Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

PetroTimes phải đóng cửa, Nguyễn Như Phong bị kỷ luật?

  • Bởi Admin
    01/10/2016
    0 phản hồi
         
    Theo tin chúng tôi vừa nhận được và đang chờ kiểm chứng thì tờ PetroTimes đã bị buộc phải đóng cửa, tên miền bị tịch thu và ông Nguyễn Như Phong bị thu thẻ nhà báo, thôi chức Tổng biên tập.
    Có nhiều khả năng là án kỷ luật này liên quan đến việc tờ báo đã cho trích đăng lại bài phỏng vấn Người Buôn Gió của Thời Báo về vụ Trịnh Xuân Thanh mà chúng tôi xin đăng lại dưới đây. Bài viết trên PetroTimes đã bị gỡ ngay sau đó.
    Ông Nguyễn Như Phong đã từng nhận định "Nghề phóng viên là phải như con chó ấy". Trong trường hợp bị chủ đối xử tệ như thế này, không biết "chó" phải làm gì?

    Những “Lá bùa” tài liệu mật sẽ giúp gì được Trịnh Xuân Thanh?

    Lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh đã được chuyển tải trên các phương tiện truyền thông gần 2 tuần, cho tới thời điểm này, trên trang Interpol quốc tế vẫn không có tên ông Thanh trong danh sách bị truy nã. Thời báo đã phỏng vấn nhân vật tiếp xúc trực tiếp với người của Trịnh Xuân Thanh tại Đức để chuyển tới bạn đọc thông tin đa chiều.

    Ông Bùi Thanh Hiếu trả lời phỏng vấn Thời Báo.de tại Berlin ngày 25.09.2016
    * Là một người đã được ông Trịnh Xuân Thanh ủy quyền cung cấp các tài liệu rất nhậy cảm lên mạng truyền thông, ông nghĩ gì khi giúp Trịnh Xuân Thanh làm điều này?
    Trước tiên tôi phải đính chính là tôi không nhận sự ủy quyền của ông Trịnh Xuân Thanh, mà tôi gián tiếp thông qua người khác, mà trong đó tôi là người trực tiếp Skype (đàm thoại trực tuyến) với anh Thanh, anh nhờ tôi đưa môt số thông tin lên cho dư luận biết, trong đó anh Thanh có đưa một số đơn thư, ý kiến của anh phản ánh tới một số báo trong nước để giúp đỡ, nhờ phản biện lại trường hợp của UB Kiểm tra TW đảng đang xem xét cho anh ấy…. Bây giờ anh ấy không có cách nào để đưa lên được, thì anh ấy nhờ tôi đưa lên, với cương vị là một người viết, người làm thông tin thì tôi thấy không có nơi nào đưa lên cho anh ấy, thì tôi đưa lên và thấy việc đó là bình thường, mà đã là người làm báo, hay đơn vị truyền thông độc lập thì người ta cũng làm như vậy.
    * Nhiều người rất tò mò và đặt câu hỏi, liệu anh đã gặp Trịnh Xuân Thanh?
    Tôi không muốn trả lời về điều này.
    * Anh đã tiếp xúc với nhiều người bạn của Trịnh Xuân Thanh, ở Berlin, Frankfurt, Budapest.. anh thấy những người này như thế nào?
    Tôi thấy họ là những người có học thức, tôi đánh giá họ có điều kiện kinh tế khá giả, hơn nữa họ có tình cảm với anh Thanh, như chúng ta thường gọi là “Anh em sinh tử“ và họ hết lòng với anh Thanh.
    * Sau khi anh đăng tải các thông tin, hình ảnh, đơn từ của ông Trịnh Xuân Thanh, lôi cuốn hàng triệu người xem và bình luận, dư luận có 2 luồng trái chiều , người hoan hỉ , người tức giận. Ý kiến của anh về việc này thế nào?
    Tâm lý ở đây rất phức tạp….
    Việc anh Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, đáng lẽ người ta phải lên án anh ấy, thì giờ đây, người ta lại quay ra ủng hộ anh ấy. Ví dụ như vụ anh Đỗ Cường Minh ở Yên Bái đã dùng súng bắn chết cấp trên của anh ấy, việc như thế theo lý, xét ra thì ở đâu người ta cũng lên án, nhưng thực tế ta lại thấy trong dư luận nhiều người tỏ ra hoan hỉ. Đấy là một tâm lý mà khi họ không còn tin hoặc còn yêu nữa, hoặc chán rồi thì kể cả anh có nói gì đúng thì người ta cũng không nghe, chẳng hạn như ông Bí thư Thành ủy Hà Nội là ông Hoàng Trung Hải có nói một câu “Thà nghèo mà bình yên“ thì tôi thấy câu nói đó rất hay, rất ý nghĩa, vì cuộc sống bây giờ đang bon chen, cướp giật, giằng xé nhau mà sống, nó mất đi sự bình yên thì thà nghèo còn hơn, nhưng mà dư luận vẫn xúm vào mỉa mai, châm biếm ông ấy.
    Đấy là những cái đơn giản muốn nói lên, nếu đã mất niềm tin với người ta nhiều quá rồi thì anh làm cái gì người ta cũng phản đối anh, thì trường hợp anh Trịnh Xuân Thanh này cũng ở trong cái dạng ấy thôi. Bây giờ tham nhũng thì có hàng nghìn ông cũng tham những chứ không phải một mình ông Trịnh Xuân Thanh này, mà xử thì làm sao xử được hết, giờ có 1 ông tham nhũng đứng dậy phản kháng lại thì người ta cũng châm chước và thậm chí ủng hộ anh ấy.
    * Theo thông tin từ cơ quan tố tụng trong nước, thì ông Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến thất thoát 3200 tỷ đồng tài sản doanh nghiệp nhà nước, vậy qua những tiếp xúc với người của ông Thanh, anh cho biết ông Trịnh Xuân Thanh nghĩ gì về điều này?
    Trên báo chí thì chúng ta đều đọc, và gần như gắn cho ông Trịnh Xuân Thanh tội tham nhũng, nhưng thực ra ở trong các văn bản của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, hay các quyết định thì chỉ nói do thất thoát trong kinh doanh.
    Tôi có một số báo cáo của Chính phủ, của Bộ Công thương thì trong tất cả các thanh tra, báo cáo thì đều khẳng định rằng anh Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn không có yếu tố tham nhũng, mà chỉ nói là làm ăn lỗ vốn, thất thoát, khi anh đầu tư vào đất đai, bất động sản, gặp thời bán được thì thành kinh doanh giỏi, không gặp thì không bán được thành thua lỗ, chứ không phải chuyện mấy nghìn tỉ đút vào túi được.
    Bản kết luận của Thanh tra Chính phủ, có đóng dấu, ký tên đã ghi rõ là không có tư lợi cá nhân hay tham nhũng trong này, đây chỉ là do làm ăn thua lỗ đơn thuần. Trong khi báo chí thì cứ đè anh Thanh theo chiều hướng đây là một con sâu mọt, tham nhũng nên anh Thanh muốn trình bầy như thế.
    Tôi xin đọc kết luận của ông Vũ Huy Hoàng trong công văn của Bộ Công thương số 4858 gửi Thủ tướng chính phủ:
    “Trong các đợt kiểm điểm và tự kiểm điểm của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh của PVC trong giai đoạn 2012 – 2013, theo yêu cầu của Bộ Công thương đã tổ chức kiểm điểm và tự kiểm điểm trách nhiệm cá nhân cũng như chỉ đạo cho PVC các cá nhân có liên quan nghiêm túc xử lý kỷ luật, đối với cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh qua kiểm điểm và tự kiểm điểm đã nêu rõ trách nhiệm về người đứng đầu, đồng thời cũng xác định không có dấu hiệu tiêu cực cá nhân, do vậy các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền nhất trí không xử lý hình thức kỷ luật đối với ông Thanh, sau đó ông Thanh được điều chuyển về Bộ Công thương nhận nhiệm vụ khác, trong quá trình nhận nhiệm vụ được giao ông Thanh đã tỏ ra rất tích cực đóng góp cho phong trào chung, mặt khác có ý thức trách nhiệm chung, ông Thanh đã chủ động tham gia cùng với Ban lãnh đạo PVC tìm biện pháp khắc phục hậu quả, khắc phục khó khăn, như vậy công tác khắc phục các tồn tại và xử lý sau kiểm tra, kiểm điểm của PVC được thực hiện có hiệu quả theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ".
    Đây là công văn của Bộ Công thương báo cáo về tình hình thất thoát ở công ty PVC do anh Thanh làm.
    Tất cả những người có chức, có quyền và trách nhiệm liên quan, lúc đấy họ đã làm việc và khẳng định, xác nhận rằng anh Thanh không có vi phạm gì.

Tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt bị đánh cắp

Pho tượng 1.113 tay và 1.113 mắt ở chùa Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) đã bị trộm đột nhập, đánh cắp sáng 29/9.

tuong-phat-ba-nghin-tay-nghin-mat-bi-danh-cap
Pho tượng cổ Phật bà quan thế âm nghìn tay nghìn mắt tại chùa Mễ Sở hiện đã bị đánh cắp. Ảnh: Tư liệu
Công an huyện Văn Giang (Hưng Yên) đang truy tìm nhóm trộm pho tượng cổ Phật bà nghìn tay nghìn mắt tại chùa Mễ Sở vào sáng 29/9.
Đại diện Công an huyện cho biết, ngày 29/9, sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Mễ Sở cùng ni cô phát hiện pho tượng đặt trang trọng tại tầng 2 ngôi chùa đã biến mất, khóa cổng bị phá nên trình báo chính quyền.
Trích xuất hình ảnh từ camera an ninh của nhà chùa cùng thông tin khai báo của sư Lan, công an xác định vụ việc xảy ra lúc hơn 1h ngày 29/9. Nhóm trộm 4-5 người ra tay rất chuyên nghiệp, có sự tính toán từ trước. Để tránh bị camera ghi hình, một tên dùng sào bịt vải che đầu ống kính; các tên còn lại cạy cửa chùa, lên gác, tiếp cận pho tượng.
Do pho tượng to lớn và nặng nên nhóm trộm khênh ra cửa trước, thòng dây chuyển xuống sân và đưa ra ôtô chờ sẵn ngoài cổng. Sau đó, một tên trong nhóm bịt mặt, đeo găng tay quay lại hiện trường xóa các dấu vết.
tuong-phat-ba-nghin-tay-nghin-mat-bi-danh-cap-1
Chùa Mễ Sở vừa bị nhóm đạo trích đột nhập lấy đi bức tượng Phật bà quan thế âm nghìn tay nghìn mắt. Ảnh: Tư liệu
Chùa Mễ Sở, nay thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, được xây dựng từ thời nhà Lê. Sau hàng trăm năm, chùa xuống cấp, duy chỉ có bức tượng Phật bà quan thế âm nghìn tay nghìn mắt còn giữ được tương đối nguyên vẹn. 
Pho tượng có 1.113 tay, 1.113 mắt, được tạo tác bằng gỗ mít, cao 2,8 m, trong đó riêng tượng Phật 1,4 m. Năm 1988, tượng đã bị đánh cắp. Công an tỉnh Hải Hưng (nay chia tách thành Hải Dương và Hưng Yên) cùng công an Hà Nội, Hải Phòng mới tìm thấy pho tượng tại nhà một nghệ nhân ở Hà Nội.
Giang Chinh

Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Còn ai tin vào kết luận của CA Hà Nội ?

LÃO NÔNG VIỆT ĐỔI ĐỜI, THU 500 TRIỆU/NĂM NHỜ GIỐNG MÍT LẠ KHÔNG NƠI NÀO CÓ

Nhờ ươm giống thành công giống mịt đặc biệt không hạt, không nhựa, đặc ruột mà lão nông miền tây mang về cho mình hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Cơ duyên bắt đầu từ gần 10 năm về trước, khi mà ông Trần Minh Mẫn (cần thơ) được ăn thử loại mít đặc biệt này từ người bạn của mình. Thấy giống mít rất đặc biệt thế là ông nảy ra ý tưởng xin giống về trồng. Ông Mẫn tin rằng đây là giống mít quý và có thể nhân giống thành công thì có thẻ nó sẽ giúp ông đổi đời.
Và sau gần chục năm miệt mài sau bao lần thất bại nhưng chưa một lần nản chí của mình. Đến nay vườn mít 1 ha của ông Mẫn cho ra thị trường khoảng  5 tấn trái mỗi năm.

ANTD:Làm rõ những căn cứ pháp lý trong vụ việc liên quan đến phóng viên và chiến sỹ Công an trên cầu Nhật Tân

 13  PV Nội chính


ANTD.VN - Ngày 29-9, sau khi CATP Hà Nội thông tin về kết quả điều tra, xác minh, xử lý vụ việc giữa phóng viên Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh với chiến sỹ Đội CSHS, CAH Đông Anh, trên cầu Nhật Tân; một số cơ quan báo chí đã có bài viết đặt vấn đề về căn cứ pháp lý của những quyết định xử lý.
Để rộng đường dư luận, chiều 30-9, PV Báo An ninh Thủ đô đã trao đổi với Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng – Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật, Văn phòng Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội:
Không đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, đơn của anh Trần Quang Thế - PV Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, về việc bị hành hung gây thương tích trên cầu Nhật Tân, đã được Công an xã Vĩnh Ngọc và CQĐT CAH Đông Anh tiếp nhận giải quyết kịp thời, đúng thủ tục, trình tự tố tụng.
“Căn cứ kết quả xác minh tố giác tội phạm, CQĐT có đủ căn cứ xác định anh Thế không bị thương tích”, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, và thông tin, ngay sau khi tiếp nhận đơn trình báo, CQĐT đã tiến hành kiểm tra dấu vết thân thể, cùng căn cứ kết quả khám thương của bệnh viện Việt Đức, để đưa ra kết luận nêu trên. CQĐT cũng đã đề nghị trưng cầu giám định để đánh giá ảnh hưởng thương tích, sức khỏe đối với anh Thế, nhưng người liên quan đã từ chối.
KÉO XUỐNG ĐỂ XEM TIẾP SAU QUẢNG CÁO
Anh Thế cũng không có yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với người gây thương tích. Vì vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự, CQĐT xác định không hội đủ các yếu tố, chứng cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Áp dụng chế tài đúng người, rõ vi phạm
Tái khẳng định có sự việc xô xát giữa anh Trần Quang Thế với chiến sỹ Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh trên cầu Nhật Tân, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng nêu rõ, quá trình tiếp nhận, điều tra và xử lý sự việc, CQĐT đã thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Giám đốc CATP: hết sức khách quan, cá nhân nào sai đến đâu, xử lý nghiêm đến đó.
Cụ thể, CQĐT đã thu thập các tài liệu, chứng cứ, gồm: lời khai của anh Trần Quang Thế; hình ảnh, clip đăng tải trên một số phương tiện thông tin; lời khai của những người liên quan và các nhân chứng; cùng báo cáo của những người làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường…Từ đó xác định, chiến sỹ Cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng đã xảy ra xô xát bằng chân tay với anh Trần Quang Thế, nhưng chưa gây ra hậu quả, tác hại đối với sức khỏe của anh Thế.
Tuy nhiên, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng đã vi phạm Quy tắc ứng xử của sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân viên chức trong Công an nhân dân, ban hành theo Quyết định số 893/2008/QĐ-BCA ngày 4-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Công an. Căn cứ theo Thông tư số 16 ngày 8-4-2016 của Bộ Công an, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng bị xử lý theo Điều 12, với chế tài cao nhất là khiển trách. Hiện, CATP Hà Nội đã giao Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với CAH Đông Anh tổ chức kiểm điểm đối với đồng chí Ngô Quang Hưng, mức xử lý kỷ luật Khiển trách.
Về hành vi, trách nhiệm của đồng chí Nguyễn Văn Thuyên, Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh. Có thông tin cho rằng đồng chí Thuyên đã dùng tay gạt máy quay của một người tự xưng là phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên qua xác minh tại Tòa soạn Báo Pháp luật Việt Nam, CQĐT ghi nhận các phóng viên của báo Pháp luật Việt Nam trình bày, khi đi tác nghiệp không bị ai đánh hoặc làm hư hỏng máy quay. Do đó, chưa có cơ sở kết luận đồng chí Thuyên có hành vi hủy hoại tài sản, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Đối chiếu với Quy tắc ứng xử trong Công an nhân dân, CATP Hà Nội đã yêu cầu đồng chí Thuyên kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm sau sự việc này.
Về hành vi của anh Trần Quang Thế; Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, căn cứ tài liệu điều tra, CQĐT có đủ cơ sở xác định trong quá trình ở hiện trường, anh Thế đã có những hành vi vi phạm hành chính, gồm:
Vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước mà không được phép (Vi phạm điểm đ, khoản 1 - Điều 18, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, TTATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình); chụp ảnh tại khu vực cấm (vi phạm điểm e, khoản 1, điều 18 - Nghị định 167/CP); có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ (vi phạm điểm b khoản 2, Điều 6, NĐ 167/CP); lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân (vi phạm điểm b, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 159/2013/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản); đỗ xe mô tô trên cầu (vi phạm điểm d, khoản 4, Điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt); không chấp hành yêu cầu của người điều khiển giao thông (vi phạm điểm C, Khoản 1, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP).
Căn cứ kết quả điều tra và theo Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định “Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính”, CQĐT đã chuyển hồ sơ đến CAQ Tây Hồ, đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, để ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền. Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, chế tài được áp dụng đối với anh Trần Quang Thế chỉ ở mức trung bình.
“Cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường
Thượng tá - Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật của Văn phòng Cơ quan CSĐT, CATP Hà Nội, đã dùng hình ảnh ấy, để nhìn nhận tính chất và phản ứng kịp thời của lực lượng chức năng, trong quá trình tổ chức và phục vụ công tác điều tra vụ việc có dấu hiệu trọng án trên cầu Nhật Tân, hôm 23-9.
Có ý kiến cho rằng, anh Trần Quang Thế tác nghiệp không phải ở khu vực bảo vệ hiện trường vụ án, vì khu vực đó không có biển báo, không được căng dây.
Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng phân tích, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, lực lượng bảo vệ hiện trường có thể căng dây; nhưng trong trường hợp khẩn cấp chưa có dây để căng, những người làm nhiệm vụ có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất trong việc thông báo, yêu cầu những người không có nhiệm vụ không được xâm phạm hiện trường.
Trong sự việc xảy ra ở cầu Nhật Tân sáng 23-9, Công an xã Vĩnh Ngọc, cán bộ công an Đồn Công an Bắc Thăng Long trong trang phục cảnh sát và chiến sỹ Đội Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh đã hướng dẫn rõ và yêu cầu đối với người không có nhiệm vụ rời khỏi hiện trường. Trong trường hợp ấy, lực lượng thực thi nhiệm vụ chính là những “cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường.
Với quan điểm, phân tích đó, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng thông tin thêm về những yếu tố liên quan đến khái niệm “hiện trường”.
Căn cứ Điều 2, Quyết định số 13/2010/QĐ-TTg ngày 12-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về danh mục bí mật Nhà nước, thì “Hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng CAND là bí mật thuộc độ Tối mật”. Hoạt động bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường chính là hoạt động nghiệp vụ, thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
Bên cạnh đó, Điều 14, Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định, “người không có phận sự không được phép tiếp cận khu vực, địa điểm cấm và nơi cất giữ bí mật Nhà nước”.
Anh Trần Quang Thế và một số người không được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng vẫn cố tình tìm cách vào hiện trường; bị lực lượng chức năng yêu cầu rời hiện trường, là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Với tinh thần cầu thị, nghiêm túc lắng nghe những ý kiến xung quanh sự việc xảy ra trên cầu Nhật Tân sáng 23-9, giữa PV Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh với chiến sỹ Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh; ngày 27-9-2016, tại trụ sở CATP Hà Nội, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương – Giám đốc CATP đã mời, chủ trì buổi đối thoại với đại diện Báo Tuổi trẻ và Hội Nhà báo Việt Nam.
Tại buổi đối thoại, phóng viên Trần Quang Thế đã bày tỏ hoàn toàn nhất trí với kết quả xác minh của Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội.
Được sự đồng ý của CATP, Báo ANTĐ chuyển tải đến bạn đọc Biên bản đối thoại:

Sự thực về “cái gạt tay” trong biên bản của Công an Hà Nội

TPO - Công an TP Hà Nội đã có thông tin về kết quả điều tra, xác minh, xử lý vụ việc giữa phóng viên Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh với chiến sỹ Đội CSHS, CAH Đông Anh, trên cầu Nhật Tân sáng 23/9.
Sự thực về “cái gạt tay” trong biên bản của Công an Hà Nội

Cảnh lộn xộn trên cầu Nhật Tân sáng 23/9
Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng – Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật, Văn phòng Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội cho hay, đơn của anh Trần Quang Thế - PV Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, về việc bị hành hung gây thương tích trên cầu Nhật Tân, đã được Công an xã Vĩnh Ngọc và CQĐT CAH Đông Anh tiếp nhận giải quyết kịp thời, đúng thủ tục, trình tự tố tụng.
Bên cạnh đó, ngày 27/9/2016, tại trụ sở CATP Hà Nội, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương – Giám đốc CATP đã mời, chủ trì buổi đối thoại với đại diện Báo Tuổi trẻ và Hội Nhà báo Việt Nam.
Dưới đây là Biên bản đối thoại:




TPO

Học giả Trung Quốc: Biển Đông sẽ bùng nổ xung đột vào năm 2018

Chuyên gia Trung Quốc tin rằng đến 2018, Trung Quốc sẽ sở hữu số lượng nhất định máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20. Trung Quốc cũng đã quân sự hóa xong 7 đảo ở Trường Sa, có thể sử dụng tốt 3 sân bay đủ sức cho bay hơn 100 máy bay chiến đấu hạng nặng, tương đương với 3 hàng không mẫu hạm hạt nhân...

Chiến đấu cơ Trung Quốc khai hỏa vào mục tiêu trong cuộc tập trận
Tham vọng toàn cầu

Kim Xán Vinh nhận định, vì một trong những tiêu chí trở thành siêu cường là kiểm soát biển, cho nên người Mỹ cũng hiểu rõ tham vọng này của Trung Quốc. Tuy nhiên vì tư duy của người Mỹ là tư duy công nghiệp, họ nghĩ Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông thì phải sau năm 2050, vì cho rằng muốn kiểm soát Biển Đông phải có lực lượng hải quân hùng mạnh, cần có đội 6 hàng không mẫu hạm động lực hạt nhân. Thứ nữa, người Mỹ cho rằng Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề đầy mâu thuẫn từ trong nước, cho rằng Trung Quốc sớm muộn gì cũng như Liên Xô trước đây. Nhưng Trung Quốc hiện đã tìm được biện pháp khắc phục việc này là phải sớm xây dựng đảo nhân tạo trên biển.

Chuyên gia Trung Quốc phân tích hoang tưởng rằng, chỉ cần Trung Quốc biến được Biển Đông thành ao nhà là địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ sẽ lung lay vì những lý do:

Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là tuyến giao thông thương mại tấp nập nhất thế giới, 45% sản lượng hàng hóa thế giới nằm ở tuyến đường này. Nếu Trung Quốc kiểm soát Biển Đông thì có thể kiểm soát 90% thương mại của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, theo đó thúc đẩy thương mại giữa hai nước Trung - Ấn, khi đó Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương sẽ chiếm hơn một nửa lượng giao dịch thương mại thế giới.

Hai đồng minh chính của Mỹ ở Viễn Đông là Hàn Quốc và Nhật Bản phụ thuộc vào tuyến đường này rất nhiều, 80% hàng hóa đến Nhật Bản xuất phát từ đây, còn Hàn Quốc đến 90%. Nếu Trung Quốc kiểm soát tuyến đường này thì các nước này sẽ không còn mặn mà với vị thế là đồng minh của Mỹ, có thể Mỹ sẽ mất đồng minh ở Đông Á.

Mỹ mất vị thế bá quyền ở Ấn Độ Dương, vì vị thế này của Mỹ có được là nhờ hai điểm: Thứ nhất, kiểm soát vùng Diego Garcia (đảo nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương, cách khoảng 1.000 dặm về phía nam của bờ biển Ấn Độ và Sri Lanka. Đảo này vốn thuộc cộng hòa Mauritius, trước thuôc Anh sau đó chuyển qua cho Mỹ, rộng hơn 130 km2, là cứ điểm then chốt để Mỹ kiểm soát Ấn Độ Dương).

Thứ hai, Hạm đội 6 của Mỹ nằm tại một số căn cứ quân sự trong vùng Vịnh, đó là hai sừng của Mỹ để kiểm soát Ấn Độ Dương, nếu Ấn Độ Dương gặp nguy hiểm sẽ có tiếp ứng của đội ở Thái Bình Dương, nhưng nếu Trung Quốc khống chế Biển Đông thì sẽ cắt đứt đường tiếp viện này từ các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc, nghĩa là sẽ cô lập vùng vịnh, Kim Xán Vinh phân tích.

Người Mỹ cũng hiểu rằng, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng chiến lược chuỗi ngọc trai với 5 căn cứ lớn tại các nước Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan để kiểm soát Ấn Độ Dương. Nếu chuỗi ngọc trai này hình thành và cộng thêm việc Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ dễ dàng khống chế căn cứ quân sự của Mỹ ở Diego Garcia. Nếu Mỹ không thể kiểm soát được Ấn Độ Dương thì Mỹ cũng không còn sức ảnh hưởng ở Trung Đông, và vị thế số một của Mỹ cũng mất. Mỹ sẽ khó chấp nhận thực tế này.

Chuyên gia Trung Quốc nhận định, ban đầu Mỹ nghĩ Trung Quốc chỉ là thách thức trong tương lai xa nên đã mất cảnh giác tại Biển Đông, nhưng hiện nay Mỹ đã chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng đối phó. Trong khi Trung Quốc hiện nay cũng không thể lùi bước, như ông Tập Cận Bình đã nói, “năng lượng của dân tộc Trung Hoa đã bị nén quá lâu, giờ phải bung ra”.

Trung Quốc tham vọng sở hữu nhiều tàu sân bay, kể cả mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhằm đối phó Mỹ
Trung Quốc xông vào “ranh giới đỏ” năm 2018

Chuyên gia Kim Xán Vinh còn đổ tội cho Mỹ về tình hình Biển Đông vì sức ép của Mỹ nên Trung Quốc phải ra tay hành động (xây đảo nhân tạo phi pháp, quân sự hóa Biển Đông). Vị chuyên gia này trù tính vào khoảng năm 2018 sẽ xây đảo tại bãi cạn Scarborough, xông vào “ranh giới đỏ” của Mỹ. Vì thế, Kim Xán Vinh hô hào người dân Trung Quốc phải chuẩn bị tư thế, vì cuộc sống của mọi người sẽ bị ảnh hưởng.

Chuyên gia Trung Quốc dự đoán xung đột sẽ nổ ra vào 2018 khi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Scarborough. Để bồi lấp đảo trái phép Bắc Kinh cần chọn thời điểm thích hợp, nên chọn lúc Mỹ đang rối ren vì nhiều việc. Thứ hai, Trung Quốc cần chuẩn bị “món quà” cho Mỹ, giống như Triều Tiên, Iran, Syria, Afghanistan buộc Mỹ phải quan tâm, “món quà” này sẽ dùng để trao đổi với Mỹ. Thứ ba, Kim kêu gọi Trung Quốc phải hành động kiên quyết, cho đối phương biết mình đã chuẩn bị đầy đủ, khi đó đối phương nghĩ có đánh cũng không thắng nổi.

Theo Kim Xán Vinh, đến thời điểm hành động năm 2018, Trung Quốc cần hoàn tất việc chuẩn bị quân sự theo những điểm sau: Thứ nhất, tạo thế răn đe chiến lược. Thứ hai, tạo thế mạnh về vũ khí. Chuyên gia Trung Quốc tin rằng đến 2018, Trung Quốc sẽ sở hữu số lượng nhất định máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Chengdu J-20. Đượcc biết hiện Trung Quốc đã có 4 chiếc J-20, đến 2018 sẽ có một lượng nhất định đảm bảo được ưu thế kiểm soát trên không.

Ngoài ra, khi đó Trung Quốc cũng đã quân sự hóa xong 7 đảo ở Trường Sa, có thể sử dụng tốt 3 sân bay đủ sức cho bay hơn 100 máy bay chiến đấu hạng nặng, tương đương với 3 hàng không mẫu hạm động lực hạt nhân. Cũng cần bố trí bến cảng tại ba đảo này có thể neo đậu các tàu chiến cỡ  5.000 – 6.000 tấn, có thể tổ chức tốt một hạm đội tầm trung. Ngoài ra phải có hệ thống đạn đạo, Kim Xán Vinh đề xuất.

Chuyên gia Trung Quốc cho rằng năm 2018 Trung Quốc sẽ có tàu sân kép. Tàu sân bay nội địa Trung Quốc đang gấp rút xây dựng ở Đại Liên có thể hạ thủy vào cuối năm nay, sang năm 2017 sẽ bàn giao cho hải quân.

Theo Kim Xán Vinh, cuộc chiến Trung – Mỹ sẽ bắt đầu từ thời điểm Trung Quốc bồi lấp đảo bãi cạn Scarborough, sau khi Trung Quốc thắng sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (trái phép). Biển Đông sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc, biên giới biển của Trung Quốc sẽ nằm ở quần đảo Trường Sa.

Nhưng từ ngày khởi công cho đến ngày hoàn thành là quãng thời gian vô cùng nguy hiểm, cả nước Trung Quốc phải chuẩn bị sẵn tư thế trước bước đi mạo hiểm lịch sử này. Ván cờ Trung – Mỹ sẽ kết thúc vào năm 2020 chứ không phải năm 2050, Kim Xán Vinh phán một cách đầy cảm tính, chủ quan.

Đoàn Thanh

(VietTimes)

Người Việt Nam 'chết dần, chết mòn' vì môi trường

Đó là điều được thể hiện trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn từ 2011 đến 2015 do Bộ Tài Nguyên – Môi Trường của Việt Nam thực hiện và công bố hồi cuối tuần này. Theo báo cáo vừa kể thì nồng độ nitrite trong không khí tại một số thành phố của Việt Nam như: Sài Gòn, Hà Nội và Hạ Long đều đã vượt qua ngưỡng an toàn.

Giao thông được xác định là một trong những tác nhân khiến hàm lượng nitrite ở Sài Gòn, Hà Nội, Hạ Long vượt ngưỡng an toàn. (Hình: TBKTSG)
Nitrite sẽ oxy hóa huyết sắc tố trong hồng cầu khiến người ta xanh xao, đáng lưu ý là nitrite đang đe dọa tính mạng của những đứa trẻ dưới sáu tháng tuổi. Nồng độ nitrite trong không khí cao quá mức cho phép cũng là nguyên nhân chính khiến người ta cảm thấy khó thở, dễ choáng, dễ ngất.

Nitrite với hàm lượng cao có thể tương tác với các amine trong cơ thể và trở thành nitrosamine – loại hợp chất dẫn tới tiền ung thư. Chưa kể nếu hàm lượng nitrosamine trong không khí luôn luôn vượt qua ngưỡng an toàn, cơ thể sẽ không kịp đào thải hết và gan sẽ bị nhiễm độc.

Theo Bộ Tài Nguyên – Môi Trường Việt Nam thì sở dĩ nồng độ nitrite trong không khí tại Sài Gòn, Hà Nội vượt ngưỡng an toàn là vì lượng khói thải quá mức từ hoạt động giao thông và hoạt động công nghiệp. Tình trạng vừa kể xảy ra tại Hạ Long là do hoạt động khai thác than và hoạt động của các nhà máy nhiệt điện.

Chẳng riêng Sài Gòn, Hà Nội, Hạ Long, các dạng ô nhiễm tại Việt Nam đang gia tăng cả về mức độ lẫn phạm vi.

Ông Hoàng Dương Tùng, tổng cục phó Tổng Cục Môi Trường, thuộc Bộ Tài Nguyên – Môi Trường của Việt Nam, tiết lộ tuy chất lượng không khí tại khu vực nông thôn còn khá tốt nhưng ô nhiễm đất, nước do sử dụng thái quá phân hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng. Chất lượng không khí cũng suy giảm vì những độc chất từ phân hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật được phát tán vào không khí.

Ngoài những vùng thuần nông, môi trường nông thôn Việt Nam giờ cũng không còn an toàn vì hoạt động của các khu công nghiệp, các làng nghề (những làng cùng sản xuất một loại sản phẩm nào đó). Ô nhiễm độc khí, bụi, mùi, tiếng ồn,… đã trở thành phổ biến. Đặc biệt tại các làng nghề nơi dân chúng chỉ sử dụng các loại công nghệ, thiết bị đã lạc hậu, cũ kỹ và hoàn toàn không quan tâm đến việc xử lý khói thải, chất thải.

Cũng theo lời ông Tùng thì độc khí chỉ là một khía cạnh của ô nhiễm không khi tại Việt Nam. Chất lượng không khí tại những khu vực quanh các khu công nghiệp đang suy giảm trầm trọng do ô nhiễm bụi. Ở nhiều nơi, ô nhiễm bụi đã vượt ngưỡng an toàn.

Tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp ở miền Bắc được xác định là trầm trọng hơn ở miền Nam. Bộ Tài Nguyên – Môi Trường Việt Nam giải thích có thể vì miền Bắc có nhiều khu công nghiệp cũ hơn, nhiều nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng với quy mô lớn hơn, lượng nhiên liệu hóa thạch được tiêu thụ nhiều hơn…

Thực trạng số người mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ung thư phổi tại Việt Nam càng ngày càng nhiều được cho là hệ quả tất nhiên của vấn nạn ô nhiễm không khí. Song song với ô nhiễm không khí song hành với ô nhiễm đất, ô nhiễm nước khiến tỉ lệ mắc các bệnh mãn tính và nan y cùng tăng không dừng.



(Người Việt)

Chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc, Philippines có thể thay đổi cục diện ở Đông Á

Người dân Philippines biểu tình yêu cầu Trung Quốc rút khỏi bãi cạn ScarboroughCục diện liên minh chính trị ở Đông Á có thể sớm thay đổi khi Tổng thống Philippines Duterte sang thăm Trung Quốc vào tháng này, một diễn biến khiến Hoa Kỳ phải lo ngại.
Theo Reuters, mối quan hệ thân thiện giữa Philippines và Hoa Kỳ đã là một trong những trụ cột quan trọng trong chiến lược của Washington tại châu Á dưới thời Tổng thống Barack Obama. Nhưng liên minh này đã trở nên căng thẳng kể từ khi Duterte lên nắm quyền cách đây ba tháng và bị Hoa Kỳ chỉ trích về cuộc chiến chống ma túy đẫm máu khiến hơn 3.100 người bị giết hại. 
Ông Duterte đã chửi thề ông Obama và sau đó tuyên bố rõ ràng Philippines sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập nhiều hơn với Mỹ.
Theo kế hoạch, Tổng thống Duterte sẽ đến thăm Bắc Kinh từ ngày 19-21/10, và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Theo Reuters, nguồn tin ngoại giao và kinh doanh tại Manila cho biết khoảng hai chục doanh nhân sẽ tháp tùng ông Duterte sang Trung Quốc. Điều này hứa hẹn hai nước sẽ có những thỏa thuận tăng cường mối quan hệ thương mại song phương.
Tuy nhiên, chìa khóa để chuyến công du thành công sẽ là vấn đề Biển Đông.

Bãi cạn Scarborough

Khi Tổng thống Duterte thăm Trung Quốc vào tháng tới, chương trình nghị sự của ông sẽ tập trung vào thương mại, đầu tư và hợp tác nghề cá với Trung Quốc, trong đó có quyền tiếp cập vào bãi cạn Scarborough“, một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, theo Reuters.
Ông Duterte muốn ngư dân Philippines có thể tiếp cận vào bãi cạn Scarborough, một ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Nhưng ông này muốn thương lượng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chứ  không hối thúc Trung Quốc phải thực thi phán quyết của Tòa án La Hay trong đó phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Zha Daojiong, một giảng viên quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc, cho biết thỏa thuận giữa Philippines và Trung Quốc về bãi cạn nếu đạt được thì sẽ là một thỏa thuận bằng lời nói chứ không phải bằng văn bản để tránh đề cập đến phán quyết của tòa án quốc tế.
Nếu ngư dân Philippines được tiếp cận tới bãi cạn Scarborough thì đây sẽ là một chiến thắng lớn của ông Duterte, và củng cố thêm sự ủng hộ trong nước vốn đã cao ngất trời của ông này. Theo một cuộc khảo sát gần đây, ông Duterte được ủng hộ cao ở mức kỷ lục 92 % dù ông này bị quốc tế chỉ trích về các vụ giết người.

Mỹ quan ngại, Trung Quốc không phải ai cũng vồ vập

Các quan chức ở Washington bây giờ phải nghiêm túc lo lắng về quỹ đạo của mối quan hệ Hoa Kỳ-Philippines,” Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore cho biết.
Dù vậy, tới nay Hoa Kỳ vẫn cố gắng thể hiện rằng mối quan hệ với Philippines vẫn tốt đẹp.
“Liên minh của chúng tôi với Philippines là bọc thép, vì nó đã được duy trì trong nhiều thập kỷ“, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter phát biểu vào hôm 29/9, khi nói chuyện với các thủy thủ Mỹ trên tàu U.S.S. Carl Vinson tại cảng San Diego.
Trong khi đó, Trung Quốc hoan nghênh những động thái của Tổng thống Duterte.
“Ông Duterte tỏ ra tôn trọng với chúng tôi, nghĩa là chúng tôi phải suy nghĩ lại về chính sách của mình,” một nguồn tin có quan hệ với lãnh đạo Trung Quốc và quân đội nói với Reuters. “Chúng tôi phải đáp lại thái độ tôn trọng của ông ấy”.
The Global Times, một tạp chí do Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản, khẳng định trong một bài xã luận tuần trước rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc – Philippines sắp bước sang một chương mới.
“Một mối tương tác tích cực, mới mẻ giữa Trung Quốc và Philippines có thể được hé lộ, khác hẳn với thời của ông Aquino”, bài viết nhận định, với ám chỉ cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hồ hởi chộp  lấy ông Duterte, vì không thể tiên đoán những động thái cực đoan của ông này.
Chúng ta phải xem ông ấy thực sự làm gì,” Luo Liang, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông ở Hải Nam cho biết. “Mặc dù các tín hiệu từ Duterte là tốt, chúng ta vẫn cần phải chờ xem.”
Mai Lan
Xem thêm: