Từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 4 năm 2016, cái tên Giang Trạch Dân liên tiếp vắng mặt trong danh sách những cao quan tham gia phúng điếu, tin tức cha con nhà họ Giang bị khống chế được truyền đi. Các động thái của Tập Cận Bình đang trấn áp các Thường ủy thuộc hệ thống Giang phái như Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, Lý Trường Xuân, Tăng Khánh Hồng, Cổ Khánh Lâm. Trận doanh của họ Tập đang tiến hành hàng loạt những hành động nhạy cảm, các động thái này có thể nhắm vào gia tộc họ Giang, cũng có thể là đang trong giai đoạn ấp ủ để nhắm vào các Thường ủy thuộc hệ thống Giang phái (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp)
Vào tuần trước (tức từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 4 năm 2016), cái tên Giang Trạch Dân đã không còn được nhìn thấy trong danh sách những người tham gia phúng điếu, tin tức phụ tử nhà họ Giang bị khống chế liên tục được truyền đi, những động thái của Tập Cận Bình nhằm trấn áp “ngũ đại Thường ủy” (Ủy viên thường trực Bộ Chính trị) thuộc hệ thống Giang phái đã được thi hành một cách có hệ thống. Vào ngày 17 tháng 4, truyền thông quân đội đưa tin, Tư lệnh viên Chiến khu Bắc bộ Tống Phổ Tuyển yêu cầu các sĩ quan tướng lĩnh báo cáo tài sản gia đình. Ngày 18 tháng 4, tờ báo của Ủy ban Kỷ luật Trung ương cho đăng bài yêu cầu các cấp đảng ủy đem bối cảnh của các tham quan ngã ngựa trả về nguyên trạng như lúc họ chưa được đề bạt.
Phía quan chức chính phủ công bố 3 công ty riêng do Trạch Hy đầu tư ở Thượng Hải đã mất liên lạc; các cơ quan dưới quyền ông Tập quyết định kế tiếp Thượng Hải sẽ tiến hành thí điểm thi hành quy chế với các cơ cấu kinh doanh của các gia tộc quan chức tại Kinh – Du – Việt – Cương (Bắc Kinh – Quảng Đông – Trùng Khánh – Tân Cương)

Các cơ quan này đã có quy định mới: quan chức tham nhũng 3 triệu tệ trở lên có thể lãnh án tử hình. Ngày 19 tháng 4, Tập Cận Bình đã triệu tập một buổi hội đàm về công tác an toàn tin tức mạng . Ngày 20 tháng 4, Trịnh Ân Sủng lại một lần nửa khắng định cha con nhà Giang Trạch Dân đã bị quản thúc; Tập Cận Bình đi thị sát Trung tâm Liên hợp Tác chiến Quân ủy; truyền thông Trung Quốc đại lục có một động thái hiếm thấy tiết lộ cơ chế tham vận của ĐCSTQ. Ngày 21 tháng 4, các đời lãnh đạo Tập – Lý – Hồ – Ôn – Chu cùng 28 quan chức tham gia lễ tưởng niệm Quan Quảng Phú, duy chỉ có Giang Trạch Dân là vắng mặt. Các cơ quan dưới quyền ông Tập lại tiếp tục khởi động chiến dịch “lưới trời 2016”; các trường, học viện trực thuộc Đoàn TNCS TQ dừng việc đưa tin tức các khoa lên mạng. 23 tháng 4, Giang Trạch Dân lại một lần nữa vắng mặt trong lễ tiễn đưa Cựu Bộ trưởng Bộ Công An Đào Tứ Câu; tờ báo của cơ quan của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương đưa tin tổ Kiểm tra Kỷ luật tại Bộ Tuyên truyền trong vòng 1 năm đã tiến hành kiểm tra đối với 10 quan chức cấp cục.

Giang Trạch Dân vắng mặt trong danh sách tham gia phúng điếu, cha con họ Giang đã bị khống chế

Ngày 23 tháng 3, truyền thông chính phủ đưa tin về buổi lễ tiễn đưa Cố Bộ trưởng Bộ Công an Đào Tứ Câu, trong 26 người gửi vòng hoa có cả Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo và 10 thường ủy lão thành. Giang Trạch Dân lần này vắng mặt.
Ngày 20 tháng 4, luật sư nổi tiếng người Thượng Hải Trịnh Ân Sủng lại một lần nữa khẳng định rằng cha con Giang Trạch Dân đã bị khống chế, chỉ là các cơ quan dưới quyền ông Tập chưa tuyên bố thẳng thừng với bên ngoài. Ban bệ của Hàn Chính thuộc “Thượng Hải bang” cũng đã bị không chế triệt để, đứng trước tình thế binh mã họ Tập vây ráp dưới chân thành, cơ cấu này đã không còn sức chống đỡ, chỉ còn cách dơ tay chịu trói. Ông Trịnh còn nói, hình thế trong dân chúng biến hóa rất lớn, một vài quan chức Thượng Hải cũng đang đàm luận về vấn đề ĐCSTQ sẽ rớt đài.
Trước đó vào ngày 15 tháng 4, tờ “Tân Kinh báo” tiết lộ, Thường ủy Thành ủy thành phố Thượng Hải, Phó thị trưởng Đồ Quang Thiệu, tốt nghiệp tại Đại học Bắc Kinh, từng là học trò của Lịch Dĩ Ninh, sư đệ của Lý Khắc Cường. Trước mắt, sào huyệt quan trường cũ của Giang Trạch Dân ở Thượng Hải có rất nhiều những chức vị chủ yếu đã được trận doanh của ông Tập Cận Bình tiếp quản. Trong đó có Phó Bí thư Thượng Hải Ứng Dũng, Bí thư Thường ủy Hầu Khải,  Trưởng Bộ phận Tổ chức Từ Trạch Châu đều là thân tín của ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn. Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật tại thành phố Thượng Hải trước kia từng là thư ký của Ứng Dũng. Kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát Thượng Hải Trương Bản Tài do chủ nhiệm Văn phòng Kiểm sát tối cao thay thế.
Ngày 18 tháng 4, Tờ báo của cơ quan Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương yêu cầu các cấp đảng ủy đem chức vụ của những quan chức đã từng ngã ngựa trả về chỗ cũ. Đa số những cao quan ngã ngựa sau “Thập bát đại” (Đại hội Đảng lần thứ 18) của ĐCSTQ đều thuộc hệ thống Giang phái, đều là do Giang Trạch Dân gián tiếp hoặc trực tiếp đề bạt. Sự ám chỉ của tờ báo này đối với Giang Trạch Dân càng lúc càng rõ ràng.
Ngày 14 tháng 8, Hiệp hội quỹ chứng khoán Trung Quốc đã công bố có 17 nhà đầu tư đã mất liên lạc, 3 công ty đầu tư ở Thượng Hải do Trạch Hy đầu tư cũng nằm trong danh sách này.
Ngày 16 đến ngày 18 tháng 4, các hãng xe ở Thượng Hải lại có tin xấu. Hãng xe Thượng Hải, thuộc quyền quản lý của con trai Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng, là địa bàn lợi ích của cháu trai ông ta là Ngô Chí Minh.
Trên trường quốc tế, ngày 20 tháng 4, Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện Mỹ đã thảo luận về những hành động ngăn chặn buôn lậu nội tạng (STOP Organ Trafficking Act). Có nghị sĩ đã lên tiếng chỉ ra khả năng tồn tại việc mua bán nội tạng phi pháp tại Trung Quốc. Người phát khởi bản nghị án này, Nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa Dave Trott bày tỏ, nhiều năm trở lại đây ĐCSTQ luôn liên tục công kích vào Pháp Luân Công. Căn cứ vào thống kê của học giả – nhà báo Ethan Gutmann, “từ năm 2000 đến năm 2008 có thể đã có khoảng 65.000 đã có các học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng sống, các thành phần tôn giáo và dân tộc thiểu số khác cũng rất có khả năng trở thành mục tiêu.”
Theo thống kê của mạng Minh Huệ, từ cuối tháng 5 năm 2015 dến 15 tháng 4 năm 2016, mạng Minh Huệ đã nhận được tổng số 207.363 (175.291 án lệ) bản sao cáo trạng của các học viên Pháp Luân Công cùng gia quyến của họ gửi lên Viện Kiểm sát Tối cao, tòa án để tố cáo Giang Trạch Dân. Do mạng thông tin bị phong tỏa và các kênh thông tin gặp trở ngại, con số trên thực tế có thể cao hơn. Cho đến tháng 4 năm 2016 ở huyện Hằng Nhân, thành phố Bản Khê tỉnh Liêu Ninh đã có 8.616 người tố cáo Giang Trạch Dân về các tội danh lạm dụng chức quyền, bất chấp pháp luật tước đoạt tự do tín ngưỡng và lăng nhục, bôi nhọ; thành phố Thương Châu tỉnh Hà Bắc đã có 2.000 dân chúng ký tên và lăn dấu tay để tố cáo hung thủ bức hại Pháp Luân Công là Giang Trạch Dân.

Họ Tập tăng cường khống chế “cán súng” và “cán bút”

Ngày 20 tháng 4, lần đầu tiên Tập Cận Bình thân khoác quân phục, lấy thân phận là Tổng chỉ huy Liên quân ủy đi thị sát Trung tâm chỉ huy Tác chiến Liên hợp Quân ủy. Hãng tin AP dẫn lời chuyên gia phân tích, Tập Cận Bình khoác trên mình bộ quân phục rằn ri, hiển nhiên cho thấy việc trực tiếp tham dự vào quân đội; không chỉ là khống chế đơn thuần mà là tuyệt đối khống chế, lúc có chiến tranh xảy ra, ông ta sẽ đích thân chỉ huy.
Truyền thông Hồng Kông có bài bình luận rằng, ông Tập mặc quân phục đến Thị sát Trung tâm Chỉ huy tác chiến, dụng ý là làm nổi bật cái địa vị trong quân đội của mình, cũng là biểu thị rằng bản thân ông ta đối với việc quân đã có sự xâm nhập và có một cơ sở vững chắc, trên thực tế là quán triệt và ủng hộ chế độ chủ tịch phụ trách quân ủy. Lần này thiết lập “Tổng chỉ huy Liên Quân ủy” này, cũng giống như chức tổng tư lệnh, đều là phụ trách truyền mệnh lệnh trong quân doanh.
Ngày 19 tháng 4, ông Tập lại lấy thân phận là Tổ trưởng “Tổ lãnh đạo công tác an toàn thông tin mạng” để triệu tập một cuộc họp tọa đàm về vấn đề an ninh mạng và tin tức, đồng thời ông cũng có bài phát biểu tại đây. Ông Tập yêu cầu quan chức nên siêng lên mạng, siêng nghe ngóng những ngôn luận phát xuất từ quần chúng, cần tiếp thụ việc giám sát dư luận ở trên mạng. Ngày 22 tháng 4, có kênh truyền thông nước ngoài tiết lộ, ông Tập đã để “đại nội tổng quản”, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Lật Chiến Thư, triệu tập cuộc họp này.
Giới quan sát cho rằng, lần hội nghị này những lời nói của ông Tập Cận Bình đã cho thấy rất nhiều tín hiệu, ông ta có thể không hề đồng ý với cung cách khống chế thông tin mạng theo kiểu của Lưu Vân Sơn – người giữ chức vụ cơ quan tuyên truyền trước kia, cũng có thể thấy rằng ĐCSTQ đang đứng trước một tình thế nguy cơ cực độ, dưới áp lực của dân chúng phải “mở van xả nước”.
Ngày 20 tháng 4, nickname “Chính tri cục” trên mạng Weibo của “Bắc Kinh thanh niên báo” đã tiết lộ một thông tin hiếm thấy về cơ chế vận hành tham mưu nội bộ của ĐCSTQ, mức độ chân thực, mức độ nhạy cảm, mức độ thâm nhập đều vượt xa so với các bản tin công khai. Ngày 21 tháng 4, bình luận viên chính trị – thời sự Chu Hiểu Huy chỉ ra, việc “nội tham” của ĐCSTQ có đề cập tới những bản tin của truyền thông hải ngoại đã bị các cơ quan của ĐCSTQ phong tỏa, nội dụng có đề cập tới việc tham nhũng của các quan chức cấp cao ĐCSTQ, vấn đề Pháp Luân Công, vân vân. Ngày 23 tháng 4, tờ báo của cơ quan Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương đưa tin, Tổ Kiểm tra Kỷ luật của cơ quan này tại bộ phận Tuyên truyền trong một năm đã tiến hành điều tra xử lý đến 10 quan chức.
Trước đó người viết đã phân tích, từ lúc ông Tập Cận Bình “thượng đài” cho đến nay, hệ thống Giang phái đã thông qua các phương thức nắm giữ hệ thống tuyên truyền, phong tỏa tin tức, sàng lọc, cánh tả cực đoan, để tuyên truyền xuyên tạc, trói buộc ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ. Ông Tập Cận Bình trong quá trình vây ráp “đại lão hổ” Giang Trạch Dân và tung đi những tín hiệu biến động chính trị, kinh tế, cần phải có một lượng lớn tin tức chân thật được công khai để làm bước đệm dư luận và tạo uy thế.
Lần này Tập Cận Bình đã cao giọng triệu tập cuộc họp về an ninh thông tin mạng cũng chính là để biểu đạt thái độ trước dư luận, ý ám chỉ rằng người đứng đầu cơ quan tuyên truyền thuộc hệ thống Giang phái – Lưu Vân Sơn – đã bị cắt gọt bớt quyền lực thậm chí bị tước đoạt, cũng là để báo trước rằng tính xác thực của việc nắm giữ “cán bút” của ông ta đã có tiến triển.
Cũng chính vào ngày thứ hai, truyền thông phía chính phủ đã tiết lộ một tin tức hiếm thấy về cơ chế vận hành tham chính nội bộ của ĐCSTQ, nói rằng mức độ chân thực, mức độ nhạy cảm, mức độ chuyên sâu đều vượt xa so với các bản tin đã được công khai. Điều này đã ám chỉ một cách rõ ràng rằng Trung Nam Hải đã nắm chắc trong tay những tội danh về âm mưu chính biến cũng như mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của tập đoàn Giang Trạch Dân. Dự đoán rằng trong thời gian tới đây, những cơ cấu ăn theo hệ thống tuyên truyền sẽ được thanh lý, sẽ có càng nhiều những tội danh và những tin đồn nhạy cảm của Giang Trạch Dân cùng với gia tộc của ông ta sẽ dần dần được tung ra.

Hồ sơ Panama “bốc mùi” –  họ Tập tăng áp lực với hệ thống Giang phái trong Thường ủy

Ngày 21 tháng 4, các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình khởi động chiến dịch “Lưới trời 2016″ (tiếng Anh là Skynet, tiếng Trung là Thiên võng) bao gồm có rất nhiều hạng mục nhỏ tạo thành. Trong đó có cuộc truy quét của Bộ công an nhắm vào các hoạt động lợi dụng hình thức công ty quốc tế và đường dây chuyển tiền sang các tài khoản bí mật của Hội đồng Ngân hàng Trung ương.
Ngày 18 tháng 4, ông Tập Cận Bình triệu tập hội nghị “Cải tổ sâu sắc”, quyết định kế tiếp sau Thượng Hải sẽ tiến hành quy chế đối với hoạt động kinh doanh của gia tộc các quan chức ở Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Đông, Tân Cương. Điều đáng chú ý ở đây là năm tỉnh thành này đều do các Ủy viên Bộ Chính trị nắm giữ.
Trong ngày hôm đó, Viện Kiểm sát Tối cao, Tòa án Tối cao (gọi tắc là “lưỡng cao”) có lời giải thích về tư pháp mới: Quan chức tham ô trên 3 triệu tệ có thể bị phán tội tử hình; trong quá trình phát quyết có thể được xem xét giảm nhẹ xuống án chung thân, nhưng án chung thân sẽ không được xét giảm hay cho nghỉ phép nữa.
Ngày 17 tháng 4, báo Quân đội ĐCSTQ đưa tin, thân tín của ông Tập Cận Bình trong hệ thống quân đội  – Tư lệnh viên Chiến khu Bắc Kinh Tống Phổ Tuyển – yêu cầu các tướng lĩnh, sĩ quan báo cáo về tình hình tài sản gia đình.
Ngày 16 tháng 4, báo Giám sát Kỷ luật Trung Quốc lại một lần nữa cho đăng bài nói rằng, từ những hồ sơ các bản án tham nhũng hai năm gần đây cho thấy, những quan tham có vấn đề phần nhiều đều “gia phong bất chính” (ý nói đạo đức trong gia đình không được đàng hoàng), có vấn đề trong quản lý gia đình. Ngày 15 tháng 4, truyền thông chính phủ lại đưa tin nói rằng cuối tháng trước trong cuộc “hội nghị liêm chính” của Quốc vụ viện do ông Lý Khắc Cường chủ trì đã lấy “Lý Khắc Cường: cán bộ lãnh đạo đảng viên cần phải bồi đắp tác phong gia đình” làm chủ đề.
Ngày 13 tháng 4, tài khoản weixin mang tên “Học tập tiểu tổ” phát đi tin tức tiết lộ rằng ông Tập Cận Bình đã đưa ra 5 yêu cầu đối với Cục chính trị, trong đó bao gồm: phải quản lý tốt người nhà và các nhân viên thân cận, không được để họ tiếm quyền tham chính, mưu đồ lợi ích. Ngày 12 tháng 4, Tờ báo của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương có đăng bài, nhấn mạnh rằng ông Tập Cận Bình trong sáu buổi họp của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương lần thứ 18 đã nhấn mạnh vào việc xây dựng tác phong gia đình, yêu cầu quan chức ĐCSTQ “liêm khiết tề gia”.
Những hành động liên tiếp này được diễn ra sau khi “Hồ sơ Panama” cho thấy bóng dáng của các gia tộc của bốn nhân vật trong thường ủy.
Ngày 3 và ngày 6 tháng 4, Hồ sơ Panama đã cho toàn thế giới biết về các tài sản bí mật của những nhân vật quyền quý trên khắp thế giới, trong đó có cả thân thuộc của các đời lãnh đạo tiền nhiệm cũng như đương nhiệm của ĐCSTQ.  Theo Liên minh Phóng viên Điều tra Quốc tế đưa tin, đó chính là con rể của Thường ủy Bộ chính trị Trương Cao Lệ, con dâu của Lưu Vân Sơn, Tăng Khánh Hoài – em trai của cựu Phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, cháu ngoại Cựu Chủ tịch Chính Hiệp Cổ Đình An, đều thành lập các công ty quốc tế thông qua hãng luật Mossack Fonseca, rất nhiều công ty hiện đang vận hành tại Hồng Kông.

“Hà Nam bang” bị thanh lý liên lụy tới Lý Trường Xuân và Cổ Đình An

Mấy tuần trước, công cuộc “đả hổ” chốn quan trường của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương do ông Vương Kỳ Sơn đứng đầu không hề sụt giảm uy thế. Ngày 19 tháng 4, phó chủ tịch Chính HIệp tỉnh Quý Châu Khổng Lệnh Trung bị lập án điều tra. Ngày 21 tháng 4, cựu phó chủ nhiệm văn phòng Trung Quốc tại Đài Loan Cung Thanh Khái bị lập án điều tra. Ngoài ra, Thiên Tân, An Huy, Quảng Tây cũng đều có hơn 10 quan chức bị điều tra.
Trong đó đáng chú ý hơn cả là hai tỉnh Cam Túc và Hà Nam. Cuối tháng 3 năm nay, người dưới quyền ông Vương Kỳ Sơn, Cựu Bí thư Ủy ban Kỷ luật tỉnh Liêu Ninh Lâm Dịch sau khi được điều đến nhậm chức tỉnh trưởng thay thế ở tỉnh Liêu Ninh, trong vòng 10 ngày đã mở hai lần họp chống tham nhũng, chốn quan trường ở Cam Túc lại thêm phen chấn động.  Sau khi quân sư hàng đầu của Ôn Gia Bảo – Tạ Phục Chiêm sau khi được thăng chức Bí thư tỉnh Hà Nam, các quan chức tại đây lại ngã ngựa hàng loạt, nhân sự chốn quan trường biến động không dứt.
Ngày 19 tháng 4, Nguyên Bí thư Chính pháp ủy An Dương, Hà Nam Quách Pháp Kiệt đã bị công tố vì nhận hối lộ. Ngày 18 tháng 4, phó thị trưởng Thành phố Bình Đỉnh Sơn tỉnh Hà Nam Trịnh Lý bị điều tra. Ngày 14 tháng 4, phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách Phát triển – Cục trưởng Cục Quy hoạch Xây dựng Tài nguyên Thường Kiến Hoa bị điều tra. Ngày 12 tháng 4, Nguyên Cục trưởng Cục Khoáng sản Kim loại màu tỉnh Hà Nam Chu Đông Huy bị điều tra. Ngày 18 tháng 4, Thị trưởng thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam Mã Ý  được thăng chức Ủy viên Thường trực Tỉnh ủy. Ngày 14 tháng 4, Phó tỉnh trưởng Hà Nam Lý Khắc được điều đến nhậm chức phó Bí thư Đảng ủy khu tự trị Quảng Tây.
Ngày 20 tháng 4, mạng Tài Kinh đưa tin, chính quyền tỉnh Hà Nam vào ngày trước đó đã ban hành “Phương án thực thi tháo gỡ vướng mắc giữa các hội nghề, thương hội với cơ quan hành chính” yêu cầu các hội nghề “hành chính hóa”, “cò mồi hành chính” cần phải “lột mũ”, không cho phép quan chức kiêm nhiệm, nhậm chức trong các tổ chức hội nghề.
Những năm gần đây, bản án “Hoàng gia số 1” Trịnh Châu được cày xới nhiều lần. Bản án “Hoàng gia số 1” có liên quan đến bản án Quách Văn Quý phát tích từ đất Hà Nam và dây rễ đến cả những Thường ủy thuộc hệ thống Giang phái như Lý Trường Xuân, Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng. Ông Lý Trường Xuân từng chấp chính lâu năm ở Hà Nam, là đầu họa cho tội ác bệnh AIDS tại Hà Nam, Thư ký của Giang Trạch Dân – Cổ Đình An – được mệnh danh là bang chủ của “Hà Nam bang”, có liên quan đến rất nhiều những sĩ quan gốc Hà Nam như Lý Trường Xuân, Quách Văn Quý.
Những năm gần đây, những tin tức bất lợi cho Lý Trường Xuân và Cổ Đình An được truyền đi tấp nập. Sào huyệt cũ của “Hà Nam bang” được thanh tẩy triệt để, ý rằng những hành động nhắm vào ngoại vi Cổ Đình An và Lý Trường Xuân của “đại lão hổ” đã được triển khai, ngày ngã ngựa của họ đã không còn xa.
Hô ứng với việc thanh tẩy “Hà Nam bang”, ngày 16 tháng 4 người đã ngã ngựa – Thường Ủy tỉnh ủy Hà Bắc, Bí thư Chính pháp ủy Trương Việt có quan hệ mật thiết với “Hà Nam bang”. Ông Trương Việt từng đứng đầu hệ thống “610” của bộ Công an; là để kế tục Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh, cũng là người đứng đầu 610 thứ ba bị ngã ngựa.
Theo bản tin cho hay, Trương Việt và Quách Văn Quý đã câu kết thành một đường dây tiền bạc; cũng từng động dụng đến quyền lực giúp cho Quách Văn Quý mua lại cổ phần chứng khoán Dân Tộc, khống chế người đã tố cáo họ Quách – Chủ tịch Hội đồng Công ty TNHH Đầu tư Trung Ngân Khúc Long đồng thời tung một đòn vào “cừu địch” của họ Quách là Tạ Kiến Thăng. Ngoài ra, Trương Việt không chỉ liên thủ với Cựu Bộ trưởng Bộ Công an Mã Kiến để giúp đỡ Quách Văn Quý  – “ông trùm bí mật” của công ty Chính Tuyền quay lén cảnh “ăn chơi nhạy cảm của Lưu Chí Hoa ở Hồng Kông”, mà còn quay lén cả cảnh “ăn chơi nhạy cảm” của Lý Trường Xuân.
Ngoài ra, Lý Trường Xuân và Lưu Vân Sơn còn thay nhau giúp Giang phái nắm giữ hệ thống tuyên truyền, những điều này hoàn toàn đối ứng với các hoạt động “vây ổ” và “thanh tẩy”.

Tổng thuật

Tổng hợp những sự kiện lớn xảy ra trong tuần qua, cái tên Giang Trạch Dân liên tiếp bị xóa khỏi danh sách những người tham dự lễ viếng của Quan Quảng Phú và Đào Tứ Câu, điều này đã chứng thực cho cái tin mà Trịnh Ân Sủng tiết lộ ra ngoài: cha con Giang Trạch Dân đã bị khống chế. Đối mặt với tai tiếng phát sinh từ “Hồ sơ Panama”, các cơ quan dưới quyền họ Tập đã khởi động chiến dịch “Lưới trời 2016”, thí điểm quy chế mới đối với các hoạt động kinh doanh của các gia tộc quan chức; những hành động này được tiến hành cùng lúc với việc trấn áp các Thường ủy thuộc hệ thống Giang phái như Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn, Tăng Khánh Hồng, Cổ Khánh Lâm. Điều này cho thấy công cuộc vây ráp sào huyệt của Giang Trạch Dân đang tiến thêm một bước mới. Trận doanh của ông Tập đang ráo riết vây ráp “Hà Nam bang”, biểu thị một cách rõ ràng rằng các binh mã vùng ngoại vi của “lão hổ” Giang Trạch Dân như Lý Trường Xuân, Cổ Đình đã được cho lên lịch.
Thời khắc nhạy cảm, ông Tập lần đầu tiên đã tô sáng cái thân phận Tổng Chỉ huy Liên quân ủy, cao giọng triển thị quân quyền, triệu tập buổi hội đàm về vấn đề an toàn thông tin mạng để cho thấy hệ thống tuyên truyền đã được nắm giữ. Các nguyên lão trong trận doanh của họ Tập như Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo, Lý Thụy Hoàn, Tống Bình Tịch “lộ diện” một loạt trong lễ viếng Quan Quảng Phú. Những “động thái nhạy cảm” tiếp theo của trận doanh Tập Cận Bình nhắm vào gia tộc họ Giang và các Thường ủy thuộc hệ thống Giang phái đã được ấp ủ từ lâu, bất cứ lúc nào cũng có thể “xuất kỳ bất ý”.
Chia sẻ bài viết này