama rời Việt Nam?
(Theo Viettimes)
“Mắt thần” Mỹ có thể giúp Việt Nam khống chế toàn bộ Biển Đông
VietTimes -- Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã tổ chức và đồng bộ hóa được Trung tâm cơ sở dữ liệu chiến dịch, chiến thuật đường không kiểm soát và điều hành tác chiến trên toàn bộ ba nước Đông Dương và biển Đông. Từ bán đảo Sơn Trà, Việt Nam có thể xây dựng một trung tâm tương tự.
Không quân, Không quân hải quân và máy bay của Lính thủy đánh bộ Mỹ đều tham gia vào các cuộc không kích trên chiến trường Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam, nhưng lại có tới hai hệ thống Cơ sở dữ liệu chiến thuật đề kiểm soát và điều hành tác chiến.
Không quân Hải quân và Không quân Lính thủy Đánh bộ Mỹ có thể đồng bộ hóa các hoạt động tác chiến giữa Thủy quân lục chiến máy bay có thể hoạt động như một lực lượng thống nhất nhờ đồng bộ hóa Hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật Lính thủy đánh bộ (MTDS) và Hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật Hải quân (NTDS) thông qua NTDS A-Link (mã NATO Link 11).
Nhưng giữa liên quân Lính thủy đánh bộ - Hải quân và Không quân không có sự nhất thể hóa hệ thống điều hành tác chiến và kiểm soát đường không. Dù các lực lượng không quân có một hệ thống điều hành và kiểm soát được vi tính hóa các radar giám sát và trung tâm chỉ huy liên kết với nhau trong một khu vực bao phủ tất cả các nước Việt Nam, Lào và Thái Lan .
Để trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật không quân (ATDS) và NTDS / MTDS, Không quân gửi trắc thủ đến MACS-4.Trắc thủ Không quân Mỹ được sử dụng một màn hình giám sát và thông qua hệ thống thông tin MTDS / NTDS kiểm soát đường không và cập nhật thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật Không quân bằng điện thoại và ngược lại, nhận thông tin từ Không quân và cung cấp cho hệ thống NTDS / MTDS. Một công việc thực sự không dễ chịu vào thời gian này.
Trung tâm kiểm soát chiến thuật đường không – Vùng chiến thuật phía Bắc
Trạm radar truyền tiếp thông tin chiến thuật đường không trên đỉnh Sơn Trà khi liên kết phối hợp với MASC – 4 trở thành Trung tâm kiểm soát chiến thuật đường không – Vùng chiến thuật phía Bắc (TACC – NS) có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ Thái Lan và truyền đạt thông tin đến Bộ chỉ huy Không quân HQ 7AF ở Sài Gòn, đầu mối kiểm soát tất cả các hoạt động không quân chiến thuật trên Bắc Việt Nam và Lào. Căn cứ đóng trên cao điểm 621, Núi Khỉ thuộc Bán đảo Sơn Trà, 5.8 dặm phía đông bắc căn cứ không quân Đà Nẵng.
TACC-NS "Trong vùng - In Coutry" có nhiệm vụ phòng không cho tất cả các lực lượng đồng minh tại Việt Nam thông hệ thống radar đáng kinh ngạc của MACS – 4 có radar tầm xa, có khả năng trinh sát và cảnh báo sớm mở rộng từ DMZ (tuyến phi quân sự - Vĩ tuyến 17) đến sâu bên trong Trung Quốc.
TACC – NS có nhiệm vụ cảnh báo sớm cho các đơn vị phòng không là biên đội hai chiếc tiêm kích đánh chặn F-102 Delta Dagger của (lực lượng phòng không – vũ trụ Nam Mỹ - Phòng không không quân Mỹ NORAD / ADC trước 5-15 phút hoặc 60 phút đối với lực lượng Không quân tại căn cứ không quân Đà Nẵng. Ngoài ra, TACC-NS "In Coutry" đưa ra các cảnh báo sớm cho cho lực lượng máy bay F-4 thuộc lực Không đoàn 3 Lính thủy đánh bộ Mỹ tại sân bay Chu Lai, phía nam Núi Khỉ. Đồng thời TACC-NS "In Coutry" sẽ cảnh báo kích hoạt các khẩu đội tên lửa SAM Hawk thuộc Lính thủy đánh bộ Mỹ trên các trận địa phòng không.
Nhiệm vụ trọng tâm của TACC-NS là "Ngoài khu vực - Out Coutry" kiểm soát các phi vụ không kích trên miền Bắc Việt Nam và Lào. Bao gồm các nhiệm vụ Không đối Không (chống MiG), tập kích đường không (Không kích ngày và Không kích đêm), ngăn chặn, trinh sát, cứu hộ phi công bị bắn rơi, chiến dịch đặc biệt (LS-85, Sơn Tây, vv) các sứ mệnh trinh sát đặc biệt (U-2 và SR-71 ). TACC–NS cũng liên lạc trực tiếp với Lima Site 85 trong nhiều tháng tồn tại của đơn vị này.
TACC - NR trực kiểm soát, điều hành tác chiến trên đỉnh núi Khỉ, cao điểm 621
Mỗi ngày kíp trực chiến TACC – NR giao ban trực tuyến với kíp trực chiến của Trung tâm chỉ huy không quân tại Sài Gòn, báo cáo tình hình không kích, tình hình phòng không chống MiG từ đảo Hải Nam Trung Quốc, lực lượng không quân miền Bắc Việt Nam, cứu hộ phi công, tiếp nhận các mệnh lệnh yểm trợ đường không cho những chiến dịch và sứ mệnh đặc biệt. Nhiệm vụ không kích ngày hôm sau, giao ban kỹ thuật bao gồm thông tin liên lạc, điện tử, bảo trì radar và máy tính. Kíp trực mới bắt đầu hoạt động vào 07:00 am.
Những "hoạt động" của 24 giờ mỗi ngày bình thường là ngày không kích Alpha Strike. Điều này có nghĩa là quan sát điều hành đường không của cụm binh lực 110 máy bay chiến đấu cho một nhiệm vụ đánh bom tập trung ở miền Bắc Việt Nam. Các lực lượng tham gia là F-105 cường kích mang bom, F-4C tiêm kích chống Mig, F-105 Wild Weasel chống tên lửa SAM, F-105 chống pháo phòng không, RF-4C trinh sát chiến thuật (trước và sau các cuộc tấn công).
Nhưng số lượng này sẽ tăng cường gấp đôi khi có sự tham gia của lực lượng tập kích đường không từ Không quân Hải quân. Thực sự, các hệ thống phòng không của Bắc Việt Nam là những đối thủ ghê gớm nhất mà lực lượng không quân Mỹ từng đối mặt.
Các vùng hoạt động của Không quân Mỹ trên 3 nước Đông Dương
Những phi đoàn bay vào không kích trên vùng trời miền Bắc Việt Nam được tiếp nhiên liệu trên không bằng những máy bay tiếp dầu KC-135 được triển khai ở Okinawa và Utapao. Những chiếc máy bay này bay theo một đường bay đặc biệt có mã hiệu là "anchors - neo" trên không phận của Lào và Vịnh Bắc Bộ. Các máy bay này được kiểm soát và dẫn đường bởi các đài radar không lưu từ đỉnh Núi Khỉ, Đông Hà và Udorn và phục vụ các đội bay vào thực hiện nhiệm vụ hoặc thoát ly nhiệm vụ, cung cấp nhiên liệu khẩn cấp cho các nhóm F-4C tuần tiễu chống MiG.
Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của TACC – NS là điều hành vũ điệu trên không của lực lượng cứu hộ phi công SAR với các đội bay cứu hộ CROWN và QUEEN.
Kiểm soát các hoạt động không kích trên chiến trường miền Bắc Việt Nam
Từ Núi Khỉ trên bán đảo Sơn Trà, TACC - NS thông tin liên lạc trên kênh VHF / UHF với lực lượng không quân bằng máy bay chuyển tiếp thông tin liên lạc C-135, mật danh Luzon / Wager.
Nhiệm vụ buổi sáng của TACC-SR thật sự rất lớn và đôi khi hỗn loạn. Thêm vào đó các phi vụ của B-52 ARC LIGHT, FB-111, EB-66, B-57, U-2 và SR-71 mà TACC – SR phải theo dõi và đó là đã hoàn thành nhiệm vụ trước bữa ăn trưa . Sau đó là đến buổi chiều và chuẩn bị cho không kích đêm.
Những công việc hỗn độn này lặp đi lặp lại ngày đêm, tháng này qua tháng khác. Tất cả được đánh dấu dày đặc trên bảng tiêu đồ, với đầy đủ dấu hiệu cuộc gọi, căn cứ sân bay, loại máy bay, bom đạn, mục tiêu, loại mục tiêu / địa điểm, thời gian so với mục tiêu, lộ trình máy bay tiếp dầu, và nhiều hơn nữa. Một khối lượng khổng lồ thông tin mà TACC-NS phải ghi trên tấm bảng mica lớn và nhập vào máy tính Burroughs / Honeywell / SDC.
Những hoạt động dày đặc đường không mà con người phải gọi qua điện thoại và cập nhật thông tin thực tế vô cùng rối loạn và cần được tự động hóa thật nhanh.
Nhưng giữa hai hệ thống ATDS và NTDS/MTDS có ít nhất hai vấn đề kỹ thuật:
1. các liên kết dữ liệu song song MTDS/ NTDS có tốc độ 30-bit trong khi liên kết dữ liệu Không quân Hoa Kỳ là tốc độ cao nối tiếp
2. các định dạng dữ liệu hoàn toàn khác nhau.
Nhưng yêu cầu thực sự rất cấp thiết, nếu có một sự chuyển tiếp tự động giữa hai hệ thống thì ở Sài Gòn, Udom, Đà Nẵng có thể thấy được bức trang toàn cảnh các hoạt động chiến thuật đường không ở Biển Đông, Biển Đông, Vịnh Bắc Bộ, Bắc và Nam Việt Nam, Lào và Thái Lan. Các căn cứ quan sát và trinh sát đường không của Không quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ trên núi Khỉ là địa điểm thuận lợi nhất để liên kết phối hợp.
Khi được báo cáo về khả năng này, Chủ tịch tham mưu liên quân Mỹ đã ban hành chỉ thị thực hiện nhanh. Một nhóm kỹ thuật được thành lập để tổ chức hệ thống kỹ thuật nhằm chuyển các định đổi các định danh thông tin tự động. Nhóm đề nghị sử dụng một máy bay trực thăng vận tải chứa các thiết bị chuyển đổi định dang thông tin. Hoạt động chuyển đổi định dang được thực hiện trong máy tính CP-808 thuộc Trung tâm truyền thông dữ liệu chiến thuật (Beach Relay).
Theo khái niệm này, máy tính của trạm radar Lính thủy đánh bộ Mỹ được coi như là một trạm radar của Không quân (Beach Relay) sẽ cung cấp thông tin từ Link 11 về ATDS của Không quân Mỹ trên đỉnh Núi Khỉ và ngược lại sẽ cung cấp thông tin cho hệ thống MTDS / NTDS bức tranh toàn cảnh tình hình hoạt động của Không quân Mỹ.
Nhiệm vụ thiết kế hệ thống chuyển đổi định dạng thông tin được giao cho Phòng thí nghiệm Điện tử Hải quân Mỹ tại San Diego thiết kế hệ thống, chế tạo các thiết bị và cài đặt trong một máy bay trực thăng của MTDS, mật danh Iron Horse. Các nhà lập trình MTDS đã viết chương trình máy tính có thể dịch giữa hai định dạng dữ liệu. Trực thăng mới được hoàn thiện trang bị vào tháng 7.1967 và sẵn sàng thử nghiệm chương trình máy tính sửa đổi.
Mùa hè năm 1968, trực thăng Iron Horse đã có mặt hoạt động trên đỉnh Núi Khỉ, Trung tâm chỉ huy không quân Mỹ ở Thái Lan có thể quan sát toàn cảnh hoạt động đường không tại Việt Nam, Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Đông, trong khi đó tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân ở Vịnh Bắc Bộ có thể quan sát các hoạt động tác chiến đường không của Không quân Mỹ ở phía tây Thái Lan thông qua MTDS và Trung tâm truyền thông dữ liệu chiến thuật Beach Relay.
Trung Tá William A. Cohn là sĩ quan chỉ huy của MACS-4 ở Việt Nam trực tiếp viết thư cho ông Gordon Murphy của Litton Systems, Inc, nhà thiết kế MTDS. Ông cho biết chỉ trong tháng 6.1967, hệ thống đã chạy hơn 8000 giờ hoạt động liên tục và chỉ có hai giờ lỗi.
Trong tháng 3.1968, MACS-4 hỗ trợ đến 14.000 lượt máy bay của Không quân, Lính thủy đánh bộ và Hải quân. Trong 11 tháng hoạt động cứu được 1100 trường hợp có nguy cơ máy bay chiến đấu bị hỏng và phi công nhảy dù.
Vị trí chiến lược của bán đảo Sơn Trà
Từ những kinh nghiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật Không quân, Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ trên bán đảo Sơn Trà, có thể nhận thấy, quân đội Mỹ đã hoàn thiện một Trung tâm kiểm soát, điều hành các hoạt động tác chiến đường không của 3 lực lượng khác nhau trên một không gian rộng lớn của 3 nước Đông Dương và kiểm soát toàn bộ vùng trời Biển Đông đến gần Philiphines.
Hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật đường không này không chỉ kiểm soát và cung cấp thông tin toàn cảnh không gian chiến trường Đông dương rộng lớn, mà còn điều phối các hoạt động phòng không bờ biển của các tổ hợp tên lửa phòng không Lính thủy đánh bộ Mỹ.
Nếu trên khu vực Núi Khỉ được lắp đặt thêm hệ thống kiểm soát và điều hành tác chiến của các chiến hạm Hải quân (có thể điều này đã được thực hiện), trung tâm kiểm soát và điều hành tác chiến khu vực Đông Dương trên bán đảo Sơn Trà có thể là một trung tâm tác chiến chiến dịch – chiến thuật Không – Biển hiện đại, bao trùm toàn bộ không gian biển Đông, từ đảo Hải Nam đến toàn bộ vùng biển Hoàng Sa, đến đảo Phú Quý, phía Bắc là toàn bộ Vịnh Bắc Bộ.
Hệ thống truyền thông cơ sở dữ liệu chiến thuật có thể liên kết với các trạm radar khác ven bờ biển phía Nam đến mũi Cà Mau, kết nối với các trạm radar trên quần đảo Trường Sa để tạo thành một không gian chiến trường trong suốt bao phủ toàn bộ Biển Đông.
Hệ thống có thể kiểm soát mọi hoạt động tác chiến Không - Biển, liên kết phối hợp 2 quân chủng Phòng Không Không quân, Hải quân và lực lượng phòng thủ bờ biển, hải đảo thành một thể đơn nhất mà từ Trung tâm chỉ huy, điều hành công tác quốc phòng quốc gia có thể tiếp nhận thông tin thời gian thực của tất cả các lực lượng tác chiến đến cấp đơn vị, hình thành một không gian toàn cảnh các hoạt động trên không và trên biển.
Hệ thống sẽ đảm nhiệm toàn bộ các nhiệm vụ như cảnh báo sớm, điều hành các lực lượng, các hoạt động từ trinh sát đến liên kết phối hợp, hậu cần kỹ thuật, cứu hộ cứu nạn của các đơn vị thuộc hai quân chủng, 3 lực lượng trong thời gian thực đến từng đơn vị chiến đấu. Khả năng này cho phép các lực lượng vũ trang Việt Nam, có cơ sở vật chất nhỏ, vũ khí trang bị nhỏ hơn, vẫn có thể bảo vệ vùng trời, vùng nước chủ quyền hiệu quả .
Vũ khí trang bị và phương tiện
Từ kinh nghiệm tác chiến của Mỹ, có thể thấy được lợi thế khi đưa vào khai thác sử dụng các tổ hợp khí tài trang thiết bị, được phát triển bởi các công ty Mỹ như Lockheed Martin, có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra tương tự như hệ thống trung tâm cơ sở dữ liệu chiến thuật Không quân, Không quân Hải quân, Lính thủy đánh bộ Mỹ.
Một trong những bộ khí tài đáp ứng tiêu chuẩn của một radar tầm xa như AN/TPS – 59, có tầm xa hoạt động như AN/TPS – 22 (740 km), radar tầm trung AN/TPS – 77 (470 km) của Lockheed Martin.
Ngoài các bộ khí tài trinh sát tầm xa – trung, hệ thống truyền thông cơ sở dữ liệu chiến thuật, cần có một hệ thống các bộ khí tài khác nhau như khí tài truyền thông và chuyển tiếp cơ sở dữ liệu, hệ thống máy tính chuyển đổi định dạng dữ liệu giữa hệ thống radar theo chuẩn NATO và hê thống các radars các nước Nga, Ukraine, Cộng hòa Séc có cơ sở định dạng dữ liệu khác. Song song cùng với Hệ thống máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu và điều hành tác chiến là hệ thống truyền thông, chuyển tiếp dữ liệu bằng mạng lưới hữu thuyến (lưới cáp quang) và hệ thống truyển tiếp dữ liệu vô tuyến.
Để tăng cường năng lực của Trung tâm trên đảo Sơn Trà, có thể được bố trí tổ hợp radar quan sát cảnh giới biển tầm xa, hình thành Trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu tác chiến Không – Biển.
Hiện thực hóa giải pháp này, Trung tâm cơ sở dữ liệu tác chiến Không - Biển, phối hợp với lực lượng Hải quân trong cảng Cam Ranh, các trung đoàn Không quân chiến thuật cận kề sẽ là lá chắn vững chắc bảo vệ vùng biển vùng trời, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo tài liệu “Không quân Hải quân Mỹ ở Việt Nam 1962 – 1970, tác giả là McCutcheon, Tướng 3 sao Keith B., Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ, Viện kỷ yếu Hải quân Mỹ, tập 97
Viettimes.vn
Sau cơn sốt Obama, điều gì sẽ đến cho Việt Nam?
TT Obama nháy mắt khi ông đến buổi họp báo với CTN Trần Đại Quang Trung tâm Hội Nghị Quốc Tế hôm 23/5/2016. Ảnh: AP |
Cơn sốt Obama rồi sẽ xẹp xuống cho dù hiện tại, sau một tuần, vẫn còn nóng bỏng. Hàng ngàn, nếu không muốn nói là hàng trăm ngàn người Việt Nam đã khen ngợi, đã phân tích cặn kẽ về mọi khía cạnh, từ chữ đến nghĩa qua từng cử chỉ của ông Obama ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể nói là không bỏ sót bất cứ chi tiết nào khi công chúng nhìn thấy ông! Điều đó nói lên tình cảm nồng nhiệt người Việt Nam dành cho Hoa Kỳ qua ông, cho dù nghi lễ đón tiếp ông khá đơn giản so với lần ông Tập Cận Bình đến Việt Nam năm 2015. Trái với nghi lễ “hoành tráng” nhà nước tổ chức chào đón họ Tập là sự ghẻ lạnh của người dân mà dư luận cho là công khai “rước giặc vô nhà”!
Lòng dân bày tỏ chính kiến một ngã, còn đảng cộng sản lại chọn ngã đối nghịch. Việc nầy không mới và đảng cộng sản cũng thừa biết từ lâu, nhưng đây là dịp cả thế giới được chứng kiến. Sự chứng kiến nầy là cơ hội người Việt Nam yêu nước tìm thêm được hậu thuẫn để hỗ trợ trong công cuộc tìm Tự do Dân chủ cho đất nước.
Yếu tố Nhân quyền được Hoa Kỳ rêu rao là ưu tiên hàng đầu trong mọi đàm phán và cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đã cố gắng tối đa với mong muốn tạo thêm ít nhiều ảnh hưởng trong chuyến thăm của vị Tổng thống đương nhiệm thứ ba của Hoa Kỳ đến Việt Nam nhưng tất cả hình như đã bị gạt qua một bên! Việc làm ngơ những đòi hỏi của người Việt chống cộng là có thể hiểu được nhưng làm ngơ với những giá trị Mỹ đã rêu rao cho thấy chính Hoa Kỳ cần đến Việt Nam vì chiến lược đối đầu Tàu cộng. Cần Việt Nam vì bờ biển Việt Nam nằm ngay trung tâm ‘bão cuồng vọng’ của Tàu cộng!
Với hành động nầy không chỉ riêng Tàu cộng biết quyết tâm “xoay trục qua biển Đông” của Hoa Kỳ và cũng là đòn cân não để cộng sản Việt Nam đo lường mức độ “cam kết làm đồng minh mới”, vốn là cựu thù, sẽ như thế nào và vững chắc đến đâu!
Ngày trước Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa để đổi lấy lợi ích kinh tế, chính trị với một đất nước có hơn 1 tỉ người làm 58 ngàn chiến sĩ Mỹ đã hy sinh tại Việt Nam như vô nghĩa! Yếu tố nầy đã được Tổng thống Obama nhắc đến như là một ‘nuối tiếc lịch sử’ trong diễn từ tại Hội trường Ba Đình. Đó cũng là nguyên nhân chính giúp cho Con rồng giãy chết phục hồi được sức khỏe, chỉ qua hơn 3 thập niên, để hiện tại quẫy đuôi làm biển Đông dậy sóng!
Bao nhiêu lợi nhuận Hoa Kỳ hưởng được ngày đó đã rõ ràng tính cách giai đoạn, còn bây giờ, cái giá phải trả không biết sẽ là bao nhiêu và mãi cho đến bao giờ? Và cái giá nầy không chỉ riêng với Hoa Kỳ mà cho cả thế giới! Bằng chứng là Hội nghị G7 vừa có Thông cáo chung lưu ý đặc biệt về tình trạng biển Đông mà bà Hoa Xuân Ánh vừa phản biện “cực kỳ bất mãn” qua kênh ngoại giao!
Phía Mỹ, bắt tay với cộng sản Việt Nam là để khống chế Tàu cộng theo kiểu “dĩ độc trị độc”. Lợi trước mắt là về kinh tế, như hợp đồng trị giá 11 tỉ 3 giữa Vietjet với Boeing, rồi sẽ bán được vũ khí… nhưng về chính trị thì liệu có chia rẽ được anh em cộng sản “núi liền núi, sông liền sông, môi hở răng lạnh”?
Phía Việt Nam, là cơ hội để họ chứng tỏ ‘cũng chống Tàu cộng’, mong che giấu được hành vi “hèn với giăc, ác với dân”. Một thứ bán buôn chữ nghĩa, kiểu “4 tốt, 16 chữ” vàng mã! Nhưng trọng tâm cũng chỉ để đảng được tồn tại, bất chấp sinh mạng đất nước và dân tộc nên đã có được “tôn trọng sự khác biệt về thể chế chính trị” trong Thông cáo chung Mỹ – Việt, dịp ông Nguyễn Phú Trọng đặt chân đến Nhà Trắng với tư cách Tổng Bí thư đảng cộng sản.
Nhưng chắc chắn không chỉ như thế mà còn thêm nhiều mật ước khác nữa! Phải chăng mật ước đầu tiên được Tổng thống Obama tuyên bố ngay khi gặp Chủ tịch nước Việt Nam là bãi bỏ lệnh cấm vận về vũ khí sát thương vô điều kiện?
Việt cộng là bậc thầy về lật lọng, đang bắt tay với Hoa Kỳ, cũng là bậc thầy về thất hứa, cho nên hệ lụy của canh bạc nầy nhất thời rất khó có thể tiên đoán hết được hậu quả. Điều bất hạnh là dân tộc Việt Nam thêm một lần rơi vào trung tâm vòng xoáy nghiệt ngã của các cường quốc đầy dã tâm!
Trong khi đó Tàu cộng vẫn tiếp tục công khai tiến chiếm Việt Nam trên khắp các mặt trận, dù là mặt trận chưa có tiếng súng, nhưng sờ sờ trước mắt và nguy hiểm vô cùng. Trên đất liền thì ếm quân rải rác khắp nơi dưới danh nghĩa các dự án kinh tế trọng điểm, chứa cả chục ngàn công nhân tự trị gốc Tàu! Cửu Long thì cạn dòng, đất khô nứt nẻ. Cao nguyên thì họa boxit chực chờ. Biển thì bị đầu độc nghiêm trọng mà chiều dài cả nước Việt Nam ngắn hơn chiều dài bờ biển nên ngư dân điêu đứng và hệ lụy về sức khỏe của toàn dân thì không thể đo lường! Trong lúc ngoài khơi thì các căn cứ quân sự được thành lập trên các đảo Tàu cộng cướp được…
Vì thế có thể khẳng định là Tàu cộng đang khống chế Việt Nam về mọi mặt nên không thể để Việt Nam thực sự bắt tay với Mỹ, vì như thế thì toàn bộ kế hoạch thống trị biển Đông sẽ bị sụp đổ. Cho nên cuộc chiến mới giữa Cộng sản và Tự do vẫn là trận tuyến cũ, nhưng thay vì Việt Nam Cộng Hòa, bây giờ là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!
Với một thực tế như vậy người yêu nước, đặc biệt là hàng trăm ngàn đảng viên đã thức tỉnh nhưng thầm lặng, cần dứt khoát hô hào tuyên bố từ bỏ đảng để hợp nhất cùng toàn dân cứu nước, trước khi quá muộn. Nếu trước kia gia nhập đảng vì yêu nước thì cùng nhau hành động từ bỏ đảng vào lúc nầy mới xác nhận được điều đó!
Nhưng chống cộng mà chỉ đặt trọng tâm nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ, thì bản chất sự việc chưa thoát khỏi được vòng nô lệ. Vì không có bất cứ ai đem xương máu, tiền của để giúp không công một nước khác! Mọi trợ giúp dĩ nhiên đều nhân danh sự tốt lành nhưng thực chất nạn nhân phải trả một giá đắt đến không thể nào ngờ. Như Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, như thân phận Việt Nam hiện tại bị trói buộc làm nô lệ Tàu cộng đến độ như không còn lối thoát trong lúc lại nợ nần Tư bản chồng chất!
Cộng sản tự ca ngợi chiến thắng nhưng đã biến một dân tộc có truyền thống chống ngoại xâm oai hùng bỗng trở nên yếu hèn nhu nhược! Cộng sản tự ca ngợi chiến thắng nhưng đã đưa dân tộc đến chia rẽ và phân ly mà chưa biết bao giờ mới có thể hàn gắn được!
Chiến thắng mà như thế chỉ đưa đất nước và dân tộc đến vong nô.
Do đó cần đứng vững trên đôi chân của chính mình để chiến đấu. Độc lập Tự chủ phải áp dụng ngay từ khởi điểm. Có chính nghĩa thì tự nó sẽ thu phục được nhân tâm. Khi lương tâm nhân loại đứng về phía mình thì nhất định sẽ thành công!
Tán thành việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam không phải là chấp nhận hành vi bán nước cầu vinh của đảng cộng sản mà vì cần cộng tác với Hoa Kỳ để phá vỡ thế gọng kềm của Tàu cộng! Không thể trách Hoa Kỳ thất hứa về nhân quyền vì Hoa Kỳ có quyền lợi riêng của họ. Nhưng quyền lợi riêng của họ cũng chính là mục đích của người Việt Nam chống cộng. Vì khi Tàu cộng thất bại tại biển Đông thì Đế quốc Tàu cộng sẽ tan vỡ, như đế quốc Liên Xô ngày trước. Đó là thời điểm Tự do của Việt Nam.
Trước mắt là nắm lấy cơ hội bang giao có điều kiện về nhân quyền, như điều lệ trong TPP chẳng hạn, để kiện toàn các tổ chức chống cộng. Khi thế và lực chống cộng đủ mạnh chính là lúc Hoa Kỳ sẽ bội tín với chế độ đương quyền để công khai hoàn tất tiến trình Dân chủ Tự do cho Việt Nam.
Vững tin vào bước đi tất yếu của lịch sử thì sự đàn áp đang phải chịu đựng chỉ là nhất thời!
Kông Kông
Quan hệ Việt - Mỹ: lật ngửa lá bài?
Sau khi lật ngửa lá bài “Việt Nam” trong thế cờ South China Sea (biển Đông), Hoa Kỳ sẽ tiến hành kế hoạch gì tiếp theo? Hãy thử dự báo.
1. Mặt trận "chưa tiếng súng"
Lật ngửa lá bài Việt Nam (một lá bài then chốt) chính là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng dưới thời Barack Obama.
Nhiệm vụ và cả trách nhiệm của Obama đã hoàn thành một cách mỹ mãn.
Tiếp đến nhiệm kỳ của tổng thống mới dù Dân Chủ hay Cộng Hòa ngồi vào Nhà Trắng thì tổng thể chính sách đối ngoại và nhất là quân sự của Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương sẽ không có gì khác biệt trong toàn bộ kế hoạch lớn cho 20-30 năm tới.
Với lá bài Việt Nam nước đi tiếp theo có thể dự đoán là Hà Nội và Washington trong năm 2017 sẽ tiến tới hợp tác mạnh hơn về hải quân và tất nhiên mục đích của cả hai phía không nằm ngoài “Cam Ranh”.
Cam Ranh sẽ bổ sung vào thế kẹp Đông (các căn cứ ở Subic, Philippines) – Tây (Cam Ranh) mà Hải quân Hoa Kỳ đã và đang muốn bố trí. Vấn đề chỉ còn là thời điểm thực hiện (chứ không còn là có hay không nữa).
Thế kẹp Đông-Tây này sẽ là đối trọng không hề nhỏ đối với các “căn cứ” hải / không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Paracel Islands (Hoàng Sa) và Spratly Islands (Trường Sa).
Vòng vây hải quân Hoa Kỳ ở bờ Tây Thái Bình Dương xem như hoàn tất từ phía bắc (Hàn Quốc, Nhật Bản) xuống Đài Loan (thông qua các gói vũ khí đã cung cấp) sang Philippines, chốt ở điểm nối cuối Singapore, và điểm cuối quan trọng chính là Cam Ranh được dự báo sẽ hoàn tất sớm trong vòng cung vây hãm này.
Với thế đang bị bủa vây Bắc Kinh cần phải đẩy nhanh kế hoạch cửa ngõ sinh tử của họ ở South China Sea nên sẽ không nhượng bộ trước bất kỳ áp lực, hay răn đe nào. Kế hoạch quân sự hóa và kiểm soát vùng nhận diện phòng không ở South China Sea sẽ được tiến hành sớm hơn.
Hoa Kỳ sẽ vì thế trực tiếp tham gia vào mặt trận ngoại giao và thực thi nhiệm vụ sen đầm quốc tế thông qua việc tiếp tục duy trì và gia tăng các đợt tuần dương, không thám trong khu vực South China Sea. Và đây là điểm “đối đầu” yếu trước mưu đồ của Trung Quốc. Vì nó không có tác dụng răn đe để cản bước Trung Quốc và với hiện trạng đã được thay đổi, các căn cứ không / hải quân của Trung Quốc đã tồn tại mà không thể “dẹp bỏ” được.
Để ngăn cản việc biến khu vực South China Sea thành căn cứ hải / không quân của Bắc Kinh trong tình hình như nói trên thì các bên liên quan sẽ cần làm gì? Không có nhiều chọn lựa kiểu đối đầu trực tiếp. Đối đầu hay xung đột trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở South China Sea (cho dù Hoa Kỳ ở thế và lực trên Trung Quốc rất nhiều lần) là thất sách cho cả hai nên họ sẽ né tránh.
Dự báo ngoài nước cờ “Cam Ranh” sẽ là cuộc chạy đua “quân sự hóa” khu vực đang kiểm soát của các bên liên quan trực tiếp ở South China Sea. Tức những quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc ở South China Sea sẽ được hổ trợ (ngầm hoặc công khai) từ Hoa Kỳ và các đồng minh để mở rộng đảo, bãi đá ngầm như Việt Nam đã và đang triển khai ở ít nhất 7 đảo. Philippines, và cả Đài Loan, Malaysia sẽ tham gia vào cuộc đua “xây đảo” này. Đó là lý do tại sao trong vài tuần qua truyền thông Hoa Kỳ và quốc tế đã và đang đề cập đến các công trường xây dựng, mở rộng đảo của Việt Nam ở Spratly Islands (Trường Sa) mặc dù việc này đã được diễn ra song song với các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này nhưng không được đề cập nhiều.
Thời gian tới, có thể sẽ được thấy các sân bay hiện hữu ở South China Sea sẽ được nâng cấp, sân bay mới sẽ được xây dựng, các đảo nhân tạo sẽ được xuất hiện từ các bãi đá ngầm... với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn bởi các quốc gia trong khu vực tranh chấp này để tạo thế cân bằng ít nhiều với sự kiểm soát Trung Quốc.
Hiện trạng đã bị thay đổi, tất cả sẽ cùng tham gia vào các bước đi để bắt kịp với sự thay đổi đó. Đây là những dự báo có thể “đọc” được trong các bước đi của các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp tại điểm tranh chấp – South China Sea.
2. Mặt trận ngoại giao
Trên mặt trận ngoại giao và luật quốc tế có thể thấy phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế cho đơn kiện của Philippines sẽ bị Bắc Kinh bác bỏ hoàn toàn. Bước tiếp theo có thể dự đoán rằng các bên có liên quan được cho là có lợi ích ở khu vực này (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật) sẽ đưa “điểm nóng South China Sea” ra Hội đồng Bảo an LHQ để thảo luận và tìm kiếm cho được một nghị quyết.
Các tuyên bố của Hoa Kỳ, Anh Quốc với tư cách thành viên thường trực đang cho thấy họ đã chuẩn bị bước đi này. Chưa thấy tuyên bố trực tiếp để ủng hộ việc này từ Pháp nhưng có thể dự báo thông qua các tuyên bố của EU về South China Sea để thấy khả năng ủng hộ của Pháp.
Nhật Bản với tư cách thành viên không thường trực cho nhiệm kỳ 2016-2017 cho thấy họ ủng hộ kế hoạch này.
Riêng hai quốc gia thành viên thường trực khác là Nga và Trung Quốc sẽ phản đối và ra sức ngăn cản việc đưa vấn để này lên Hội đồng Bảo an.
Hãy chờ xem các diễn biến trên hai “mặt trận” sẽ được triển khai thế nào trong thời gian tới.
Bao Thien
Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã
Phạm Chí Dũng
Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.
Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”.
Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đề “Lý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”.
Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng.
Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báoVietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”.
Những câu hỏi về Cam Ranh
Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý:
“Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
“Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?
“Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm – tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại – là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”.
Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016.
Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần?
Vừa chơi vừa sợ
Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao.
Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice.
Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu.
Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai.
Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa.
Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”.
Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam.
Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.
P.C.D.
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa K
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/an-so-lon-nhat-trong-chuyen-di-vietnam-cua-obama-duoc-giai-ma/3351510.html
Báo Nhật lo ngại Việt Nam bị kẹt giữa 3 siêu cường Mỹ - Trung - Nga
(GDVN) - Cả Washington và Moscow đều bày tỏ mối quan tâm đặc biệt về khả năng sử dụng vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Hợp tác quân sự Việt - Mỹ là một phần của xu hướng lớn thời ObamaLào sẽ tạo môi trường đối thoại "giữa các nước liên quan" ở Biển ĐôngĐô đốc Harry Harris đi đầu trong cuộc chiến chống bành trướng Biển Đông
Nikkei Asian Review ngày 29/5 bình luận, Việt Nam đang bị kẹt giữa bạn bè cũ và đối tác mới sau khi Tổng thống Barack Obama thừa nhận bi kịch của Chiến tranh Việt Nam và công bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Reuters. |
"Sự cạnh tranh Chiến tranh Lạnh và lo ngại chủ nghĩa cộng sản đã kéo chúng ta vào cuộc xung đột", Nikkei Asian Review dẫn lời ông Obama phát biểu tại Việt Nam. Tờ báo này nhận định: Rất có thể Obama là vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ trực tiếp đề cập đến cuộc chiến ngay khi đang có mặt trên đất Việt Nam.
"Chiến tranh dù với bất cứ lý do gì cũng đều chỉ mang lại đau khổ và bi kịch", ông Obama nói. Tổng thống Mỹ đã nhắc đến chất độc da cam, thể hiện coi trọng tình cảm của người Việt Nam và mong muốn đưa quan hệ hai nước Việt - Mỹ sang một trang mới.
Mỹ quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, nhưng ông Obama cũng lưu ý rằng, quyết định này không liên quan gì đến Trung Quốc, mà là mong muốn hoàn thành nốt chặng cuối cùng của hành trình dài bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Nikkei Asian Review cho rằng, việc Mỹ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam có thể tác động lên mối quan hệ Việt - Nga. Lâu nay Việt Nam chủ yếu mua vũ khí của Nga. Vũ khí Nga có thể lên tới 95% vũ khí trang bị hiện tại của Việt Nam.
"Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì quan hệ quân sự với Việt Nam", Nikkei Asian Review dẫn một nguồn tin từ chính phủ Nga cho biết.
Trong khi đó cả Washington và Moscow đều bày tỏ mối quan tâm đặc biệt về khả năng sử dụng vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Mỹ tìm cách tiếp cận nhiều hơn với căn cứ quan trọng này, đồng thời phản đối máy bay ném bom chiến lược Nga tiếp dầu ở Cam Ranh năm ngoái.
Theo Nikkei Asian Review, bằng việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, Mỹ hy vọng sẽ kiềm chế ảnh hưởng của cả Bắc Kinh lẫn Moscow. Trong khi Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng quan hệ với một số nước Đông Nam Á khác để ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Còn Nga đang coi Việt Nam là bước đệm để củng cố sự hiện diện của mình ở châu Á - Thái Bình Dương. Do đó theo Nikkei Asian Review, vấn đề hiện nay đặt ra cho Việt Nam chính là làm sao cân bằng được ảnh hưởng đối với 3 siêu cường này để tránh bị mắc kẹt.
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét