Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Trịnh Xuân Thanh đầu thú: Chờ khai báo về trách nhiệm người liên quan

Dân trí Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cho rằng “nhiều người đang run” trước sự việc ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú tại cơ quan công an. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định, dư luận xã hội rất quan tâm tới việc sẽ thu hồi được bao nhiêu tài sản qua vụ án này.
 >> Những "vết chân" ăn chia tài sản Nhà nước của Trịnh Xuân Thanh
 >> “Trịnh Xuân Thanh đầu thú đã mở ra cánh cửa giải quyết các vụ án”
 >> Trịnh Xuân Thanh có dấu hiệu tẩu tán tài sản từ sớm


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trao quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trao quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương.
Trao đổi với phóng viên Dân trí sáng 1/8, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên đại biểu Quốc hội khoá VIII, IX, X - cho rằng sự việc ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) ra đầu thú sẽ giúp cơ quan chức năng đẩy nhanh quá trình điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh những người có trách nhiệm trong hai vụ án xảy ra tại PVC và dự án Thanh Hà- Cienco 5 Land.
“Nếu Trịnh Xuân Thanh thực sự thấy sai lầm của mình thì sẽ thành khẩn khai báo về trách nhiệm của những người có liên quan, những người chưa bị lôi ra ánh sáng. Còn nếu không thành khẩn thì tội sẽ còn nặng hơn”- ông Thước nói.
Ông Thước đặc biệt quan tâm tới việc thu hồi tài sản trong hai vụ án trên, bởi thu hồi được càng nhiều thì càng “giảm thiệt hại cho đất nước và nhân dân”.
Đồng tình, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định việc thu hồi tài sản trong các vụ án lớn là một mảng cực kỳ quan trọng cần đặt ra hiện nay.
“Không thể để quan chức tham nhũng bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị tù tội nhưng tài sản của họ chiếm đoạt được thì không bị đụng tới. Điều đó sẽ làm nảy sinh những kẻ tham nhũng khác, tiếp tục có tâm lý “hi sinh đời bố củng cố đời con”, cứ cố gắng đục khoét tích luỹ tài sản tối đa rồi cũng chỉ bị xử lý kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc. Tôi cho rằng Nhà nước phải có trách nhiệm thu hồi tài sản tối đa trong những vụ án như thế này. Chưa gì đã thấy báo chí phản ánh Trịnh Xuân Thanh tẩu tán tài sản trước khi bị khởi tố, trốn ra nước ngoài thì không ổn”- bà Lan nêu quan điểm.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Vị chuyên gia kinh tế đề nghị cơ quan điều tra phải làm rõ Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm đã cất giấu, tẩu tán tài sản đi những đâu để phong toả, kê biên và thu hồi về cho nhà nước.
“Nếu không thu hồi được tài sản nhà nước đã bị thất thoát, mà chỉ nhằm vào xử lý hình sự các cá nhân và tìm ra đầu mối, dây mơ rễ má liên quan để xử lý thì xã hội sẽ có cảm nhận về chuyện này chuyện khác, chứ không phải đạt được mục đích cuối cùng là chống tham nhũng. Mục đích cuối cùng của chống tham nhũng là vừa phải trừng trị đích đáng, đúng pháp luật kẻ tham nhũng nhưng cũng phải thu hồi được tối đa tài sản đã bị thất thoát để trả lại cho nhân dân”- bà Lan phân tích.
Một vấn đề khác cũng được bà Phạm Chi Lan đặc biệt quan tâm là làm rõ trách nhiệm của những cá nhân đã giúp Trịnh Xuân Thanh thăng tiến thần tốc sau khi lãnh đạo PVC gây thua lỗ tới 3.300 tỷ đồng. Việc lật lại tất cả hồ sơ về quy trình đề xuất, phê chuẩn, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh qua hàng loạt chức vụ ở Bộ Công Thương, tỉnh Hậu Giang và trúng cử đại biểu Quốc hội không hề khó khăn.
“Đã có lần tôi nói rồi, tham nhũng quyền lực là tham nhũng lớn nhất. Không tự nhiên mà lấy được những vị trí như thế. Chính vì thế những ai tham gia vào việc đó phải có chịu trách nhiệm, chứ không thể vô can được”- bà Lan bày tỏ.
Dẫn ra câu chuyện thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ rất thấp trong suốt thời gian qua gây bức xúc dư luận nhân dân, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM khẳng định số tiền thất thoát qua vụ án liên quan đến Trịnh Xuân Thanh quá lớn nên cần truy tìm và ngăn chặn việc tẩu tán.
“Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú khiến nhiều người đang run. Sự việc này sẽ giúp gỡ nhiều nút thắt trong quá trình giải quyết vụ án và tiếp tục làm rõ trách nhiệm của những cá nhân liên quan chưa bị xử lý, bởi Trịnh Xuân Thanh vừa là nhân vật trung tâm nhưng lại chỉ là một mắt xích, bởi trước đó đã có nhiều cán bộ cấp cao liên quan bị kỷ luật, xử lý về mặt đảng rồi”- ông Hậu nói.
Trước đó, trao đổi với PV Dân tríTS Dương Thanh Biểu - nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao khẳng định, cơ quan điều tra sẽ làm rõ tại sao Trịnh Xuân Thanh có thể trốn ra nước ngoài ngay trước thời điểm bị khởi tố và quá trình thăng tiến thần tốc có những “ô dù” nào giúp sức, bao che.
“Có thể coi sự việc của Trịnh Xuân Thanh là yếu kém trong công tác quy hoạch cán bộ. Việc xây dựng quy hoạch cán bộ đã được quy định rất cụ thể và được tiến hành theo trình tự chặt chẽ, thận trọng, kỹ lưỡng nhưng tại sao lại để xảy ra chuyện này? Thiết nghĩ những cơ quan, cá nhân cụ thể nào phải chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm Thanh cần phải được các cơ chức năng làm rõ và theo tôi cũng phải được xử lý nghiêm minh”- ông Biểu nói.
Thế Kha

Ông Tập Cận Bình kiểm soát hoàn toàn địa bàn của ông Giang Trạch Dân

Cùng với việc Bí thư Thành ủy Trùng Khánh – ông Tôn Chính Tài bị ngã ngựa, thì tiền đồ chính trị của ông Hàn Chính – Bí thư Thành ủy Thượng Hải, một thành phố trực thuộc Trung ương khác của Trung Quốc cũng thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận.

đấu đá chính trị, Tap Can Binh, gia tộc họ giang,
Quan lộ của ông Hàn Chính – Bí thư Thành ủy Thượng Hải, đang là chủ đề thu hút dư luận. (Ảnh: Epochtimes)
Mới đây, một kênh truyền thông của Mỹ nói đã thu thập được thông tin đáng tin cậy từ Bắc Kinh cho biết, Bí thư Thành ủy Thượng Hải – ông Hàn Chính, đang đến Bắc Kinh, ít ngày nữa sẽ tuyên bố nhậm chứ Phó chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị Trung Quốc.
Thị trưởng Thượng Hải – ông Ưng Dũng sẽ tiếp nhận chức vụ Bí thư Thành ủy Thượng Hải; Phó Thị trưởng Thượng Hải – ông Chu Ba tiếp nhận chức vụ Thị trưởng Thượng Hải. Phó thư ký Thành ủy Thượng Hải chuyển nhiệm làm Thư ký trưởng; Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân Thượng Hải – ông Từ Trạch Châu sẽ tiếp nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thượng Hải.
Thông qua một loạt bố trí nhân sự, ông Tập Cận Bình đã toàn diện khống chế Thượng Hải. Bài viết phân tích cho biết, ông Ưng Dũng là thân tín của cấp dưới cũ của ông Tập Cận Bình, việc ông Tập toàn diện kiểm soát Thượng Hải từ sớm đã được ngoại giới dự liệu, nhưng về hướng đi của ông Hàn Chính thì quả thực là một biến số.
Ông Hàn Chính là một trong những nhân vật tiêu biểu của “Băng nhóm Thượng Hải”, có liên quan đến lợi ích của gia tộc Giang Trạch Dân. Quan lộ của ông Hàn Chính tại Đại hội 19, là có liên quan đến việc ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn vây quét “Băng nhóm Thượng Hải”, cũng như những hành động đối với gia tộc của cựu thủ lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – Giang Trạch Dân.
Từ Đại hội 18 cho đến nay, Tập – Vương đã liên tục thanh tẩy thế lực của phe Giang trong đảng, chính phủ, quân đội cũng như những hang ổ lớn của phe Giang. Cho đến hiện tại đã đánh hạ hơn 200 quan con hổ lớn cấp phó tỉnh bộ trở lên của phe Giang, như Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tô Vinh, Vương Mân, Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Hoàng Hưng Quốc v.v.
Trước Đại hội 19, chiến dịch “đả hổ” của ông Tập đang hướng đến các ông Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và gia tộc của họ.
Thượng Hải là hang ổ của ông Giang Trạch Dân, ông Hàn Chính trường kỳ làm việc trong quan trường Thượng Hải, là người trông giữ lợi ích cho các gia tộc này. Hai con trai, cháu trai của Giang Trạch Dân trường kỳ chiếm cứ Thượng Hải, gia tộc Giang Trạch Dân tại Thượng Hải đã xây dựng một mạng lưới lợi ích kinh tế chính trị khổng lồ.
Sau Đại hội 18, liên tục có thông tin liên quan đến việc Hàn Chính bị chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, nhiều lần xuất hiện thông tin liên quan đến việc ông Hàn Chính sẽ đứng sang phía “đội ngũ của ông Tập Cận Bình”.
Từ cuối năm 2016 đến đầu tháng 01 năm nay, một số kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài đã nhiều lần chỉ ra lý lịch chính trị liên quan đến phe Giang của ông Hàn Chính, và ông sẽ được phe Giang lựa chọn vào Bắc Kinh nhận chức vụ Thủ tướng thay thế ông Lý Khắc Cường. Cùng thời điểm này, những kênh truyền thông có khuynh hướng nghiêng về ông Tập thì phản bác luận điểm trên và cho rằng đây là điều “nhảm nhí”.
Ngay trong lúc những tin tức ở trên khẩu chiến, thì có kênh truyền thông Hong Kong lại tiết lộ, ông Hàn Chính trước ngày 01/05/2016 đã chính thức đệ trình lên Bộ Chính trị Trung Quốc một báo cáo, chủ yếu là thể hiện mong muốn “toàn thoái” trong Đại hội 19.
Trong báo cáo này, Hàn Chính “nhìn lại và tự kiểm điểm”, trong thời gian ông đảm đương Thị trưởng Thượng Hải, Bí thư Thành ủy Thượng Hải, đã để phát sinh một loạt các sự kiện nghiêm trọng, bao gồm vụ giẫm đạp tại Thượng Hải, quan chức cấu kết đầu tư cổ phiếu v.v. Ông Hàn Chính tự nhận mình là người “gánh chịu trách nhiệm chính”, và xin được toàn thoái.
Có nhân sĩ quan sát cho biết, xung quanh con đường làm quan của Hàn Chính xuất hiện một số lời đồn đại đối chọi gay gắt, điều này cho thấy việc bố trí nhân sự cấp cao trong nội bộ ĐCSTQ có sự tranh đấu kịch liệt. Con đường chính trị của ông Hàn Chính sau Đại hội 19 có thể sẽ đi theo 3 hướng sau:
Bình luân viên chính trị – ông Tạ Thiên Kỳ phân tích, từ những năm 90 của thế kỷ trước cho đến nay, ngoại trừ ông Trần Lương Vũ đã ngã ngựa, những người từng đảm nhiệm Bí thư Thành ủy Thượng Hải, bao gồm các ông Chu Dung Cơ, Hoàng Cúc, Tập Cận Bình, Du Chính Thanh, đều được thăng chức lên làm Thường ủy Bộ Chính trị.
Dựa theo tiền lệ này, nếu ông Hàn Chính không thể thăng lên chức Thường ủy Bộ Chính trị trong Đại hội 19, thì có nghĩa là ông Tập Cận Bình lại phá bỏ một quy tắc ngầm nữa, hành động vây quét “Băng nhóm Thượng Hải” và gia tộc ông Giang Trạch Dân sẽ được tiến thêm một bước nữa.
Nếu trong Đại hội 19, ông Hàn Chính tiếp tục lựa chọn dựa vào phe Giang, thì dù có được phe Giang đề cử làm Thường ủy Bộ Chính trị trong Đại hội 19, bản thân ông cũng tương đương với bị gác ở trên lò sấy. Trước và sau Đại hội 19, đội ngũ của ông Tập Cận Bình thanh tẩy hang ổ Thượng Hải của ông Giang Trạch Dân. Và nếu vây quét đến gia tộc của ông Giang Trạch Dân, thì ông Hàn Chính khó tránh khỏi bị liên lụy, và có thể bị thanh trừ bất cứ lúc nào.
Mặt khác, nếu ông Hàn Chính phản bội phe Giang, đầu hàng lãnh đạo Tập – Vương, thì dù có được thăng chức cũng bị phe Giang trả thù. Nhưng rất có thể ông Hàn Chính sẽ dựa dẫm vào đội ngũ của ông Tập Cận Bình, kéo tấm màn đen của gia tộc Gianh Trạch Dân ra, đồng thời chủ động yêu cầu thoái lui trong Đại hội 19, đây có thể là lựa chọn an toàn nhất cho bản thân ông.
Lê Hiếu biên dịch

Vụ Trịnh Xuân Thanh: "Sống tha phương trong cảnh chui lủi là việc hết sức đau khổ, nhục nhã"; Huy Đức - "Hắn ta xộ khám"; Trịnh Xuân Thanh bị điều tra những gì?; “Trịnh Xuân Thanh đầu thú đã mở ra cánh cửa giải quyết các vụ án;




Hoàng Đan | 

Vụ Trịnh Xuân Thanh: "Sống tha phương trong cảnh chui lủi là việc hết sức đau khổ, nhục nhã"
Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: PVC

Xem thêm:

>

Theo ông Nhưỡng, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú cho thấy quyết tâm trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tội phạm của chúng ta đã đạt kết quả tích cực.





Bộ Công an cho biết, ngày 31/7, Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.
Trao đổi với PV vào tối 31/7, một vị tướng của Bộ Công an cho hay, việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú, khai báo sẽ giúp làm sáng rõ vụ án này. Hiện nay, sau khi Trịnh Xuân Thanh đầu thú, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ đang tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng trao đổi với PV, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, ông mới nhận được thông tin về việc Trịnh Xuân Thanh ra cơ quan điều tra, Bộ Công an đầu thú trên báo chí và cá nhân ông cảm thấy hoan nghênh về điều này.
"Cá nhân tôi mừng trước thông tin này, vì việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau gần 1 năm bỏ trốn cho thấy quyết tâm trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tội phạm của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua.
Cùng với đó, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sẽ giúp vụ án liên quan được tiếp tục làm sáng tỏ và anh ta sẽ phải khai báo cụ thể về những sai phạm của mình.
Các cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét một cách nghiêm túc những điều anh Thanh khai báo và tùy theo mức độ phạm tội mà có hình phạt, xử lý cụ thể theo quy định của pháp luật", ông Hùng nêu ý kiến.
Ông Hùng cũng chia sẻ, việc Trịnh Xuân Thanh trở về đầu thú cũng là một sự đáng mừng cho gia đình của ông này.
"Bởi con người mà sống tha phương trong cảnh chui lủi là việc hết sức đau khổ, nhục nhã và chính điều này cũng giúp cho Trịnh Xuân Thanh có cơ hội để hoàn lương", ông Hùng bày tỏ.
Ông cũng nêu rõ, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn có chính sách khoan hồng, bao dung đối với những đối tượng phạm tội nhưng đã nhận thức rõ được hành vi phạm tội của mình, khai báo thành khẩn, đầy đủ, chính xác.
"Nếu Trịnh Xuân Thanh tự nguyện đầu thú thì các cơ quan chức năng sẽ xem xét và chúng ta tin vào sự công minh của pháp luật, các cơ quan điều tra", ông Hùng nhấn mạnh.
Còn đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng nhìn nhận, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú thể hiện nhiều khía cạnh, trong đó cho thấy công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tội phạm của chúng ta đã đạt kết quả tích cực.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Sống tha phương trong cảnh chui lủi là việc hết sức đau khổ, nhục nhã - Ảnh 1.
Ông Lưu Bình Nhưỡng.
"Việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh đã cho cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta thông qua các phát biểu, ý kiến của các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, lãnh đạo Bộ Công an về công tác đấu tranh chống tham nhũng, tội phạm và vụ việc này.
Ở đây, gần 1 năm qua, các cơ quan pháp luật, dư luận cũng đã chờ đợi việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nhưng giờ chúng ta không phải làm việc đó mà bị can này ra đầu thú giúp cho chúng ta đỡ phải xử lý nhiều việc khác có liên quan.
Đồng thời, qua đây cho thấy Trịnh Xuân Thanh đã nhìn nhận ra sai phạm của mình, trở về đầu thú, phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ vụ án.
Trên cơ sở đầu thú của Trịnh Xuân Thanh và mức độ thành khẩn thì các cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào đó để xem xét vụ án cũng như lượng hình, tội danh của bị can cho đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật", ông Nhưỡng nêu rõ.
Ông cũng chỉ rõ, sau gần 1 năm trốn ra nước ngoài Trịnh Xuân Thanh mới ra đầu thú rõ ràng là hơi muộn, chậm so với thông thường và gây ra nhiều ý kiến khác nhau.
"Nếu Trịnh Xuân Thanh đầu thú sớm thì sẽ tốt hơn rất nhiều, các cơ quan chức năng đã không phải phát lệnh truy nã toàn thế giới cũng như việc để ảnh hưởng tới dư luận nhân dân.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh, dù phạm tội như thế nào, trốn chạy thế nào thì cuối cùng cũng sẽ không thoát khỏi được sự xử lý của pháp luật", ông nêu quan điểm.

theo Trí Thức Trẻ


Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ điều tra làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã trốn chạy bằng cách nào? Ai đưa đối tượng bỏ trốn...?

Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm chính trong khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng tại PVC. ảnh: Thanh Niên.
Bộ Công an vừa công bố thông tin "Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú".

Trước đó, ngày 16/9/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi xác định Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, Bộ Công an ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với bị can này.

Ngày 31/7, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một lãnh đạo thuộc Bộ Công an (giấu tên) cho biết, việc điều tra vi phạm của đối tượng Trịnh Xuân Thanh sẽ được tiến hành theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.

"Trước đây Bộ Công an mới khởi tố điều tra hành vi vi phạm về quản lý kinh tế của Trịnh Xuân Thanh... Bước tiếp theo sẽ làm rõ nguyên nhân cụ thể của việc thua lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Về vấn đề tham ô tài sản của Trịnh Xuân Thanh, cơ quan có thẩm quyền sẽ làm rõ đối tượng dùng số tiền đó vào việc gì? tẩu tán tài sản tham ô ra sao...?", một lãnh đạo thuộc Bộ Công an nói.

Vị lãnh đạo này cho biết thêm, sau khi Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, cơ quan có thẩm quyền sẽ làm rõ việc bỏ trốn của đối tượng này.

"Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ điều tra làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã trốn chạy bằng cách nào? Ai đưa đối tượng bỏ trốn... Đây là vấn đề cần phải có thời gian để điều tra làm rõ.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ và lời khai của đối tượng Trịnh Xuân Thanh, pháp luật sẽ xem xét đối tượng có được khoan hồng hay không? Nếu được khoan hồng thì ở mức độ nào?", vị lãnh đạo này nói.

Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và điều tra ban đầu, nhóm cán bộ chủ chốt của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).

Dưới thời điều hành của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trịnh Xuân Thanh và Tổng giám đốc Vũ Đức Thuận cùng các thuộc cấp, PVC đã sử dụng phần vốn điều lệ đầu tư góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết.

Do yếu kém sản xuất kinh doanh nên việc góp vốn không mang lại hiệu quả. Riêng năm 2012, một số dự án trọng điểm của PVC bị ngừng, giãn tiến độ hoặc vướng mắc chưa thể triển khai khiến Tổng công ty thua lỗ gần 1.850 tỷ đồng.

Trước khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam đối với 10 bị can nguyên là cán bộ của PVC 

10 bị khởi tố về các tội danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế và tham ô tài sản...

XUÂN QUANG

(Giáo Dục)



TS Dương Thanh Biểu - nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao đánh giá, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú đã mở ra cánh cửa để làm rõ những vụ án và thắc mắc mà dư luận râm ran bấy lâu nay. Việc ông Thanh ra đầu thú chưa thể được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vào lúc này...


TS Dương Thanh Biểu - nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao.
TS Dương Thanh Biểu - nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao.
-Thưa ông, sự việc Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) - ra đầu thú sẽ giúp tháo gỡ những nút thắt nào đang gặp phải trong quá trình điều tra, giải quyết các vụ án?

Có thể khẳng định rằng việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú đã mở ra những cánh cửa, khả năng rất lớn để làm rõ những vụ việc liên quan đến Thanh trong suốt thời gian vừa qua mà báo chí đã phản ánh và dư luận đang chờ đợi câu trả lời từ phía cơ quan chức năng.

Chúng ta đã biết rằng, vào tháng 9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra- Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam” và khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh cùng rất nhiều đồng phạm khác liên quan đến việc lãnh đạo, điều hành gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.

Đến ngày 15/3/2017, sau quá trình xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land, Hội đồng xét xử TAND Cấp cao tại Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh về hành vi “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự.

Việc thứ ba sẽ làm rõ được khi Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, việc này cũng rất quan trọng, là tại sao Thanh điều hành PVC yếu kém mà lại được thăng quan tiến chức nhanh như vậy. Cụ thể, tháng 9/2013, khi Trịnh Xuân Thanh đang điều hành PVC, thua lỗ trầm trọng lại được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Công Thương - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công Thương tại Đà Nẵng. Sau đó ít lâu, Thanh tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương và đến tháng 5/2015, Thanh được luân chuyển làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Đến ngày 22/5/2016 thì trúng cử Đại biểu Quốc hội tại một đơn vị bầu cử ở tỉnh Hậu Giang.

Đó là một quá trình thăng tiến thần tốc và có thể coi sự việc của Trịnh Xuân Thanh là yếu kém trong công tác quy hoạch cán bộ. Việc xây dựng quy hoạch cán bộ đã được quy định rất cụ thể và được tiến hành theo trình tự chặt chẽ, thận trọng, kỹ lưỡng nhưng tại sao lại để xảy ra chuyện này? Thiết nghĩ những cơ quan, cá nhân cụ thể nào phải chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm Thanh cần phải được các cơ chức năng làm rõ và theo tôi cũng phải được xử lý nghiêm minh.

Tôi hy vọng rằng Trịnh Xuân Thanh sẽ phải có trách nhiệm khai báo thành khẩn trước cơ quan điều tra Bộ Công an tất cả những việc đó.

Qua sự việc này tôi thấy cũng cần phải cảm ơn báo chí rất nhiều. Trong buổi đồng chí Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri mới đây, tôi rất may mắn được dự và phát biểu rằng: Quốc hội cần phát huy hơn nữa sự giám sát của nhân dân, các cơ quan báo chí. Đây là kênh thông tin rất quan trọng giúp Quốc hội phát hiện và ngăn ngừa vi phạm. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào phát huy tốt sự tham gia giám sát của nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng thì nơi đó sẽ làm tốt công tác tuyên truyền và chấp hành pháp luật.

Ví dụ, chỉ từ việc người dân phát hiện và báo đài vạch ra “cái biển xanh” của Trịnh Xuân Thanh và dưới sự chỉ đạo kiên quyết của đồng chí Tổng Bí thư, đã phát hiện cả một loạt cán bộ từ cấp Bộ đến cấp tỉnh có nhiều vi phạm nghiêm trọng. Nếu người dân, báo chí không lên tiếng, đồng chí Tổng Bí thư không kiên quyết chỉ đạo thì rất có thể vụ việc này sẽ “chìm xuồng”.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trao quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trao quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương.
-Dư luận cho rằng nếu không có "ô dù" đủ mạnh thì Trịnh Xuân Thanh khó có thể làm được những việc như vậy?. Đây cũng là vấn đề đòi hỏi cơ quan điều tra làm rõ trong thời gian tới?

Dư luận có quyền đặt ra những câu hỏi như vậy và trách nhiệm của cơ quan chức năng phải điều tra phải làm rõ vấn đề: Tại sao Trịnh Xuân Thanh làm ăn thua lỗ, đã được phát hiện rồi nhưng vẫn thăng tiến thần tốc như vậy?. Những ai đã nâng đỡ, che chắn cho Thanh?.

Tôi cho rằng nếu Trịnh Xuân Thanh khai báo thành khẩn những vấn đề trên này thì đây là căn cứ được cơ quan pháp luật nghiên cứu, xem xét khi quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự.

-Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú như vậy có được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Pháp luật hiện hành quy định để được giảm án có mấy điều kiện như tự thú, khai báo thành khẩn, chủ động khắc phục hậu quả,... Tuy nhiên tôi đọc thông tin trên báo mới đây thấy nói Trịnh Xuân Thanh đã chủ động tẩu tán rất nhiều tài sản trước khi bị khởi tố.

Chính vì thế, để đạt được điều kiện xem xét giảm nhẹ, Trịnh Xuân Thanh phải khai báo thành khẩn, giúp cơ quan điều tra phát hiện tội phạm và phải tích cực khắc phục hậu quả.

Thanh là một nhân vật được dư luận quan tâm “đặc biệt”, vụ việc của Thanh đang được điều tra nên lúc này đặt vấn đề xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hinh sự, giảm án là quá sớm.

Như trên đã nói, nếu Thanh muốn được xem xét giảm nhẹ thì không có cách nào khác là phải khai báo thành khẩn, giúp cơ quan điều tra làm rõ được trách nhiệm của những tập thể, cá nhân liên quan trong vụ việc nghiêm trọng này và chủ động khắc phục hậu quả.

-Việc tại sao Trịnh Xuân Thanh có thể bỏ trốn ra nước ngoài ngay trước thời điểm bị khởi tố cũng là vấn đề cần được làm rõ thời gian tới, thưa ông?

Hiện nay luật quy định mọi công dân có quyền xuất nhập cảnh nếu không bị hạn chế gì. Nếu khi chạy trốn Trịnh Xuân Thanh chưa bị hạn chế, chưa bị khởi tố, cấm xuất cảnh thì Thanh vẫn có quyền xuất cảnh bình thường.

Còn nếu đã có thông báo của cơ quan chức năng về việc cấm xuất cảnh rồi mà Trịnh Xuân Thanh vẫn trốn ra nước ngoài được thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ phải chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên tôi cho rằng đây cũng là vấn đề mà dư luận quan tâm, thiết nghĩ trong thời gian tới, cơ quan điều tra sẽ làm rõ vấn đề này.

-Xin cảm ơn ông!

Thế Kha (thực hiện)

(Dân Trí)


hon-300-ngay-truy-tim-bi-can-trinh-xuan-thanh

Thay vì đưa báo chí ra sân bay, BCA đã phải đưa CSCĐ, hai ông lãnh đạo Bộ quan sát thấy đúng là Trịnh Xuân Thanh mới yên tâm trở về - điều đó cho thấy việc bắt và áp tải Thanh về không hoàn toàn đơn giản. Lẽ ra, trong trường hợp này, BCA chỉ cần thông báo ngắn thôi, "Cơ quan điều tra đã có Trịnh Xuân Thanh, hắn ta đã xộ khám". Trong sự kiện công bố đã bắt được Saddam Hussein, Toàn quyền Mỹ tại Iraq, Paul Bremer, cũng chỉ nói rất ngắn: "Thưa quý vị, chúng ta đã có hắn". Một khi đã nắm được Thanh, càng nói ngắn càng tốt để coi thiên hạ phản ứng thế nào đã.

Huy Đức

(FB Trương Huy San)


Chị em nhà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa mất hàng triệu USD

01/08/2017  08:24 GMT+7

Những biến động bất thường và dồn dập những tin xấu trong thời gian gần đây đã khiến tài sản nhà thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa bốc hơi vài triệu USD.
Tiếp tục đà giảm đã có từ trước, cổ phiếu DQC của CTCK Bóng đèn Điện Quang (DQC) do nhà thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nắm cổ phần chi phối giảm mạnh trong phiên cuối tháng 7 sau khi giới đầu tư đón nhận thông tin kỷ luật bà Hồ Thị Kim Thoa.
Thông tin thứ trưởng Thoa bị kỷ luật Đảng và đề nghị miễn nhiệm có thể là nguyên nhân khiến cổ phiếu DQC giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua. Tính trong 1 tháng qua, cổ phiếu này đã giảm gần 14%, tương đương giảm gần 4 triệu USD.
Mức giá 43.500 đồng/cp hiện tại là mức giá thấp nhất của DQC trong vòng 1 năm qua. So với thời điểm cách đây 1 năm, khối tài sản chỉ tính riêng từ cổ phiếu DQC của nhà bà Thoa đã bốc hơi gần 18 triệu USD.
Hồ Thị Kim Thoa,Bóng đèn Điện Quang
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa.
Áp lực bán tăng khá mạnh sau khi giới đầu tư nhận thông tin kỷ luật bà Hồ Thị Kim Thoa, hiện là Thứ trưởng Bộ Công Thương. Bà Thoa hiện nắm giữ gần 5% cổ phần tại DQC. Tổng cộng gia đình bà Thoa nắm giữ tổng cộng gần 35% vốn điều lệ DQC.
Trước đó, nhà gia đình Thứ trưởng Kim Thoa nhận hàng chục tỷ đồng cổ tức từ DQC cho năm 2016 vừa qua.
Theo báo cáo quản trị 2016, nhiều thành viên khác trong gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa đang nắm cổ phần và giữ nhiều vị trí quan trọng. Ông Hồ Quỳnh Hưng (em trai bà Thoa) là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc; bà Nguyễn Thái Nga (con gái bà Thoa) là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc; bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê (con gái bà Thoa) là Giám đốc Ban dự án của công ty này.
Cổ phiếu DQC giảm giá kéo dài trong hơn 1 năm qua còn do kết quả kinh doanh sa sút do xuất khẩu giảm, doanh thu tài chính từ mỏ vàng khách hàng Cuba không còn. Sản phẩm đèn LED gặp cạnh tranh rất lớn từ hàng Trung Quốc.
Về thông tin kỷ luật bà Thoa, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa diễn ra, bà Hồ Thị Kim Thoa đã bị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo và bị kiến nghị xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay.
Theo kết luận, trong thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (từ 1/2004-5/2010), bà Hồ Thị Kim Thoa đã có các vi phạm, khuyết điểm bị cho là “nghiêm trọng”.
Cũng theo nhận định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì “trong thời gian dài, bà Thoa nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định về kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm”.
H. Tú

Ối làng nước ơi: Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư nhiệt điện, giao thông ở Việt Nam ( Chỉ cần một cú nhấn chuột của một kẻ nào đó ở Bắc Kinh thì cái công thức của Lê Nin sẽ thành hiện thực: "Chính quyền thân Tàu cộng với mất điện và tê liệt giao thông toàn quốc" ( Le Nin: Chính quyền xô viết + Điện khí hòa thành nhà nước XHCN ) ?!)

Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư nhiệt điện, giao thông ở Việt Nam

Dân trí Nhấn mạnh với các tập đoàn của Trung Quốc về vấn đề sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thi công đúng tiến độ, Thủ tướng khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc.
 >> Dân 19 nước bán điện không hết, Việt Nam vẫn lo xây thuỷ - nhiệt điện
 >> Siết chặt hoạt động 20 nhà máy nhiệt điện để bảo vệ môi trường

Kaidi và Hoa Dung cùng một đối tác Việt Nam đã thành lập quỹ đầu tư quốc tế với quy mô vốn lên tới 15 tỷ USD, trong đó có mục tiêu đầu tư vào các dự án ở Việt Nam.
Kaidi và Hoa Dung cùng một đối tác Việt Nam đã thành lập quỹ đầu tư quốc tế với quy mô vốn lên tới 15 tỷ USD, trong đó có mục tiêu đầu tư vào các dự án ở Việt Nam.
Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, chiều qua (31/7), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Trần Nghĩa Long, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tập đoàn năng lượng mới Kaidi Dương Quang và ông Tưởng Vinh Kiện, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Quản lý tài sản Hoa Dung (Trung Quốc), đang có chuyến thăm Việt Nam để triển khai hợp tác đầu tư.
Lãnh đạo hai tập đoàn của Trung Quốc bày tỏ ấn tượng về sự phát triển kinh tế của Việt Nam, với GDP tăng trưởng cao và nhất là định hướng kinh tế tư nhân đóng góp tới 50 – 60% GDP như Thủ tướng đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam diễn ra sáng 31/7.
Lãnh đạo hai tập đoàn trên cảm ơn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư ở Việt Nam và tin tưởng dưới sự chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện.
Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một số kết quả từ cuộc gặp Thủ tướng tháng 9 năm ngoái tại Hồng Kông, ông Trần Nghĩa Long cho biết, Kaidi và Hoa Dung cùng một đối tác Việt Nam đã thành lập quỹ đầu tư quốc tế với quy mô vốn lên tới 15 tỷ USD, trong đó có mục tiêu đầu tư vào các dự án ở Việt Nam.
Hiện đang đầu tư vào lĩnh vực nhiệt điện tại Việt Nam, Kaidi dự định sẽ mở rộng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này, đồng thời cam kết sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thi công đúng tiến độ, chất lượng, theo tiêu chuẩn quốc tế.
Kaidi cũng có ý định đầu tư vào một số dự án giao thông tại Việt Nam và khẳng định đã bố trí sẵn sàng nguồn vốn, nếu được tham gia thì sẽ tiến hành thi công ngay.
Hoan nghênh thiện chí đầu tư của Kaidi và Hoa Dung, những tập đoàn có nguồn lực lớn của Trung Quốc, Thủ tướng đánh giá cao việc các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam với công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường, bảo đảm tiến độ thi công.
Thủ tướng nêu rõ quan điểm của Việt Nam là bảo đảm cơ cấu hợp lý về nhiệt điện than và các dạng năng lượng khác như năng lượng tái tạo, cũng như cho biết tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2017, ông đã khẳng định việc “cái gì tư nhân làm được thì Nhà nước để tư nhân làm” và sẽ thu hồi những dự án đối với những nhà đầu tư yếu kém để trao cho những nhà đầu tư mới có năng lực, cam kết dài hạn và đồng hành cùng địa phương và Chính phủ.
Nhấn mạnh với các tập đoàn của Trung Quốc về vấn đề sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thi công đúng tiến độ, Thủ tướng khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc.
Về các dự định đầu tư của Kaidi, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn làm việc cụ thể với các cơ quan, đơn vị chức năng của Việt Nam để thảo luận các dự án.
Bích Diệp (ghi)