Tác giả: Jack Phillips | Dịch giả: Kim Xuân
Chế độ Bắc Kinh và đội quân “viết thuê” của nó đã làm tràn ngập các mạng xã hội với khoảng 488 triệu bài viết không có thật.
Chế độ Trung Cộng đã làm tràn ngập các mạng truyền thông xã hội với những bình luận của “những người viết thuê” được trả tiền, nhằm gây ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng về chế độ, theo một nghiên cứu được BBC trích dẫn.
Theo nguồn được trích dẫn, nghiên cứu này, do các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard tiến hành, cho thấy chính phủ và đội quân viết thuê của nó viết khoảng 488 triệu bài không thật mỗi năm.
Phần lớn các bài viết không thật đang tràn ngập trên Internet được thiết kế để trông giống như chúng được những người bình thường viết ra, theo nghiên cứu do Gary King, ở Ban nghiên cứu chính phủ thuộc Harvard tiến hành.
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các tài liệu và danh sách “bị rò rỉ” vào năm 2014, trong đó bao gồm tên và bí danh của những người được chính quyền Trung Quốc tuyển mộ để viết các bài có lợi cho nhà nước.
Theo nghiên cứu này, nói chung, “những tay viết thuê” của chế độ không cố gắng bác bỏ hoặc đối đầu với những ý kiến bình luận phê phán, không bảo vệ một cách lộ liễu chính phủ, các nhà lãnh đạo, các chính sách nhà nước, bất kể những bình luận ấy cay độc như thế nào; các tay viết thuê có vẻ hoàn toàn tránh các chủ đề gây tranh cãi, theo tài liệu của các nhà nghiên cứu ở Harvard cho biết.
Theo nghiên cứu này, họ để cho một cuộc tranh cãi tự chìm mất hoặc thay đổi sang chủ đề đang hoạt động hiệu quả hơn, hơn là đưa ra một lý lẽ để người đối thoại sẽ lại đưa ra một phản đối mới. Vì vậy, những người viết thuê của Đảng Cộng sản thường tung ra những bình luận về thành quả của nhà nước hay lịch sử của nó. Những bài viết thường được đưa ra vào thời điểm cao trào hoặc khi đang thảo luận về những mối quan tâm lớn, nhằm tối đa hóa “hiệu quả”.
Bắc Kinh được biết đến với thực tế sử dụng hàng chục ngàn nhân viên kiểm duyệt để theo dõi các bài viết trên Internet, và loại bỏ những bài được cho là công kích nhà nước. Và hàng ngàn người Trung Quốc khác được trả tiền để đưa lên các trang website xã hội những bình luận tích cực về chính phủ. Những kẻ viết thuê được gọi là “binh lính trong đội quân 50 xu”, theo số tiền họ nhận được khi đăng các thông điệp ủng hộ chính phủ.
Bên cạnh việc làm tràn ngập các mạng xã hội với những ý kiến ủng hộ chế độ ở Bắc Kinh, nhà cầm quyền còn nỗ lực xóa bỏ các bài viết có nội dung được coi là “quá nhạy cảm” đến được tới người dân Trung Quốc, BBC nêu rõ.
Trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh nổi tiếng về sự kiên quyết ngăn chặn người dân tiếp cận thông tin về tham nhũng của các quan chức cấp cao và về tội ác của chế độ, Nhà nước Trung Quốc đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ để xây dựng cái gọi là “Tường lửa Lớn” (Great Firewall), một hệ thống phức tạp để kiểm duyệt Internet, vì vậy khi gõ để tìm kiếm theo các chủ đề như vụ thảm sát ở Thiên An Môn – vụ nhà nước đã dùng xe tăng để đàn áp sinh viên – hay phong trào tinh thần Pháp Luân Công bị chế độ cộng sản bức hại, thì không tìm thấy bất kỳ kết quả nào, hoặc tệ hơn, nó khiến những người truy cập có nguy cơ bị bắt giữ.
Hơn thế nữa, các trang web trực tuyến của một số tổ chức, hãng thông tấn đã đăng những bài được xem là nguy hiểm cho chế độ, đã bị chặn trong suốt những năm qua. Cụ thể như,Guardian, New York Times, Bloomberg News, … đã bị chặn ở Trung Quốc, sau khi họ công bố một loạt các tiết lộ về của cải khổng lồ của các thành viên gia đình của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ngoài ra, các trang web bằng tiếng Trung Quốc của Thomson Reuters và Wall Street Journal đã bị chặn một thời gian ngắn trong tháng 11.
Dẫn đầu trong các ấn phẩm bị chế độ cấm ở Trung Quốc là Epoch Times, tờ báo này đã viết đầu tiên về mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, về sự lây lan của dịch SARS, về sữa có chứa melamine đã khiến hàng chục ngàn trẻ sơ sinh phải nhập viện…Nhiều phóng viên Epoch Times đã bị bắt giữ trong năm 2000 tại Trung Quốc, và các trang web của tờ báo này đang bị tường lửa của Trung Quốc chặn lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét