Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 11 )

Ghi chép của Phạm Viết Đào.


Nguyễn Văn Thơm (CCB F 313): cuối 4/1984, một E của F 312 phản công để lấy lại 1250 ( Giả Âm Sơn) nhưng đã thất bại, chết gần hết, 7 ngày chưa lấy hết xác…

Căn cứ vào thông tin trong bài “Trung Quốc viết về trận 28/4/1984 đánh chiếm Cao điểm 1509 và Cao điểm 1250 Vị Xuyên-Hà Giang như thế nào ?” do Trung Quốc viết, trong tháng 4-1984 Trung Quốc đã tung ra 2 đợt tấn công lớn danh nghĩa là “thu hồi” thực chất là lấn chiếm 2 cao điểm tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy, đó là Cao điểm Giả Âm Sơn, còn gọi là Núi Bạc; trên bản đồ đó là Cao điểm 1250 và Cao điểm Lão Sơn, phía Việt Nam gọi là 1509…

Dưới đây Nguyễn Văn Thơm CCB F 313, quê ở Hương Canh Vĩnh Phúc đã kể với blog Phạm Viết Đào về trận đánh giữ chốt cuối tháng tư năm 1984 mà anh tham gia; Theo Nguyễn Văn Thơm, khi phòng giữ Cao điểm 1030, trận đánh ngày 24/4/1984, anh là một trong số 4-5 người còn sống sót của đại đội phòng thủ chốt này…

Theo người viết bài này, rất có thể Nguyễn Văn Thơm đã nhầm lẫn về tên gọi Cao điểm 1250 thành 1030; trên bản đồ không có tên cao điểm 1030 tại khu vực Thanh Thủy; trong tháng 4/1984 phía Trung Quốc chỉ nói về trận đánh chiếm Giả Âm Sơn ( 1250 ) và Lão Sơn ( 1509)…

Theo CCB Nguyễn Văn Thơm: sau khi mất Cao điểm 1250, Quân khu 2 đã điều 1 trung đoàn của Sư đoàn 312 từ Thái Nguyên lên để đánh chiếm lại Cao điểm 1250 nhưng đã thất bại, “quân ta chết hết, chết rụng như sung, 7 ngày chưa lấy hết xác ra” ( lời Nguyễn Văn Thơm)…

Ở đây có thể có sự nhẫm lẫn của Nguyễn Văn Thơm, khi thì anh nói là Sư 312, khi thì anh lại nói là 320; chúng ta thông cảm với người lính xuất thân là nông dân chất phác này, có thể do thời gian nên anh đã nhẫm lẫn về tiểu tiết nhưng bản chất của của cuộc chiến ác liệt thì chúng ta tin lời Nguyễn Văn Thơm…

CHÍN LẦN XUẤT QUÂN LỚN...


TRẬN ĐÁNH CHIẾM 1509 ( LÃO SƠN) NGÀY 28/4/1994 VÀ CAO ĐIỂM 1250 VỊ XUYÊN-HÀ GIANG ĐƯỢC SA LỰC VÀ MÂN LỰC ĐỀ CẬP NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỐN " CHÍN LẪN XUẤT QUÂN LỚN"...



Sa Lực – Mân Lực trong cuốn Chín lần xuất quân lớn của TQ mô tả rất chi tiết trận đánh Lưỡng Sơn...( Cao điểm 1509 ( Lão Sơn) và Cao điểm 1250 ( Giả Âm Sơn-Núi Bạc) khu vực Thanh Thủy-Thanh Đức, Vị Xuyên, Hà Giang )

Trong cuốn sách này Sa Lực-Mân Lực ca ngợi, tâng bốc các tướng lĩnh cũng như binh lính TQ tận mây xanh. Tất nhiên, độ trung thực của nó là điều nhất thiết phải xem lại. Muốn biết rõ sự thực, dĩ nhiên phải xem xét từ các tài liệu của VN. Đáng tiếc là cho đến nay, VN còn chưa nói nhiều đến trận đánh này.
Theo Sa Lực – Mân Lực, ngày 28.4.1984, quân TQ bắt đầu mở chiến dịch thu hồi Lão Sơn.
Vào 5h30 sáng, hàng vạn khẩu pháo của TQ nổ đồng loạt, trận địa Lão Sơn rung chuyển. Pháo bắn tới 34 phút, đến 6h25 bộ binh xung phong vào trận địa trên đỉnh núi của quân VN. Trận đánh diễn ra hết sức ác liệt. Quân VN trên núi, dựa vào địa hình, bắn trả quyết liệt, chặn đứng bộ binh TQ tấn công, hoả lực pháo quân VN đã làm quân TQ thương vong khá lớn. Pháo binh TQ một lần nữa lại bắn hộ tống để bộ binh xung phong, tràn lên đỉnh núi.
Sau 9 phút, quân TQ chiếm được cao điểm 662,6 rồi dùng nó làm đột phá khẩu đánh sang trận địa ngọn chính. Sau 54 phút, quân TQ chiếm được Lão Sơn. Tới 3h30 chiều, chiếm được toàn bộ 20 điểm cao, thu hồi toàn bộ khu vực Lão Sơn.
Việc mất Lão Sơn làm cho các nhà đương cục Hà Nội rất kinh hoàng. Trung tướng Vũ Lập, tư lệnh Quân khu 2 của VN hết sức tức giận, thề với các nhà đương cục Hà Nội “không lấy lại được Lão Sơn, tôi sẽ không làm Tư lệnh nữa”. Ông trực tiếp ra lệnh đem 5 sư đoàn chủ lực của Quân khu 2 tới dàn ra trước chính diện Lão Sơn, quyết tâm đọ sức với TQ.
Từ đây bắt đầu cuộc thử thách lâu dài, tranh đoạt, giành đi giật lại giữa VN và TQ. Lúc thì VN giành lại trận địa, lúc thì TQ, cứ thế trận đánh kéo dài suốt 5 năm trời.
Sa Lực – Mân Lực lại tâng bốc tướng Liêu Tích Long, chỉ huy trận chiến thu hồi Giả Âm Sơn. Khi hết thời hạn nghĩa vụ, đáng lẽ phục viên, song một thủ trưởng cấp trên xem ông ta diễn tập, đã khen hết lời và giữ ông ta lại, thế là ông ta trở thành quân nhân chuyên nghiệp. Ông ta nói, “đối với quân giải phóng chúng ta, bất cứ một sư đoàn, trung đoàn nào cũng có thể lấy lại được Giả Âm Sơn, vấn đề là xem xem ai bị thương vong nhỏ, tiêu hao ít”. Thật là khoác lác quá mức!
Trước trận đánh, Liêu Tích Long phát biểu tại Hội nghị quân khu: “Trong khoảng 5 tiếng đồng hồ, tôi đảm bảo thu hồi được toàn bộ mấy chục điểm cao lớn nhỏ trong dãy Giả Âm Sơn”. “Tôi sẽ mở mắt trông chờ” – một cán bộ tham mưu giàu kinh nghiệm nói.
Lúc này, Liêu Tích Long đến sở chỉ huy sư đoàn, đứng ngoài trời mưa, không ngừng xem đồng hồ. Sắp đến giờ pháo bắn chuẩn bị nhưng vẫn chưa thấy sư đoàn trưởng động tĩnh gì cả. “Thưa sư đoàn trưởng, đã đến giờ, làm thế nào ạ” – trưởng ban tác chiến hỏi. “Điện lên sở chỉ huy tiền phương, thời gian pháo bắn chuẩn bị xin chậm lại 20 phút”. Cấp trên điện trả lời ngay: “Đồng ý”.
Lại 20 phút trôi qua, mọi người phấn chấn nhìn sư đoàn trưởng chờ đợi. Liêu Tích Long rít một hơi thuốc dài, không quay lại, ra lệnh: “Đề nghị xin thời gian pháo bắn chuẩn bị chậm thêm 20 phút nữa”. Cấp trên lại điện trả lời ngay: “Đồng ý”.
Đến 6h40, toàn bộ pháo lớn nhỏ của TQ đồng loạt bắn, cả dãy Giả Âm Sơn ầm ầm rung chuyển. Trận địa phía VN là một biển lửa, đạn pháo dày đặc trùm lên mấy chục điểm cao của vùng núi Giả Âm Sơn. Hoả lực pháo dữ dội còn chưa ngừng, quân TQ đã áp sát trận địa VN làm quân VN không kịp trở tay. Trận đánh diễn ra chỉ mất 5h36 phút, hoàn toàn nằm trong dự tính của Liêu Tích Long.
Mấy chục ngày sau, Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Đặng Tiểu Bình trực tiếp ký mệnh lệnh bổ nhiệm Liêu Tích Long làm quân đoàn trưởng. Và mấy năm sau đó, ông ta đã là Phó Tư lệnh Quân khu Thành Đô.
Chưa hết, Sa Lực – Mân Lực lại tiếp tục tán dương sư trưởng Lưu Đặng Vân tại mặt trận Lão Sơn. Trên bàn làm việc của ông ta có rất nhiều sách quân sự, từ Tôn Tử binh pháp đến Lưu Bá Thừa, Claudơvit. Để đánh thắng trận Lão Sơn, ông ta liên tục tổ chức 9 lần họp phân tích tình hình, lại còn diễn tập trước trên sa bàn. Trước khi xuất trận, ông ta nhất định chọn “ngày đẹp” mới ra tay. Thế là, ông ta một mình chui vào nhà, bấm đầu ngón tay tính mãi, cuối cùng mới định ra được ngày giờ tấn công. Ông ta nói với chính uỷ: ”Ngày hôm đó chúng ta đánh tốt nhất, đảm bảo đại cát, đại lợi”.
Có thể thấy, Sa Lực – Mân Lực gần như chỉ biết ca ngợi tướng lĩnh và binh sỹ của TQ, đánh giá thấp quân đội VN. Thử hỏi, nếu sự thật như vậy, liệu quân TQ có chịu chấm dứt cuộc xung đột biên giới hay không?
Chúng ta mong ước, cùng với thời gian, chúng ta sẽ được đọc các tài liệu, công trình của các nhà quân sự, nhà nghiên cứu và sử học VN về những trận đánh trong cuộc xung đột biên giới Việt – Trung, đặc biệt là trận Lưỡng Sơn. Khi đó, chúng ta sẽ biết rõ mô tả của Sa Lực – Mân Lực có sự thật đến đâu?
Tôi xin kết thúc với Lau biên giới của Chế Lan Viên:
Ai lên biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn trắng tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh


Blog Lê Mai


Bài liên quan:

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 10 )

>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang... ( bài 8)

>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên Hà Giang( bài 7 )

>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành:

"Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên Hà Giang? ( bài 6 )

>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành:Sự ngụy tạo tinh vi của Phạm Viết Đào...( bài 5 )

>Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 4 )

>Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào...( bài 3 )

>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo tinh vi của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 2 )-

>Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo tinh vi của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 1 );

>Trở lại trận 12/7/1984: Lính Trung Quốc sát hại thương binh VN; pháo binh ta bắn vào đội hình của D2, F 356...

Không có nhận xét nào: