Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

4 SỰ KIỆN TRONG THÁNG 1/2017- “SẮC MÀU” CHÍNH TRƯỜNG VIỆT ?; Hợp tác dầu khí Việt - Mỹ ở Biển Đông, Rex Tillerson và Phán quyết Trọng tài

Ngậm ngùi Tất Niên năm "Con Khỉ" của Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Khỉ

Liêp tiếp 4 sự kiện nổ ra một cách không ngẫu nhiên trong tháng 1/2017; những sự kiện này nhìn qua tưởng như không liên quan gì với nhau; Thế nhưng, với ai am tường, hiểu sâu thế sự Việt Nam trong giai đoạn hiện này thì sẽ lờ mờ nhận thấy chúng liên quan mật thiết với nhau.
Những sự kiện này đã được lập trình cẩn thận, tính toán chi ly quy ra bằng “tiền tươi thóc thật”; những sự kiện này không là những thao tác chính trị ngẫu nhiên, ngẫu hứng…diễn ra dồn dập vào thời điểm năm cùng tháng tận của năm con Khỉ chuyển qua năm con Gà !





Xin được nêu 4 sự kiện này:

-1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc từ ngày 12-15/1/2017
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình
-2. Chính phủ Việt Nam cho biết trên website của mình rằng Thỏa thuận khung Phát triển dự án và Hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh vừa được ký hôm 13/1 giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty TNHH Thăm dò Khai thác Dầu khí ExxonMobil Việt Nam (ExxonMobil).
Dự án khai thác và mua bán khí đốt lấy từ mỏ Cá Voi Xanh nằm ngoài khơi Quảng Ngãi là dự án khí lớn nhất Việt Nam cho tới nay, được trông đợi đạt dòng khí đầu tiên vào năm 2023.

-3. 23/1/2017, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh công năng, quy mô, quy hoạch của Khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận.
-4. Bắt giam 2 nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Oai và Trần Thị Nga…
-Ngày 19.01.2017, anh Nguyễn Văn Oai đang đi trên đường 36 thuộc Xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, thì bị một nhóm người được phục kích và bắt giữ.
- Ngày 21/1/2017 bắt chị Trần Thị Nga tại nhà riêng Phủ Lý- Hà Nam…

Về sự kiện thứ 2:
Như thông tin  báo chí đã đưa: Đây là một bước phát triển cụ thể, rõ ràng trong quan hệ Việt-Mỹ thông qua hành động thực tế, có tính toán.
Hoa Kỳ không chỉ tuyên bố chung chung mà bằng việc tham gia đầu tư khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Ngãi, rất gần với khu vực Trung Quốc xây đảo Gạc Ma.
Sự có mặt của Tập đoàn ExxonMobil cho thấy quyền lợi của Hoa Kỳ liên quan tới Biển Đông không chỉ trên phương diện luật pháp hàng hải mà có “ quả thực” cụ thể được Việt Nam chủ động ký kết…
Sự có mặt của một công ty hàng đầu của Hoa Kỳ tại vùng biển Quảng Ngãi cho thấy Hoa kỳ sẵn sàng đối mặt với những uy hiếp, thách thức từ phía Trung Quốc trên Biển Đông.
Một điều đáng lưu ý: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bổ nhiệm ông Rex Tillerson, giám đốc tập đoàn dầu khí đa quốc gia Exxon Mobil, đảm nhận chiếc ghế Ngoại trưởng. Trước khi nhậm chức, ông này đã có những tuyên bố khá cứng rắn với Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông…
Qua sự bổ nhiệm này cho thấy đường lối đối ngoại mới của Chỉnh phủ Hoa Kỳ: quyết tâm can dự và ra tay bảo vệ những “ quả thực “ của mình ở Biển Đông và “ quả thực “ này đã có địa chỉ…

Về sự kiện thứ 3:
Mặc dù dự luận đang choáng váng sau sự cố Formosa, nhiều chuyên gia lên tiếng phản biện về Dự án Thép Cà Ná do chủ Đầu tư là Tập đoàn Hoa Sen đề xuất; nhưng Thủ tướng Chính phủ vẫn ký quyết định đồng ý điều chỉnh công năng, quy mô, quy hoạch của Khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận?
Mọi người đều biết: Dự án xây dựng nhà máy luyện thép này chắc chắn có yếu tố Trung Quốc, có bàn tay, vốn liếng của các nhà đầu tư Trung Quốc ?
Và theo một số nguồn thạo tin: Khu bến cảng này được điều chỉnh lên 1500 ha và nhận được một ưu tiên đặc biệt: miễn tiền thuế thuê đất trong cả đời dự án ?
Đây là một dự án được gấp rút bổ sung quy hoạch sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Viêc điều chính và mở rộng quy hoạch cảng Cà Ná này tạo điều kiện và bật đèn xanh cho các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam như tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Trung Quốc trước đó…
Như vậy, có khả năng chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng đã khớp nối các thao tác kinh tế- ngoại giao nhằm mục đích phân chia, cân bằng 2 thế lực đang gầm ghè nhau “miếng bánh” Biển Đông: Việt Nam chia phần, hợp tác với cả hai…
Đây là một hình thái ngoại giao: Đưa người cửa trước rước người cửa sau...
Sự kiện kiện thứ 4 có liên quan gì ?

Việc cấp tốc bắt giam 2 nhà hoạt động bất đồng chính kiến đó là anh Nguyễn Văn Oai, vừa mới mãn hạn tù năm 2015 và chị Trần Thị Nga ở Phủ Lý Hà Nam vào dịp này là tín hiệu,“ 2 nắm đấm” mà nhà cầm quyền Việt Nam dứ ra để “bảo hiểm” cho chính sách “ đu dây” của mình…
Dư luận lâu nay vẫn cho rằng: “Lệ thuộc Trung Quốc thì mất nước; bắt tay với Hoa Kỳ thì mất Đảng”…
Để tránh bị rơi vào “ tử lộ” của những thái cực quan hệ kể trên; để “bảo hiểm” cho chính sách “ đu dây”: Bên cạnh việc tăng cường mua sắm vũ khí, củng cố các liên minh với các nước có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật, Ấn Độ; Việt Nam đã chìa tay với Trung Quốc để tránh không bị Trung Quốc gây ra những khó dễ nhãn tiền, còn lâu dài thì tính sau, chia nhau chịu đựng; đồng ý chấp nhận cho Trung Quốc vào đầu tư một số dự án ở những khu vực then chốt như Formosa, Cà Ná-Ninh Thuận…
Thao tác này được triển khai đồng hành với thao tác mời Mỹ vào vùng biển Quảng Ngãi để khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh, một mỏ khí lớn…
Để đề phòng việc “Chú Sam” ( Hoa Kỳ) cùng với việc mang tiền, thiết bị sang đầu tư làm ăn tại Việt Nam, mang theo cả “món hàng” dân chủ là thứ rất nhó nhằn, rất là “dị ứng” với “ cơ địa” của chính quyền Việt Nam cộng sản. Để dằn mặt những kẻ kinh doanh mặt hàng này, Việt Nam tăng cường bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến để phát tín hiệu cảnh báo răn đe…để chứng tỏ các nhóm lợi ích của Đảng vẫn mạnh tay, mạnh cánh…
Qua 4 sự kiện nay cho thấy số phận đắng cay, “ trăm dâu đổ đầu tằm” của con dân đất Việt trước những biến thiên của thời cuộc, đất nước; trước những rủi ro tiềm ẩn của những cú " đu dây"…Họ thường hưởng những phần quà nhỏ nhất nhưng lại gánh những gánh nặng nhất của số phận, đất nước.
Trăm họ con dân đất Việt lại phải chịu bao nhiêu hệ lụy không chỉ chi riêng đời họ và con cháu nhiều đời mai sau bởi họ đang sụn lưng vì: phải gánh cõng trên vai mình những toan tính của biết bao thế lực cường bạo !

P.V.Đ.


Tôi có thể hiểu được tại sao Giáo sư Carl Thayer hay nhà báo Hellen Clark đánh giá cao về vai trò, ảnh hưởng của Ngoại trưởng đề cử Rex Tillerson.

Theo báo Nhịp cầu Đầu tư ngày 15/1, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, ngày 13/1, PVN đã cùng Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty TNHH Thăm dò Khai thác Dầu khí ExxonMobil Việt Nam (Exxon Mobil) ký thỏa thuận khung phát triển dự án và thỏa thuận khung hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh.

Dự án khí Cá Voi Xanh là dự án khí lớn nhất tại Việt Nam cho tới nay. Việc phát triển dự án khí này sẽ cung cấp nguồn khí quan trọng để ổn định và phát triển khu vực miền Trung cũng như khả năng bổ sung năng lượng cho miền Nam, tạo đà cho phát triển công nghiệp hóa dầu.

Từ năm 2007, PVN, PVEP và ExxonMobil đã ký Thoả thuận Nghiên cứu chung, làm cơ sở cho ba bên ký kết hợp đồng chia sản phẩm Dầu khí đối với các Lô ngoài khơi miền Trung Việt Nam vào ngày 30/6/2009. [1]

Hoạt động hợp tác dầu khí này giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhận được sự quan tâm, chú ý của một số nhà quan sát và truyền thông quốc tế.

Sở dĩ dư luận quan tâm là vì mối liên hệ giữa Tập đoàn ExxonMobil với Ngoại trưởng đề cử Hoa Kỳ Rex Tillerson, cũng như phản ứng của Trung Quốc trước các hoạt động thăm dò khai thác tài nguyên hợp pháp của Việt Nam trong quá khứ.

Những bình luận về mối liên hệ giữa Ngoại trưởng đề cử Mỹ Rex Tillerson với ExxonMobil

BBC ngày 16/1 tường thuật lại, tháng 6/2007, dưới áp lực của Trung Quốc, Tập đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) đã ngừng việc thăm dò khảo sát địa chấn tại Nam Côn Sơn trước khi chính thức rút khỏi dự án thăm dò này vào tháng 3/2009.

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.
Vào tháng 7/2008, Trung Quốc cũng đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn.

Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án.

Đại sứ Hoa Kỳ lúc đó là ông Michael Michalak từng nhận xét với BBC rằng các tập đoàn như ExxonMobil có sức mạnh 'như các quốc gia' và có chính sách của riêng họ.

Trong khi ông Rex Tillerson từng làm Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn ExxonMobil trước khi nghỉ hưu để nhận đề cử làm Ngoại trưởng mới của Hoa Kỳ trong chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Giáo sư Carl Thayer bình luận trên BBC:

"Rex Tillerson chắc chắn có hiểu biết sâu sắc về các nỗ lực của Trung Quốc nhằm cản trở hoạt động của ExxonMobil tại Việt Nam từ các năm 2007-2008. Tillerson sẽ không nao núng trước các phản đối của Trung Quốc".

Trên VOA, Giáo sư Carl Thayer nhận định, đây là chính sách đối ngoại đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại của Việt Nam mà ông xem như một phần của chiến lược cân bằng quan hệ với các siêu cường.

Theo Giáo sư: "ông Rex Tillerson luôn nhờ tới Bộ Ngoại giao Mỹ, và dựa vào sự trợ giúp của họ trong nhiều năm với các thương vụ ở nước ngoài, kể cả ở Indonesia.

Ông Tillerson không lạ lẫm gì với việc nhờ chính phủ Mỹ bảo vệ các quyền lợi của ông ấy. 

Bây giờ nếu đề cử của ông Trump được thông qua ông Tillerson sẽ trở thành Ngoại trưởng Mỹ, và khi ấy, nếu Trung Quốc phản đối mỏ Cá Voi Xanh, thì công ty của ông ấy sẽ được sự trợ giúp của chính ông".

Thời điểm ký thỏa thuận này diễn ra ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm Việt Nam lần cuối của ông John Kerry với tư cách Ngoại trưởng Mỹ. 

Và chỉ 2 ngày trước khi Ngoại trưởng John Kerry đến Việt Nam, ông Rex Tillerson có một số phát biểu gây chú ý về Biển Đông trước Thượng viện. Hiện Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng nào về hoạt động hợp tác dầu khí Việt - Mỹ.

Xung quanh hoạt độn hợp tác này, Asia Times ngày 23/1 đăng bài phân tích của tác giả Hellen Clark, trong đó nhận định, ông Rex Tillerson sẽ là chỗ dựa ngoại giao mạnh mẽ cho dự án hợp tác này giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Hợp tác dầu khí Việt - Mỹ ở mỏ Cá Voi Xanh vừa bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, vừa góp phần thực hiện Phán quyết Trọng tài

Tôi có thể hiểu được tại sao Giáo sư Carl Thayer hay nhà báo Hellen Clark đánh giá cao về vai trò, ảnh hưởng của Ngoại trưởng đề cử Rex Tillerson đối với hoạt động hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông như vậy.

Về những bình luận này, tôi không đưa ra ý kiến đồng tình hay phản đối, mà chỉ xin lưu ý rằng, hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ở khu vực mỏ Cá Voi Xanh là hoàn toàn hợp pháp, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam không có tranh chấp.

Tuy nhiên, trong quá khứ Trung Quốc đã từng có những phản đối vô lý để tìm cách hợp thức hóa yêu sách đường lưỡi bò, cũng như hiện nay, họ mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam cùng khai thác khu vực cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng.

Liệu điều này có liên quan gì đến phạm vi vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang muốn mở rộng tối đa khi họ chính thức công bố đường cơ sở bao lấy toàn bộ quần đảo này theo quy chế quốc gia quần đảo?

Nhưng vấn đề là “cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng” đến đâu? Đó chính là câu chuyện phạm vi hợp tác - vùng chồng lấn. Vì vây, tôi xin đưa ra một vài bình luận dưới góc độ pháp lý.

Năm 2011 Trung Quốc đã từng gián tiếp cảnh báo ExxonMobil ngay sau khi công ty công bố phát hiện lượng khí đốt lớn tại Lô 118 trong phạm vi mỏ Cá Voi Xanh.

Bắc Kinh nói rằng, các công ty nước ngoài nên dừng thăm dò ở "khu vực tranh chấp".

Ngoài những thông tin truyền thông quốc tế đề cập về việc Trung Quốc gây áp lực với các công ty dầu khí nước ngoài (Anh, Ấn Độ, Hoa Kỳ), trong đó có ExxonMobil không hợp tác với Việt Nam, năm 2012 họ còn mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Cái gọi là "khu vực tranh chấp" mà Trung Quốc đề cập ám chỉ phần lớn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam theo UNCLOS 1982 mà đường lưỡi bò "đè" lên.

Việt Nam cũng như phần còn lại của thế giới chưa bao giờ thừa nhận sự tồn tại của cái gọi là đường chữ U, đường 9 đoạn hay dân gian gọi là đường lưỡi bò ấy.

Giữa năm 2014, Trung Quốc đã kéo giàn khoan khổng lồ 981 ra cắm trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam gây ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ giữa hai nước.

Ngày 14/5/2014, ông Rex Tillerson khi đó là Chủ tịch, Tổng giám đốc tập đoàn ExxonMobil đã gặp Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) Wang Yilin tại Bắc Kinh để bàn khả năng hợp tác, theo Reuters.

Nhưng cho đến nay, cả ExxonMobil lẫn CNOOC đều không công bố bất cứ kế hoạch nào về hợp tác thăm dò khai thác trong cái gọi là "vùng tranh chấp" Trung Quốc cố tình tạo ra bằng đường lưỡi bò, thực tế là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam không có tranh chấp. [2]

Những thông tin này cho thấy 3 nội dung đặc biệt quan trọng. 

Một là, những động thái của Trung Quốc hòng hợp thức hóa đường lưỡi bò bằng cách biến các vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam, từ chỗ không có tranh chấp thành có tranh chấp đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Sự lựa chọn giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được ExxonMobil, ông Rex Tillerson thể hiện rõ trong những hoạt động đàm phán dầu khí năm 2014 mà Reuters phản ánh.

Quyết định hợp tác đến cùng với Việt Nam của ExxonMobil là một sự lựa chọn đúng đắn trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế, bảo vệ UNCLOS 1982.

Hai là, Phán quyết Trọng tài ngày 12/7/2016 trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc về áp dụng, giải thích UNCLOS được Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII đã tuyên:

Đường lưỡi bò không có giá trị pháp lý, yêu sách “quyền lịch sử” Trung Quốc đòi hỏi ở Biển Đông là vô giá trị.

Đây là bước ngoặc to lớn và có ý nghĩa sâu sắc trong việc giải quyết các tranh chấp phức tạp ở Biển Đông, giảm tối đa phạm vi tranh chấp do Trung Quốc tạo ra.

Chính điều này cùng với phản ứng quyết liệt của Việt Nam trong vụ giàn khoan 981 và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, có lẽ đã khiến Trung Quốc phải có những hiệu chỉnh.

Ba là, có thể xem như Trung Quốc đã âm thầm thừa nhận và chấp hành một phần Phán quyết Trọng tài liên quan đến đường lưỡi bò, cho dù hành động và tuyên truyền của họ đều hướng tới hiện thực hóa sợi thòng lọng thắt chặt Biển Đông này.

Do đó khả năng Trung Quốc công khai hủy bỏ đường lưỡi bò là ít xảy ra. Họ có thể âm thầm chấp nhận nếu các bên liên quan luôn cảnh giác và kiên quyết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cũng như luật pháp quốc tế, UNCLOS ở Biển Đông.

Nếu các bên chỉ vì lợi ích kinh tế, chính trị  mà lơ là mất cảnh giác, xem nhẹ khía cạnh pháp lý, thì họ sẽ lại lấn tới.

Điều này cho chúng ta thêm một bài học quý trong việc xác định phạm vi “vùng chồng lấn” ngoài cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, mà Trung Quốc rất muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://nhipcaudautu.vn/kinh-te/pvn-exxon-mobil-ky-thoa-thuan-khai-thac-mo-khi-lon-nhat-viet-nam-3317485/

[2]http://www.atimes.com/article/exxon-vietnam-gas-deal-test-tillersons-diplomacy/


Ts Trần Công Trục

(Giáo dục)

Việt Nam được gì từ thỏa thuận ký với Exxon Mobil?

Việt Hà, phóng viên RFA
2017-01-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil.
 AFP photo


Vào ngày 13 tháng 1 vừa qua, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã ký hai thỏa thuận khai thác khí đốt với tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Mỹ.
Việc ký kết diễn ra giữa lúc chính phủ mới của Mỹ chuẩn bị lên nắm quyền và người được tân Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm làm Ngoại trưởng ông Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil vừa lên tiếng trước quốc hội Mỹ lên án hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Việc ký kết cũng diễn ra giữa lúc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tới thăm Việt Nam. Những diễn tiến này có ý nghĩa gì với Việt Nam và tình hình biển Đông. Việt Hà phỏng vấn giáo sư  Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện Quốc phòng Úc. Trước hết nói về nguyên nhân tại sao Việt Nam lại quyết định ký kết những thỏa thuận mới với Exxon Mobil vào lúc này, giáo sư Carl Thayer cho biết:
Theo nhận định của tôi thì PetroVietnam đã được thúc giục để lên kế hoạch cho việc ký những thỏa thuận này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry.
- Gs. Carl Thayer
Thực sự là có hai thỏa thuận và một hợp đồng không chính thức, không ràng buộc cần phải được có sự chấp thuận của hai chính phủ mà theo nhận định của tôi thì sẽ không có khó khăn gì. Theo tôi thì rõ ràng là Việt Nam muốn tập trung hóa việc lên kế hoạch, đặc biệt là đối với các chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao, những người đến Việt Nam. Việt Nam biết là Tổng Bí thư sẽ sang thăm Trung Quốc và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Jonh Kerry sẽ đến Hà Nội, rồi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ đến Hà Nội ngay sau đó.
Theo nhận định của tôi thì PetroVietnam đã được thúc giục để lên kế hoạch cho việc ký những thỏa thuận này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry. Liên quan đến phát biểu của người được bổ nhiệm Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là ông Rex Tillerson về vấn đề biển Đông thì hầu như không ai nghĩ là ông ấy sẽ có những phát biểu như vậy vào lúc đó. Nhưng theo tôi thì việc ký kết này có liên quan đến chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry nhiều hơn.
Ông Kerry muốn khẳng định mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và việc ký kết những thỏa thuận này là một bước tiến lớn vì nó có thể được coi là khoản đầu tư lớn nhân về khí đốt ở Việt nam tính đến lúc này. Việc ký những thỏa thuận này được sắp xếp vào đúng lúc Ngoại trưởng John Kerry có mặt ở Việt Nam và đến lúc ông không còn làm Ngoại trưởng nữa thì ông ấy có thể nói là quan hệ với Việt nam đã đạt một tầm cao mới.
Chính sách của Việt Nam
000_SAWH981201399660-400.jpg
Một cửa hàng xăng dầu thuộc Exxon Mobil ở Mỹ. AFP photo
Việt Hà: Việt Nam rõ ràng là cũng lo ngại những đe dọa có thể có từ phía Trung Quốc vì như hồi năm 2007 nước này đã gây sức ép lên  Exxon Mobil để tập đoàn này không đầu tư vào khai thác dầu khí ở Việt Nam. Vậy Việt Nam có lợi gì từ việc ký kết này?
Gs. Carl Thayer: Việt Nam muốn có cái bánh và cũng muốn ăn cái bánh. Thỏa thuận với Exxon Mobil liên quan đến lô dầu khí  được nói tới từ năm 2006 vào cùng thời gian mà ông Rex Tillerson được đề bạt làm Tổng Giám đốc điều hành của Exxon Mobil. Phải mất khoảng 6 năm cho đến lần khoan thử thứ 2 hay thứ 3 thì Exxon Mobil mới tìm thấy khí đốt. Exxon Mobil đã đến Việt Nam trước đó từ lâu. Chúng ta bây giờ biết là vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu 981 vào vùng nước của Việt Nam thì vị trí đó rất gần nơi Exxon Mobil khai thác. Có tin lúc đó cho biết ông Rex Tillerson đã sang Bắc Kinh để dò hỏi ý của Bắc Kinh muốn gì….Khi tôi nói rằng Việt Nam muốn có cái bánh và ăn bánh thì tôi muốn nói là Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc và muốn có quan hệ với các cường quốc khác.
Theo tôi, chính sách của Việt Nam là đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các cường quốc, và cho mỗi cường quốc một phần lợi ích liên quan đến Việt Nam bao gồm lợi ích về thương mại và an ninh với hy vọng là các cường quốc sẽ bảo vệ lợi ích của mình và không mất sự quan tâm đối với Việt Nam cho cường quốc khác. Việt Nam đang theo một chiến lược là cố gắng làm việc với tất cả các nước vì biết rằng quyền lợi quốc gia của họ sẽ được cân bằng và có thể Việt Nam có lợi từ đó.
Việt Nam đang theo một chiến lược là cố gắng làm việc với tất cả các nước vì biết rằng quyền lợi quốc gia của họ sẽ được cân bằng và có thể Việt Nam có lợi từ đó.
- Gs. Carl Thayer
Việt Hà: Theo ông thì liệu Trung Quốc sẽ có thái độ thế nào đối với việc ký kết mới này của Việt Nam với Exxon Mobil?
Gs. Carl Thayer: Cho đến lúc này Trung Quốc khá là im lặng và không lớn tiếng về chuyện này. Khu vực Lô 118 rất gần với đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc, nhưng toàn bộ khu vực này chỉ cách bờ biển Việt Nam có 80 km. Việt Nam nói một cách không chính thức rằng về lý thuyết Việt Nam muốn Trung Quốc tôn trọng đường trung gian trong vùng nước của Việt Nam. Nói theo cách khác, Trung Quốc có thể hoạt động ở phía bên kia vùng nước tranh chấp và Việt Nam hoạt động phía bên này. Theo tôi thì Trung Quốc sẽ không trả đũa Việt Nam về chuyện này vì mối quan tâm chính của Trung Quốc bây giờ là Trump và cách tiếp cận của ông ta đối với vấn đề thương mại và vấn đề tiền tệ với Trung Quốc.
Ngoài ra thì vì cách tiếp cận của Tổng thống Philippines Duterte, các nước trong khu vực cũng lờ đi phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế vào năm ngoái và không muốn làm Trung Quốc tức giận. Cho nên Trung Quốc cũng đang hưởng lợi rất nhiều từ tình hình này. Ngoài ra thì  Trung Quốc cũng đang cố gắng ép Việt Nam tham gia vào một hợp tác phát triển chung ở ngoài vùng cửa vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam thì rất miễn cưỡng. Hai bên đã gặp nhau nhiều lần và Trung Quốc rất khó chịu vì chưa đạt được gì.Trung Quốc muốn thấy là nếu họ ép được Việt Nam tham gia vào hợp tác phát triển chung này thì họ cũng có thể khiến các nước tham gia các hợp tác phát triển chung tương tự.
Đe dọa nào từ Trung Quốc?
hd981.jpg
Dàn khoan HD981 của Trung Quốc trong thềm lục địa Việt Nam tháng 5/2014. AFP photo
Việt Hà: Nếu Việt Nam mời các công ty nước ngoài vào khai thác ở vùng nước mà Trung Quốc coi là vùng tranh chấp nhưng Việt Nam xác định là thuộc chủ quyền của mình, thì Việt Nam cần phải chuẩn bị đối phó với những đe dọa có thể có nào từ Trung Quốc?
Gs. Carl Thayer: Nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ yêu cầu công ty ngoại quốc ngưng hoạt động ở lô mới. Việt Nam đã có công ty dầu khí của Ấn Độ, Mỹ và liên doanh với Nga. Theo tôi yếu tố then chốt là nguồn năng lượng chính ở biển Đông là khí đốt nhiều hơn là dầu và các mỏ này thường nằm sâu xuống phía nam. Việt Nam sẽ cố gắng mời công ty nước ngoài vào khai thác và mở rộng những lô hiện có để khiến các cường quốc phải có quyền lợi ở đây để bảo vệ và cho đó giảm sức ép từ Trung Quốc. Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. Việt Nam lúc đó sẽ chịu sức ép phải bảo vệ các quyền lợi của các công ty nước ngoài. Hoặc Trung Quốc cũng có thể làm như họ đã từng làm nhiều năm về trước là gây sức ép chính trị lên các công ty ngoại quốc bằng cách đe dọa quyền lợi của họ ở Trung Quốc nếu họ vẫn tiếp tục giúc Việt Nam phát triển.
Nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ yêu cầu công ty ngoại quốc ngưng hoạt động ở lô mới. Việt Nam đã có công ty dầu khí của Ấn Độ, Mỹ và liên doanh với Nga.
- Gs. Carl Thayer
Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn với Việt nam và Việt Nam chịu thâm thủng cán cân thương mại rất lớn với Trung Quốc. Cho nên nếu điều này xảy ra thì sẽ rất khó cho Việt Nam. Cho nên nhìn chung thì mối nguy lớn chính là khi Trung Quốc không chấp nhận những gì Việt Nam đang làm và thực hiện các hành động gây hấn hoặc gây sức ép lên các công ty nước ngoài.
Việt Hà: Theo ông liệu thì thỏa thuận mới giữa Việt Nam và Exxon Mobil có thể khuyến khích các công ty nước ngoài khác đầu tư vào việc khai thác dầu khí ở biển Đông với Việt Nam trong tương lai?
Gs. Carl Thayer: Việt Nam đã có các công ty của Nga, Ấn Độ, Mỹ và thậm chí cả Canada tham gia vào việc tìm kiếm khai thác dầu khí. Tương lai của những thỏa thuận khai thác ngoài khơi Việt Nam phụ thuộc vào yếu tố là có lợi cho đầu tư hay không. Việt Nam muốn các công ty nước ngoài có lợi ích thực sự mà nói theo nghĩa rộng hơn là có quyền lợi ở Việt Nam mà họ phải bảo vệ vì nếu không thì các cường quốc khác sẽ chiếm chỗ.
Lĩnh vực dầu khí là lĩnh vực có lợi nhuận vì các công ty sẽ không ở đó nếu họ không có lợi…. Trong tình huống hiện tại khi giá dầu trên thế giới xuống rất thấp, và Việt nam cũng bỏ dự án điện hạt nhân, thì khí đốt là nguồn nguyên liệu chính ở khu vực biển Đông và dầu mỏ cũng đang được khai thác. Cho nên Việt Nam sẽ mời chào việc khai thác khí đốt với các công ty nước ngoài và các công ty nước ngoài sẽ chấp nhận nếu thấy có lợi nhuận.
Việt HàXin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Hiểu về Tranh Tứ bình: bốn mùa huyền ảo



l2-tu-quy-120x150
Tứ Bình là những bộ bốn bức tranh đi cùng nhau, rất được ưa chuộng vào dịp Tết. Bởi không chỉ là tranh Tết, bởi mang ý nghĩa nội hàm rộng lớn nên tranh tứ bình phù hợp với cả bốn mùa trong năm. Những lời thơ đề tựa trên tranh thể hiện tâm thái an nhiên tự tại khi sống trong đạo của thiên nhiên, của đất trời.
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi.
(Mùa Xuân du ngoạn trên cỏ thơm
Mùa Hạ thưởng sen trong đầm xanh
Mùa Thu uống rượu dưới bóng vàng hoa cúc
Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng)
hiephoitranhviet3
Trong bất kỳ khoảng khắc nào, con người cũng có thể buông tâm phàm, hưởng thú tiêu dao, ung dung tự tại, bình lặng thưởng trà, ngắm tranh, ngâm nga thi phú và chiêm nghiệm trần ai thế thái. Được như vậy thì so với cảnh giới thần tiên cũng chẳng còn bao xa. Đó cũng là ước vọng cao cả của người xưa.
94516_0_1450770384
Nếu như tứ bình là đề cập đến hình thức, tứ quý lại là chủ nói về nội dung, là bốn nội dung được người xưa chọn lựa thể hiện cùng nhau, ví dụ như bốn loại hoa, bốn mùa, bốn loài chim… Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá kề cận. Cho tới nay, tứ quý trở thành một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. Tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng trong văn hoá truyền thống.
1301068524
Còn một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên biểu tượng trang trí của tranh tứ quý đó là quan niệm về bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ hai là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…
25ecc352b67df8dd311f7c6997556450
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong bộ bài, bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn.
94516_0_1450770384
Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nên đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn. Có thể thấy, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý không chỉ để trang trí trong nhà hay để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn, sung túc cho gia đình. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số…
32tr
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
Vinh Hoa tổng hợp


Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết

Vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ. (Ảnh: deptutin.net)

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn và cả trên đường phố, người ta đều bắt gặp sắc hồng của loài hoa này.
Thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó. Và tại sao hoa đào lại là biểu tượng của ngày xuân phương Bắc?
Y-nghia-cua-hoa-dao-ngay-tet1

1. Sự tích cây đào ngày Tết

Người thì bảo đào có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng cũng lại có ghi chép cho rằng tổ tiên của đào là từ đất Trung Quốc, tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaaceae. Đào được nhắc đến không chỉ là một loại cây phổ biến ở vùng châu Á mà còn gắn liền với câu chuyện tín ngưỡng giải thích tại sao đào là loại cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.
Tương truyền, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ cành lá xum xuê che phủ một vùng đất rộng lớn. Ở đó có hai vị thần là Trà và Uất Lũy cư ngụ, dùng quyền năng của mình bảo hộ người dân khỏi sự quấy rối của ma quỷ, do đó chỉ cần nhìn cây đào thôi cũng đủ khiến tà ma phải khiếp sợ bỏ chạy. Vì thế, dân làng nơi đây quanh năm có một cuộc sống bình yên và sung túc. Nhưng đến những ngày cuối năm, hai vị Thần phải về thiên đình trình báo Ngọc Hoàng thì bọn yêu ma được dịp hoành hành can nhiễu tới cuộc sống người dân. Khi hai vị Thần quay lại, sau khi nghe dân làng kể lại sự tình, Thần bảo con người ngày Tết hãy chặt những cành đào rồi cắm trong nhà, nhìn thấy đào cũng như thấy Thần, tà ma sẽ khiếp sợ cũng phải tránh xa. Do vậy, cứ đến Tết, hầu như nhà ai cũng có cành hoặc cây đào, không chỉ để trang trí mà còn vì ý nghĩa sâu xa này.
Vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ. (Ảnh: deptutin.net)
Y-nghia-cua-hoa-dao-ngay-tet1

2. Ý nghĩa của hoa đào

Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa.
Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.
Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý.
Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm …
Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong Tam quốc, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng.” Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.
Thời gian cứ dần trôi qua, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của loại cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ.
Thanh Mai
Xem thêm:

Tổng thống Trump tâm sự về lá thư ‘nhắn nhủ’ của ông Obama; Ông Trump nói mật mã hạt nhân dành cho Tổng thống rất đáng sợ

Tân Tổng thống Trump và cựu Tổng thống Obama trong lễ nhậm chức ngày 20/1. (Ảnh: Kevin Dietsch-Pool/Getty Images)
Ông Donald Trump nói rằng cựu Tổng thống Barack Obama đã để lại “một bức thư đẹp” cho ông và được “viết rất cẩn thận” trước khi rời Nhà Trắng.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ABC News, Donald Trump nói rằng ông không nghĩ có nhiều cựu Tổng thống có thể viết lá thư như vậy. Theo truyền thống của Nhà Trắng, các tổng thống mãn nhiệm thường để lại một lá thư cho người kế nhiệm vào ngày tân tổng thống nhậm chức.
Ông Trump nói: “Thật ra tôi đã gọi điện cho ông Obama và cám ơn ông ấy về những tư tưởng đã đề cập trong lá thư”.
Ông Trump từ chối cho người dẫn chương trình của ABC News đọc lá thư, nhưng ông cho biết lá thư dài hơn các đời tổng thống trước từng viết.
Ông Trump nói: “Lá thư dài. Nó khá phức tạp và nhiều suy nghĩ trong đó. Cần nhiều thời gian để viết nó, và tôi đánh giá rất cao. Tôi đã gọi cho ông ấy để cám ơn”.
Cho dù ông Trump nói không có nội dung nào trong lá thư khiến ông ngạc nhiên, nhưng ông cho biết một đoạn trong lá thư mà ông cho rằng “rất thú vị”.
Trump nói: “Ông ấy nói rằng nếu kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người dân của tôi tốt hơn của ông ấy thì ông ấy sẽ ủng hộ. Và tôi tin rằng ông ấy sẽ làm vậy”, theo báo The Hill.
Video: ông Trump trả lời phỏng vấn hãng ABC News về bức thư của Obama
Tân Tổng thống còn kể về câu chuyện giữa ông và Obama trên chặng đường từ Nhà Trắng đến đồi Capitol trong hôm nhậm chức.
Ông nói: “Chúng tôi không thảo luận những điều tiêu cực. Chúng tôi chỉ nói về tương lai và những điều tích cực. Và chúng tôi thật sự hòa hợp. Giờ đây, ông ấy có thể nói điều khác, nhưng tôi không nghĩ ông ấy sẽ làm như vậy”.
Ông còn tâm sự về khoảnh khắc tiễn biệt “ấm áp” khi ông bà Obama lên trực thăng rời đi trong lễ nhậm chức. Ông nói: “Khoảnh khắc chiếc trực thăng lớn cất cánh và bay đi, nó thực sự rất đặc biệt”.
Dương Minh

Ông Trump nói mật mã hạt nhân dành cho Tổng thống rất đáng sợ

Ông Trump nói khi nhận mật mã hạt nhân là khoảnh khắc rất nghiêm túc.
Tổng thống Donald Trump nói về cảm giác khi ông nhận mật mã hạt nhân trong ngày nhậm chức là rất “nghiêm túc” và “đáng sợ”.
Trong cuộc phỏng vấn lần đầu tiên tư cách Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump cho hãng tin ABC News biết rằng khi ông cảm thấy “rất đáng sợ” khi nhận mật mã hạt nhân.
Ông nói: “Khi họ giải thích với tôi về mật mã này và cách thức nó phá hủy thì đó là lúc rất nghiêm túc. Cảm giác rất, rất, rất đáng sợ”.
Ông nói thêm: “Tôi tự tin rằng tôi sẽ làm những điều đúng đắn, một công việc đúng đắn, nhưng mật mã hạt nhân là một thứ rất đáng sợ”, theo Daily Mail.
Video: Tổng thống Trump nói về mật mã hạt nhân
Mật mã hạt nhân được trao cho tân Tổng thống sau khi tuyên thệ nhậm chức. Mật mã này cho phép tổng thống Mỹ với tư cách Tổng tư lệnh nước quân đội được khai hỏa một vụ tấn công hạt nhân, theo The Hill.
Khi đề cập đến tình trạng bạo lực ở thành phố Chicago, ông Trump chỉ trích và mô tả các vụ bắn nhau ở đó còn tồi tệ hơn cả các khu vực chiến tranh trên thế giới.
Ông nói: “Đó là sự chém giết. Đó là Afghanistan, dường như không phải thành phố Chicago. Mọi người bị bắn từ trái sang phải. Hàng ngàn người trong một thời gian ngắn. Chicago giống như vùng chiến sự”.
Nhưng ông cũng nói sẽ giúp thành phố này trở lại trật tự và sẽ thành một “thành phố vĩ đại”.
Hôm thứ 3 vừa qua, tân Tổng thống đe dọa sẽ gửi lính của liên bang đến thành phố Chicago nếu thị trưởng ở đây không giải quyết được vấn đề bạo lực.
Trong khi nhiều người chỉ trích ông Trump về quan điểm chống lại người Hồi giáo nhập cư, tân Tổng thống nói ông không có cách nào khác vì thế giới đang thù hận.

Ông nói: “Thế giới là một mớ hỗn độn. Thế giới đang thù hận. Các bạn nghĩ rằng chính sách của tôi gây ra một thế giới thù hận hơn? Thế giới đã là một nơi thù hận rồi”.

Xem thêm:

Năm Dậu với người tuổi Gà

Biểu tượng chú Gà trống trong một công viên ở Hà Nội hôm 25/1/2017.
Biểu tượng chú Gà trống trong một công viên ở Hà Nội hôm 25/1/2017.
 AFP photo

Thanh Trúc, phóng viên RFA 

Ông Nguyễn Cung Thông, nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt trong tương quan 12 Con Giáp của Châu Á, hiện  cư ngụ tại Melbourne, Úc có một bài khảo cứu rất chi tiết và công phu về năm Dậu và tuổi Gà, chỉ xin được phép mời ông tóm gọn như sau:
Chữ Dậu này xem lại âm tiếng Việt cổ thì có liên hệ với nhánh Việt Mường, trong nhánh Việt Mường đó mình có cách gọi Gà là Ka. Tóm lại, dựa vào phân tách về ngữ âm, mình thấy Dậu dính líu trực tiếp đến Gà “rơ” ka, và tiếng Hán cổ hoàn toàn chẳng dính líu gì cả. Mình có khả năng giải thích nguồn gốc 12 con Giáp này dựa vào tiếng Việt cổ của mình.
Quí Dậu năm nay 25 tuổi, công việc đương thời nghề gì vất vả nghề đó, trong vất vả có đạt thành tựu.
- Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Trong năm Đinh Dậu này tôi nghĩ mình nên nhìn một cách tích cực rằng Gà có khả năng tiềm tàng và có cái gọi là nhịp sinh học của nó.  “Canh Gà “ là một cách dùng chữ đọc đáo. Những câu ca dao tục ngữ như  “Chó Giữ Nhà Gà Gáy Trống Canh”, “Gà Gáy Canh Một Hỏa Tai, Canh Hai  Đạo Tặc...” tức có những lúc gà  gáy lên thì nó có những tín hiệu khác biệt xảy ra.
Trở lại vấn đề gà gáy, khả năng đặc biệt của loài gà báo hiệu thời gian, một loại đồng hồ báo thức nhờ cái nhịp sinh học của loài gà. Thành ra trong năm Đinh Dậu chúng ta nên nhìn lại và hy vọng chúng ta sẽ giữ  thời gian như loài gà, loài gia cầm luôn đáng tin cậy về giờ giấc. Mình sẽ theo đúng thời gian mình làm, có chương trình có kế hoạch chứ không phải thời gian dây thun, người ta hẹn bảy giờ thì tám, chín giờ mình mới tới.Chúc tất cả khán thính giả nghe đài RFA một năm mới Đinh Dậu luôn giữ thời giờ đáng tin cậy.
Năm tuổi
000_HKG2005020760659-400.jpg
Mô hình những con gà biểu tượng cho năm Ất Dậu 2005 tại Sài Gòn hôm 7/2/2005. AFP photo
Sang năm mới Đinh Dậu có gì hay và có gì không hay cho những người tuổi con Gà. Một nhà lý học đông phương trong nước, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, phân tích từng năm tuổi:
Trong Lục Thập Hoa Giáp có 5 tuổi Dậu: Ất Dậu, Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu và Quí Dậu, có 5 tuổi nam và 5 tuổi nữ. Không phải  năm tuổi thì số phận đều giống nhau. Năm nay tất cả những người tuổi Dậu nói chung đều vất vả.
Quí Dậu năm nay 25 tuổi, công việc đương thời nghề gì vất vả nghề đó, trong vất vả có đạt thành tựu. Lưu ý rằng không phải cứ cố gắng là đều đạt kết quả. Lưu ý không phải tất cả mọi cố gắng đều có kết quả, có những cố gắng trở thành công cốc, có những cố gắng ít lại hưởng lợi rất nhiều, nhưng mà riêng tuổi Dậu, đặc biệt Quí Dậu thì mọi sự cố gắng đều được đền bù xứng đáng. Tháng  Hai, tháng  Tám và tháng Mười Một đều không tốt đối với người Quí Dậu. Quí Dậu nam vất vả hơn Quí Dậu nữ.
Ất Dậu thì năm nay là 73 rồi rất mệt mỏi, Ất Dậu nam thì năm nay sức khỏe có vấn đề, tiền bạc yếu kém. Ất Dậu nữ năm nay gần như là suy sụp hẳn về sức khỏe.
Đinh Dậu năm nay 61, con người đang có những cố gắng những nỗ lực cuối cùng. Năm nay Đinh Dậu 61 có sự thay đổi về nhà cửa hoặc làm việc, nếu cố gắng sẽ được đền bù theo thành quả. Đấy là tuổi Đinh Dậu.
Đến Tân Dậu là 37 tuổi, nam La Hầu nữ Kế Đô, đó là những sao hung lắm, nhất là 61 tuổi với 37 tuổi. Thành ra những người Tân Dậu phải cẩn thận.
- Chiêm tinh gia Phước Lộc
Kỷ Dậu năm nay  49 tuổi,  Kỷ Dậu nam nếu năm nay không động thổ, cất nhà, sửa nhà sửa cửa  thì năm nay cũng sẽ hao tổn tiền bạc và sức khỏe rất lớn. Tháng Hai và tháng Tám là 2 tháng rất cẩn thận cho Kỷ Dậu nam, Kỷ Dậu nữ đặc biệt đề phòng tháng Mười Một.
Tân Dậu năm nay 37 tuổi, năm nay Tân Dậu nam hao tài tốn của, đầu tư nhà đất, làm ăn cũng gặp lắm chuyện vất vả, phải rất thận trọng và cuối năm dễ bị lừa. Tất cả Tân Dậu cả nam lẫn nữ đều rất mệt mỏi, đề phòng tháng Hai, tháng Tám, riêng nam thêm tháng Mười Một.
Nói chung không người tuổi Dậu nào giống người tuổi Dậu nào được cả, thành ra ý kiến của tôi là nói chung chứ không riêng cho từng người một. Nhưng nét chung này là đặc trưng cho năm nay  cho những người tuổi Dậu,nếu có cố gắng thì đều có sự đền đáp nhưng không vượt quá năng lực của mình.
Hướng xuất hành đầu năm
Để bắt đầu một năm mới, nếu tin rằng “Có thờ có thiêng có kiêng có lành” thì mọi người phải biết hướng xuất  hành năm nay. Nhà lý học đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh dặn dò tiếp:
Năm nay là một năm cực kỳ phúc tạp xet về mặt huyền không lý số và địa lý phong thủy, cho nên hướng xuất hành tốt nhất là hướng Nam, chuyên sâu một tí thì nên Đông Nam là tốt. Bây giờ nhà mình hướng nào thì không cần  biết, cứ lấy nhà mình làm tâm rồi chọn một điểm nằm về phía Nam, có thể một quán cà phê, nhà hát, nhà thờ, chùa hoặc thậm chí nhà một người bạn. Mình  cứ xuất hành đến chỗ đó miễn là hướng Nam rồi mình quay trở lại.
Giờ tốt nhất theo tôi để xuất hành ngày Mùng Một Tết chính là 1 giờ 30 khuya cho đến 3 giờ sáng. Người đi xuất hành mà về chúc Tết nhà mình không nên mặc đồ đen và đồ trắng. Tốt nhất là mặc đồ màu xanh lá cây hoặc xanh nước biển, xanh da trời, tóm lại là xanh lơ. Xin được gởi lời chúc cho cuộc sống an lành đến tất cả người Việt trong nước và trên thế giới.
024_2563222-400.jpg
Một ngôi chùa ở Hội An trong danh sách di sản văn hóa UNESCO chụp hôm 22/3/2016. AFP photo
Đó là đôi điều bình luận về năm Đinh Dậu của nhà lý học đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh từ Việt Nam.
Đối với chiêm tinh gia Phước Lộc ở quận Cam, Nam California, sao hạn trong năm tuổi cũng rất quan trọng:
Năm Đinh Dậu là sơn hạ hỏa, nó là người ở dưới núi, nó mang ý nghĩa tùy theo người. Thí dụ Quí Dậu 1933, 85 tuổi, nam sao Thái Bạch nữ sao Thái Âm. Tiểu hạn đều vào trong cung Mùi là cung Thổ. Quí Dậu là Kim, Thổ sinh Kim thì tốt đấy nhưng nam bị sao Thái Bạch thì phải cử tháng Năm, nhất là tháng Năm Âm lịch. Nữ sang năm sao Thái Âm cũng có quí nhân giúp đỡ, có dịp đi xa cũng tốt đấy nhưng đôi khi cũng phải lo nhiều. Đa số những năm tuổi có những vất vả những trục trặc, có những chuyện phải lo lắng phiền muộn.
Ất Dậu 73 thì nam La Hầu, nữ Kế Đô. Kế Đô không xô cũng ngã, La Hầu thì kiến hung tai, tức là gặp hung hiểm lắm, tháng ghê nhất là tháng Giêng và tháng Bảy cho nam, tháng Ba và tháng  Chín cho nữ, đây là tôi nói về tháng ta.
Đinh Dậu, 61 tuổi, đúng là vừa tròn Lục Thập Hoa Giáp, 60 năm quay lại một lần. Năm tuổi như vậy cũng hung lắm, gặp những chuyện khó khăn, nhất là có tang chế nọ kia, còn thì tiền bạc thì cũng được chứ không phải không. Lộc Tồn và Lưu Lộc Tồn ở đó thành  ra vẫn có tiền.
Kỷ Dậu sang năm Đinh Dậu là 49 tuổi, 49 thì nam là sao Thái Bạch, nữ lại là sao Thái Âm. Thái Bạch là sạch cửa nhà, tệ nhất tháng Năm ta phải coi chừng. Tóm lại mặc dầu Kỷ Dậu vẫn có  tiền có bạc nhưng cũng nhiều cái hung đấy vì có sao Kình Dương và Lưu Kình Dương ở đó, rồi gặp Tang Môn gặp  Lưu Tang Môn, nhiều chuyện lo lắng phiền muộn, nhất là cả về vấn đề luật pháp, tai nạn nọ kia.
Đến Tân Dậu là 37 tuổi, nam La Hầu nữ Kế Đô, đó là những sao hung lắm, nhất là 61 tuổi với 37 tuổi. Thành ra những người Tân Dậu phải cẩn thận.
Quí Dậu 25 tuổi, nữ thì sao Thái Dương, nam thì sao Kế Đô. Tuy rằng có may mắn, có quí nhân giúp đỡ thật nhưng mà vẫn có những sao hung  Kình Dương và Lưu Kình nó đều chung chiếu lại nhưng Quí Dậu đỡ hơn một chút.
Quý Dậu tốt năm nay?
Tóm lại đúng năm tuổi thường buồn nhiều vui ít, nhưng cũng có ngoại lệ là Quí Dậu 25 tuổi thì năm Đinh Dậu này lại học hành đỗ đạt, đi đây đi đó, có điều chuyện tang tế trong thân tọc là khó tránh. Đức năng tháng số, ở hiền gặp lành là cái lý đương nhiên xưa nay mà ai cũng có thể kinh qua, chiêm tinh gia Phước Lộc:
Người ta bảo trồng nhân nào thì gặt quả đó. Mình làm chuyện phải thì tự nhiên Trời cao sẽ ngó lại, đó cũng là chuyện phước đức rồi.  Kính chúc quí vị một năm Đinh Dậu an khang thịnh vượng, gia đạo hanh phúc,sức khỏe dồi dào, mọi chuyện tốt đẹp.
Con người có đạo đức và tâm linh thì chuyện tin tưởng vào số mệnh và thói quen đi tìm thầy vấn kế đầu năm mới là một truyền thống tốt đẹp. Tiến sĩ Đằng Sơn, tác giả những đầu sách nghiên cứu như Tử Vi Hoàn Toàn Khoa Học I, Tử Vi Hoàn Toàn Khoa Học II, Kinh Dich Hoàn Toàn Khoa Học Tập I, Mệnh Lý Hoàn Toàn Khoa Học, khẳng đinh như vậy nhưng nói thêm rằng sác xuất đúng sai cũng chỉ là tương đối:
Ất Dậu 73 thì nam La Hầu, nữ Kế Đô...tháng ghê nhất là tháng Giêng và tháng Bảy cho nam, tháng Ba và tháng  Chín cho nữ, đây là tôi nói về tháng ta.
- Chiêm tinh gia Phước Lộc
Chỉ có năm sinh thì không đủ. Năm là một dữ kiện quan trọng nhưng phải hiểu  sác xuất đúng của nó không cao, nếu có thêm tháng, ngày, giờ sinh thì chính xác hơn. Mình đi coi bói thấy ông này đoán đúng ông kia đoán sai, nhưng mà nghiệm lại thấy ông này đoán đúng 5 lần đoán sai  5 lần, ông kia đoán sai 5 lần đoán đúng 5 lần, chẳng hạn vậy. Tóm lại nhiều cái mình tưởng có ý nghĩa, thực sự khi cộng lại và lấy sác xuất thống kê thì không có gì đáng kể cả. Bao nhiêu người khác cũng tuổi Đinh Dậu vậy nhưng đời của họ có giống nhau không? Bói không phải là không nên, đầu năm nếu có thể được thì nên nhưng tôi nói sác xuất không cao.
Được hỏi về ý nghĩa của “Tý  Ngọ Mẹo Dậu Tứ Hành Xung”  như người ta thường đề cập đến xưa nay,  tiến sĩ Đằng Sơn cho rằng đó chỉ là “Tứ Đào Hoa” chứ chẳng có gì gọi là hung hiểm:
Tý Ngọ Mão Dậu đúng là tứ hành xung nhưng phải hiểu tứ hành xung chỉ có nghĩa rằng nó có cộng hưởng mạnh, vậy thôi. Bốn tuổi này gọi là “Tứ Đào Hoa”, mà Tứ Đào Hoa này có  tên nghe hoàn toàn mâu thuẫn nhau, gọi là “Tứ Vượng “ và “Tứ Bại”. Vượng, bai chỉ cách một gang tấc.
Những người Tý Ngọ Mão Dậu thiên về cái gì đó có tính cách hơi không phải lề thói, trong đời họ dễ có nhân duyên, mà hễ có nhân duyên là thường có nghiệp chướng, dễ khổ và dễ vui. Nhân duyên là quan trọng nhất cho tuổi Tý Ngọ Mão Dậu.
Mong rằng những lời lý giải của các nhà chuyên nghiên cứu tử vi bói toán đủ để quí vị tìm hiểu  cũng như giải khuây qua  vài phút nhẹ nhàng vào khi năm Đinh Dậu đang dần về trước ngõ.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc : nguyent@rfa.org

Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi heo kêu cứu Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-01-26

Heo con được bán tại chợ trước Tết.
Heo con được bán tại chợ trước Tết.
 AFP photo
Trong những ngày giáp Tết Đinh Dậu, giá cả mặt hàng thịt heo có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam đang khốn đốn trước nguy cơ có thể mất trắng hàng chục ngàn tỉ đồng.
Vì sao nông dân khốn đốn
Giá heo bây giờ rớt thê thảm nhưng giá thị trường người tiêu thụ mua thì vẫn giá cao, không giảm đồng nào hết.
Hầu hết những hộ chăn nuôi heo gia đình và các doanh nghiệp nuôi heo với quy mô lớn đều có chia sẻ giống nhau như vừa rồi khi trả lời câu hỏi của RFA về thịt heo hơi có được giá trong mùa Tết năm Định Dậu hay không.
Tin tức chúng tôi ghi nhận được mặc dù giá thịt heo trên thị trường bán lẻ giao động lên mức cao nhất khoảng 130 ngàn đồng/kg và có chiều hướng tăng giá nhẹ trong những ngày giáp Tết. Tuy nhiên, những người chăn nuôi heo cho biết giá heo hơi tuột dốc không phanh và trong tình trạng khó tiêu thụ. Nhiều doanh nghiệp nói rằng giá heo hơi hiện tại chỉ ở mức 22-23 ngàn đồng/kg thay vì là 60-70 ngàn đồng như trước đây.
Giá heo bây giờ rớt thê thảm nhưng giá thị trường người tiêu thụ mua thì vẫn giá cao, không giảm đồng nào hết.
- Một nông dân
Một số doanh nghiệp bán những lứa heo được cho là đạt chuẩn để tiêu thụ trong thị trường nội địa, là loại heo có trọng lượng từ 90 đến 105 kg, với giá 31 ngàn đồng/kg; trong khi giá thành để nuôi một con heo vào khỏang 42-44 ngàn đồng/kg. Vì thế mức lỗ tính trung bình trên một con heo xấp xỉ một triệu đến 1, 2 triệu đồng. Đặc biệt, những ai nuôi heo đạt tiêu chuẩn bán sang Trung Quốc, là loại heo có trọng lượng lớn và nhiều mỡ, đang rơi vào hoàn cảnh khốn đốn vì Trung Quốc bất thình lình không nhập khẩu nữa và thị trường trong nước cũng không ưa chuộng mặt hàng thịt heo này.
Từ Đồng Nai, Giám đốc Công ty Tránh nhiệm Hữu hạn Chăn nuôi Tám Do, ông Nguyễn Tấn Hậu, lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do về tình hình của địa phương, nơi chiếm 40% lượng thịt heo xuất khẩu sang Trung Quốc:
Nếu bán cho Trung Quốc thì lời nhiều hơn vì nuôi được con heo lớn. Trong nước ít dùng con heo khoảng 1 tạ hay 1, 5 tạ trở lên. Đa số tiêu thụ con heo tròn 110 kg trở lại. Nếu nuôi được con heo lớn thì xuất sang Trung Quốc sẽ kiếm được tiền nhiều nên người ta thích nuôi xuất sang Trung Quốc hơn. Những năm trước Việt Nam không lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều như vậy. Tuy nhiên, 3-4 năm vừa rồi do Trung Quốc thu mua nên người ta tập trung nuôi để bán cho Trung Quốc. Bây giờ bán không được thi chính mình gây khó khăn trong nước mình.
Ông Nguyễn Tấn Hậu cho biết thêm tình cảnh các doanh nghiệp nuôi heo tại Đồng Nai bị thương lái ép giá trong những ngày cận Tết:
Thực tế người dân tiêu thụ thịt heo giá phải bốn mươi mấy ngàn thì đáng lẽ những nơi thu mua heo hơi cho người dân từ 40 đến 42 ngàn đồng/kg. Giá cuối cùng của thịt heo trên thị trường bán lẻ phải tám mươi mấy đến chin chục ngàn hay một trăm mấy ngàn thì hợp lý hơn. Còn bây giờ thương lái mua heo hơi có hai mươi mấy ngàn, trong khi người tiêu thụ phải mua thịt đùi hay thịt ba rọi từ một trăm ngàn trở lên thì thật sự là quá khó khăn cho người chăn nuôi. Có thể nói thương lái lời đến 3, 4 lần.
Ai sẽ giúp nông dân
000_Hkg10259365-400.jpg
Một nông dân chở heo ở Bắc Ninh hôm 1/3/2016. AFP photo
Báo chí trong nước vào hôm 17 tháng 1 đồng loạt đăng tin nhiều trang trại nuôi heo cầu cứu các cơ quan chức năng hỗ trợ để giải cứu đàn heo giúp họ. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, ông Nguyễn Kim Đoán cho hay Việt Nam hiện có gần 30 triệu con heo và tính theo mức lỗ thấp nhất là 500 ngàn đồng/con thì tổng số lỗ lên đến gần 15 tỉ đồng. Trong trường hợp mỗi con heo lỗ 1 triệu đồng như doanh nghiệp thông báo thì cả nước sẽ lỗ khoảng 30 tỉ đồng. Riêng tại Đồng Nai, có đến 1, 8 triệu con heo và người nuôi có thể lỗ gần 2 tỉ đồng. Trước tình trạng thua lỗ do giá rớt thê thảm, Giám đốc Công ty Tránh nhiệm Hữu hạn Chăn nuôi Tám Do, thành viên của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết nguyện vọng của các thành viên trong hội:
Trong Hiệp hội có mục tiêu muốn kêu gọi chính phủ có chương trình bình ổn giá nhưng có lẽ khó thực hiện trong giai đoạn này.
Trong khi đa số doanh nghiệp nuôi heo bày tỏ nỗi lo lắng không biết Nhà nước có giúp được gì không thì nỗi lo chồng chất khi thương lái năm nay mua ít hơn nhiều so với mọi năm. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao thị trường nội địa trong những ngày giáp Tết năm Đinh Dậu không tiêu thụ thịt heo nhiều, vì món “thịt heo kho hột vịt” là món ăn truyền thống trong mỗi gia đình người Việt đón Tết. Một cư dân tại Sài Gòn chia sẻ:
Trong Hiệp hội có mục tiêu muốn kêu gọi chính phủ có chương trình bình ổn giá nhưng có lẽ khó thực hiện trong giai đoạn này.
- Giám đốc Công ty Tám Do
Thịt heo mình mua thì mức mỡ chấp nhận được, ví dụ như thịt đùi vào khoảng một lóng hoặc một lóng rưỡi rồi tới nạc. Còn ba rọi thì lớp mỡ rồi đến lớp nạc…Hồi xưa lúc thời gian thịt heo siêu nạc thì nạc tận lớp da luôn nên bây giờ người ta không có xu hương ăn thịt heo siêu nạc nữa. Rất là sợ. Cho nên không siêu nạc mà cũng không quá mỡ. Nếu nuôi theo tiêu chuẩn của Trung Quốc thì một số người tiêu dùng trong nước cũng không chấp nhận.
Bên cạnh đó, một số người dân khắp 3 miền sắm Tết tại Việt Nam mà RFA tiếp xúc đều cho biết người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn thực phẩm khác thay thế cho thịt heo, hay họ chọn mua thịt heo ngoại nhập để được an tâm về an toàn thực phẩm trong những ngày đón Tết.
Về phía các cơ quan chức năng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra nhận định giá heo giảm xuống mức kỷ lục vì ngành chăn nuôi trong nước phát triển theo kiểu tự phát cũng giống như nhiều ngành nông sản khác nên nguồn cung gia tăng với số lượng lớn trong khi thị trường ngày một thu hẹp.
Mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành công văn đề nghị các cơ quan chức năng địa phương hỗ trợ ổn định phát triển chăn nuôi heo, nhưng các chuyên gia kinh tế khẳng định rằng Việt Nam càng gắn chặt với Trung Quốc trong hợp tác thương mại thì không chỉ ngành chăn nuôi mà còn nhiều ngành khác sẽ bị tình cảnh tương tự.

Keangnam-Tòa nhà cao nhất Việt Nam ‘nóng’ trên báo quốc tế

Landmark 72, tòa nhà được coi là cao nhất Việt Nam, xuất hiện trên truyền thông quốc tế trong vụ việc có liên quan tới người anh em của cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.

Chính phủ Mỹ tuần trước đã yêu cầu Hàn Quốc bắt ông Ban Ki-sang vì bị nghi dính líu tới một vụ hối lộ trong vụ bán khu cao ốc nằm tại Hà Nội.

Landmark Tower là tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay gồm 72 tầng. (Ảnh: Creative Commons/Soyoungah)
Landmark Tower là tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay gồm 72 tầng. (Ảnh: Creative Commons/Soyoungah)
Ông Ki-sang từng là giám đốc điều hành của tập đoàn xây dựng của Hàn Quốc Keangnam, vốn từng sở hữu Landmark 72.

Người anh em của cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là một trong bốn người bị truy tố hôm 10/1 trong vụ việc được coi là ảnh hưởng tới cơ hội tranh cử tổng thống của ông Ban Ki-moon.

Ông Joo Hyun "Dennis" Bahn, một nhà môi giới bất động sản ở New Jersey, cháu trai của ông Ki-moon và là con trai của ông Ki-Sang, mới đây cũng đã bị bắt.

Cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, theo Reuters, từng ra thông cáo cho biết rằng ông “không hay biết gì” về các vụ làm ăn của những người họ hàng.

Theo cáo trạng của tòa án ở New York, năm 2013, tập đoàn Keangnam gặp khó khăn về tài chính nên phải bán tòa nhà Landmark 72.

Các công tố viên Mỹ cho rằng hai cha con ông Ban Ki-sang “đã chi hàng triệu đôla để hối lộ một quan chức quốc gia Trung Đông giấu tên dàn xếp cho nước đó dùng quỹ đầu tư của nước đó để mua lại tòa nhà này”, theo Reuters.

Anh Nghĩa Trần, một người môi giới nhà đất cho khu vực tòa nhà Landmark 72, cho VOA Việt Ngữ biết rằng người thuê “cũng biết và quan tâm tới thông tin” về người anh em của ông Ban.

Anh nói thêm:

“Liên quan tới đời sống thì họ cũng để ý thôi, nhưng thực ra là không ảnh hưởng gì đâu. Em của Ban Ki-moon liên quan tới vụ chuyển giá và bên Hàn Quốc đã điều tra. Các cái việc của chủ đầu tư không ảnh hưởng gì. Kể cả em ông Ban Ki-moon có làm sao thì cũng không ảnh hưởng gì”.

Trong khi đó, một người cho thuê căn hộ tên Nguyễn Nam cũng cho VOA Việt Ngữ hay rằng ông cũng biết tới vụ việc, nhưng “nó không ảnh hưởng gì”.

Landmark Tower là tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay gồm 72 tầng. Tập đoàn Keangnam khai trương tháp này năm 2012 với giá hơn một tỷ đôla.

Tuy nhiên, nhiều bê bối tại tập đoàn này cộng với việc không thể thanh toán khoản tiền hàng trăm triệu đôla còn nợ các tổ chức, nên tòa nhà đã được giao bán đầu năm 2015.



(VOA)