Phạm Viết Đào.
Thăm Việt Nam lần này, 3 lần TT Obama viện dẫn ông Trời, đạo Trời Đất:
- Lần thứ nhất: răn đe, trấn yểm tham vọng bành trướng của Trung Quốc:
Đất nước nam vua nam ở; Rõ ràng định phận tại sách trời...;
- Lần thứ 2: Khuyến cáo các nhà lãnh đạo Việt Nam: Tạo hóa tạo cho họ quyền bất khả xâm phạm đó là quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc;
-Lần thứ 3: Thăm Đền Ngọc Hoàng để khẳng định triết, tín hiếu thuận với trời đất: Thuận với trời thị thịnh, nghịch với trời thì suy...
Đây là triết, tín của về đạo Trời đất thuần Việt và thuần Hoa; Nó không phải là giá trị Mỹ do ông Obama " xách tay" sang...
Qua đây cho thấy: Lãnh đạo Mỹ hiểu sâu văn hóa Việt hơn lãnh đạo Việt ?!
Thăm Việt Nam lần này, 3 lần TT Obama viện dẫn ông Trời, đạo Trời Đất:
- Lần thứ nhất: răn đe, trấn yểm tham vọng bành trướng của Trung Quốc:
Đất nước nam vua nam ở; Rõ ràng định phận tại sách trời...;
- Lần thứ 2: Khuyến cáo các nhà lãnh đạo Việt Nam: Tạo hóa tạo cho họ quyền bất khả xâm phạm đó là quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc;
-Lần thứ 3: Thăm Đền Ngọc Hoàng để khẳng định triết, tín hiếu thuận với trời đất: Thuận với trời thị thịnh, nghịch với trời thì suy...
Đây là triết, tín của về đạo Trời đất thuần Việt và thuần Hoa; Nó không phải là giá trị Mỹ do ông Obama " xách tay" sang...
Qua đây cho thấy: Lãnh đạo Mỹ hiểu sâu văn hóa Việt hơn lãnh đạo Việt ?!
Chuyến
thăm Việt Nam của TT Hoa Kỳ Barack Obama từ tối ngày 22 tới chiều 25/5/2015 đã
bộc lộ ró nét những phẩm chất chính trị tiêu biểu của các quan chức đứng đầu 2
hệ điều hành quản trị đối lập nhau về bản chất và kết cầu: Hoa Kỳ quốc được vận
hành theo hệ điều hành dân chủ, dân quyền; Việt Nam được vận hành bởi hệ điều
hành độc tôn-đảng trị…
Về
phương diện con người, trong những ngày ông Obama xuất hiện tại Việt Nam, thể
hiện là một người Mỹ hồn nhiên, thông thái, nhạy bén, nhạy cảm nhưng chân
thành, cởi mở…
Sản
phẩm của một môi trường đào luyện chất lượng cao về văn hóa….
Nếu
ông Obama về mặt ứng xử luôn tỏ ra khiêm cung, hồn nhiên, xởi lởi, chân thành; Ngược
lại quan chức Việt đứng ra đón tiếp ông phần lớn đều tỏ thái độ giữ kẽ, méo mó,
gượng gạo thậm chí nhạt nhẽo như khi bộc lộ cảm xúc…
Mặc dù Mỹ là quốc gia nổi tiếng là thực
dụng, thực chứng; nước Mỹ là cường quốc đang lãnh đạo và chi phối thế giới, thế
nhưng khi đến Việt Nam, ông Obama 3 lần nhắc, viễn dẫn đến ông trời, khiêm cung
với trời, đất:
-Ông trích câu của Lý
Thường Kiệt: Sông núi nước Nam vua nam ở;
Rành rành định phận tại sách trời;
-Ông trích Tuyên ngôn
độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trong dịp 2/9/1945 được trích từ Tuyên ngôn
đọc lập của Mỹ: “mọi
người sinh ra bình đẳng; Tạo hóa cho họ các quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống,
quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…”
- Ông thăm Đền Ngọc
Hoàng ở TPHCM và ở đây ông từ chối sự giúp đỡ của Ngọc Hoàng để đẻ con trai…
Qua điều này cho thấy TT
Mỹ thấy Trời là linh thiêng nhưng không phải là đấng vạn năng: Có trời mà cũng
có ta…
Khác với quan chức Việt Nam : bề ngoài,
chỗ công khai thì không coi trời là gì cả nhưng lại lén lút đi cúng trời đều
cầu cúng các lợi ích vật chất, và quyền lực chính trị…
Họ không bao giờ công
khai đề cao ông Trời trong các phát biểu chính thức; thường họ chỉ đề cao Đảng,
chũ nghĩa Mác Lênin; các nghị quyết, văn kiện của tổ chức Đảng…
Nhắc tới câu thơ của Lý
Thường Kiệt và thăm Đền Ngọc Hoàng là Obama muốn nhắc nhở, trấn yểm các nhà
lãnh đạo Trung Quốc: phải biết “ vâng
mệnh trời’, thuận với trời thị thịnh, nghịch với trời thì suy… Đấy là một thứ
tín ngưỡng không phải chỉ của dân gian mà của chính giới Trung Hoa cổ đại đã
đúc kết…
Giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam không bao giờ giám ho he tuyên bố
với các đầu lĩnh Bắc Kinh mà thường chỉ nhắc tới 14 chữ vàng, 4 tốt, mà không
dám mở miệng ra cái câu Lý Thường Kiệt tuyên bố cách đây gần ngàn năm…
Điều này chứng tỏ ông
Obama khá am tường tín ngưỡng phương đông…
-Vấn đề trời còn được ông Obama nhắc lại
trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ được ông Hồ Chí Minh viễn dẫn vào Tuyên ngôn
độc lập của Việt Nam :
quyền tự do bình đẳng là quyền tạo hóa
ban tặng chứ không do đặc ân của một thế chế chính trị nào…
Đã là thứ tạo hóa ban tặng thì người Việt
Nam hay người Mỹ đều phải có những điểm chung chứ không thể khác biệt bởi lịch
sử hay hệ điều hành quản trị; Hệ điều hành quản trị nào kẹt cứng, không tạo cho
những quyền do tạo hóa sinh ra này thì thể chế chính trị đó, hệ điều hành quản
trị đó phải bị “ thanh lý”…
2/
Khác biệt 2: về văn hóa ứng xử
Khi nói về quan hệ 2 nước, ông Obama không
đưa những giá trị, thành tựu văn hóa cao siêu mà viện dẫn những giá trị văn hóa
của ngay Việt Nam
mà nhiều người biết đề dễ được đồng cảm…
Các nhà lãnh đạo Việt Nam thường chỉ biết
tới những gì đã viết ra trong văn kiện Đảng, những gì Mác Leenin viết ra, họ có
nhắc thì nhắc tới Hồ Chí Minh, có biết ít nhiều thơ Tố Hữu chứ không đời nào họ
viễn dẫn Văn Cao, Trịnh Công Sơn…
Mặc dù là người Mỹ nhưng
các Tổng thống Mỹ tỏ ra uyên thâm văn hóa Việt, trích dẫn Nguyễn Du câu nào ra
câu đấy rất chi là đích đáng.
Còn quan chức Việt Nam cũng lấy
Kiều lại lòi cái dốt, cái kém, cải tiểu khí, tiểu nhân… của mình ra tỷ như
trích các câu: “ Nghĩ mình phận mỏng cánh
chuồn: Khuôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng; Có tài mà cậy chi tài; Chữ
Tài liên với chữ Tai một vần”…
Mình tài hèn, sức mọn thế
này không biết rồi làm cái chức nọ chức kia có ra cái gì không ?
Để nói về quan hệ Việt-Mỹ, ông Obama viễn
dẫn những câu giản dị của Văn Cao, Trịnh Công Sơn mà nhiều người thuộc: Từ đây người biết quê người; Từ đây
người biết yêu người; Nối vòng tay lớn…
Để khẳng định thiện chí muốn thiết lập quan hệ bè bạn
lâu dài với Việt Nam ,
ông Obama viễn dẫn 2 câu Kiều:
Rằng: trăm năm kể từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi…
TT Mỹ đã mượn Nguyễn Du để cởi lòng, thiện chí đến mức
đó kể cũng sâu sắc và tinh tế; Về cái chút “ của tin” đó là hàng loạt dự án
hàng tỷ USD sẽ được đầu tư vào Việt Nam và cam kết sẽ trở thành nhà đầu tư số 1
tại Việt Nam; Rằng các công ty Hoa Kỳ sẽ bán chịu cho Việt Nam 100 máy bay
Boeing và thiết bị trị giá 16 tỷ USD; Dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài suốt 50
năm qua; giúp Việt Nam gia nhập TPP…
Đó là những việc làm thiết thực, thiện chí đến thế là
cùng; Còn phía Việt Nam
thì sao ?
Nhiều người không khỏi sững sờ về ứng xử của ông Chủ
tịch Trần Đại Quang trong cuộc họp báo tổ chức chiều 23/5/2016…
Xem clip:
Ông Trần Đại Quang không bắt tay ông Obama khi kết thúc họp báo chiều 23/5...
Sau những tuyên bố chính thức của 2 bên là phần trả lời câu hỏi của các nhà báo; Tổng thống Obama trả lời đĩnh đạc rõ ràng, cởi mở; còn ông Trần Đại Quang thì tỏ ra căng thẳng, biến bảo, bảo thủ khi giải thích về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam…Điều này bộc lộ qua vẻ mặt, ánh mắt của ông khi lắng nghe các câu hỏi của các nhà báo…
Ông Trần Đại Quang không bắt tay ông Obama khi kết thúc họp báo chiều 23/5...
Sau những tuyên bố chính thức của 2 bên là phần trả lời câu hỏi của các nhà báo; Tổng thống Obama trả lời đĩnh đạc rõ ràng, cởi mở; còn ông Trần Đại Quang thì tỏ ra căng thẳng, biến bảo, bảo thủ khi giải thích về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam…Điều này bộc lộ qua vẻ mặt, ánh mắt của ông khi lắng nghe các câu hỏi của các nhà báo…
Điều bất ngờ nhất, kết thúc cuộc họp báo, TT Obama
nhanh nhẹn bước ra khoảng trống chờ cái bắt tay của chủ nhà Trần Đại Quang để
tỏ rõ 2 thiện chí của 2 bên…Nhưng không, ông Obama bước ra bị hẫng, ông Trần
Đại Quang vẫn tại vị trên bục của mình, với tư cách là chủ nhà không ra hưởng
ứng cái bắt tay đáp lễ tấm lòng thiện chí của ông Obama…
Phải chăng đây là thái độ giữ khoảng cách, luôn đề cao
cảnh giác của một người trưởng thành từ ngành công an ?
Hành động ngăn chặn quyết liệt các nhà hoạt
động dân sự khách mời của TT Obama vào ngày hôm sau 24/5, chỉ cho 6/15 người
được gặp TT Obama chỉ có thể giải thích: các nhà lãnh đạo Việt Nam lo ngại TT
Hoa Kỳ muốn bắt tay với xã hội dân sự để lật đổ sự lãnh đạo của Đảng CS Việt
Nam…
Mặc dù TT Obama đã tuyên bố:” Tôi đã nhấn mạnh rất rõ rằng Hoa Kỳ
không tìm kiếm việc áp đặt thể chế chính phủ kiểu của mình lên
Việt Nam hay lên bất cứ quốc gia nào khác. không hề có định áp đặt
chế độ chính trị cho nước khác…”
Khi nói về quan hệ
Việt-Mỹ; ông Obama tinh tế:”Có rất
nhiều người Mỹ gốc Việt mà nguồn gốc gia đình họ chính là sợi dây
kết nối chúng ta, đồng thời họ cũng là nhắc nhở chúng ta về một
loạt các vấn đề…”
Việc ông Obama nhắc câu:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây… là ông muốn nói tới vị thế của Việt Nam khiến nho
nhiều quốc gia phải vị nể, Trung Quốc phải e ngại: Đó là thành quả khai hoa kết
trái từ cây đại thụ sâu rễ, bền gốc đó là sức sống quật cường của dân tộc Việt
Nam trụ lại hàng ngàn năm nay…
Thế giới, Hoa Kỳ, ông
Obama kính nể Việt Nam, đến với Việt Nam là do bởi kính trọng cái cây đại thụ
đó-Sức sống quật cường của dân tộc Việt…Những thành quả của quan hệ Việt-Mỹ
người được hưởng lợi nhiều nhất, nhãn tiền là quan chức Đảng, là các nhóm lợi
ích được đảng lãnh đạo, chi phối, cấp phép hoạt động…
Hành động đi ăn bún chả
bình dân, la cà ở quán cóc ở Mỹ Đình, tiếp xúc sinh viên là cử chỉ cho thấy TT
Obama rất kính trọng dân tộc Việt Nam; muốn bắt tay chơi với nhân dân Việt Nam…
Obama trú mưa ở Mỹ Đình
Chỉ một số người không tin
vào tấm lòng và thiện chí của Obama, giữ khoảng cách với Obama đó là quan chức
cao cấp; Họ lo Obama sang tổ chức lật đổ”ngai vàng” của họ…
Việc ông Obama đến thăm
ngôi nhà sàn của ông Hồ Chí Minh mà không thăm công
trình ướp xác hiện đại bậc nhất thế giới; hàng năm số liệu công bố của Bộ tài
chính tiêu tốn ngót nghét 1 tỷ USD để duy tu, bão dưỡng và vận hành bộ máy…
Ông Obama nhắc giới lãnh đạo Việt Nam nên kế thừa
những đức tính giản dị, lão thực của ông Hồ Chí Minh; học tập đạo đức của ông
Hồ thì đứng chung chung cao siêu; đừng xây nhà, mua nhà quá nhu cầu sử dụng,
đừng tàn phá thiên nhiên…
Trên đường về Mỹ, TT Obama được an ủi phần
nào là do ứng xử của nhân dân 2 thành phố Hà Nội và Sài Gòn thay mặt cho nhân
dân cả nước bày tỏ tự giác, không do nhà nước tổ chức…Có lẽ ông Obama chưa được
nhân dân nước nào đón tiếp đầy tình cảm như những ngày qua tại Việt Nam...
P.V.Đ.
GS Dương Ngọc Dũng và sư trụ trì Thích Minh Thông bên cạnh TT Obama tại chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Hải An.
Giáo sư Dương Ngọc Dũng giải thích cho TT Obama về ý nghĩa của việc thắp ba cây nhang. Ảnh: Hải An.
Điều chưa biết về chuyến thăm chùa Ngọc Hoàng của Tổng thống Obama
Giáo sư tôn giáo học Dương Ngọc Dũng chia sẻ về hành trình thăm chùa Ngọc Hoàng của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
- Theo ông, tại sao chùa Ngọc Hoàng lại được chọn để trở thành điểm đến của Tổng thống Mỹ?
Tôi đánh giá sự chọn lựa đó là hoàn toàn đúng đắn. Điều thứ nhất, chùa Ngọc Hoàng nhỏ, việc bảo vệ tổng thống khá dễ dàng. Nếu chọn ngôi chùa quá to như Vĩnh Nghiêm thì lực lượng đặc vụ không đủ để để bao phủ toàn bộ từ bên trong bên ngoài. Ở chùa Ngọc Hoàng thì rất gọn, tổng thống đứng ở giữa, xung quanh là đặc vụ, hai bên là nhà báo quốc tế và Việt Nam. Trước mặt là bàn thờ, không ai có thể ẩn nấp ở những chỗ như vậy.
Tôi và đặc vụ Mỹ đã làm việc suốt ba tuần trước chuyến viếng thăm của tổng thống Obama. Họ vào kiểm tra kỹ đến tận thùng rác. Thấy thùng cao, họ bỏ luôn vì sợ có người nấp được bên trong. Thùng phước sương, thùng công đức cũng được mở ra xem. Họ làm việc rất kỹ. Việc đó cho thấy sự lựa chọn ngôi chùa là đúng. Vì ngôi chùa rất bé, bảo vệ dễ hơn. Chùa không có chỗ ẩn nấp.
Điểm thứ hai, xung quanh chùa chỉ có mấy hộ dân, việc nhờ người ta di dời tạm thời buổi chiều, đóng cửa lại rất dễ. Đường Mai Thị Lựu cũng khá nhỏ, nối Bùi Hữu Nghĩa và Điện Biên Phủ, lực lượng an ninh khoá hai đầu rất đơn giản. Tôi cho rằng, đó là lựa chọn khôn ngoan của phía Mỹ. Sư thầy Thích Minh Thông trụ trì của Ngọc Hoàng cũng là một Việt kiều, có thời gian sống ở Mỹ. Tôi cũng học ở Mỹ về, chừng đó lý do để ráp lại thành một lựa chọn hoàn chỉnh.
Video: Món quà đặc biệt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Tổng thống Obama
- Ông đã phải chuẩn bị những gì trước giờ Tổng thống Obama ghé thăm chùa Ngọc Hoàng?
Trong suốt ba tuần làm việc trước đó, họ đều nói với tôi là: “Giáo sư, ông đừng nên hi vọng quá nhiều về việc này. Mọi thứ có thể thay đổi. Ông không được nói với ai hết trừ vợ ông. Chúng tôi vẫn thường thay đổi vào giờ chót”.
16h Tổng thống Obama ghé chùa thì đến 10h30 họ mới thông báo chắc chắn tôi là người được chọn làm hướng dẫn viên. Ngay lập tức, tôi phải chạy tới họp ngay với an ninh và mật vụ, họp xong lại đến chùa để kiểm tra lần cuối cùng. Họ làm việc nghiêm ngặt từng giờ từng phút một. Đến 14h45, tôi phải có mặt ở chùa Ngọc Hoàng để đón Tống thống.
Thực tế, họ đã bố trí phương án dự phòng. Trong trường hợp tôi không thể thực hiện tốt hoặc có vấn đề về tâm lý, họ sẽ thay thế tôi bằng một chuyên gia Phật học người Mỹ, hiện đang giảng dạy và làm việc tại Đài Loan.
Trợ lý đặc biệt của ông Obama nói với tôi: Dũng, ông là người duy nhất ở đất nước này tiếp cận Tổng thống gần như vậy, trong thời gian lâu như vậy trong khi ông không phải là quan chức gì hết.
- Vậy, người hướng dẫn của Tổng thống Obama đã làm việc như thế nào trong khoảng 10 phút ông ghé thăm chùa?
Theo kế hoạch của bên an ninh, tôi đứng đợi gần tượng hộ pháp ở sân chùa. Họ lấy băng nhựa đánh dấu chỗ, dặn kỹ không được vươn người nhìn ra hay có hành động nào tương tự. Tôi đứng đó, khi tiếng reo hò như trong một trận bóng đá từ bên ngoài vọng vào, tôi biết tổng thống đã đến. Năm phút sau, tôi thấy Tổng thống Obama đã đứng bên cạnh.
Tôi cũng căng thẳng, xúc động. Ấn tượng ban đầu là ông ấy quá cao lớn. Tôi đứng sững sờ mất mấy giây. Tổng thống quá khác với hình ảnh tôi đã nhìn trên phương tiện truyền thông.
Tổng thống bắt tay nói: "xin chào, vui được gặp ông." Tôi nói: "chào mừng tổng thống đến Việt Nam và đến thăm chùa Ngọc Hoàng." Trợ lý của tổng thống cũng tới giới thiệu tôi là giáo sư tôn giáo học và sư trụ trì Thích Minh Thông của Chùa Ngọc Hoàng.
Khi trợ lý nheo mắt ra hiệu, tôi bắt đầu giới thiệu: Đây là ngôi chùa theo phái Hoa tông được xây vào cuối thế kỷ 19. Ông Obama hỏi một câu ngắn gọn: “when?” (khi nào?). Tôi nói: năm 1894. Khi tôi giới thiệu về lịch sử ngôi chùa, Tổng thống Obama lắng nghe và bày tỏ ông thấy rất thú vị.
Khi bước vào chính điện của chùa, ý của sư thầy Thích Minh Thông là Tổng thống Obama có thể đi vào bằng cửa chính. Nhưng ông Obama nói rằng mọi người đi như thế nào, ông sẽ đi đúng như vậy. Tổng thống đi từ cửa bên trái, đi qua bàn thờ Phật Thích ca đến thằng bàn thờ Ngọc Hoàng.
Video: Tổng thống Obama nói gì trước khi rời Việt Nam
Trước đó, đặc vụ nói nếu tổng thống muốn thắp nhang thì có được không? Tôi nói, tổng thống là người theo đạo Tin lành, cho nên việc thắp nhang không tốt sau này cho ông ấy. Nguyên tắc Tin lành không thờ ai ngoài Thiên Chúa. Do vậy, tôi đề nghị tổng thống chỉ nên cúi đầu để bày tỏ sự tôn trọng với tôn giáo khác. Còn nếu tổng thống muốn thắp nhang thì sẽ nhờ sư thầy Thích Minh Thông. Việc này thực hiện đúng theo kịch bản.
Khi đó tổng thống Obama hỏi tôi ý nghĩa của ba cây nhang. Tôi nói: Nhang là tượng trưng cho tinh, khí và thần. Phải giữ lửa liên lục như là nguồn sống, do đó, đền chùa thường phải đốt nhang cả ngày.
Tiếp đó, tổng thống Obama đi ra cửa phụ bên phải để thăm tượng Phật. Tôi giải thích cho ông ấy ý nghĩa của Phật Thích ca, nguồn gốc ra đời của Đức Phật… Khi kết thúc, tổng thống Obama nói lời cảm ơn về những lời giải thích thú vị của tôi. Tôi cũng bày tỏ sự cảm ơn vì đã dành cho tôi vinh dự được làm người hướng dẫn.
- Có kỷ niệm nào thú vị trong buổi hướng dẫn đó?
Theo quy định của trợ lý, khi tổng thống bước đi, tôi phải đếm từ 1 đến 8 giây mới bước theo. Tôi có hỏi lý do thì người trợ lý giải thích rằng: về nguyên tắc, phải giữ khoảng cách, tuyệt đối không đụng vào người tổng thống, không được trao quà, tặng quà, hay gợi ý chụp hình trong bất cứ trường hợp nào.
Khi ra đến cổng, tổng thống đột ngột đứng lại, xoay qua nhìn ông thổ địa. Ông chỉ hình thổ địa hỏi, tôi nói đó là ông thổ địa, là thần tài. Sau đó chỉ sang môn thần, tôi nói đó là người canh cửa, để ma quỷ không vào nhà.
- Trở thành người hướng dẫn cho Tổng thống Mỹ Obama có ý nghĩa như thế nào với ông?
Khi gặp, tôi giới thiệu mình là Dũng, ông nói: "Ồ Professor Dũng, ông đọc đúng tên với đúng dấu ngã và bắt tay tôi rất chặt." Ông hiểu công việc người khác làm cho mình rất nặng nề, căng thẳng. Khi tổng thống đứng trong chùa, tôi lùi ra sau một chút thì tổng thống gọi tôi đứng gần. Ông hiểu đây là vinh dự của mình chứ không phải của ông.
Trên đường đi ra khỏi tam quan, cô trợ lý trượt chân lảo đảo. Ông Obama nhanh chóng đỡ cô ấy và nói những lời động viên. Hành động an ủi động viên đó thì cô ấy có làm việc cả đời với ông ấy cũng vui lòng. Tổng thống Obama là người có khả năng kết nối nhanh bằng chính sự rộng lượng, hào phóng như vậy, ông chinh phục người khác ngay lập tức. Không phải sự ngẫu nhiên khi ông Obama vươn từ địa vị xã hội thấp như vậy lên làm tổng thống, tôi cho rằng một phần là thiên bẩm nhưng một phần là học tập và rèn luyện.
Nguồn: Zing
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét