Dương Bảo Quân (Yang Baoyun)
Học viện Quan hệ Quốc tế
Đại học Bắc Kinh
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng gần gũi, do vậy giữa hai nước đã tồn tại quan hệ lịch sử lâu dài. Trải qua quá trình tiếp xúc lịch sử, rất nhiều tư liệu lịch sử về hai quốc gia đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay. Bài viết này giới thiệu vắn tắt về các tư liệu lịch sử của Trung Quốc liên quan đến các dữ liệu lịch sử của Việt Nam. Nội dung của các tư liệu lịch sử của Trung Quốc liên quan đến địa lý, thể chế chính trị, kinh tế, thói quen và tập quán xã hội của người Việt Nam… Các tác giả cũng đã thể hiện các quan điểm và tình cảm cá nhân về đất nước này. Do vậy, các tác phẩm đã trở thành nguồn tư liệu lịch sử vô cùng quan trọng giúp người Trung Quốc hiểu biết về Việt Nam. Bài viết cũng cố gắng chỉ ra các đặc điểm và hình ảnh của Việt Nam mô tả trong các tư liệu lịch sử Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và các nguyên nhân cũng được phân tích. Bài viết còn chỉ ra cho các học giả thấy rằng các nghiên cứu về tư liệu lịch sử của Trung Quốc để hiểu được sự phát triển của hình ảnh Việt Nam trong con mắt của người Trung Quốc sẽ là một công trình nghiên cứu khoa học vô cùng ý nghĩa.
1. Vài nét về sử liệu Trung Quốc có liên quan đến Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, núi liền núi, sông liền sông, như môi với răng, có quan hệ lịch sử lâu đời và khăng khít. Trong quá trình giao lưu lâu dài giữa hai nước, sử sách của hai nước đã ghi chép lại rất nhiều tư liệu về đất nước bạn của mình. Đặc
biệt là do mối quan hệ mật thiết giữa hai bên, hai nước đã thường xuyên trao đổi sứ thần và
luôn liên hệ với nhau. Các vị sứ thần đó trong quá trình đảm nhiệm sứ mệnh ngoại giao của
mình thường ghi lại những điều tai nghe mắt thấy về mọi mặt ở nước bạn trong thời gian đi sứ, từ những con đường núi non hiểm trở, cảnh vật và con người, đến những bài thơ phú ngâm vịnh để diễn tả những suy nghĩ và đánh giá của mình trước những điều đã nghe đã gặp, những tác phẩm đó cũng trở thành những sử liệu quan trọng nhằm tìm hiểu nước bạn của mình.
Nước Việt Nam từ khi tự chủ (năm 968), một chế độ mới ra đời đã chấm dứt thời kỳ quận huyện (hay còn gọi là thời kỳ Bắc thuộc) của Việt Nam, dù hai bên thiết lập một quan hệ nước lớn và nước nhỏ, nhưng vẫn giao lưu với tư cách cơ bản bình đẳng với nhau. Vì vậy
nhiều triều dại phong kiến Trung Quốc luôn luôn cử đại sứ sang Việt Nam. Những trước
tác của các sứ thần Trung Quốc đã cung cấp rất nhiều sử liệu cơ bản giúp người Trung Quốc hiểu về Việt Nam. Thí dụ: Một sứ thầnđời Nguyên tên là Trần Phù(1) , đã đi làm phó sứ ở Việt Nam từ đầu đời Nguyên đến năm 29 triều Nguyên (1292), đã viết cuốn sách Giai Châu cảo (bàn thảo về Giao Châu) sau đó đã biên soạn thành hai cuốn Trần Cương Trung An Nam lục và Trần Cương Trung xuất sứ thi.
Trong Nguyên thi tuyển (Thơ chọn lọc đời Nguyên) phần tiểu truyện đã đánh giá hai cuốn đó là “những bài thơ trên những nẻo đường lui tới Việt Nam, đó là những hình ảnh kỳ lạ của núi sông non nước, thảo mộc, sinh vật và con người Việt Nam, không thể không ghi chép lại, hoặc cũng giống như một bức tranh xưa đã phủ bụi thời gian, chuyện hay, dở, xa gần không thể kể hết”.
Qua đó có thể thấy những bài thơ đó có ích biết bao cho người xưa và nay trong việc tìm hiểu địa lý và cảnh vật Việt Nam. Ngoài ra đời nhà Minh còn có các tác phẩm của Từ Minh Thiện An Nam hành ký hoặc Thiên Nam hành ký, tác phẩm của Tiêu Phương Nhai Sứ giao lục, tác phẩm của sứ thần Văn Tử Phương An Nam hành ký và tác phẩm khuyết danh nguyên trinh sứ giao lục…(2)
Từ đời Minh trở xuống, do mối quan hệ Trung Việt được tăng cường, triều đình nhà Minh nhiều lần phái sứ thần sang Việt Nam, nên các tác phẩm viết về Việt Nam cũng tăng lên nhiều. Trong số đó có Phụng sứ An Nam thủy trình nhật ký (Nhật ký đi sứ Việt Nam bằng đường thủy) của Hoàng Phúc, Bình định giao Nam lục của Nhạc Tiềm, hoặc còn gọi là Định Hưng Vương bình định giao Nam lục, An Nam đồ chí của Đặng Trung, Sứ giao lục của Tiền Bạc và Sứ giao lục của Ngô Bá Tông…
Cùng trong thời gian ấy còn xuất hiện một số lượng lớn các tác phẩm viết về lịch sử và địa lý Việt Nam. Trong số đó có tác phẩm của Lý Văn Phượng viết vào những năm Gia Tĩnh đời Minh Việt kiểu lục, gồm 20 tập, là một tác phẩm sử học viết về Việt Nam trong sách xưa của Trung Quốc được viết tương đối hệ thống và độ dày đáng kể. Trong Lời tựa của cuốn sách, tác giả đã viết rõ bối cảnh sáng tác của mình: Khi họ Mạc đoạt ngôi nhà Lý, triều đình muốn cất quân đi đánh, nhưng trong triều bàn tán xôn xao, tác giả bèn viết cuốn sách này để khảo sát phong tục, núi sông và lịch sử Việt Nam. Cuốn sách được chia nhiều mục như đường biên giới, núi sông, chế độ thuế khóa tạp dịch, sản vật, phong tục tập quán, thư chiếu, biểu hương, chế độ, thơ ca…
Các học giả Trung Quốc đều nhận định rằng, những sự việc của Việt Nam được ghi trong sách, về nội dung rất giống với cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, cuốn sách dựa vào cuốn
Chí lược họ Lê, có bổ sung thêm một số sự kiện từ đầu đời nhà Minh đến năm Gia Tĩnh,
cuốn sách đó cũng đã đổi đầu đề là An Nam chí lược bổ. Nhưng nội dung cuốn sách này rất
phong phú, những sử liệu được thu thập về An Nam dưới thời nhà Minh rất cặn kẽ, có thể bổ sung những chỗ bất cập của cuốn Minh sử – An Nam truyện.
Những sắc dụ cơ mật được ban hành dưới thời Vĩnh Lạc phần lớn chưa đưa vào Minh Thái Tông thực lục cũng là những tư liệu vô cùng quý giá, đã trở thành sách tham khảo quan trọng nhất nghiên cứu về lịch sử An Nam, cho nên được những người đời sau đánh giá “vừa mạch lạc vừa ngắn gọn, nói về ghi chép lịch sử nước láng giềng có thể coi là hay vậy” [2].
Ngoài ra còn có An Nam lai uy đồ sách gồm 3 tập của Phùng Thời Dương, Lương Thiên Tích và An Nam lai uy tập lược gồm 3 tập. An Nam lai uy đồ tập có rất nhiều tranh, nội dung ngắn gọn; còn Tập lược thì một số nội dung tỉ mỉ, thu thập rất nhiều chiếu dụ của An Nam và biểu tấu của họ Mạc và Kỳ mục địa phương. Ngoài ra còn có An Nam truyện của Vương Thế Trinh, An Nam chí của Tô Tiềm Soạn, An Nam cung dịch kỷ sự của Chu Chi Du (tức Thuấn Thuỷ) một di dân cuối đời nhà Minh, … đều là những tư liệu tham khảo quan trọng về tình hình Việt Nam thời bấy giờ.
Đời nhà Thanh là thời kỳ sự giao lưu Trung Việt được tăng cường, quan hệ giữa hai nước có những thay đổi quan trọng, vì vậy thư tịch lịch sử của Trung Quốc viết về Việt Nam cũng tương đối phong phú. Trong Tứ khố đề yếu còn ghi lại An Nam sử sự ký của Lý Tiên Căn, An Nam kỷ du của Phan Đỉnh Quê và Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán. Các tác giả đó đều đã đến Việt Nam, ghi lại những điều bản thân mình tai nghe mắt thấy.
Ngoài ra còn có An Nam kỷ lược của Nhiệm Đống và Khâm Định An Nam kỷ lược gồm 32
quyển được biên soạn theo lệnh của Càn Long năm thứ 56 (tức năm 1791). Số lượng các sách truyện ký và lịch sử địa lý Việt Nam dưới thời Thanh tăng lên nhiều, về nội dung càng ngày càng phong phú. Thí dụ như cuốn Tòng nhung Việt Nam ký của Âu Dương Văn Tĩnh, Việt Nam Tân Văn lục của Vương Nghĩa Phất, An Nam quân doanh kỷ lược của Trần Nguyên Nhiếp, An Nam chí của Dương Trọng Hưng (kèm theo phụ bản An Nam quốc bình thế khảo lược), Sứ giao kỷ sự của Ô Hắc, Sứ giao ngâm của Châu Xán,Việt Nam cương vực khảo của Nguỵ Nguyên, Việt Nam thế hệ diên cách lược của Từ Diên Húc, Việt Nam khảo lục của Cung Sài, Tiếp hộ Việt Nam cống sử lược của Giả Trăn và Việt Nam kỷ lược của Thẩm Lâm Nhất…
Cần nói rằng những ghi chép của các sứ thần của nhiều triều đại Trung Quốc về Việt Nam đã tạo nên nền tảng quan trọng trong sử sách Trung Quốc về Việt Nam. Những ghi chép về Việt Nam trong sử sách chính thống của Trung Quốc và trong nhiều thư tịch cổ của Trung Quốc phần nhiều được trích dẫn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các tác phẩm của các sứ thần Trung Quốc đó, có sự gia công và nâng cao thêm để nội dung được tập trung và tinh xác hơn, đóng góp những cứ liệu quan trọng cho các học giả nhân văn cũng như người dân bình thường Trung Quốc tìm hiểu thêm về Việt Nam.
Về ý nghĩa, trong một chừng mực nào đó có thể nói, đó là nguồn thông tin chủ yếu đem lại những nhận thức của người Trung Quốc thời ấy về hình ảnh của đất nước Việt Nam.
Do nhiều nguyên nhân, người viết bài này chưa thể tra cứu và đọc hết các tác phẩm của nhiều sứ thần của các triều đại viết về Việt Nam. Tuy nhiên tôi cho rằng, rất nhiều những ghi chép về Việt Nam trong thư tịch cổ Trung Quốc, trong thực tế chính là những ghi chép, những điều tai nghe mắt thấy của các sứ thần ở các triều đại hoặc của các nhà buôn, khách du lịch đã từng đặt chân tới Việt Nam, những ghi chép đó đều phản ánh tương đối tập trung hình ảnh của đất nước Việt Nam lúc bấy giờ trong con mắt của người Trung Quốc, đặc biệt là trong con mắt của các văn nhân Trung Quốc. Chính vì vậy, khi viết bài này, người viết không câu nệ rằng đó là trước tác của các sứ thần mà có ý mong muốn rằng thông qua những ghi chép trong nhiều loại thư tịch cổ Trung Quốc về Việt Nam có nội dung rất phong phú đó để quan sát và phân tích hình ảnh Việt Nam trong lòng người Trung Quốc.
Những dẫn chứng trong bài này phần lớn được trích dẫn từ những ghi chép về Việt Nam trong cuốn Thù vực châu tư lục do Nghiêm Tòng Giản đời nhà Minh viết, bởi vì tác giả cuốn sách đó đã có một thời gian dài làm việc ở “Ty Hành nhân” được lập trong cung đình nhà Minh chuyên theo dõi việc ngoại giao. Ông đã có điều kiện tiếp cận với nhiều tư liệu có liên quan đến nước ngoài, đương nhiên bao gồm cả các tư liệu về Việt Nam, ông đã gặp gỡ và đượcnghe các sứ thần trở về báo cáo hoặc những tin tức các sứ thần đã viết. Vì vậy trong những tư liệu đó, những nội dung liên quan đến Việt Nam không những tương đối phong phú và toàn diện, hơn thế trong thực tế đã phản ánh rất nhiều hiểu biết và nhận định của các sứ thần đã từng đến Việt Nam.
2. Việt Nam trong sử liệu Trung Quốc
Tuy Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi sông liền sông, nhưng thời cổ đại với giao thông lạc hậu, nên đường đi đến hai nước, nhất là thủ đô là trung tâm chính trị của hai nước vẫn xa lắc xa lơ, không thuận tiện chút nào. Thí dụ, sử sách đời nhà Minh đã ghi lại:
Kinh đô Việt Nam ở triều Hậu Lê, tức là vị trí Hà Nội ngày nay “phía Đông giáp biển Đông
(320 dặm), phía Tây giáp Vân Nam và Lào (567 dặm) cho đến ranh giới Chiêm Thành
(1900 dặm), phía Bắc giáp huyện Bằng Tường, phủ Tư Minh, Quảng Tây (400 dặm), đến Nam Kinh (7700 dặm), đến Bắc Kinh (hơn 11000 dặm) mọi người đi lại đều phải quan Trấn Nam Quan, châu Bằng Tường”(3).
Thời đó Lê Lợi “xây dựng hai kinh đô Đông đô và Tây đô, chia đất nước thành 13 đạo là:
Sơn Nam, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, An Bang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Minh Quang,
Lạng Hoá, Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Quảng Nam. Ở mỗi đạo lập 3 ty, giống như 3
ty của Trung Quốc: Ty thừa chính, Ty hiến sát, Ty tổng binh sứ. Đông đô ở phủ Giao Châu, Tây đô ở phủ Thanh Hoá”(4).
Do núi non và biển cả cách trở, đường đi lại giữa hai nước Trung Việt vô cùng gian nan vất cả. Đối với các sứ thần, đi sứ nước Việt không khác nào bước vào đường gian truân. Vào năm thứ hai đời Minh Hồng Vũ (tức năm 1369), vua Minh cử Trương Dĩ Ninh, một viên quan hàn lâm có chức tri chế và Điển Bạc Ngưu Lượng đi sứ An Nam, ông “nghĩ rằng An Nam là đất nước xa xôi hẻo lánh, nơi sơn lâm chướng khí nặng nề, người xưa coi đó là đất hoang dã, nơi quái nhân không ở, người hiền không đến, chỉ lo chướng khí hại đến thân”, khi ông biết các sứthần đã đến đó bình an và làm xong sứ mệnh, chẳng những vui mừng khôn xiết mà còn làm thơ mừng, trong đó có đoạn: Sứ giả vãng hoàn đa nghị thuyết,
Chướng vân mai thụ nhược đôi yên.
Khanh sơ phụng mệnh tiện tiền bôn,
Đạo lộ kỳ khu thực thảm hồn.
Thiên tầm thụ mạo viên phi tẩu,
Vạn hác phong sinh chướng khí hôn.
Nhật mộ điểu đề nhân bất đáo,
Nguyệt thâm tượng hống dạ hoàn ôn(5).
Dịch nghĩa:
Các sứ giả đi về bàn tán nhiều,
Chướng khí ùn ùn quấn chặt lấy cây.
Xưa khanh vâng lệnh bôn ba hải ngoại,
Đường sá ghập ghềnh não nuột lòng.
Đàn vượn bay nhảy trên ngọn cây cao,
Chướng khí dập dờn trên những ao đầm.
Sớm chiều chim hót mà người chẳng đến,
Tiếng voi gầm đem lại hơi ấm trong đêm.
Những câu thơ trên đã phản ánh đầy đủ cảm nhận của tầng lớp quan lại đời nhà Minh về hoàn cảnh địa lý của Việt Nam lúc bấy giờ.
Về khí hậu, ấn tượng sâu sắc nhất của người Trung Quốc đối với Việt Nam là nóng nực. Các sách lịch sử đời nhà Tống đã ghi rõ:
“Đất này nóng nhiều, không có không khí lạnh, kể cả mùa đông cũng phải ôm áo mà phe phẩy quạt”(6).
Qua ghi chép trong sử sách Trung Quốc thì Việt Nam “khí hậu thường là ấm, sản vật của xứ sở này chỉ có lúa, không có lúa mì”(7), “một năm ba vụ lúa, tám vụ tằm tơ”(8). Qua đó có thể thấy trồng lúa nước và trồng dâu nuôi tằm là hoạt động nông nghiệp quan trọng của Việt Nam. “Đất nước này cũng có các loại vải nhẹ, có hàng dệt bông và tơ và lụa, như lụa trắng rộng trên hai thước ta”(9), có thể nói chất lượng rất tốt. Ngoài ra, Việt Nam “có lợi thế về cá và muối”(10), “dân đã chưng nước biển để lấy muối, cất rượu bằng gạo”(11), xung quanh nhà dân “trồng nhiều tre, mía, dừa, mùa nào cũng có quả”(12), qua đó có thể thấy người dân ở đây đã tận dụng yếu tố thiên thời địa lợi như thế nào. Đồng thời Việt Nam cũng là xứ sở rất phong phú vềsản vật quý và lạ, như vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, ngà voi, lông chim, quế, cau(13), ngọc trai, đồi mồi, chu sa, trầm hương, hương trầm, dầu thực vật, hồ tiêu, sừng linh dương, tê giác, hươi nai, tinh tinh, ngọc phỉ thuý, rắn trăn, kiến dầm muối, quả am-la, quả mít, ô mộc, tô mộc (14)…
Sử sách Trung Quốc cũng có ghi chép nhiều về hoạt động buôn bán của Việt Nam, “hàng hoá trao đổi gồm tơ lụa vải vóc đủ màu, vải đen, lược ngà, giấy má, đồng thau, sắt…”(15). Trong sử sách đời nhà Tống, khi nhắc đến Việt Nam “chưa đúc được tiền, toàn dùng tiền nhỏ của Trung Quốc, đều là do các nhà buôn bỏ ra cả”(16). Những ghi chép trong sử sách đời nhà Nguyên đã nói rõ hơn “sử dụng tiền đồng trong lưu thông mua bán. Trong dân gian cứ 67 đồng thì ngang một lạng bạc, các quan thì quy định 70 đồng”(17).
Lúc bấy giờ “các thuyền nhân không mua bán đất, chỉ buôn bán ngấm ngầm ngang tắt, không muốn qua cửa quan, chỉ lo người Trung Quốc thấy được thực trạng của đất nước mình”(17).
Vì các sứ thần đều là những người gánh trọng trách của chính quyền quốc gia nên họđều ghi chép tương đối tỉ mỉ những nhận định về chế độ chính trị của Việt Nam. Thí dụ về chế độ quan chức từ Trung ương đến địa phương và các cấp quan lại, họ đã ghi như sau: “Sáu bộ (lục bộ) đều có Thượng thư, Tả thị lang, Hữu thị lang; Sáu phòng (lục khoa) đều có các quan Đô cấp sự trung và Cấp sự trung; Lục tự (tự là tên một cấp quan) có các quan tự khanh, thiếu khanh, tự thừa; Ty thông chính có Thông chính sứ, Thông chính phó sứ; tại Ngự sử đài có Đô ngự sử, Phó đô ngự sử, Thiên đô ngự sử, Đề hình, Thập tam đạo giám sát; Ở Viễn Đông các có Đông các đại học sĩ, Đông các học sĩ; Viện Hàn lâm có Chưởng viện, Thừa chỉ, Thị giảng, Thị độc, Biên tu, Hiệu thư, Kiểm thảo; Ở Trung thư giám có Trung thư xá nhân, Chính tự, Hoa văn; các Ty trực thuộc 6 bộ thì có Lang trung, Viên ngoại lang; tại Ty ngoại thừa chính thì có Thừa chính sứ, Tham chính, Tham nghị; tại Ty Hiến sát thì có Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ; các quan thủ lĩnh thì có Kinh lịch, Lục sự, Tri bạc, Suy quan, Chủ sự; quan trực tiếp cai trị dân (xưa gọi là mục dân quan, ví dân như súc vật, quan là người chăn giắt) thì có Tri phủ, Đồng tri phủ, Tri huyện, Huyện chưởng, Tri châu, Đồng tri châu; tại các phủ huyện trực thuộc (trực lệ) thì có Phủ doãn, Thiếu doãn, Trị trung, Huyện úy, Thông phán. Các chức danh quan võ Ngũ phủ,… có Sở phủ đô đốc, Tả đô đốc, Hữu đô đốc, Đồng tri, Thiên sự; tại Điện Trực Kim Quang có hai đội (còn gọi là vệ) Cẩm y, Kim Ngô thì có Chưởng vệ Đô chi huy sứ, Đồng tri; Thiên sự; Tại 3 Ty của Điện Thần Vũ Hiệu Lập thì có có Đề đốc, Tham đốc, Đô kiểm điểm, Tả và Hữu kiểm điểm; Các đội (vệ) ở phiên trấn thì có Tổng binh, Sứ tổng binh, Đồng tri, Thiên sự; tại Ty thị vệ trong nội các thì có Chỉ huy sứ, Đồng tri, Thiên sự; Các đội thị vệ tại ngoại thì có Thiên hộ, Bá hộ, Thống chế; tại ngoại thì có Quản lãnh vũ úy; các sở ở vùng biên giới thì có Kinh lược sứ, Kinh lược đồng tri, Thiên sự. Lại còn đặt ra 5 tước: công, hầu, bá, tử, nam. Đó là chế độ quan văn võ.
Các quan chức khác ở các ty, các giám và các chức quan nhỏ khác còn nhiều lắm, không thể nào ghi chép hết được”(18). Trong sách sử đời nhà Minh còn ghi rõ: “Phong tục của họ trọng võ, vượt tước vị gọi là quận công, có đến hơn 100 người, dưới tước hầu thì không tính, còn quan văn chỉ nắm văn thư cố sự mà thôi”(19).
Cũng có những sách ghi chép rằng: Việt Nam “gọi quý nhân là ông trà, ông trà có nghĩa là quan to”(20). Cũng có sách viết “phẩm trật trong quan chế Việt Nam giống như người Hán, áo mũ cũng vậy”(21).
Trong lựa chọn và đề bạt các quan “đều đặt lệ thi cử, định các hệ quan văn võ”, “chế độ khoa cử thì có thi Hương, thi Hội. Thi Hương được tổ chức vào mùa thu các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đỗ tam trường gọi là sinh đồ, đỗ tứ trường gọi là cống sinh. Còn thi Hội được tổ chức vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vào mùa xuân, đỗ tứ trường được phong Đồng tiến sĩ xuất thân, đỗ ngũ trường được phong Tiến sĩ cập đệ.
Lại còn có tam khôi: Đệ nhất danh, Đệ nhị danh, Đệ tam danh(22)”. Về nội dung thi “chọn người theo hai khoa kinh nghĩa và thi phú”(23) trong đó “đệ nhất trường dùng văn của cửu kinh; đệ nhị trường thi văn chiếu, tế, biểu; tam trường thi văn thơ phú; tứ trường thi loại văn đối sách; ngũ trường phải vào cung thi trước mặt nhà vua và phải dùng văn đối sách”(24).
Có sách còn ghi “Dùng khoa cử để chọn người tài, cũng không khác gì giáo dục của Trung Quốc xưa vậy”(25), điều đó đã nói lên mối liên hệ giữa khoa cử Việt Nam với khoa cử Trung Quốc.
Về chế độ quân đội của Việt Nam, trong sử sách Trung Quốc cũng ghi chép rất tỉ mỉ. Thời nhà Tống, các đô thành Việt Nam đều “trong thành không có dân, chỉ có hàng trăm khu trại lính được dựng nhà tranh. Các phủ, sở cũng chật hẹp, trên cửa đề Minh Đức Môn, chỉ huy và binh lính gần 3000 người, trên trán có xăm 3 chữ “Thiên tử quân”. Lương thực được cấp thóc hàng ngày, họ phải tự giã để ăn. Binh khí thì có cung nỏ, mộc bài, súng gỗ, súng tre, người yếu không thể sử dụng được”(26).
Đến đời Minh “các ty và vệ nội và vệ ngoại, mỗi vệ, ty có 6 sở: trung, tiền, hữu, tả, hậu, sủng, mỗi sở có 15 đội, mỗi đội 55 người, thường 6 năm một lần chọn các tráng đinh, những người khỏe mạnh để sung vào quân ngũ, những người yếu thì về với dân. Những người sức khỏe thật tốt thì sung vào đội “Kiêu dũng quân” thuộc các vệ, là đội quân chiến đấu khi đất nước hữu sự; sức khỏe loại 2 thì sung vào Kỳ quân ngũ, đó là đội quân vận chuyển lương thực. Lính đã ở lâu trong quân ngũ có thể trở về quê cày cấy làm ăn, lo nghiệp nhà. Mỗi lần thiết triều, các vệ phải điểm danh, Kiêu dũng quân phải trực ở vệ sở, sức khỏe loại 2 thì nộp tiền được trở về nhà, nhưng lúc hữu sự thì lại bị điều động sử dụng.
Một vệ được gọi là một doanh, một sở được gọi là một kỳ, đó là theo binh chế cũ. Khi đất nước loạn lạc thì quân đội phân tán ra các thôn ấp, điều động rất chậm chạp, khó lòng ứng biến, lại tạm thời áp dụng chế độ quân ngũ nông thôn kiểu cha con (phụ tử binh). Mỗi một ty hành chính bố trí một viên quan cai quản, mỗi phủ một phó đô tướng, mỗi huyện, châu bố trí một phó tướng, bao gồm cả số dự bị bổ sung. Các châu, huyện lớn được chọn một nghìn lính tinh nhuệ; huyện vừa thì chọn 800; huyện và châu nhỏ thì chọn 600 hoặc 500. Thêm vào đó một lính và hai người vận chuyển lương thực, số người còn lại phải nộp lương thảo. Khi một nơi nào đó có đánh nhau thì điều động đến mức cao nhất, nếu không có việc gì thì trả tất cả về.
Khi có giặc tiến gần biên giới thì tự bảo vệ nhau. Những vùng đất thuộc huyện, châu mình, nếu là nơi xung yếu cần tăng thêm quân để trấn giữ, với binh lính trấn giữ đô thành, cũng có chế độ đối với mới và cũ.
Quân thường trực và các võ sĩ dũng mãnh đều hưởng lương quan lại và chuyên được giữ lại làm túc vệ (quân ở doanh trại). Về sau do sự phân chia Nam Bắc nên hai bên đều tuân theo chế độ ấy. Binh lính phải dũng cảm nhanh nhẹn, phải thiện chiến. Đánh nhau nếu thuận lợi thì thừa thắng truy đuổi, nếu không thuận lợi thì rút về căn cứ hiểm yếu. Lính giữ thành và lính cơ động đều như vậy cả”(27).
Một số ghi chép dưới thời nhà Minh lại cho rằng Việt Nam “không có thành quách, quây pháo làm tường thành, quân đội và dân ở xen lẫn với nhau”. “Quân chế không có định mức, khí giới chỉ dùng pháo hỏa, đao kiếm là thứ yếu”. “Quốc gia coi nhiều voi nhiều lính là mạnh, lấy số lượng đánh giá, voi mỗi con không quá 3000, lính thường giữ số 10 vạn, tương truyền do Phục Ba tướng quân đặt ra lệ ấy. Đi dọc sông quanh thành khoảng 50-60 dặm, các chiến thuyền lúc gặp tình thế hiểm nguy thì giấu thuyền vào bờ. Những thuyền đó sơn đỏ sơn vàng, chuẩn bị người đầy đủ, có lẽ nước ấy muốn khoa trương sức mạnh”(28). Lính mặc một hoặc hai áo màu xanh tay rộng, trời nóng thì cởi trần, không có mũ sắt. Binh khí thì có súng hỏa mai, khiên, đao… lúc cần không đủ dùng”(29).
Lúc chiêu mộ binh lính, “biên chế đội ngũ dựa vào luật lệ thu thuế nghề nông, cho nên phong tục của họ sinh con gái thì mừng, sinh con trai thì lo. Nam xếp vào là đinh, đến mức
quy định phải vào quân ngũ và phải cạo tóc ở trán khoảng một tấc đê phân biệt với thường
dân”(30).
Nhưng ghi chép trong sử sách Trung Quốc về mặt văn hóa giáo dục cũng rất phong phú. Rất nhiều sử liệu đều đề cập đến vấn đề sử dụng chữ Hán ở Việt Nam, có tài liệu viết: Nước này “đều dùng chữ Hán của Trung Hoa, không quen dùng chữ của các nước khác”(31), “ngâm thơ đọc sách, đàm đạo triết lý, sáng tác văn chương đều gần giống Trung Quốc, chỉ có lời phát âm hơi khác, lạtai”(32).
Có tài liệu ghi rằng “văn tự giống như Trung Quốc. Họ còn sáng tạo thêm một số chữ, phần lớn thêm bộ thổ ở bên trái, nhưng trên các văn thư trao đổi với sứ thần thì không dùng những chữ đó”(33), điều đó rõ ràng là nói tới chữ Nôm của Việt Nam. Sử sách đời Tống còn ghi “Việt Nam chưa làm được giấy và bút, thường phải tìm ở đất khác”(34). Điều đó nói rõ rằng thời ấy, Việt Nam thường phải qua đất Quảng Tây, Quảng Đông để mua giấy, bút và các đồ dùng văn phòng khác. Nhưng, nghệ thuật thư pháp Việt Nam cũng có những nét đặc sắc của nó.
Theo ghi chép của Phan Đỉnh Quê, một người đã từng đến Việt Nam thì nước này “thư pháp theo kiểu tống thể, cách viết của mọi người đều giống nhau, rất khó phân biệt đẹp xấu. Tôi đã từng đàm đạo với các sĩ phu đểtìm nguyên do, phần lớn đều nói người nước tôi học chữ đều học cách ghép thành một chữ, cách khác tách nét từng chữ, làm cho nét chữ không có gì khác nhau, sau đó ghép thành một chữ, đó cũng là một cách vậy. Khi viết học ngồi bệt xuống chiếu, hai cổ tay không tì xuống chiếu, tay trái giữ giấy, tay phải cầm bút, tuy lúc thi xạ sách ở triều đình (xạ sách là một môn thi, chủ khảo nêu vấn đề, thí sinh viết đáp án – ND) phải viết kiểu chữ Khải (kiểu chữ chân phương – ND), rõ ràng, nếu không thì rất khó mà vượt trội vậy”(35).
Về chế độ trường học của Việt Nam, ở kinh đô có Quốc tử giám, tất phải có Tế tửu, Tư nghiệp, Tiến sĩ thông thạo ngũ kinh, Giáo thụ để dạy các cống sĩ (Tú tài và Cử nhân). Lại còn có Sùng văn quán, Tú lâm cục, ở đây tất phải có Hàn lâm việc kiêm Chưởng quan để dạy các hạng nho sinh con em các quan ở Viện Sùng văn, Tú lâm. Tại các phủ thiết lập trường học Văn miếu, có các quan Huấn đạo nho học để dạy các sinh đồ”(36). “Hễ là con em của dân thường, cứ đủ 8 tuổi là vào tiểu học, 15 tuổi vào đại học”(37). Về nội dung học tập “kẻ sĩ đi học, phần lớn vẫn là “cương giám” (lịch sử) và “tính lý” (học thuyết nói về tính cách con người và sự vật đều do trời sinh ra cả – ND)(38), “tam cương, ngũ thường cùng với chính tâm tu thân là gốc của tề gia, trị quốc, văn chương lễ nhạc, tất cả đều phải học đủ”(39).
Về tình hình đời sống của xã hội Việt Nam thời cổ, những ghi chép của đồ nhà Minh đã viết: “Họ sống chung chạ, ít hiểu biết về lễ nghi, tính nết thô bạo, thích đánh nhau, trọng giàu, khinh nghèo”(40), “Phong tục sống chung chạ. Có người cắt tóc, có người búi tóc, môi đỏ răng đen, đi chân đất, xăm vẽ đầy mình. Ưa tắm lúc nóng nực nên giỏi hơi thuyền lội nước”(41). Về mặt trang phục, Minh Thái Tổ đã có bài thơ miêu tả như sau: “Người dân coi việc đi chân đất là lệ làng, cạo tóc áo quần như thầy tu nơi hoang dã”(42).
Những ghi chép đời nhà Thanh còn nói rõ: “Tóc họ để đuôi dài sau lưng, được chải bằng sáp nên không bị tơi xõa. Chân đi đất, họ coi đất như là cát sạch vậy. Áo của con trai, con gái, đàn ông, đàn bà đều không có cổ đứng, khó phân biệt, không có quần váy, con gái mặc váy thùng, không gấp nếp, vua và quan thì đi tất che đến đầu gối nhưng họ vẫn không ưa lắm. Các phu kiệu cầm lọng quạt của nhà vua chỉ được quấn vải từ mông đến rốn, mùa đông cũng không có áo”(43).
Về mặt kiến trúc, “chỉ có nhà vua mới được dùng ngói màu vàng, quan và dân không dám dùng ngói, chỉ được lợp bằng cỏ, cột, kèo bằng tre, mái hiên nhà chỉ cho phép cao 4 thước ta, cửa cao không được quá 3 thước ta, phải cúi đầu khom lưng mới vào được, ngay cả cửa ở cung vua cũng không được cao quá mười thước ta”(43).
Về các đồ dùng trong nhà của Việt Nam thì “nhà sang mới có giường và đệm, còn dân thường không có. Những người sang trọng thì đi cáng, hai người khiêng. Hạng đại quý tộc thì có kiệu giống như xe, lên kiệu rồi thì ngồi xếp bằng, có 4 người hoặc 8 người khiêng”(43), “họ không có bàn ghế. Riêng với các sứ thần, họ làm ghế ngồi vừa cao vừa rộng. Bàn yến tiệc của họ hình tròn, sơn son thiếp vàng, được phép cao khoảng một thước ta, viền xung quanh như cánh hoa”(43).
Về phong tục tập quán Việt Nam, có người cho rằng “phong tục của họ dâm đãng, không biết xấu hổ, khi tắm ngâm mình xuống nước, đàn ông đàn bà đều tắm truồng, đi lại, đứng ngồi không né tránh nhau, kể cả nhà quyền quý cũng thế”. Tập quán ăn trầu của người Việt Nam đã để lại những ấn tượng sâu sắc: “Lúc nào cũng nhai trầu, chỉ có lúc ngủ là dừng mà thôi. Răng thì nhuộm đen bóng, thấy người có răng trắng lại còn cười lại họ”(43).
Về phong tục cưới xin, “đến ngày đã định con trai con gái tụ tập thành hàng thành lối, kết những quả cầu ngũ sắc, vừa hát hò vừa tung cầu, họ gọi trò chơi đó là “tung còn”, con gái nhận còn coi như việc hôn nhân của nhà trai đã được quyết định”(44). Xem ra cách ấy cũng giống như cách tung quả tú cầu đểđịnh đoạt hôn sự vậy.
Theo một số ghi chép trong sử sách Trung Quốc thì địa vị xã hội của người phụ nữ Việt Nam trong thời cổ đại tương đối cao. Thí dụ trong quan hệ hôn nhân, nam phải được người nữ lấy, nữ giới chính là lấy người. Nữ giới lấy chồng nếu không có của hồi môn cho nhà trai thì bị coi là hèn hạ, vô tích sự. Trong lúc đó có thổ dân lấy được vợ đẻ con trai mới được về nhà chồng, đẻ con gái thì không được về, vì thế con gái quý hơn con trai”(45).
Trong buôn bán phụ nữ cũng chiếm một địa vị rất cao. Dù con trai nhà quan cũng không
kiêng kỵ ra chợ mua bán con gái. Không phải phiên, hàng nghìn con gái cũng được mang
ra bán(45).
Ngoài ra, tục ngũ có câu: “Đất bao nhiêu thì nuôi người bấy nhiêu”. Những người Trung Quốc đã đến Việt Nam còn nhận xét rằng “Hai châu Hoan và Diễn (tức là đất Nghệ An ngày nay – ND) văn học phát triển, hai châu Giao và Ái (tức là đồng bằng Bắc Bộvà Thanh Hóa – ND) thì nhiều người hào phóng, so với các nơi khác cũng hơi đặc biệt”(46). Qua đó có thể thấy người Trung Quốc nhận xét rất tỉ mỉ.
Một điều đáng nói nữa là, trong quá trình giao lưu giữa Trung Quốc và Việt từ rất sớm đã có hiện tượng người Trung Quốc di cư sang Việt Nam và do nhiều nguyên nhân, một số định cư lại Việt Nam. Thí dụ những tài liệu từ đời nhà Tống ghi rõ sau khi đất nước Việt Nam giành được độc lập tự chủ không lâu, do “người bản xứ ở đây không thạo về văn tự, nên những nhà buôn từ Phúc Kiến đến, tất phải tiếp xúc, vì các quan muốn giải quyết công việc, các văn bản đều do khách đề xuất. Tương truyền rằng ông Lý Công Uẩn vốn người Mân (tức là Phúc Kiến – ND). Lại có cả những người có tài năng, những nhà sư, đạo sĩ, các nhà kỹ thuật và tôi tớ của họ trốn sang đây rất nhiều”. Có thể thấy rõ những người đó được các nhà đương cục Việt Nam trọng đãi họ đã lưu lại định cư và phục vụ cho chính quyền thời ấy. Nhưng cũng có một số ít là bị cướp sang Việt Nam làm nô tì: “Thổ dân ở nước này rất ít, một nửa là dân thành phố. Một số lữ khách ở vùng Nam Châu dụ dỗ người đi làm nô tì, tôi tớ nhưng đến Châu Động thì trói lại và đem bán, giao người ở Châu Động, lấy hai lạng vàng, người có tài nghệ thì được bù thêm, người giỏi văn chương chữ nghĩa cũng được bù thêm. Bị trói tay và bị đuổi đi, những người này không biết đường về. Đến địa điểm thì người bị bán được giao cho người mua và làm tôi tớ suốt đời, bị xăm chữ lên trán, phụ nữ thì bị xăm vào vú, bị quản thúc chặt chẽ để đề phòng họ trốn”(47).
Từ đó người Trung Quốc di cư sang Việt Nam ngày càng nhiều, cho nên có tài liệu lịch sử đã chép “vào thời loạn lạc đời nhà Minh, số người lưu lạc sang ngụ cư ở đất nước láng giềng có đến hàng triệu”(48).
3. Một số nhận định về những ghi chép có liên quan đến Việt Nam trong sử sách Trung Quốc
Trước hết, cần nói rằng những ghi chép xa xưa của Trung Quốc về Việt Nam là phong phú, về đại thể là tương đối khách quan. Nhưng do tư cách cá nhân và quá trình từng trải của các tác giả có khác nhau, những nơi họ đặt chân đến cũng khác nhau, góc độ quan sát của họ cũng khác nhau, thậm chí có thể do nguyên nhân những người khác đã sửa chữa trong quá trình xử lý những sử liệu đó, nên đã xuất hiện những điểm không thống nhất về sử liệu ở một số mặt nào đó, thậm chí có những điểm mâu thuẫn với nhau. Thí dụ, một số ghi chép dưới đời nhà Thanh cho rằng “ngà voi, dược liệu thơm, bông, hồ tiêu, hoa hồi, dấm là từ nước ngoài nhập vào”(49). Mà đoạn trên khi trích những ghi chép về sản vật Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ rằng ớ đấy có ngà voi, và các sản vật quý hiếm như hương liệu. Hoặc, trong một số ghi chép dưới thời nhà Nguyên nói rằng “phong tục lễ nghi mang phong cách Trung Quốc”(50) nhưng những ghi chép dưới thời nhà Minh lại nói rằng “tính nết thô bạo”(51). Vì vậy cần có sựđối chiếu và phân tích các nguồn sử liệu đương thời mới có thể tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện, khách quan trình độ nhận thức của người Trung Quốc cổ xưa về Việt Nam.
Thứ hai, từ ngày nước Việt Nam giành được độc lập (năm 968), do vẫn duy trì mối quan hệ nước thiên triều và nước chư hầu với các triều đại phong kiến Trung Quốc, cho nên các tác giả của sử sách Trung Quốc viết vềViệt Nam, bao gồm các vị đế vương, sứ thần, nhà buôn, khách du lịch cùng các học giả, văn nhân đều hoặc ít nhiều chịu ảnh hưởng và sự chi phối của quan niệm đó. Thí dụ trong một bài thơ của Minh Thái Tổ có câu:
Lĩnh Nam nam, hựu Hải Nam biên,
Duy hữu An Nam phụng ngã thiên(52).
Có nghĩa là:
Phía nam Lĩnh nam, lại bên cạnh Hải Nam
Chỉ có nước An Nam là tôn sùng trời của ta.
Sử liệu đời nhà Tống cũng đã từng viết:
“Khi sứ giả của ta đến, tù trưởng tất phải dắt ngựa ra khỏi thành, triển khai nghi lễ đón tiếp nước lân bang, nét mặt phải nghiêm trang, phải cúi lưng, vấn an hoàng thượng. Họ bá cổ nhau cùng đi, thỉnh thoảng dẫm chân giơ thẳng sào, lặn xuống nước đâm cá, mỗi lần đâm trúng cá, mọi người hò reo ầm ĩcoi đó là niềm vui”(53).
Triều đình nhà Nguyên tỏ ra bất mãn khi vua An Nam không chịu quỳ để nhận chiếu thư, “người đi sứ sau một năm đi về phải tâu, quốc vương mỗi lần nhận chiếu chỉ của thiên tử chỉ phải khoanh tay không phải lạy, khi tiếp hoặc mở tiệc đãi sứ giả thì được ngồi trên sứ giả một bậc… Chiếu chỉ của thiên tử các thần đều phải cúi lạy tiếp nhận, đó là đạo nghĩa từ cổ chí kim, không có ngoại lệ”(54).
Cho đến đời Minh lệ đó vẫn tiếp tục, chẳng hạn “năm Canh Ngọ đời Cảnh Thái (tức năm 1450), sứ thần Biên Vĩnh ban chiếu cho An Nam, vua quan của nước ấy đều đến Toà của sứ thần nghênh tiếp, cúi lạy trên thềm – Vĩnh Chính Sắc đã trách rằng: “An Nam vốn là nước láng giềng nổi tiếng về lễ nghĩa, không hiểu sao nay lại ngạo mạn như thế! Mọi người hoảng sự cúi lạy trên thềm(55).
Đời nhà Thanh các sách còn viết: “tôn nước Trung Hoa ta là thiên triều, coi người Trung Hoa ta là người của thiên triều, vẫn như thể chế ngày xưa vậy”(56).
Ảnh hưởng của quan niệm nước lớn nước nhỏ ấy, có lúc đã ảnh hưởng nhất định đến tính khách quan trong quan sát và ghi chép của các tác giả đối với xã hội Việt Nam.
Thêm vào đó do tập tục xã hội của hai nước Trung Quốc và Việt Nam cũng có những điểm khác nhau nên các sứ thần Trung Quốc cũng như những người Trung Quốc khác đã từng đến Việt Nam thường quan sát và đánh giá Việt Nam về nhiều mặt theo quan niệm truyền thống của Trung Quốc để từ đó có những kết luận riêng của mình. Trong đó có những miêu tả và đánh giá về phong tục tập quán Việt Nam có thể đem lại cho người khác ấn tượng không đẹp.
Song chúng ta cũng nên nhận thấy rằng trong thời xa xưa giao thông khó khăn và thiếu thông tin ấy, những ghi chép về Việt Nam trong sử sách cổ Trung Quốc vẫn là nguồn chủ yếu để người đương thời tìm hiểu về Việt Nam và những ghi chép đó quả thật đã có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong lòng người Trung Quốc (chủ yếu là các văn nhân học giả) về hình ảnh Việt Nam. Ngày nay chúng ta nghiên cứu những nhận định và ấn tượng của người Trung Quốc xưa về Việt Nam, chính là để hiểu thêm nguyên nhân đã nảy sinh ra những nhận định đó và hậu quả của những nguyên nhân đó.
Nhìn chung cách nhìn của các văn nhân học giả Trung Quốc về Việt Nam đều muốn hướng tới sự khách quan, chính xác, song do ảnh hưởng của quan niệm phong kiến và nguồn thông tin khó khăn này nên đã nảy sinh một số vấn đề và sai lạc. Qua việc phân tích một số tác phẩm ởnhiều thời kỳ khác nhau và của các tác giả cương vị khác nhau để chắp nối lại sự hình thành những nhận định của người Trung Quốc về hình ảnh Việt Nam cùng những thay đổi, sẽ là công việc nghiên cứu khoa học đầy ý nghĩa.
Dương Bảo Quân (Yang Baoyun)
Học viện Quan hệ Quốc tế
Đại học Bắc Kinh
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng gần gũi, do vậy giữa hai nước đã tồn tại quan hệ lịch sử lâu dài. Trải qua quá trình tiếp xúc lịch sử, rất nhiều tư liệu lịch sử về hai quốc gia đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay. Bài viết này giới thiệu vắn tắt về các tư liệu lịch sử của Trung Quốc liên quan đến các dữ liệu lịch sử của Việt Nam. Nội dung của các tư liệu lịch sử của Trung Quốc liên quan đến địa lý, thể chế chính trị, kinh tế, thói quen và tập quán xã hội của người Việt Nam… Các tác giả cũng đã thể hiện các quan điểm và tình cảm cá nhân về đất nước này. Do vậy, các tác phẩm đã trở thành nguồn tư liệu lịch sử vô cùng quan trọng giúp người Trung Quốc hiểu biết về Việt Nam. Bài viết cũng cố gắng chỉ ra các đặc điểm và hình ảnh của Việt Nam mô tả trong các tư liệu lịch sử Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và các nguyên nhân cũng được phân tích. Bài viết còn chỉ ra cho các học giả thấy rằng các nghiên cứu về tư liệu lịch sử của Trung Quốc để hiểu được sự phát triển của hình ảnh Việt Nam trong con mắt của người Trung Quốc sẽ là một công trình nghiên cứu khoa học vô cùng ý nghĩa.
1. Vài nét về sử liệu Trung Quốc có liên quan đến Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, núi liền núi, sông liền sông, như môi với răng, có quan hệ lịch sử lâu đời và khăng khít. Trong quá trình giao lưu lâu dài giữa hai nước, sử sách của hai nước đã ghi chép lại rất nhiều tư liệu về đất nước bạn của mình. Đặc
biệt là do mối quan hệ mật thiết giữa hai bên, hai nước đã thường xuyên trao đổi sứ thần và
luôn liên hệ với nhau. Các vị sứ thần đó trong quá trình đảm nhiệm sứ mệnh ngoại giao của
mình thường ghi lại những điều tai nghe mắt thấy về mọi mặt ở nước bạn trong thời gian đi sứ, từ những con đường núi non hiểm trở, cảnh vật và con người, đến những bài thơ phú ngâm vịnh để diễn tả những suy nghĩ và đánh giá của mình trước những điều đã nghe đã gặp, những tác phẩm đó cũng trở thành những sử liệu quan trọng nhằm tìm hiểu nước bạn của mình.
Nước Việt Nam từ khi tự chủ (năm 968), một chế độ mới ra đời đã chấm dứt thời kỳ quận huyện (hay còn gọi là thời kỳ Bắc thuộc) của Việt Nam, dù hai bên thiết lập một quan hệ nước lớn và nước nhỏ, nhưng vẫn giao lưu với tư cách cơ bản bình đẳng với nhau. Vì vậy
nhiều triều dại phong kiến Trung Quốc luôn luôn cử đại sứ sang Việt Nam. Những trước
tác của các sứ thần Trung Quốc đã cung cấp rất nhiều sử liệu cơ bản giúp người Trung Quốc hiểu về Việt Nam. Thí dụ: Một sứ thầnđời Nguyên tên là Trần Phù(1) , đã đi làm phó sứ ở Việt Nam từ đầu đời Nguyên đến năm 29 triều Nguyên (1292), đã viết cuốn sách Giai Châu cảo (bàn thảo về Giao Châu) sau đó đã biên soạn thành hai cuốn Trần Cương Trung An Nam lục và Trần Cương Trung xuất sứ thi.
Trong Nguyên thi tuyển (Thơ chọn lọc đời Nguyên) phần tiểu truyện đã đánh giá hai cuốn đó là “những bài thơ trên những nẻo đường lui tới Việt Nam, đó là những hình ảnh kỳ lạ của núi sông non nước, thảo mộc, sinh vật và con người Việt Nam, không thể không ghi chép lại, hoặc cũng giống như một bức tranh xưa đã phủ bụi thời gian, chuyện hay, dở, xa gần không thể kể hết”.
Qua đó có thể thấy những bài thơ đó có ích biết bao cho người xưa và nay trong việc tìm hiểu địa lý và cảnh vật Việt Nam. Ngoài ra đời nhà Minh còn có các tác phẩm của Từ Minh Thiện An Nam hành ký hoặc Thiên Nam hành ký, tác phẩm của Tiêu Phương Nhai Sứ giao lục, tác phẩm của sứ thần Văn Tử Phương An Nam hành ký và tác phẩm khuyết danh nguyên trinh sứ giao lục…(2)
Từ đời Minh trở xuống, do mối quan hệ Trung Việt được tăng cường, triều đình nhà Minh nhiều lần phái sứ thần sang Việt Nam, nên các tác phẩm viết về Việt Nam cũng tăng lên nhiều. Trong số đó có Phụng sứ An Nam thủy trình nhật ký (Nhật ký đi sứ Việt Nam bằng đường thủy) của Hoàng Phúc, Bình định giao Nam lục của Nhạc Tiềm, hoặc còn gọi là Định Hưng Vương bình định giao Nam lục, An Nam đồ chí của Đặng Trung, Sứ giao lục của Tiền Bạc và Sứ giao lục của Ngô Bá Tông…
Cùng trong thời gian ấy còn xuất hiện một số lượng lớn các tác phẩm viết về lịch sử và địa lý Việt Nam. Trong số đó có tác phẩm của Lý Văn Phượng viết vào những năm Gia Tĩnh đời Minh Việt kiểu lục, gồm 20 tập, là một tác phẩm sử học viết về Việt Nam trong sách xưa của Trung Quốc được viết tương đối hệ thống và độ dày đáng kể. Trong Lời tựa của cuốn sách, tác giả đã viết rõ bối cảnh sáng tác của mình: Khi họ Mạc đoạt ngôi nhà Lý, triều đình muốn cất quân đi đánh, nhưng trong triều bàn tán xôn xao, tác giả bèn viết cuốn sách này để khảo sát phong tục, núi sông và lịch sử Việt Nam. Cuốn sách được chia nhiều mục như đường biên giới, núi sông, chế độ thuế khóa tạp dịch, sản vật, phong tục tập quán, thư chiếu, biểu hương, chế độ, thơ ca…
Các học giả Trung Quốc đều nhận định rằng, những sự việc của Việt Nam được ghi trong sách, về nội dung rất giống với cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, cuốn sách dựa vào cuốn
Chí lược họ Lê, có bổ sung thêm một số sự kiện từ đầu đời nhà Minh đến năm Gia Tĩnh,
cuốn sách đó cũng đã đổi đầu đề là An Nam chí lược bổ. Nhưng nội dung cuốn sách này rất
phong phú, những sử liệu được thu thập về An Nam dưới thời nhà Minh rất cặn kẽ, có thể bổ sung những chỗ bất cập của cuốn Minh sử – An Nam truyện.
Những sắc dụ cơ mật được ban hành dưới thời Vĩnh Lạc phần lớn chưa đưa vào Minh Thái Tông thực lục cũng là những tư liệu vô cùng quý giá, đã trở thành sách tham khảo quan trọng nhất nghiên cứu về lịch sử An Nam, cho nên được những người đời sau đánh giá “vừa mạch lạc vừa ngắn gọn, nói về ghi chép lịch sử nước láng giềng có thể coi là hay vậy” [2].
Ngoài ra còn có An Nam lai uy đồ sách gồm 3 tập của Phùng Thời Dương, Lương Thiên Tích và An Nam lai uy tập lược gồm 3 tập. An Nam lai uy đồ tập có rất nhiều tranh, nội dung ngắn gọn; còn Tập lược thì một số nội dung tỉ mỉ, thu thập rất nhiều chiếu dụ của An Nam và biểu tấu của họ Mạc và Kỳ mục địa phương. Ngoài ra còn có An Nam truyện của Vương Thế Trinh, An Nam chí của Tô Tiềm Soạn, An Nam cung dịch kỷ sự của Chu Chi Du (tức Thuấn Thuỷ) một di dân cuối đời nhà Minh, … đều là những tư liệu tham khảo quan trọng về tình hình Việt Nam thời bấy giờ.
Đời nhà Thanh là thời kỳ sự giao lưu Trung Việt được tăng cường, quan hệ giữa hai nước có những thay đổi quan trọng, vì vậy thư tịch lịch sử của Trung Quốc viết về Việt Nam cũng tương đối phong phú. Trong Tứ khố đề yếu còn ghi lại An Nam sử sự ký của Lý Tiên Căn, An Nam kỷ du của Phan Đỉnh Quê và Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán. Các tác giả đó đều đã đến Việt Nam, ghi lại những điều bản thân mình tai nghe mắt thấy.
Ngoài ra còn có An Nam kỷ lược của Nhiệm Đống và Khâm Định An Nam kỷ lược gồm 32
quyển được biên soạn theo lệnh của Càn Long năm thứ 56 (tức năm 1791). Số lượng các sách truyện ký và lịch sử địa lý Việt Nam dưới thời Thanh tăng lên nhiều, về nội dung càng ngày càng phong phú. Thí dụ như cuốn Tòng nhung Việt Nam ký của Âu Dương Văn Tĩnh, Việt Nam Tân Văn lục của Vương Nghĩa Phất, An Nam quân doanh kỷ lược của Trần Nguyên Nhiếp, An Nam chí của Dương Trọng Hưng (kèm theo phụ bản An Nam quốc bình thế khảo lược), Sứ giao kỷ sự của Ô Hắc, Sứ giao ngâm của Châu Xán,Việt Nam cương vực khảo của Nguỵ Nguyên, Việt Nam thế hệ diên cách lược của Từ Diên Húc, Việt Nam khảo lục của Cung Sài, Tiếp hộ Việt Nam cống sử lược của Giả Trăn và Việt Nam kỷ lược của Thẩm Lâm Nhất…
Cần nói rằng những ghi chép của các sứ thần của nhiều triều đại Trung Quốc về Việt Nam đã tạo nên nền tảng quan trọng trong sử sách Trung Quốc về Việt Nam. Những ghi chép về Việt Nam trong sử sách chính thống của Trung Quốc và trong nhiều thư tịch cổ của Trung Quốc phần nhiều được trích dẫn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các tác phẩm của các sứ thần Trung Quốc đó, có sự gia công và nâng cao thêm để nội dung được tập trung và tinh xác hơn, đóng góp những cứ liệu quan trọng cho các học giả nhân văn cũng như người dân bình thường Trung Quốc tìm hiểu thêm về Việt Nam.
Về ý nghĩa, trong một chừng mực nào đó có thể nói, đó là nguồn thông tin chủ yếu đem lại những nhận thức của người Trung Quốc thời ấy về hình ảnh của đất nước Việt Nam.
Do nhiều nguyên nhân, người viết bài này chưa thể tra cứu và đọc hết các tác phẩm của nhiều sứ thần của các triều đại viết về Việt Nam. Tuy nhiên tôi cho rằng, rất nhiều những ghi chép về Việt Nam trong thư tịch cổ Trung Quốc, trong thực tế chính là những ghi chép, những điều tai nghe mắt thấy của các sứ thần ở các triều đại hoặc của các nhà buôn, khách du lịch đã từng đặt chân tới Việt Nam, những ghi chép đó đều phản ánh tương đối tập trung hình ảnh của đất nước Việt Nam lúc bấy giờ trong con mắt của người Trung Quốc, đặc biệt là trong con mắt của các văn nhân Trung Quốc. Chính vì vậy, khi viết bài này, người viết không câu nệ rằng đó là trước tác của các sứ thần mà có ý mong muốn rằng thông qua những ghi chép trong nhiều loại thư tịch cổ Trung Quốc về Việt Nam có nội dung rất phong phú đó để quan sát và phân tích hình ảnh Việt Nam trong lòng người Trung Quốc.
Những dẫn chứng trong bài này phần lớn được trích dẫn từ những ghi chép về Việt Nam trong cuốn Thù vực châu tư lục do Nghiêm Tòng Giản đời nhà Minh viết, bởi vì tác giả cuốn sách đó đã có một thời gian dài làm việc ở “Ty Hành nhân” được lập trong cung đình nhà Minh chuyên theo dõi việc ngoại giao. Ông đã có điều kiện tiếp cận với nhiều tư liệu có liên quan đến nước ngoài, đương nhiên bao gồm cả các tư liệu về Việt Nam, ông đã gặp gỡ và đượcnghe các sứ thần trở về báo cáo hoặc những tin tức các sứ thần đã viết. Vì vậy trong những tư liệu đó, những nội dung liên quan đến Việt Nam không những tương đối phong phú và toàn diện, hơn thế trong thực tế đã phản ánh rất nhiều hiểu biết và nhận định của các sứ thần đã từng đến Việt Nam.
2. Việt Nam trong sử liệu Trung Quốc
Tuy Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi sông liền sông, nhưng thời cổ đại với giao thông lạc hậu, nên đường đi đến hai nước, nhất là thủ đô là trung tâm chính trị của hai nước vẫn xa lắc xa lơ, không thuận tiện chút nào. Thí dụ, sử sách đời nhà Minh đã ghi lại:
Kinh đô Việt Nam ở triều Hậu Lê, tức là vị trí Hà Nội ngày nay “phía Đông giáp biển Đông
(320 dặm), phía Tây giáp Vân Nam và Lào (567 dặm) cho đến ranh giới Chiêm Thành
(1900 dặm), phía Bắc giáp huyện Bằng Tường, phủ Tư Minh, Quảng Tây (400 dặm), đến Nam Kinh (7700 dặm), đến Bắc Kinh (hơn 11000 dặm) mọi người đi lại đều phải quan Trấn Nam Quan, châu Bằng Tường”(3).
Thời đó Lê Lợi “xây dựng hai kinh đô Đông đô và Tây đô, chia đất nước thành 13 đạo là:
Sơn Nam, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, An Bang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Minh Quang,
Lạng Hoá, Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Quảng Nam. Ở mỗi đạo lập 3 ty, giống như 3
ty của Trung Quốc: Ty thừa chính, Ty hiến sát, Ty tổng binh sứ. Đông đô ở phủ Giao Châu, Tây đô ở phủ Thanh Hoá”(4).
Do núi non và biển cả cách trở, đường đi lại giữa hai nước Trung Việt vô cùng gian nan vất cả. Đối với các sứ thần, đi sứ nước Việt không khác nào bước vào đường gian truân. Vào năm thứ hai đời Minh Hồng Vũ (tức năm 1369), vua Minh cử Trương Dĩ Ninh, một viên quan hàn lâm có chức tri chế và Điển Bạc Ngưu Lượng đi sứ An Nam, ông “nghĩ rằng An Nam là đất nước xa xôi hẻo lánh, nơi sơn lâm chướng khí nặng nề, người xưa coi đó là đất hoang dã, nơi quái nhân không ở, người hiền không đến, chỉ lo chướng khí hại đến thân”, khi ông biết các sứthần đã đến đó bình an và làm xong sứ mệnh, chẳng những vui mừng khôn xiết mà còn làm thơ mừng, trong đó có đoạn: Sứ giả vãng hoàn đa nghị thuyết,
Chướng vân mai thụ nhược đôi yên.
Khanh sơ phụng mệnh tiện tiền bôn,
Đạo lộ kỳ khu thực thảm hồn.
Thiên tầm thụ mạo viên phi tẩu,
Vạn hác phong sinh chướng khí hôn.
Nhật mộ điểu đề nhân bất đáo,
Nguyệt thâm tượng hống dạ hoàn ôn(5).
Dịch nghĩa:
Các sứ giả đi về bàn tán nhiều,
Chướng khí ùn ùn quấn chặt lấy cây.
Xưa khanh vâng lệnh bôn ba hải ngoại,
Đường sá ghập ghềnh não nuột lòng.
Đàn vượn bay nhảy trên ngọn cây cao,
Chướng khí dập dờn trên những ao đầm.
Sớm chiều chim hót mà người chẳng đến,
Tiếng voi gầm đem lại hơi ấm trong đêm.
Những câu thơ trên đã phản ánh đầy đủ cảm nhận của tầng lớp quan lại đời nhà Minh về hoàn cảnh địa lý của Việt Nam lúc bấy giờ.
Về khí hậu, ấn tượng sâu sắc nhất của người Trung Quốc đối với Việt Nam là nóng nực. Các sách lịch sử đời nhà Tống đã ghi rõ:
“Đất này nóng nhiều, không có không khí lạnh, kể cả mùa đông cũng phải ôm áo mà phe phẩy quạt”(6).
Qua ghi chép trong sử sách Trung Quốc thì Việt Nam “khí hậu thường là ấm, sản vật của xứ sở này chỉ có lúa, không có lúa mì”(7), “một năm ba vụ lúa, tám vụ tằm tơ”(8). Qua đó có thể thấy trồng lúa nước và trồng dâu nuôi tằm là hoạt động nông nghiệp quan trọng của Việt Nam. “Đất nước này cũng có các loại vải nhẹ, có hàng dệt bông và tơ và lụa, như lụa trắng rộng trên hai thước ta”(9), có thể nói chất lượng rất tốt. Ngoài ra, Việt Nam “có lợi thế về cá và muối”(10), “dân đã chưng nước biển để lấy muối, cất rượu bằng gạo”(11), xung quanh nhà dân “trồng nhiều tre, mía, dừa, mùa nào cũng có quả”(12), qua đó có thể thấy người dân ở đây đã tận dụng yếu tố thiên thời địa lợi như thế nào. Đồng thời Việt Nam cũng là xứ sở rất phong phú vềsản vật quý và lạ, như vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, ngà voi, lông chim, quế, cau(13), ngọc trai, đồi mồi, chu sa, trầm hương, hương trầm, dầu thực vật, hồ tiêu, sừng linh dương, tê giác, hươi nai, tinh tinh, ngọc phỉ thuý, rắn trăn, kiến dầm muối, quả am-la, quả mít, ô mộc, tô mộc (14)…
Sử sách Trung Quốc cũng có ghi chép nhiều về hoạt động buôn bán của Việt Nam, “hàng hoá trao đổi gồm tơ lụa vải vóc đủ màu, vải đen, lược ngà, giấy má, đồng thau, sắt…”(15). Trong sử sách đời nhà Tống, khi nhắc đến Việt Nam “chưa đúc được tiền, toàn dùng tiền nhỏ của Trung Quốc, đều là do các nhà buôn bỏ ra cả”(16). Những ghi chép trong sử sách đời nhà Nguyên đã nói rõ hơn “sử dụng tiền đồng trong lưu thông mua bán. Trong dân gian cứ 67 đồng thì ngang một lạng bạc, các quan thì quy định 70 đồng”(17).
Lúc bấy giờ “các thuyền nhân không mua bán đất, chỉ buôn bán ngấm ngầm ngang tắt, không muốn qua cửa quan, chỉ lo người Trung Quốc thấy được thực trạng của đất nước mình”(17).
Vì các sứ thần đều là những người gánh trọng trách của chính quyền quốc gia nên họđều ghi chép tương đối tỉ mỉ những nhận định về chế độ chính trị của Việt Nam. Thí dụ về chế độ quan chức từ Trung ương đến địa phương và các cấp quan lại, họ đã ghi như sau: “Sáu bộ (lục bộ) đều có Thượng thư, Tả thị lang, Hữu thị lang; Sáu phòng (lục khoa) đều có các quan Đô cấp sự trung và Cấp sự trung; Lục tự (tự là tên một cấp quan) có các quan tự khanh, thiếu khanh, tự thừa; Ty thông chính có Thông chính sứ, Thông chính phó sứ; tại Ngự sử đài có Đô ngự sử, Phó đô ngự sử, Thiên đô ngự sử, Đề hình, Thập tam đạo giám sát; Ở Viễn Đông các có Đông các đại học sĩ, Đông các học sĩ; Viện Hàn lâm có Chưởng viện, Thừa chỉ, Thị giảng, Thị độc, Biên tu, Hiệu thư, Kiểm thảo; Ở Trung thư giám có Trung thư xá nhân, Chính tự, Hoa văn; các Ty trực thuộc 6 bộ thì có Lang trung, Viên ngoại lang; tại Ty ngoại thừa chính thì có Thừa chính sứ, Tham chính, Tham nghị; tại Ty Hiến sát thì có Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ; các quan thủ lĩnh thì có Kinh lịch, Lục sự, Tri bạc, Suy quan, Chủ sự; quan trực tiếp cai trị dân (xưa gọi là mục dân quan, ví dân như súc vật, quan là người chăn giắt) thì có Tri phủ, Đồng tri phủ, Tri huyện, Huyện chưởng, Tri châu, Đồng tri châu; tại các phủ huyện trực thuộc (trực lệ) thì có Phủ doãn, Thiếu doãn, Trị trung, Huyện úy, Thông phán. Các chức danh quan võ Ngũ phủ,… có Sở phủ đô đốc, Tả đô đốc, Hữu đô đốc, Đồng tri, Thiên sự; tại Điện Trực Kim Quang có hai đội (còn gọi là vệ) Cẩm y, Kim Ngô thì có Chưởng vệ Đô chi huy sứ, Đồng tri; Thiên sự; Tại 3 Ty của Điện Thần Vũ Hiệu Lập thì có có Đề đốc, Tham đốc, Đô kiểm điểm, Tả và Hữu kiểm điểm; Các đội (vệ) ở phiên trấn thì có Tổng binh, Sứ tổng binh, Đồng tri, Thiên sự; tại Ty thị vệ trong nội các thì có Chỉ huy sứ, Đồng tri, Thiên sự; Các đội thị vệ tại ngoại thì có Thiên hộ, Bá hộ, Thống chế; tại ngoại thì có Quản lãnh vũ úy; các sở ở vùng biên giới thì có Kinh lược sứ, Kinh lược đồng tri, Thiên sự. Lại còn đặt ra 5 tước: công, hầu, bá, tử, nam. Đó là chế độ quan văn võ.
Các quan chức khác ở các ty, các giám và các chức quan nhỏ khác còn nhiều lắm, không thể nào ghi chép hết được”(18). Trong sách sử đời nhà Minh còn ghi rõ: “Phong tục của họ trọng võ, vượt tước vị gọi là quận công, có đến hơn 100 người, dưới tước hầu thì không tính, còn quan văn chỉ nắm văn thư cố sự mà thôi”(19).
Cũng có những sách ghi chép rằng: Việt Nam “gọi quý nhân là ông trà, ông trà có nghĩa là quan to”(20). Cũng có sách viết “phẩm trật trong quan chế Việt Nam giống như người Hán, áo mũ cũng vậy”(21).
Trong lựa chọn và đề bạt các quan “đều đặt lệ thi cử, định các hệ quan văn võ”, “chế độ khoa cử thì có thi Hương, thi Hội. Thi Hương được tổ chức vào mùa thu các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đỗ tam trường gọi là sinh đồ, đỗ tứ trường gọi là cống sinh. Còn thi Hội được tổ chức vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vào mùa xuân, đỗ tứ trường được phong Đồng tiến sĩ xuất thân, đỗ ngũ trường được phong Tiến sĩ cập đệ.
Lại còn có tam khôi: Đệ nhất danh, Đệ nhị danh, Đệ tam danh(22)”. Về nội dung thi “chọn người theo hai khoa kinh nghĩa và thi phú”(23) trong đó “đệ nhất trường dùng văn của cửu kinh; đệ nhị trường thi văn chiếu, tế, biểu; tam trường thi văn thơ phú; tứ trường thi loại văn đối sách; ngũ trường phải vào cung thi trước mặt nhà vua và phải dùng văn đối sách”(24).
Có sách còn ghi “Dùng khoa cử để chọn người tài, cũng không khác gì giáo dục của Trung Quốc xưa vậy”(25), điều đó đã nói lên mối liên hệ giữa khoa cử Việt Nam với khoa cử Trung Quốc.
Về chế độ quân đội của Việt Nam, trong sử sách Trung Quốc cũng ghi chép rất tỉ mỉ. Thời nhà Tống, các đô thành Việt Nam đều “trong thành không có dân, chỉ có hàng trăm khu trại lính được dựng nhà tranh. Các phủ, sở cũng chật hẹp, trên cửa đề Minh Đức Môn, chỉ huy và binh lính gần 3000 người, trên trán có xăm 3 chữ “Thiên tử quân”. Lương thực được cấp thóc hàng ngày, họ phải tự giã để ăn. Binh khí thì có cung nỏ, mộc bài, súng gỗ, súng tre, người yếu không thể sử dụng được”(26).
Đến đời Minh “các ty và vệ nội và vệ ngoại, mỗi vệ, ty có 6 sở: trung, tiền, hữu, tả, hậu, sủng, mỗi sở có 15 đội, mỗi đội 55 người, thường 6 năm một lần chọn các tráng đinh, những người khỏe mạnh để sung vào quân ngũ, những người yếu thì về với dân. Những người sức khỏe thật tốt thì sung vào đội “Kiêu dũng quân” thuộc các vệ, là đội quân chiến đấu khi đất nước hữu sự; sức khỏe loại 2 thì sung vào Kỳ quân ngũ, đó là đội quân vận chuyển lương thực. Lính đã ở lâu trong quân ngũ có thể trở về quê cày cấy làm ăn, lo nghiệp nhà. Mỗi lần thiết triều, các vệ phải điểm danh, Kiêu dũng quân phải trực ở vệ sở, sức khỏe loại 2 thì nộp tiền được trở về nhà, nhưng lúc hữu sự thì lại bị điều động sử dụng.
Một vệ được gọi là một doanh, một sở được gọi là một kỳ, đó là theo binh chế cũ. Khi đất nước loạn lạc thì quân đội phân tán ra các thôn ấp, điều động rất chậm chạp, khó lòng ứng biến, lại tạm thời áp dụng chế độ quân ngũ nông thôn kiểu cha con (phụ tử binh). Mỗi một ty hành chính bố trí một viên quan cai quản, mỗi phủ một phó đô tướng, mỗi huyện, châu bố trí một phó tướng, bao gồm cả số dự bị bổ sung. Các châu, huyện lớn được chọn một nghìn lính tinh nhuệ; huyện vừa thì chọn 800; huyện và châu nhỏ thì chọn 600 hoặc 500. Thêm vào đó một lính và hai người vận chuyển lương thực, số người còn lại phải nộp lương thảo. Khi một nơi nào đó có đánh nhau thì điều động đến mức cao nhất, nếu không có việc gì thì trả tất cả về.
Khi có giặc tiến gần biên giới thì tự bảo vệ nhau. Những vùng đất thuộc huyện, châu mình, nếu là nơi xung yếu cần tăng thêm quân để trấn giữ, với binh lính trấn giữ đô thành, cũng có chế độ đối với mới và cũ.
Quân thường trực và các võ sĩ dũng mãnh đều hưởng lương quan lại và chuyên được giữ lại làm túc vệ (quân ở doanh trại). Về sau do sự phân chia Nam Bắc nên hai bên đều tuân theo chế độ ấy. Binh lính phải dũng cảm nhanh nhẹn, phải thiện chiến. Đánh nhau nếu thuận lợi thì thừa thắng truy đuổi, nếu không thuận lợi thì rút về căn cứ hiểm yếu. Lính giữ thành và lính cơ động đều như vậy cả”(27).
Một số ghi chép dưới thời nhà Minh lại cho rằng Việt Nam “không có thành quách, quây pháo làm tường thành, quân đội và dân ở xen lẫn với nhau”. “Quân chế không có định mức, khí giới chỉ dùng pháo hỏa, đao kiếm là thứ yếu”. “Quốc gia coi nhiều voi nhiều lính là mạnh, lấy số lượng đánh giá, voi mỗi con không quá 3000, lính thường giữ số 10 vạn, tương truyền do Phục Ba tướng quân đặt ra lệ ấy. Đi dọc sông quanh thành khoảng 50-60 dặm, các chiến thuyền lúc gặp tình thế hiểm nguy thì giấu thuyền vào bờ. Những thuyền đó sơn đỏ sơn vàng, chuẩn bị người đầy đủ, có lẽ nước ấy muốn khoa trương sức mạnh”(28). Lính mặc một hoặc hai áo màu xanh tay rộng, trời nóng thì cởi trần, không có mũ sắt. Binh khí thì có súng hỏa mai, khiên, đao… lúc cần không đủ dùng”(29).
Lúc chiêu mộ binh lính, “biên chế đội ngũ dựa vào luật lệ thu thuế nghề nông, cho nên phong tục của họ sinh con gái thì mừng, sinh con trai thì lo. Nam xếp vào là đinh, đến mức
quy định phải vào quân ngũ và phải cạo tóc ở trán khoảng một tấc đê phân biệt với thường
dân”(30).
Nhưng ghi chép trong sử sách Trung Quốc về mặt văn hóa giáo dục cũng rất phong phú. Rất nhiều sử liệu đều đề cập đến vấn đề sử dụng chữ Hán ở Việt Nam, có tài liệu viết: Nước này “đều dùng chữ Hán của Trung Hoa, không quen dùng chữ của các nước khác”(31), “ngâm thơ đọc sách, đàm đạo triết lý, sáng tác văn chương đều gần giống Trung Quốc, chỉ có lời phát âm hơi khác, lạtai”(32).
Có tài liệu ghi rằng “văn tự giống như Trung Quốc. Họ còn sáng tạo thêm một số chữ, phần lớn thêm bộ thổ ở bên trái, nhưng trên các văn thư trao đổi với sứ thần thì không dùng những chữ đó”(33), điều đó rõ ràng là nói tới chữ Nôm của Việt Nam. Sử sách đời Tống còn ghi “Việt Nam chưa làm được giấy và bút, thường phải tìm ở đất khác”(34). Điều đó nói rõ rằng thời ấy, Việt Nam thường phải qua đất Quảng Tây, Quảng Đông để mua giấy, bút và các đồ dùng văn phòng khác. Nhưng, nghệ thuật thư pháp Việt Nam cũng có những nét đặc sắc của nó.
Theo ghi chép của Phan Đỉnh Quê, một người đã từng đến Việt Nam thì nước này “thư pháp theo kiểu tống thể, cách viết của mọi người đều giống nhau, rất khó phân biệt đẹp xấu. Tôi đã từng đàm đạo với các sĩ phu đểtìm nguyên do, phần lớn đều nói người nước tôi học chữ đều học cách ghép thành một chữ, cách khác tách nét từng chữ, làm cho nét chữ không có gì khác nhau, sau đó ghép thành một chữ, đó cũng là một cách vậy. Khi viết học ngồi bệt xuống chiếu, hai cổ tay không tì xuống chiếu, tay trái giữ giấy, tay phải cầm bút, tuy lúc thi xạ sách ở triều đình (xạ sách là một môn thi, chủ khảo nêu vấn đề, thí sinh viết đáp án – ND) phải viết kiểu chữ Khải (kiểu chữ chân phương – ND), rõ ràng, nếu không thì rất khó mà vượt trội vậy”(35).
Về chế độ trường học của Việt Nam, ở kinh đô có Quốc tử giám, tất phải có Tế tửu, Tư nghiệp, Tiến sĩ thông thạo ngũ kinh, Giáo thụ để dạy các cống sĩ (Tú tài và Cử nhân). Lại còn có Sùng văn quán, Tú lâm cục, ở đây tất phải có Hàn lâm việc kiêm Chưởng quan để dạy các hạng nho sinh con em các quan ở Viện Sùng văn, Tú lâm. Tại các phủ thiết lập trường học Văn miếu, có các quan Huấn đạo nho học để dạy các sinh đồ”(36). “Hễ là con em của dân thường, cứ đủ 8 tuổi là vào tiểu học, 15 tuổi vào đại học”(37). Về nội dung học tập “kẻ sĩ đi học, phần lớn vẫn là “cương giám” (lịch sử) và “tính lý” (học thuyết nói về tính cách con người và sự vật đều do trời sinh ra cả – ND)(38), “tam cương, ngũ thường cùng với chính tâm tu thân là gốc của tề gia, trị quốc, văn chương lễ nhạc, tất cả đều phải học đủ”(39).
Về tình hình đời sống của xã hội Việt Nam thời cổ, những ghi chép của đồ nhà Minh đã viết: “Họ sống chung chạ, ít hiểu biết về lễ nghi, tính nết thô bạo, thích đánh nhau, trọng giàu, khinh nghèo”(40), “Phong tục sống chung chạ. Có người cắt tóc, có người búi tóc, môi đỏ răng đen, đi chân đất, xăm vẽ đầy mình. Ưa tắm lúc nóng nực nên giỏi hơi thuyền lội nước”(41). Về mặt trang phục, Minh Thái Tổ đã có bài thơ miêu tả như sau: “Người dân coi việc đi chân đất là lệ làng, cạo tóc áo quần như thầy tu nơi hoang dã”(42).
Những ghi chép đời nhà Thanh còn nói rõ: “Tóc họ để đuôi dài sau lưng, được chải bằng sáp nên không bị tơi xõa. Chân đi đất, họ coi đất như là cát sạch vậy. Áo của con trai, con gái, đàn ông, đàn bà đều không có cổ đứng, khó phân biệt, không có quần váy, con gái mặc váy thùng, không gấp nếp, vua và quan thì đi tất che đến đầu gối nhưng họ vẫn không ưa lắm. Các phu kiệu cầm lọng quạt của nhà vua chỉ được quấn vải từ mông đến rốn, mùa đông cũng không có áo”(43).
Về mặt kiến trúc, “chỉ có nhà vua mới được dùng ngói màu vàng, quan và dân không dám dùng ngói, chỉ được lợp bằng cỏ, cột, kèo bằng tre, mái hiên nhà chỉ cho phép cao 4 thước ta, cửa cao không được quá 3 thước ta, phải cúi đầu khom lưng mới vào được, ngay cả cửa ở cung vua cũng không được cao quá mười thước ta”(43).
Về các đồ dùng trong nhà của Việt Nam thì “nhà sang mới có giường và đệm, còn dân thường không có. Những người sang trọng thì đi cáng, hai người khiêng. Hạng đại quý tộc thì có kiệu giống như xe, lên kiệu rồi thì ngồi xếp bằng, có 4 người hoặc 8 người khiêng”(43), “họ không có bàn ghế. Riêng với các sứ thần, họ làm ghế ngồi vừa cao vừa rộng. Bàn yến tiệc của họ hình tròn, sơn son thiếp vàng, được phép cao khoảng một thước ta, viền xung quanh như cánh hoa”(43).
Về phong tục tập quán Việt Nam, có người cho rằng “phong tục của họ dâm đãng, không biết xấu hổ, khi tắm ngâm mình xuống nước, đàn ông đàn bà đều tắm truồng, đi lại, đứng ngồi không né tránh nhau, kể cả nhà quyền quý cũng thế”. Tập quán ăn trầu của người Việt Nam đã để lại những ấn tượng sâu sắc: “Lúc nào cũng nhai trầu, chỉ có lúc ngủ là dừng mà thôi. Răng thì nhuộm đen bóng, thấy người có răng trắng lại còn cười lại họ”(43).
Về phong tục cưới xin, “đến ngày đã định con trai con gái tụ tập thành hàng thành lối, kết những quả cầu ngũ sắc, vừa hát hò vừa tung cầu, họ gọi trò chơi đó là “tung còn”, con gái nhận còn coi như việc hôn nhân của nhà trai đã được quyết định”(44). Xem ra cách ấy cũng giống như cách tung quả tú cầu đểđịnh đoạt hôn sự vậy.
Theo một số ghi chép trong sử sách Trung Quốc thì địa vị xã hội của người phụ nữ Việt Nam trong thời cổ đại tương đối cao. Thí dụ trong quan hệ hôn nhân, nam phải được người nữ lấy, nữ giới chính là lấy người. Nữ giới lấy chồng nếu không có của hồi môn cho nhà trai thì bị coi là hèn hạ, vô tích sự. Trong lúc đó có thổ dân lấy được vợ đẻ con trai mới được về nhà chồng, đẻ con gái thì không được về, vì thế con gái quý hơn con trai”(45).
Trong buôn bán phụ nữ cũng chiếm một địa vị rất cao. Dù con trai nhà quan cũng không
kiêng kỵ ra chợ mua bán con gái. Không phải phiên, hàng nghìn con gái cũng được mang
ra bán(45).
Ngoài ra, tục ngũ có câu: “Đất bao nhiêu thì nuôi người bấy nhiêu”. Những người Trung Quốc đã đến Việt Nam còn nhận xét rằng “Hai châu Hoan và Diễn (tức là đất Nghệ An ngày nay – ND) văn học phát triển, hai châu Giao và Ái (tức là đồng bằng Bắc Bộvà Thanh Hóa – ND) thì nhiều người hào phóng, so với các nơi khác cũng hơi đặc biệt”(46). Qua đó có thể thấy người Trung Quốc nhận xét rất tỉ mỉ.
Một điều đáng nói nữa là, trong quá trình giao lưu giữa Trung Quốc và Việt từ rất sớm đã có hiện tượng người Trung Quốc di cư sang Việt Nam và do nhiều nguyên nhân, một số định cư lại Việt Nam. Thí dụ những tài liệu từ đời nhà Tống ghi rõ sau khi đất nước Việt Nam giành được độc lập tự chủ không lâu, do “người bản xứ ở đây không thạo về văn tự, nên những nhà buôn từ Phúc Kiến đến, tất phải tiếp xúc, vì các quan muốn giải quyết công việc, các văn bản đều do khách đề xuất. Tương truyền rằng ông Lý Công Uẩn vốn người Mân (tức là Phúc Kiến – ND). Lại có cả những người có tài năng, những nhà sư, đạo sĩ, các nhà kỹ thuật và tôi tớ của họ trốn sang đây rất nhiều”. Có thể thấy rõ những người đó được các nhà đương cục Việt Nam trọng đãi họ đã lưu lại định cư và phục vụ cho chính quyền thời ấy. Nhưng cũng có một số ít là bị cướp sang Việt Nam làm nô tì: “Thổ dân ở nước này rất ít, một nửa là dân thành phố. Một số lữ khách ở vùng Nam Châu dụ dỗ người đi làm nô tì, tôi tớ nhưng đến Châu Động thì trói lại và đem bán, giao người ở Châu Động, lấy hai lạng vàng, người có tài nghệ thì được bù thêm, người giỏi văn chương chữ nghĩa cũng được bù thêm. Bị trói tay và bị đuổi đi, những người này không biết đường về. Đến địa điểm thì người bị bán được giao cho người mua và làm tôi tớ suốt đời, bị xăm chữ lên trán, phụ nữ thì bị xăm vào vú, bị quản thúc chặt chẽ để đề phòng họ trốn”(47).
Từ đó người Trung Quốc di cư sang Việt Nam ngày càng nhiều, cho nên có tài liệu lịch sử đã chép “vào thời loạn lạc đời nhà Minh, số người lưu lạc sang ngụ cư ở đất nước láng giềng có đến hàng triệu”(48).
3. Một số nhận định về những ghi chép có liên quan đến Việt Nam trong sử sách Trung Quốc
Trước hết, cần nói rằng những ghi chép xa xưa của Trung Quốc về Việt Nam là phong phú, về đại thể là tương đối khách quan. Nhưng do tư cách cá nhân và quá trình từng trải của các tác giả có khác nhau, những nơi họ đặt chân đến cũng khác nhau, góc độ quan sát của họ cũng khác nhau, thậm chí có thể do nguyên nhân những người khác đã sửa chữa trong quá trình xử lý những sử liệu đó, nên đã xuất hiện những điểm không thống nhất về sử liệu ở một số mặt nào đó, thậm chí có những điểm mâu thuẫn với nhau. Thí dụ, một số ghi chép dưới đời nhà Thanh cho rằng “ngà voi, dược liệu thơm, bông, hồ tiêu, hoa hồi, dấm là từ nước ngoài nhập vào”(49). Mà đoạn trên khi trích những ghi chép về sản vật Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ rằng ớ đấy có ngà voi, và các sản vật quý hiếm như hương liệu. Hoặc, trong một số ghi chép dưới thời nhà Nguyên nói rằng “phong tục lễ nghi mang phong cách Trung Quốc”(50) nhưng những ghi chép dưới thời nhà Minh lại nói rằng “tính nết thô bạo”(51). Vì vậy cần có sựđối chiếu và phân tích các nguồn sử liệu đương thời mới có thể tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện, khách quan trình độ nhận thức của người Trung Quốc cổ xưa về Việt Nam.
Thứ hai, từ ngày nước Việt Nam giành được độc lập (năm 968), do vẫn duy trì mối quan hệ nước thiên triều và nước chư hầu với các triều đại phong kiến Trung Quốc, cho nên các tác giả của sử sách Trung Quốc viết vềViệt Nam, bao gồm các vị đế vương, sứ thần, nhà buôn, khách du lịch cùng các học giả, văn nhân đều hoặc ít nhiều chịu ảnh hưởng và sự chi phối của quan niệm đó. Thí dụ trong một bài thơ của Minh Thái Tổ có câu:
Lĩnh Nam nam, hựu Hải Nam biên,
Duy hữu An Nam phụng ngã thiên(52).
Có nghĩa là:
Phía nam Lĩnh nam, lại bên cạnh Hải Nam
Chỉ có nước An Nam là tôn sùng trời của ta.
Sử liệu đời nhà Tống cũng đã từng viết:
“Khi sứ giả của ta đến, tù trưởng tất phải dắt ngựa ra khỏi thành, triển khai nghi lễ đón tiếp nước lân bang, nét mặt phải nghiêm trang, phải cúi lưng, vấn an hoàng thượng. Họ bá cổ nhau cùng đi, thỉnh thoảng dẫm chân giơ thẳng sào, lặn xuống nước đâm cá, mỗi lần đâm trúng cá, mọi người hò reo ầm ĩcoi đó là niềm vui”(53).
Triều đình nhà Nguyên tỏ ra bất mãn khi vua An Nam không chịu quỳ để nhận chiếu thư, “người đi sứ sau một năm đi về phải tâu, quốc vương mỗi lần nhận chiếu chỉ của thiên tử chỉ phải khoanh tay không phải lạy, khi tiếp hoặc mở tiệc đãi sứ giả thì được ngồi trên sứ giả một bậc… Chiếu chỉ của thiên tử các thần đều phải cúi lạy tiếp nhận, đó là đạo nghĩa từ cổ chí kim, không có ngoại lệ”(54).
Cho đến đời Minh lệ đó vẫn tiếp tục, chẳng hạn “năm Canh Ngọ đời Cảnh Thái (tức năm 1450), sứ thần Biên Vĩnh ban chiếu cho An Nam, vua quan của nước ấy đều đến Toà của sứ thần nghênh tiếp, cúi lạy trên thềm – Vĩnh Chính Sắc đã trách rằng: “An Nam vốn là nước láng giềng nổi tiếng về lễ nghĩa, không hiểu sao nay lại ngạo mạn như thế! Mọi người hoảng sự cúi lạy trên thềm(55).
Đời nhà Thanh các sách còn viết: “tôn nước Trung Hoa ta là thiên triều, coi người Trung Hoa ta là người của thiên triều, vẫn như thể chế ngày xưa vậy”(56).
Ảnh hưởng của quan niệm nước lớn nước nhỏ ấy, có lúc đã ảnh hưởng nhất định đến tính khách quan trong quan sát và ghi chép của các tác giả đối với xã hội Việt Nam.
Thêm vào đó do tập tục xã hội của hai nước Trung Quốc và Việt Nam cũng có những điểm khác nhau nên các sứ thần Trung Quốc cũng như những người Trung Quốc khác đã từng đến Việt Nam thường quan sát và đánh giá Việt Nam về nhiều mặt theo quan niệm truyền thống của Trung Quốc để từ đó có những kết luận riêng của mình. Trong đó có những miêu tả và đánh giá về phong tục tập quán Việt Nam có thể đem lại cho người khác ấn tượng không đẹp.
Song chúng ta cũng nên nhận thấy rằng trong thời xa xưa giao thông khó khăn và thiếu thông tin ấy, những ghi chép về Việt Nam trong sử sách cổ Trung Quốc vẫn là nguồn chủ yếu để người đương thời tìm hiểu về Việt Nam và những ghi chép đó quả thật đã có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong lòng người Trung Quốc (chủ yếu là các văn nhân học giả) về hình ảnh Việt Nam. Ngày nay chúng ta nghiên cứu những nhận định và ấn tượng của người Trung Quốc xưa về Việt Nam, chính là để hiểu thêm nguyên nhân đã nảy sinh ra những nhận định đó và hậu quả của những nguyên nhân đó.
Nhìn chung cách nhìn của các văn nhân học giả Trung Quốc về Việt Nam đều muốn hướng tới sự khách quan, chính xác, song do ảnh hưởng của quan niệm phong kiến và nguồn thông tin khó khăn này nên đã nảy sinh một số vấn đề và sai lạc. Qua việc phân tích một số tác phẩm ởnhiều thời kỳ khác nhau và của các tác giả cương vị khác nhau để chắp nối lại sự hình thành những nhận định của người Trung Quốc về hình ảnh Việt Nam cùng những thay đổi, sẽ là công việc nghiên cứu khoa học đầy ý nghĩa.
Người Việt là nhóm Bách Việt (Yue) đầu tiên hay cuối cùng?
Le Minh Khai
Người dịch: Hà Hữu Nga
Vài tháng trước một bạn đọc đề nghị tôi đáp lại một bài viết [1] có một luận điểm đã được nhấn đi nhấn lại nhiều lần, cho rằng người Việt là nhóm người cuối cùng của “Bách Việt” và họ đã thoát khỏi bị Hán hóa bằng cách di chuyển về phương nam và giữ vững độc lập của mình.
Tác giả của bài viết cho rằng người Việt luôn ý thức mình là Việt qua nhiều thế kỷ và họ duy trì được di sản văn hóa Bách Việt, mặc dù tác giả không hề giải thích rõ ràng cái gì tạo dựng nên di sản văn hóa đó.
Tôi đã bắt đầu viết một bài trả lời [2] bằng cách chỉ ra rằng chúng ta không có bằng chứng về việc là bất cứ nhóm người nào mà người “Trung Quốc” dán nhãn Bách Việt/Yue trong thiên niên kỷ đầu tiên trước công nguyên cũng thực sự tự coi mình là “Việt/Yue” (có lẽ với một trường hợp ngoại lệ là nhóm tinh hoa Nam Việt).
Cái mà chúng ta có bằng chứng là trong nhiều thế kỷ từ cuối giai đoạn TCN đến khoảng 1000 năm SCN có những nhân vật tinh hoa Hán hóa (Triệu Đà*, Lý Bí**, Lâm Sĩ Hoằng [林士弘], Phùng Áng [馮盎]…v.v) đã sử dụng khái niệm Việt/Yue để gọi tên các chính thể mà họ thành lập.
Có phải điều đó có nghĩa là họ đặt tên vương quốc của mình theo tên nhóm người sống ở đó? Chúng ta không có bằng chứng về điều này. Có vẻ như họ chỉ đơn giản sử dụng một cái tên có tính văn chương gắn liền với vùng đó của thế giới.
Một trong những nguyên do tại sao cái tên Việt hình như không thuộc về một nhóm người hoặc một “ý thức”, một “di sản văn hóa” trong thiên niên kỷ đầu tiên SCN là ở chỗ chúng ta không có bằng chứng về một văn hóa mà cả những người bình dân và nhóm tinh hoa đều chia sẻ.
Từ cái mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện về văn hóa Bách Việt/Yue, nó tương tự như cái thế giới mà tôi gọi là “những người săn đầu người Đông Sơn” [3] hơn là thế giới của Triệu Đà hoặc Lý Công Uẩn. Thế giới đó rõ ràng là đã biến mất.
Đây là vấn đề mà nhiều sử gia đã thừa nhận. Chẳng hạn, trong những năm 1960, sử gia Nguyễn Phương đã cho rằng Việt là Hán di cư đến vùng châu thổ sông Hồng vào thiên niên kỷ đầu SCN [4] và đã thế chỗ các cư dân sớm hơn ở đó. Đây không phải là ý tưởng gốc của ông. Thay vào đó là quan điểm cho rằng các nhà nghiên cứu Việt Nam đã bắt đầu nói về điều này ngay từ đầu thế kỷ XX khi lần đầu tiên họ bộc lộ về quan điểm chủng tộc.
Ý tưởng cho rằng có một số lớn di dân đã làm thay đổi cơ bản văn hóa châu thổ sông Hồng đã không được các bằng chứng sử học và khảo cổ học ủng hộ. Tuy nhiên, trong thực tế không cần phải có một dân số lớn mới làm thay đổi đáng kể văn hóa và ngôn ngữ.
Để hiểu được điều này, chúng ta cần suy nghĩ về hai bài viết mà tôi đã đề cập trong blog này: một bài viết về bài của Richard A. O’Conner [5], và bài khác viết về bài của John Phan [6]
Như tôi đã viết trước đây, John Phan cho rằng ngôn ngữ Việt Nam được tạo ra khi một số người nói phương ngữ Trung Quốc chuyển sang nói một ngôn ngữ địa phương (giống như người Normans ở Anh vậy) ở một nơi nào đó vào thế kỷ IX – X, còn Richard O’Conner thì cho rằng những người như người “Việt” hình thành thông qua sự tham gia vào nền nông nghiệp lúa nước. Đặc biệt ông còn cho rằng những người thuộc các tộc người khác nhau dần dần hình thành một “nhóm tộc người” riêng biệt khi họ bắt đầu theo cùng các loại nghi lễ và giao tiếp với các quan chức (khi sử dụng ngôn ngữ “mới” mà John Phan đã xác định) là những người quản lý nguồn nước, thu thuế, …v.v.
Điều mà tôi thấy là đây. Thay vì có một nhóm “Bách Việt” “sống sót”, thì điều có vẻ đã xảy ra là trong giai đoạn cuối đời nhà Đường, có các thành viên của nhóm tinh hoa thuộc khu vực mà ngày nay gọi là nam Trung Quốc và bắc Việt Nam bắt đầu tạo thành các quyển ảnh hưởng riêng của họ và bắt đầu tạo ra một ý thức địa phương cho bản thân họ (điều này trên thực tế đã xảy ra trên toàn bộ đế quốc Đường vào thời gian đó).
Họ không thực hiện điều đó bằng cách đồng nhất hóa với những người địa phương. Thực ra họ có ý định coi nhiều nhóm người xung quanh là “man di”. Thay vào đó, họ sử dụng một số thông tin tồn tại trong các văn liệu (chẳng hạn các ghi chép về nước Nam Việt của Triệu Đà) để tạo ra các tước vị cho các chính thể địa phương và để kết nối các lĩnh địa mới của họ với nguồn thông tin trong các văn bản cổ.
Trong một môi trường như vậy, nó tạo ra một ý thức mà những người như Lý Công Uẩn có thể đã đem đến từ các vùng của cái gọi là Phúc Kiến ngày nay và kết thúc sự thống trị trên một vương quốc thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Họ có thể làm được như vậy vì nhóm tinh hoa trên khắp vùng này đều có chung một văn hóa tinh hoa.
Ngày nay nhiều người có tham vọng phân biệt về phương diện tộc thuộc một số nhóm người sống trong thời kỳ đó. Có những người muốn coi Nùng Trí Cao là “Tày Thái”, trong khi đó lại có người cho Phùng Áng là “Hán”, …v.v.
Trong thực tế thì nhóm tinh hoa trên khắp vùng này đều có chung các tương đồng văn hóa với nhau hơn là với những người mà họ cai trị. Không có lý do gì cho bất cứ một chính thể nhỏ bé nào trong thời gian đó phải bị thống trị bởi những người đồng nhất về phương diện tộc thuộc, vì họ đã được thống nhất bởi một văn hóa tinh hoa, và có lẽ không phải là nhóm tinh hoa ở bất cứ nơi nào thuộc các vùng này cũng đều đồng nhất về phương diện tộc thuộc.
Nếu Lý Công Uẩn thực sự là người Phúc Kiến, thì có lẽ không phải là tất cả mọi người trong cung đình của ông đều giống ông về phương diện tộc thuộc. Cái đã thống nhất nhóm tinh hoa thống trị lại chính là họ có chung một văn hóa, và họ giao tiếp bằng một ngôn ngữ chung (rõ ràng là một ngôn ngữ thứ hai đối với một số người).
Và nếu John Phan đúng thì ngôn ngữ được nhóm tinh hoa vùng châu thổ sông Hồng sử dụng trong thời Lý Công Uẩn nắm quyền vẫn còn là một ngôn ngữ hoàn toàn mới. Hơn nữa, nếu ngôn ngữ này được hình thành khi những người nói một phương ngữ Trung Quốc “chuyển hướng” sang nói một ngôn ngữ địa phương và trong quá trình đó đã đem đến nhiều ngữ vựng mới thì có lẽ đã không có gì quá khó khăn đối với những người đã Hán hóa từ Phúc Kiến đến để học ngôn ngữ đó, khi nó có lẽ có nhiều từ chung với ngôn ngữ riêng của ông ta.
Cùng với thời gian, toàn bộ những điều đó đều thay đổi khi văn hóa tinh hoa này dần dần phổ biến đến người bình dân. Điều đó đã diễn ra như thế nào? Một phần thông qua các quá trình mà O’Connor đã đề cập. Bằng việc tuân thủ trật tự của giới tinh hoa trong việc cam kết với nghề nông làm lúa nước, bằng việc thực hành các lễ thức mà nhóm tinh hoa đã thiết lập, bằng việc lắng nghe các tích truyện về các thần linh địa phương mà nhóm tinh hoa tạo ra nhằm đưa các thần này (mà bản thân người địa phương cũng tin tưởng) vào hệ thống quyền uy của mình, và bằng việc giao tiếp với nhóm tinh hoa bằng ngôn ngữ mà nhóm tinh hoa sử dụng, những người bình dân dần dần thay đổi (tất nhiên quá trình đó không hoàn toàn là con đường một chiều, nhưng tôi lại cho rằng ảnh hướng của nhóm tinh hoa đối với các nhóm không phải tinh hoa là rất lớn – như các trường hợp đã xảy ra mọi nơi trên toàn thế giới.
Quá trình này diễn ra trong nhiều thế kỷ, và trong thực tế nó vẫn còn đang tiếp diễn. Ngày nay ở Việt Nam vẫn còn những người đang tiếp tục trở thành người Việt.
Vì vậy điều mà tôi muốn nói là không phải người Việt là những “người cuối cùng của Bách Việt” , mà thay vào đó họ là những “người đầu tiên của Bách việt”, vì cái văn hóa và ngôn ngữ ngày nay được thừa nhận là “Việt” chỉ bắt đầu hình thành vào gần cuối thiên niên kỷ I SCN, và thông qua quá trình này mà một nhóm người bắt đầu tự coi mình là “Việt” (chứ không phải là được dán nhãn bởi người bên ngoài bằng cái tên đó, như trường hợp thiên niên kỷ I TCN Bách Việt được đề cập đến trong các nguồn sử liệu thời gian đó), và tự hình dung mình là một nhóm hậu duệ của “Bách Việt”.
Khi tạo ra văn hóa này, nhóm tinh hoa đã sử dụng nguồn thông tin được ghi lại về vùng đó của thế giới trong quá khứ (đó là nguồn của một số thông tin trong các văn bản như Lĩnh Nam Chích quái chẳng hạn) và việc sử dụng tên gọi “Việt”, mãi sau này mới biết, là một trong những mẩu thông tin quan trọng nhất của quá khứ mà họ đã khai thác.
Nhưng đó chính là một tên gọi mà họ đã phát hiện, chứ không phải là tên gọi mà họ đã được thừa hưởng. Vì những người mà “người Hán” coi là “Việt/Yue” thì lại không hề biết rằng họ là “Việt/Yue”. Chúng ta không hề biết họ tự coi mình là ai, đối với trường hợp những người săn đầu người Đông Sơn và toàn bộ những nhóm người khác nhau sống trên toàn bộ khu vực ngày nay được gọi là nam Trung Quốc – và di sản văn hóa của họ đã biến mất từ lâu trước khi Lý Công Uẩn xuất hiện trên chính trường.
Ghi chú của người dịch: *,** “…những nhân vật tinh hoa Hán hóa (Triệu Đà, Lý Bí)” Tôi không rõ ý của Le Minh Khai trong các trường hợp này? Mong anh ấy giải thích kỹ hơn; nếu có thể, thì cả trường hợp Lâm Sĩ Hoằng [林士弘], và Phùng Áng [馮盎]…v.v) nữa.
Tài liệu dẫn
1. Nguyễn Xuân Phước, Bách Việt Trong Lòng Đại Việt, Bài viết được đăng trên tranghttp://www.anviettoancau.net/anviettc/
2. Le Minh Khai, The Problem of the Term “Việt” In a National History, bài viết được công bố trên trang leminhkhai.wordpress.com/06Sep12
3. Le Minh Khai, Đông Sơn Headhunters, leminhkhai.wordpress.com/27Nov12
4. Le Minh Khai, Nguyễn Phương on the Origins of the Vietnamese Nation, Bài viết được công bố trên trang leminhkhai.wordpress.com/ 08Mar12
5. Richard A. O’Conner 1995. Agricultural Change and Ethnic Succession in Southeast Asian States: A Case for Regional Anthropology, Journal of Asian Studies54.4 (1995): 968-996.
6. John Phan 2010. Re-Imagining ‘Annam’: A New Analysis of Sino-Viet-Muong Linguistic Contact. Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 4, 2010 [南方華裔研究雑志第四卷 Nam Phương Hoa duệ Nghiên cứu Tạp chí đệ tứ quyển].
Le Minh Khai
Người dịch: Hà Hữu Nga
Vài tháng trước một bạn đọc đề nghị tôi đáp lại một bài viết [1] có một luận điểm đã được nhấn đi nhấn lại nhiều lần, cho rằng người Việt là nhóm người cuối cùng của “Bách Việt” và họ đã thoát khỏi bị Hán hóa bằng cách di chuyển về phương nam và giữ vững độc lập của mình.
Tác giả của bài viết cho rằng người Việt luôn ý thức mình là Việt qua nhiều thế kỷ và họ duy trì được di sản văn hóa Bách Việt, mặc dù tác giả không hề giải thích rõ ràng cái gì tạo dựng nên di sản văn hóa đó.
Tôi đã bắt đầu viết một bài trả lời [2] bằng cách chỉ ra rằng chúng ta không có bằng chứng về việc là bất cứ nhóm người nào mà người “Trung Quốc” dán nhãn Bách Việt/Yue trong thiên niên kỷ đầu tiên trước công nguyên cũng thực sự tự coi mình là “Việt/Yue” (có lẽ với một trường hợp ngoại lệ là nhóm tinh hoa Nam Việt).
Cái mà chúng ta có bằng chứng là trong nhiều thế kỷ từ cuối giai đoạn TCN đến khoảng 1000 năm SCN có những nhân vật tinh hoa Hán hóa (Triệu Đà*, Lý Bí**, Lâm Sĩ Hoằng [林士弘], Phùng Áng [馮盎]…v.v) đã sử dụng khái niệm Việt/Yue để gọi tên các chính thể mà họ thành lập.
Có phải điều đó có nghĩa là họ đặt tên vương quốc của mình theo tên nhóm người sống ở đó? Chúng ta không có bằng chứng về điều này. Có vẻ như họ chỉ đơn giản sử dụng một cái tên có tính văn chương gắn liền với vùng đó của thế giới.
Một trong những nguyên do tại sao cái tên Việt hình như không thuộc về một nhóm người hoặc một “ý thức”, một “di sản văn hóa” trong thiên niên kỷ đầu tiên SCN là ở chỗ chúng ta không có bằng chứng về một văn hóa mà cả những người bình dân và nhóm tinh hoa đều chia sẻ.
Từ cái mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện về văn hóa Bách Việt/Yue, nó tương tự như cái thế giới mà tôi gọi là “những người săn đầu người Đông Sơn” [3] hơn là thế giới của Triệu Đà hoặc Lý Công Uẩn. Thế giới đó rõ ràng là đã biến mất.
Đây là vấn đề mà nhiều sử gia đã thừa nhận. Chẳng hạn, trong những năm 1960, sử gia Nguyễn Phương đã cho rằng Việt là Hán di cư đến vùng châu thổ sông Hồng vào thiên niên kỷ đầu SCN [4] và đã thế chỗ các cư dân sớm hơn ở đó. Đây không phải là ý tưởng gốc của ông. Thay vào đó là quan điểm cho rằng các nhà nghiên cứu Việt Nam đã bắt đầu nói về điều này ngay từ đầu thế kỷ XX khi lần đầu tiên họ bộc lộ về quan điểm chủng tộc.
Ý tưởng cho rằng có một số lớn di dân đã làm thay đổi cơ bản văn hóa châu thổ sông Hồng đã không được các bằng chứng sử học và khảo cổ học ủng hộ. Tuy nhiên, trong thực tế không cần phải có một dân số lớn mới làm thay đổi đáng kể văn hóa và ngôn ngữ.
Để hiểu được điều này, chúng ta cần suy nghĩ về hai bài viết mà tôi đã đề cập trong blog này: một bài viết về bài của Richard A. O’Conner [5], và bài khác viết về bài của John Phan [6]
Như tôi đã viết trước đây, John Phan cho rằng ngôn ngữ Việt Nam được tạo ra khi một số người nói phương ngữ Trung Quốc chuyển sang nói một ngôn ngữ địa phương (giống như người Normans ở Anh vậy) ở một nơi nào đó vào thế kỷ IX – X, còn Richard O’Conner thì cho rằng những người như người “Việt” hình thành thông qua sự tham gia vào nền nông nghiệp lúa nước. Đặc biệt ông còn cho rằng những người thuộc các tộc người khác nhau dần dần hình thành một “nhóm tộc người” riêng biệt khi họ bắt đầu theo cùng các loại nghi lễ và giao tiếp với các quan chức (khi sử dụng ngôn ngữ “mới” mà John Phan đã xác định) là những người quản lý nguồn nước, thu thuế, …v.v.
Điều mà tôi thấy là đây. Thay vì có một nhóm “Bách Việt” “sống sót”, thì điều có vẻ đã xảy ra là trong giai đoạn cuối đời nhà Đường, có các thành viên của nhóm tinh hoa thuộc khu vực mà ngày nay gọi là nam Trung Quốc và bắc Việt Nam bắt đầu tạo thành các quyển ảnh hưởng riêng của họ và bắt đầu tạo ra một ý thức địa phương cho bản thân họ (điều này trên thực tế đã xảy ra trên toàn bộ đế quốc Đường vào thời gian đó).
Họ không thực hiện điều đó bằng cách đồng nhất hóa với những người địa phương. Thực ra họ có ý định coi nhiều nhóm người xung quanh là “man di”. Thay vào đó, họ sử dụng một số thông tin tồn tại trong các văn liệu (chẳng hạn các ghi chép về nước Nam Việt của Triệu Đà) để tạo ra các tước vị cho các chính thể địa phương và để kết nối các lĩnh địa mới của họ với nguồn thông tin trong các văn bản cổ.
Trong một môi trường như vậy, nó tạo ra một ý thức mà những người như Lý Công Uẩn có thể đã đem đến từ các vùng của cái gọi là Phúc Kiến ngày nay và kết thúc sự thống trị trên một vương quốc thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Họ có thể làm được như vậy vì nhóm tinh hoa trên khắp vùng này đều có chung một văn hóa tinh hoa.
Ngày nay nhiều người có tham vọng phân biệt về phương diện tộc thuộc một số nhóm người sống trong thời kỳ đó. Có những người muốn coi Nùng Trí Cao là “Tày Thái”, trong khi đó lại có người cho Phùng Áng là “Hán”, …v.v.
Trong thực tế thì nhóm tinh hoa trên khắp vùng này đều có chung các tương đồng văn hóa với nhau hơn là với những người mà họ cai trị. Không có lý do gì cho bất cứ một chính thể nhỏ bé nào trong thời gian đó phải bị thống trị bởi những người đồng nhất về phương diện tộc thuộc, vì họ đã được thống nhất bởi một văn hóa tinh hoa, và có lẽ không phải là nhóm tinh hoa ở bất cứ nơi nào thuộc các vùng này cũng đều đồng nhất về phương diện tộc thuộc.
Nếu Lý Công Uẩn thực sự là người Phúc Kiến, thì có lẽ không phải là tất cả mọi người trong cung đình của ông đều giống ông về phương diện tộc thuộc. Cái đã thống nhất nhóm tinh hoa thống trị lại chính là họ có chung một văn hóa, và họ giao tiếp bằng một ngôn ngữ chung (rõ ràng là một ngôn ngữ thứ hai đối với một số người).
Và nếu John Phan đúng thì ngôn ngữ được nhóm tinh hoa vùng châu thổ sông Hồng sử dụng trong thời Lý Công Uẩn nắm quyền vẫn còn là một ngôn ngữ hoàn toàn mới. Hơn nữa, nếu ngôn ngữ này được hình thành khi những người nói một phương ngữ Trung Quốc “chuyển hướng” sang nói một ngôn ngữ địa phương và trong quá trình đó đã đem đến nhiều ngữ vựng mới thì có lẽ đã không có gì quá khó khăn đối với những người đã Hán hóa từ Phúc Kiến đến để học ngôn ngữ đó, khi nó có lẽ có nhiều từ chung với ngôn ngữ riêng của ông ta.
Cùng với thời gian, toàn bộ những điều đó đều thay đổi khi văn hóa tinh hoa này dần dần phổ biến đến người bình dân. Điều đó đã diễn ra như thế nào? Một phần thông qua các quá trình mà O’Connor đã đề cập. Bằng việc tuân thủ trật tự của giới tinh hoa trong việc cam kết với nghề nông làm lúa nước, bằng việc thực hành các lễ thức mà nhóm tinh hoa đã thiết lập, bằng việc lắng nghe các tích truyện về các thần linh địa phương mà nhóm tinh hoa tạo ra nhằm đưa các thần này (mà bản thân người địa phương cũng tin tưởng) vào hệ thống quyền uy của mình, và bằng việc giao tiếp với nhóm tinh hoa bằng ngôn ngữ mà nhóm tinh hoa sử dụng, những người bình dân dần dần thay đổi (tất nhiên quá trình đó không hoàn toàn là con đường một chiều, nhưng tôi lại cho rằng ảnh hướng của nhóm tinh hoa đối với các nhóm không phải tinh hoa là rất lớn – như các trường hợp đã xảy ra mọi nơi trên toàn thế giới.
Quá trình này diễn ra trong nhiều thế kỷ, và trong thực tế nó vẫn còn đang tiếp diễn. Ngày nay ở Việt Nam vẫn còn những người đang tiếp tục trở thành người Việt.
Vì vậy điều mà tôi muốn nói là không phải người Việt là những “người cuối cùng của Bách Việt” , mà thay vào đó họ là những “người đầu tiên của Bách việt”, vì cái văn hóa và ngôn ngữ ngày nay được thừa nhận là “Việt” chỉ bắt đầu hình thành vào gần cuối thiên niên kỷ I SCN, và thông qua quá trình này mà một nhóm người bắt đầu tự coi mình là “Việt” (chứ không phải là được dán nhãn bởi người bên ngoài bằng cái tên đó, như trường hợp thiên niên kỷ I TCN Bách Việt được đề cập đến trong các nguồn sử liệu thời gian đó), và tự hình dung mình là một nhóm hậu duệ của “Bách Việt”.
Khi tạo ra văn hóa này, nhóm tinh hoa đã sử dụng nguồn thông tin được ghi lại về vùng đó của thế giới trong quá khứ (đó là nguồn của một số thông tin trong các văn bản như Lĩnh Nam Chích quái chẳng hạn) và việc sử dụng tên gọi “Việt”, mãi sau này mới biết, là một trong những mẩu thông tin quan trọng nhất của quá khứ mà họ đã khai thác.
Nhưng đó chính là một tên gọi mà họ đã phát hiện, chứ không phải là tên gọi mà họ đã được thừa hưởng. Vì những người mà “người Hán” coi là “Việt/Yue” thì lại không hề biết rằng họ là “Việt/Yue”. Chúng ta không hề biết họ tự coi mình là ai, đối với trường hợp những người săn đầu người Đông Sơn và toàn bộ những nhóm người khác nhau sống trên toàn bộ khu vực ngày nay được gọi là nam Trung Quốc – và di sản văn hóa của họ đã biến mất từ lâu trước khi Lý Công Uẩn xuất hiện trên chính trường.
Ghi chú của người dịch: *,** “…những nhân vật tinh hoa Hán hóa (Triệu Đà, Lý Bí)” Tôi không rõ ý của Le Minh Khai trong các trường hợp này? Mong anh ấy giải thích kỹ hơn; nếu có thể, thì cả trường hợp Lâm Sĩ Hoằng [林士弘], và Phùng Áng [馮盎]…v.v) nữa.
Tài liệu dẫn
1. Nguyễn Xuân Phước, Bách Việt Trong Lòng Đại Việt, Bài viết được đăng trên tranghttp://www.anviettoancau.net/anviettc/
2. Le Minh Khai, The Problem of the Term “Việt” In a National History, bài viết được công bố trên trang leminhkhai.wordpress.com/06Sep12
3. Le Minh Khai, Đông Sơn Headhunters, leminhkhai.wordpress.com/27Nov12
4. Le Minh Khai, Nguyễn Phương on the Origins of the Vietnamese Nation, Bài viết được công bố trên trang leminhkhai.wordpress.com/ 08Mar12
5. Richard A. O’Conner 1995. Agricultural Change and Ethnic Succession in Southeast Asian States: A Case for Regional Anthropology, Journal of Asian Studies54.4 (1995): 968-996.
6. John Phan 2010. Re-Imagining ‘Annam’: A New Analysis of Sino-Viet-Muong Linguistic Contact. Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 4, 2010 [南方華裔研究雑志第四卷 Nam Phương Hoa duệ Nghiên cứu Tạp chí đệ tứ quyển].
___________________________________________
Nguồn: Eric Henry 2007. The Submerged History of Yuè, Victor H. Mair, EditorSino-Platonic Papers, Department of East Asian Languages and Civilizations, University of Pennsylvania, Philadelphia, PA 19104-6305 USA, Number 176 May, 2007.
Tác giả: Giáo sư Đại học North Carolina, Tiến sỹ năm 1979 về Văn học Trung Quốc, Khoa Ngôn ngữ Đông Á, Đại học Yale., Đề tài “Hý kịch Trung Quốc, Giới thiệu các vở kịch của Lý Ngư - Chinese Amusement: An Introduction to the Plays of Li Yü”; Nghiên cứu tiếng Hán tại International University Program for Chinese Language Studies at the Stanford Center in Taipei; Nghiên cứu tiếng Việt tại Defense Language Institute Support Command. Biết tiếng Trung Quốc, Pháp, Ý, Việt.
Chú thích
8. The Shàokāng restoration story, with some variation in detail, actually occurs twice in Zuŏ-zhuàn, first in an admonition allegedy directed by Wèi Jiàng to Jìn Dào-gōng in 569 (Xiàng-gōng 4, second-to-last item) and then in an admonition allegedly delivered by Wǔ Zǐ Xū to Fūchāi in 494 (Ai-gōng 1, second item).
9. Zhào Yè, Wú Yuè Chūnqiū, with translation and annotation by Zhāng Jué (Taibei: Táiwān Gǔjī Chūbǎn shè, 1996), juàn 6 (“Yuèwáng Wú Wàizhuàn”), pp. 283-85.
10. Yáng Shànqún, Gōu Jiàn, Taipei: Zhīshūfáng Chūbănshè, 1993, pp. 3-4.
11. Guóyǔ 16 (“Zhèng yǔ”) refers to Yuè and to another state (Kuǐ), as belonging to the surname (Mí ٪) of the rulers of Chǔ. In his notes to Guóyǔ 19 (“Wúyǔ) the Three Kingdoms commentator Wèi Zhāo says that Gōu Jiàn was “of the progeny of Zhūróng,” the fire god said to have been the ultimate ancestor of the kings of Chǔ. Mòzǐ, “Fēi Gōng Xià” says that the king of the state of Yuè (there characterized as one of the “four great powers of the era,” along with Qí, Jìn, and Chǔ) “sprang from Yǒu Jù” Sūn Yíràng has suggested, in his Mòzǐ Xiángū, that this is probably a reference to the Chǔ ruler Xióng Qú (c. 887 BCE). Shǐjì 40 (“Chǔ Shìjiā,” p.1692) says that Xióng Qú established his youngest son Zhí Cī as “Yuè Zhāng Wángˮ”. It is possible that this refers to the original enfieffment that lay behind the emergence of Yuè in later times. Shì Ben, a late Warring States text, also affirms the rulers of Yuè belonged to the Chǔ lineage. See Yáng Shànqún, Gōu Jiàn, Taipei: Zhīshūfáng Chūbănshè, 1993, pp. 5-6.
12. The author of the “Suǒyǐn” notes appended to Shǐjì 41 at one point suggests that the triple recurrence in mid Warring States times of these initial “Wú”s may mean that it was a surname. This reflects a sinocentric misunderstanding of Yuè naming practices. A likelier possibility is that this wú meant “ruler” in Yuè, being cognate, perhaps, with “vua” in Mường and Vietnamese. Its placement at the beginning of each designation in which it occurs is quite in accord with Austroasiatic syntax.
13. Zhào Yè, Wú Yuè Chūnqiū, with translation and annotation by Zhāng Jué (Taibei: Táiwān Gǔjí Chūbăn shè, 1996), juàn 4 (“Hélǘ Nèizhuàn”), p.135.
14. The author of the “Zhèng Yì” commentary to Shǐjì 41, says that this ruler “expanded his territory, made his state great, and proclaimed himself wáng.”
15. Shǐjì, (Beijing, Zhōnghuá Shūjú, 1959), juàn 41, “Yuèwáng Gōu Jiàn Shì Jiā,” p. 1751.
16. Liú Jiànguó (editor and translator), Xīn Yì Yuèjuéshū (Taibei: Sānmín Shūjú, 1997), juàn 8 (Chapter 10), pp. 69-70. Scattered references to other Yuè rulers occur in Chapter 3 of this work in connection with various sites in the old capital area of Wú. These figures, however, are neither located in time nor arranged in chronological series, so it is not clear whether they were rulers of the principal Yuè state or of smaller Yuè groups. One such figure is “Yúfù Jūn”, said to have ruled a place called Fùchéng ; another is “Yuè Gān-wáng”ˮ who ruled Gānchéng, and another is “Wáng Shǐ” ˮ̦, associated with a large grave on Mount Yuān, and yet another is Yuè Jīng-wáng ˮ. Another site is said to be the grave of a Yuè king whose name was unknown to the 1st century CE writer. See Ibid, juàn 2, Chapter 4, pp. 42-66.
17. This and all subsequent references to the Bamboo Annals are based on the text and translation contained in: James Legge, The Chinese Classics, Volume III: The Shoo King or The Book of Historical Documents (Hong Kong University Press Reprint Edition, 1960), Prolegomena, Chapter IV, pp.105 - 183. Due to a problem in Legge’s date conversion system, a one year error occurs in each dated entry; e.g. 471 BCE instead of 472; this problem has been corrected here.
18. Yáng Shànqún, Gōu Jiàn, Taipei: Zhīshūfáng Chūbănshè, 1993, pp. 171-72.
Tài liệu tham khảo
___________________________________________
Nguồn: Eric Henry 2007. The Submerged History of Yuè, Victor H. Mair, EditorSino-Platonic Papers, Department of East Asian Languages and Civilizations, University of Pennsylvania, Philadelphia, PA 19104-6305 USA, Number 176 May, 2007.
Tác giả: Giáo sư Đại học North Carolina, Tiến sỹ năm 1979 về Văn học Trung Quốc, Khoa Ngôn ngữ Đông Á, Đại học Yale., Đề tài “Hý kịch Trung Quốc, Giới thiệu các vở kịch của Lý Ngư - Chinese Amusement: An Introduction to the Plays of Li Yü”; Nghiên cứu tiếng Hán tại International University Program for Chinese Language Studies at the Stanford Center in Taipei; Nghiên cứu tiếng Việt tại Defense Language Institute Support Command. Biết tiếng Trung Quốc, Pháp, Ý, Việt.
Chú thích
8. The Shàokāng restoration story, with some variation in detail, actually occurs twice in Zuŏ-zhuàn, first in an admonition allegedy directed by Wèi Jiàng to Jìn Dào-gōng in 569 (Xiàng-gōng 4, second-to-last item) and then in an admonition allegedly delivered by Wǔ Zǐ Xū to Fūchāi in 494 (Ai-gōng 1, second item).
9. Zhào Yè, Wú Yuè Chūnqiū, with translation and annotation by Zhāng Jué (Taibei: Táiwān Gǔjī Chūbǎn shè, 1996), juàn 6 (“Yuèwáng Wú Wàizhuàn”), pp. 283-85.
10. Yáng Shànqún, Gōu Jiàn, Taipei: Zhīshūfáng Chūbănshè, 1993, pp. 3-4.
11. Guóyǔ 16 (“Zhèng yǔ”) refers to Yuè and to another state (Kuǐ), as belonging to the surname (Mí ٪) of the rulers of Chǔ. In his notes to Guóyǔ 19 (“Wúyǔ) the Three Kingdoms commentator Wèi Zhāo says that Gōu Jiàn was “of the progeny of Zhūróng,” the fire god said to have been the ultimate ancestor of the kings of Chǔ. Mòzǐ, “Fēi Gōng Xià” says that the king of the state of Yuè (there characterized as one of the “four great powers of the era,” along with Qí, Jìn, and Chǔ) “sprang from Yǒu Jù” Sūn Yíràng has suggested, in his Mòzǐ Xiángū, that this is probably a reference to the Chǔ ruler Xióng Qú (c. 887 BCE). Shǐjì 40 (“Chǔ Shìjiā,” p.1692) says that Xióng Qú established his youngest son Zhí Cī as “Yuè Zhāng Wángˮ”. It is possible that this refers to the original enfieffment that lay behind the emergence of Yuè in later times. Shì Ben, a late Warring States text, also affirms the rulers of Yuè belonged to the Chǔ lineage. See Yáng Shànqún, Gōu Jiàn, Taipei: Zhīshūfáng Chūbănshè, 1993, pp. 5-6.
12. The author of the “Suǒyǐn” notes appended to Shǐjì 41 at one point suggests that the triple recurrence in mid Warring States times of these initial “Wú”s may mean that it was a surname. This reflects a sinocentric misunderstanding of Yuè naming practices. A likelier possibility is that this wú meant “ruler” in Yuè, being cognate, perhaps, with “vua” in Mường and Vietnamese. Its placement at the beginning of each designation in which it occurs is quite in accord with Austroasiatic syntax.
13. Zhào Yè, Wú Yuè Chūnqiū, with translation and annotation by Zhāng Jué (Taibei: Táiwān Gǔjí Chūbăn shè, 1996), juàn 4 (“Hélǘ Nèizhuàn”), p.135.
14. The author of the “Zhèng Yì” commentary to Shǐjì 41, says that this ruler “expanded his territory, made his state great, and proclaimed himself wáng.”
15. Shǐjì, (Beijing, Zhōnghuá Shūjú, 1959), juàn 41, “Yuèwáng Gōu Jiàn Shì Jiā,” p. 1751.
16. Liú Jiànguó (editor and translator), Xīn Yì Yuèjuéshū (Taibei: Sānmín Shūjú, 1997), juàn 8 (Chapter 10), pp. 69-70. Scattered references to other Yuè rulers occur in Chapter 3 of this work in connection with various sites in the old capital area of Wú. These figures, however, are neither located in time nor arranged in chronological series, so it is not clear whether they were rulers of the principal Yuè state or of smaller Yuè groups. One such figure is “Yúfù Jūn”, said to have ruled a place called Fùchéng ; another is “Yuè Gān-wáng”ˮ who ruled Gānchéng, and another is “Wáng Shǐ” ˮ̦, associated with a large grave on Mount Yuān, and yet another is Yuè Jīng-wáng ˮ. Another site is said to be the grave of a Yuè king whose name was unknown to the 1st century CE writer. See Ibid, juàn 2, Chapter 4, pp. 42-66.
17. This and all subsequent references to the Bamboo Annals are based on the text and translation contained in: James Legge, The Chinese Classics, Volume III: The Shoo King or The Book of Historical Documents (Hong Kong University Press Reprint Edition, 1960), Prolegomena, Chapter IV, pp.105 - 183. Due to a problem in Legge’s date conversion system, a one year error occurs in each dated entry; e.g. 471 BCE instead of 472; this problem has been corrected here.
18. Yáng Shànqún, Gōu Jiàn, Taipei: Zhīshūfáng Chūbănshè, 1993, pp. 171-72.
Tài liệu tham khảo
[1] Hà Thiên Niên, “Lược thuật về thư tịch cổ Trung Quốc qua các thời đại viết về Việt Nam”,
in trong “Học báo nhân học Đại học sư phạm Tây Nam”, Khoa học Xã hội nhân văn, số 11/2002, tr. 129-133.
[2] Trương Tú Dân, “An Nam thư mục đề yếu”, Tập san Thư viện Bắc Kinh, số 1/1996.
(3) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thư vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”[2].
(4) Minh sử, quyển 321 “Liệt truyện” thứ 209, phần 2 “Ngoại quốc” – “An Nam”.
(5) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thi vực châu tư lục”, quyển 5, “An Nam”.
(6) Trịnh Tủng (đời Tống), “An Nam kỷ lược” (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.58]). “Tống sử”, quyển 488, Liệt truyện thứ 247, “ngoại quốc” 4: Giao Chỉ có viết: “Địa vô hàn khí,
tháng 11 giáp y huy phiến”.
(7) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(8) La Viết Quýnh, “Hàm Tân Lục” Nam Di Chí, quyển 6, “An Nam” nhưng căn cứ vào “Minh sử” quyền 321, “Liệt truyện” thứ 209, “Ngoại quốc” 2, phần ghi chép về An Nam
thì “An Nam đất nghèo, khí hậu nóng, một năm chỉ hai mùa lúa”.
(9) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(10) La Viết Quýnh (đời Minh), “Hàm Tân Lục” Nam Di Chí, quyển 6, “An Nam” nhưng căn cứ vào “Minh sử” quyền 321, truyện 209 trong “Liệt truyện”, “Ngoại quốc” 2, ghi chép về An Nam thì “An Nam đất nghèo, khí hậu nóng, một năm chỉ hai mùa lúa”.
(11) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược”, đoạn nói về “Giao Chỉ”.
(12) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(13) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược”, đoạn nói về “Giao Chỉ”.
(14) Nghiêm Tùng Giản (đời Minh), “Thư vực châu tư lục”, quyển 6 “An Nam”.
(15) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược”, đoạn nói về “Giao Chỉ”.
(16) Trịnh Tủng (đời Tống), “An Nam kỷ lược” (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.59]. Tuy nhiên, qua bài viết Trương Tú Dân cho rằng ghi chép về vấn đề “chưa đúc được tiền” là
không đúng. Từ năm 981 đến năm 988, Lê Hoàn đã đúc đồng tiền “Thiên phúc chấn bảo”, mặt sau có chữ LÊ, đó là đồng tiền xưa nhất của Việt Nam. Đời nhà Lý chưa chắc đã
không đúc được tiền, nhưng vì trong nước thiếu đồng, nên đúc một số lượng ít mà thôi.
(17) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược”, đoạn nói về “Giao Chỉ”.
(18) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”, theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của nhà sử học Việt Nam Phan Huy Chú, phần viết về
“Quan chức’ ghi rõ năm thứ nhất đời Lê Hồng Đức (1470), mùa thu “đã đặt ra quan chế trong triều… có lục bộ, lục tự, lục khoa, ngự sử đài, Hàn lâm viện, Đông các, Quốc tử
giám, Quốc sử viện, Phủ doãn, Phủ cung sư (tức quan Đông Cung), Tư Thiên giám, Thái y viện, Bí thư gián, Trung thư gián, Hoa văn gián đều thuộc các chức cơ vụ nội bộ. Thừa
tuyên, Phủ huyện, các nha môn ở châu là những chức quan gần dân (các quan khuyến nông, đê điều)”. Có thể thấy sửsách Trung Quốc ghi chép khá đúng và tỉ mỉ.
(19) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ dư”.
(20) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(21) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ dư”. Trong “Lịch triều hiến chương loại chí” cũng viết “Phẩm phục thời Lý, Trần ở nước Việt phần lớn giống thời Tống, thời Lê cũng áp dụng như vậy”.
(22) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(23) “Minh sử”, quyển 321, “Liệt truyện” số 289, “Ngoại quốc” 2: “An Nam”.
(24) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(25) Trương Nhiếp, “Đông Tây dương khảo”, quyển 1: “Giao Chỉ”.
(26) “Tổng sử” quyển 488, Liệt truyện số 247, “Ngoại quốc’ 4: “Giao Chỉ’, Trịnh Lạp (đời Tống), Trong “An Nam ký lược” cũng có đoạn ghi tương tự: “Trong thành nơi không có dân
cư, có mấy trăm khu nhà bằng tre trúc dùng làm doanh trại của lính. Cửa phủ có ghi “Minh Đức”… Binh khí thì có cung, nỏ, mộc bài, súng tre” (dẫn theo Trương Tú Dân[2]).
(27) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(28) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ du”.
(29) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(30) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ dư”.
(31) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(32) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược’, phần “Giao Chỉ”.
(33) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(34) Trịnh Lạp (đời Tống), “An Nam ký lược’ (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.59]).
(35) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh): “An Nam kỷ du”.
(36) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”.
(37) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược’, phần “Giao Chỉ”.
(38) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ du”.
(39) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(40) La Viết Cánh (đời Minh), “Hàm tân lục’, Nam di chí, quyển 6, “An Nam” (đề tựa năm 1591).
(41) Trương Nhiếp (đời Minh), “Đông Tây dương khảo, quyển 1 “Giao Chỉ” (bản khắc năm 1617).
(42) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(43) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(44) Trịnh Lạp (đời Tống), “An Nam ký lược’, dẫn theo Trương Tú Dân.
(45) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ du”.
(46) “Minh sử”, quyển 321, “Liệt truyện” truyện 289, “Ngoại quốc” 2: “An Nam”.
(47) Trịnh Lạp (đời Tống), “An Nam ký lược” (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.58].
(48) Dư Tấn (đời Thanh), “Đại quan đường văn tập”, quyển 2 “Thuộc quốc hiệu thuận thư”.
(53) Trịnh Lạp (đời Tống), “An Nam ký lược” (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.58].
(54) “Nguyên sử”, quyển 209, truyện thứ 96 “Liệt truyện”, “Ngoại di” 2: “An Nam”.
(55) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 5, “An Nam”.
(56) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ du”.
(49) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(50) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược’, phần “Giao Chỉ” 1349.
(51) “Minh sử”, quyển 321, “Liệt truyện” thứ 209, “Ngoại quốc” 2: “An Nam”.
(52) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 5, “An Nam”.
(53) Trịnh Lạp (đời Tống), “An Nam ký lược” (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.58].
(54) “Nguyên sử”, quyển 209, truyện thứ 96 “Liệt truyện”, “Ngoại di” 2: “An Nam”.
(55) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 5, “An Nam”.
(56) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ du”.
[1] Hà Thiên Niên, “Lược thuật về thư tịch cổ Trung Quốc qua các thời đại viết về Việt Nam”,
in trong “Học báo nhân học Đại học sư phạm Tây Nam”, Khoa học Xã hội nhân văn, số 11/2002, tr. 129-133.
[2] Trương Tú Dân, “An Nam thư mục đề yếu”, Tập san Thư viện Bắc Kinh, số 1/1996.
(3) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thư vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”[2].
(4) Minh sử, quyển 321 “Liệt truyện” thứ 209, phần 2 “Ngoại quốc” – “An Nam”.
(5) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thi vực châu tư lục”, quyển 5, “An Nam”.
(6) Trịnh Tủng (đời Tống), “An Nam kỷ lược” (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.58]). “Tống sử”, quyển 488, Liệt truyện thứ 247, “ngoại quốc” 4: Giao Chỉ có viết: “Địa vô hàn khí,
tháng 11 giáp y huy phiến”.
(7) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(8) La Viết Quýnh, “Hàm Tân Lục” Nam Di Chí, quyển 6, “An Nam” nhưng căn cứ vào “Minh sử” quyền 321, “Liệt truyện” thứ 209, “Ngoại quốc” 2, phần ghi chép về An Nam
thì “An Nam đất nghèo, khí hậu nóng, một năm chỉ hai mùa lúa”.
(9) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(10) La Viết Quýnh (đời Minh), “Hàm Tân Lục” Nam Di Chí, quyển 6, “An Nam” nhưng căn cứ vào “Minh sử” quyền 321, truyện 209 trong “Liệt truyện”, “Ngoại quốc” 2, ghi chép về An Nam thì “An Nam đất nghèo, khí hậu nóng, một năm chỉ hai mùa lúa”.
(11) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược”, đoạn nói về “Giao Chỉ”.
(12) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(13) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược”, đoạn nói về “Giao Chỉ”.
(14) Nghiêm Tùng Giản (đời Minh), “Thư vực châu tư lục”, quyển 6 “An Nam”.
(15) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược”, đoạn nói về “Giao Chỉ”.
(16) Trịnh Tủng (đời Tống), “An Nam kỷ lược” (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.59]. Tuy nhiên, qua bài viết Trương Tú Dân cho rằng ghi chép về vấn đề “chưa đúc được tiền” là
không đúng. Từ năm 981 đến năm 988, Lê Hoàn đã đúc đồng tiền “Thiên phúc chấn bảo”, mặt sau có chữ LÊ, đó là đồng tiền xưa nhất của Việt Nam. Đời nhà Lý chưa chắc đã
không đúc được tiền, nhưng vì trong nước thiếu đồng, nên đúc một số lượng ít mà thôi.
(17) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược”, đoạn nói về “Giao Chỉ”.
(18) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”, theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của nhà sử học Việt Nam Phan Huy Chú, phần viết về
“Quan chức’ ghi rõ năm thứ nhất đời Lê Hồng Đức (1470), mùa thu “đã đặt ra quan chế trong triều… có lục bộ, lục tự, lục khoa, ngự sử đài, Hàn lâm viện, Đông các, Quốc tử
giám, Quốc sử viện, Phủ doãn, Phủ cung sư (tức quan Đông Cung), Tư Thiên giám, Thái y viện, Bí thư gián, Trung thư gián, Hoa văn gián đều thuộc các chức cơ vụ nội bộ. Thừa
tuyên, Phủ huyện, các nha môn ở châu là những chức quan gần dân (các quan khuyến nông, đê điều)”. Có thể thấy sửsách Trung Quốc ghi chép khá đúng và tỉ mỉ.
(19) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ dư”.
(20) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(21) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ dư”. Trong “Lịch triều hiến chương loại chí” cũng viết “Phẩm phục thời Lý, Trần ở nước Việt phần lớn giống thời Tống, thời Lê cũng áp dụng như vậy”.
(22) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(23) “Minh sử”, quyển 321, “Liệt truyện” số 289, “Ngoại quốc” 2: “An Nam”.
(24) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(25) Trương Nhiếp, “Đông Tây dương khảo”, quyển 1: “Giao Chỉ”.
(26) “Tổng sử” quyển 488, Liệt truyện số 247, “Ngoại quốc’ 4: “Giao Chỉ’, Trịnh Lạp (đời Tống), Trong “An Nam ký lược” cũng có đoạn ghi tương tự: “Trong thành nơi không có dân
cư, có mấy trăm khu nhà bằng tre trúc dùng làm doanh trại của lính. Cửa phủ có ghi “Minh Đức”… Binh khí thì có cung, nỏ, mộc bài, súng tre” (dẫn theo Trương Tú Dân[2]).
(27) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(28) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ du”.
(29) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(30) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ dư”.
(31) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(32) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược’, phần “Giao Chỉ”.
(33) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(34) Trịnh Lạp (đời Tống), “An Nam ký lược’ (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.59]).
(35) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh): “An Nam kỷ du”.
(36) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”.
(37) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược’, phần “Giao Chỉ”.
(38) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ du”.
(39) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(40) La Viết Cánh (đời Minh), “Hàm tân lục’, Nam di chí, quyển 6, “An Nam” (đề tựa năm 1591).
(41) Trương Nhiếp (đời Minh), “Đông Tây dương khảo, quyển 1 “Giao Chỉ” (bản khắc năm 1617).
(42) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 6, “An Nam”.
(43) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(44) Trịnh Lạp (đời Tống), “An Nam ký lược’, dẫn theo Trương Tú Dân.
(45) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ du”.
(46) “Minh sử”, quyển 321, “Liệt truyện” truyện 289, “Ngoại quốc” 2: “An Nam”.
(47) Trịnh Lạp (đời Tống), “An Nam ký lược” (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.58].
(48) Dư Tấn (đời Thanh), “Đại quan đường văn tập”, quyển 2 “Thuộc quốc hiệu thuận thư”.
(53) Trịnh Lạp (đời Tống), “An Nam ký lược” (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.58].
(54) “Nguyên sử”, quyển 209, truyện thứ 96 “Liệt truyện”, “Ngoại di” 2: “An Nam”.
(55) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 5, “An Nam”.
(56) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ du”.
(49) Lý Tiên Căn (đời Thanh), “An Nam tạp ký”.
(50) Uông Đại Uyên (đời Nguyên), “Đảo di chí lược’, phần “Giao Chỉ” 1349.
(51) “Minh sử”, quyển 321, “Liệt truyện” thứ 209, “Ngoại quốc” 2: “An Nam”.
(52) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 5, “An Nam”.
(53) Trịnh Lạp (đời Tống), “An Nam ký lược” (dẫn theo Trương Tú Dân [2, tr.58].
(54) “Nguyên sử”, quyển 209, truyện thứ 96 “Liệt truyện”, “Ngoại di” 2: “An Nam”.
(55) Nghiêm Tòng Giản (đời Minh), “Thù vực châu tư lục”, quyển 5, “An Nam”.
(56) Phan Đỉnh Quê (đời Thanh), “An Nam kỷ du”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét