Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Tàu Hải Dương Địa chất 8 của TQ rời Bãi Tư Chính


Một tàu thăm dò Hải dương Địa chất của Trung QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột tàu thăm dò Hải dương Địa chất của Trung Quốc

Tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), Reuters cho hay hôm 7/8.
Kể từ đầu tháng Bảy, các tàu Việt Nam đã theo dõi sát sao các tàu Trung Quốc hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của mình, trong cuộc đối đầu mới nhất Biển Đông - vốn được coi là một điểm nóng toàn cầu khi Hoa Kỳ thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.
Trên Twitter, ông Ryan Martinson thuộc Viện Nghiên cứu Hàng Hải Trung Quốc, viết lúc 9PM hôm 7/8: "Hải Dương Địa chất 8 đã hoàn thành cuộc khảo sát. Bây giờ nó đang ở Đá Chữ Thập."
"Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu khảo sát của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng ít nhất hai tàu hải cảnh của họ vẫn ở trong khu vực này," ông Devin Thorne, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng (C4ADS) nói với Reuters, trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích hàng hải Windward.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

BIỂN ĐÔNG -“RỪNG MƠ TÀO THÁO” CỦA TRUNG QUỐC THỜI TẬP CẬN BÌNH... HAY "CHIẾN DỊCH PHÀN THÀNH" KHIẾN QUAN VŨ MẤT CẢ KINH CHÂU LẪN MẠNG SỐNG?

Phạm Viết Đào.
Không có mô tả ảnh.

NHỮNG VẤN ĐỀ NỘI ĐỊA CẦN TIÊU HÓA
Đất nước Trung Hoa cổ kính, trong tiến trình thăng trầm phát triển luôn song hành, tiềm ẩn những vực thẳm bên cạnh những đỉnh cao thành quả. Lịch sử Trung Quốc vẫn thường: “Tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan”… như là một “định đề”được đúc kết từ thời thượng cổ…
Kể từ năm 1949, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Trung Quốc đã thu được một số thành tựu về kinh tế, xã hội: vươn lên hàng thứ 2 thế giới về tổng thu nhập quốc dân. Trung Quốc thời Tập Cận Bình nắm quyền tiếp tục nuôi tham vọng “chấn hưng” đất nước bằng cách xô đẩy Trung Quốc tới những hố vực thảm hoạ mới.          
Với những hố vực thảm hoạ này, vượt lên được Trung Hoa sẽ cất cánh lên những đỉnh cao mới; nếu không vượt được thì Trung Quốc sẽ rơi vào thời kỳ phân rã, đại loạn giống như giai đoạn Đông Chu (367-249 trước công nguyên). Đó là giai đoạn bản lề, tiền đề để ra đời giai đoạn nội chiến tàn khốc trong lịch sử Trung Hoa: thời kỳ “liệt quốc” hay “chiến quốc”...
Kết quả hình ảnh cho qUAN vŨ

Xã hội Trung Quốc đang nổi lên 2 vấn đề:
1/ Kinh tế tuy vẫn giữ được tốc độ tăng song những năm gần đây đã bắt đầu chậm lại so với giai đoạn trước; bắt đầu xuất hiện những vết rạn nứt dấu hiệu những “ hố tử thần” nội sinh của kinh tế-xã hội-chính trị Trung Quốc;
2/ Trung Quốc tăng cường đầu tư ngân sách quốc phòng, phát triển lực lượng vũ trang nổi bật là hải quân. Trung Quốc đưa lực lượng hải quân ra với nhiều hành vi thách thức, gây hấn với nhiều quốc gia láng giềng trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông;
Hai đề này có liên quan tới nhau không; hệ luỵ của nó như thế nào tới an ninh khu vực, thế giới và bản thân Trung Quốc xin được có vài kiến giải?
Không có mô tả ảnh.
Gây sự trên Hoa Đông và Biển Đông nhằm mục đích gì?

Chủ tịch Quốc hội nói về tình hình căng thẳng tại biển Đông

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Việt Nam luôn có trách nhiệm thực hiện các điều khoản trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và mong muốn các nước đều tuân thủ Công ước này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Federica Mogherini
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp bà Federica Mogherini. (Ảnh: quochoi)
Sáng 5/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp bà Federica Mogherini – Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và an ninh.

Có dầu khí hay không ở Trường Sa?

Bởi
 AdminTD
 -

4-8-2019
Quần đảo Trường Sa. Ảnh: internet
Quần đảo Trường Sa gồm hàng trăm đảo đá, rạn san hô lớn nhỏ nằm ở Đông Nam Biển Đông trong khoảng 6:30’-12:00’ độ Vĩ Bắc, 111:20’-117:20’ độ Kinh Đông, diện tích 190 ngàn km2, mực nước biển sâu 1000-2000m, nhiều nơi đến 3000-4000m (Ảnh1, 3, 5, 6a, 6b, 11).

Chúng đã cướp, đang cướp và sẽ còn cướp

Bởi
 AdminTD
 -

5-8-2019
Mấy ngày qua những bài viết về bãi Tư Chính tràn ngập trên FB. Người dân không xuống đường biểu tình nhưng lòng yêu nước thì không thế lực nào kể cả chính quyền Trung Quốc hay bọn ôm đít chúng có thể tước đi được.
Giờ này bọn cướp Trung Quốc chắc đang mừng lắm bởi thấy người Việt im lặng trước sự xâm lược của chúng. Sự đàn áp người biểu tình, sự chụp mũ hèn hạ và bẩn thỉu khi gọi tên họ là “thế lực thù địch”, “phản động” của những thằng con hoang đã thành công.
Những thằng con hoang luôn dùng mĩ từ “đại cục” hay “tình hữu nghị” mà cố tình quên đi Trung Quốc là kẻ thù đang chiếm đóng biển đảo của Việt Nam và chúng quyết tâm liếm gần trọn biển Đông để thoả mãn tham vọng bành trướng của chúng.
Tôi rất tò mò muốn biết bao giờ người dân mới xuống đường. Sự chịu đựng của họ để làm gì nếu không phải tỏ thái độ ghét bỏ chính quyền? Những lần biểu tình trước đây họ đã bị bắt bớ, đánh đập và được các cậu an ninh dạy là chủ quyền đất nước đã được đảng và nhà nước lo. Vậy lần này họ có thực để đảng và nhà nước lo thật không?
Thực ra thì ai cũng hiểu rằng khi động đến chủ quyền của dân tộc thì đảng và nhà nước không thể lo được nếu như họ mất uy tín với dân. Khi chiến tranh xảy ra, con em nhân dân lại cầm súng, lại ngã xuống thôi. Nhưng điều cay đắng ở đây là lòng yêu nước của họ cũng như đi mượn vậy.

VNTB - Bắc Kinh sẽ lên đài so găng ở Biển Đông?


Phương Thảo

(VNTB) - Việc Bắc Kinh ký kết một thoả thuận bí mật với Trung Quốc để thuê một căn cứ hải quân đã làm dấy lên mỗi lo ngại về tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông và Ấn Độ Dương. 



Cả Trung Quốc lẫn Campuchia đã bác bỏ tin này, nhưng tin này đã làm cho Mỹ và các quốc gia khác đánh giá lại mối quan hệ của họ trong khu vực.
Trung Quốc đã có một thỏa thuận với Campuchia về việc sử dụng một phần căn cứ hải quân đang gây lo ngại rằng Bắc Kinh có thể mở rộng tầm với ra Biển Đông và qua eo biển Malacca, nối liền các đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

BÁO NGA: VIỆT NAM QUYẾT KHÔNG CHO PHÉP TÀU CỘNG BÉN MẢNG VÀO TƯ CHÍNH VÌ CÓ NGA HẪU THUẪN; (TRONG VỤ NÀY NGA ĐÓNG VAI LÃ BỐ CÒN TQ LÀ VIÊN THUẬT, NPT LÀ LƯU BỊ...)

Việt Nam quyết không để Trung Quốc đặt chân vào Bãi Tư Chính

© AP Photo / Ritchie B. Tongo
VIỆT NAM
URL rút ngắn
40
Căng thẳng trên Biển Đông ngày càng gia tăng khi Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa ở phía Nam Biển Đông của Việt Nam. Dư luận nhiều quốc gia đánh giá đây là sự vu phạm rất nghiêm trọng. Việt Nam chắc chắn sẽ không để Trung Quốc tiến vào Bãi Tư Chính.

Trung Quốc đã sai nhưng vẫn không thừa nhận?

Tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng chính quyền Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngừng tiến hành công tác thăm dò tiếp tục phát triển các mỏ dầu tại khu vực tranh chấp quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
 “Đây rõ ràng là một sự vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôi không thấy có điều gì có thể biện minh cho các hoạt động hiện nay của Trung Quốc. Việt Nam có mọi quyền để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình. Theo UNCLOS và phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế 3 năm trước đây thì khu vực biển đó thuộc về Việt Nam”, VOV dẫn lời ông Bill Hayton, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh nói.

GS Carl Thayer: Mỹ sẽ không 'ép' Trung Quốc ra khỏi Bãi Tư Chính ( Nhường cho EU,Nhật, Ấn Độ nghênh chiến Tàu cộng)

Tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra qua 1 tàu đánh cá trên Biển Đông. Theo thông tin của GS Carl Thayer trích dẫn từ TTXVN, Bắc Kinh đã điều thêm hàng chục tàu tới khu vực Bãi Tư Chính, nơi các tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trong hơn 1 tháng qua.

Tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra qua 1 tàu đánh cá trên Biển Đông. Theo thông tin của GS Carl Thayer trích dẫn từ TTXVN, Bắc Kinh đã điều thêm hàng chục tàu tới khu vực Bãi Tư Chính, nơi các tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trong hơn 1 tháng qua.
Trong lúc Việt Nam đang vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong vụ đối đầu với Bắc Kinh ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông thì Giáo sư Carl Thayer của Học Viện Quốc phòng Úc nhận định rằng Mỹ sẽ không can thiệp vào vụ tranh chấp này.

Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu cảnh báo về quân sự hóa Biển Đông

Thanh Phương

mediaĐại diện cấp cao về ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Federica Mogherini và ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội, ngày 05/08/2019.REUTERS/Kham
Tai Hà Nội hôm nay, 05/08/2019, Đại diện cao cấp về ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Federica Mogherini cảnh báo là việc Trung Quốc « quân sự hóa » Biển Đông đang đe dọa hòa bình tại vùng biển tranh chấp này. Trung Quốc đã bị tố cáo triển khai nhiều chiến hạm, đặt nhiều vũ khí trên các đảo mà họ bồi đắp, tấn công các tàu cá, đặc biệt là của Việt Nam, ở vùng Biển Đông.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Không lùi bước ở bãi Tư Chính

Tác giả: theo Fb Nguyễn Ngọc Chu

Phải khẳng định rằng hiện nay không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung quốc. Và cũng chưa ai lấy được lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung quốc. Từ đó mà xác định rằng Việt Nam không có kẻ thù nào ngoài Trung quốc.
Hành động mới đây nhất của Trung quốc là ngang nhiên đưa tàu đến Bãi Tư chính của Việt Nam để thăm dò địa chất. Không chỉ thế, ngang ngược hơn, Trung quốc tuyên bố Bãi Tư chính là của Trung quốc và kết tội Việt Nam xâm phạm quyền chủ quyền của Trung quốc. Như vậy Trung quốc đã công khai xâm lược Bãi Tư chính của Việt Nam.
Để mất Bãi Tư chính, Việt Nam sẽ mất thêm lãnh thổ nữa cho Trung quốc. Bởi vậy, nhiệm vụ cấp thiết nhất hiện nay của Lãnh đạo Việt Nam là không để mất Bãi Tư chính (Nguyễn Ngọc Chu).
KD: Một bài viết mạnh mẽ, rất hay của Ts Nguyễn Ngọc Chu đưa ra những giải pháp cụ thể trước mắt và lâu dài, chống lại sự xâm lược của TQ với VN phải như thế nào? Nếu thực sự vì lợi ích dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không còn đường nào khác, c/q VN nên lắng nghe
———————  
Chính sách thân CHND Trung Hoa từ 1950 đã đưa nước ta vào bước ngoặt số phận, dẫn đến những đại họa đớn đau không muốn nhắc lại ở đây – vì đã thành quá khứ. Trong số đó có tổn thất dứt day hàng thế kỷ là mất đi một phần lãnh thổ trên đất liền và trên biển đảo cho Trung quốc.

Trung Quốc toan tính gì tại Bãi Tư Chính? (Kỳ 1)

09:48 | 05/08/2019

|
Bình luận trên trang Maritime Issues, chuyên gia Swee Lean Collin Koh thuộc Học viện Chiến lược và Quốc phòng Singapore cho rằng, nếu không có một phản ứng cứng rắn từ  cộng đồng quốc tế đối với các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), các vụ việc tương tự sẽ còn lặp lại.
Các hoạt động vi phạm của tàu Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính từ ngày 3/7-21/7. (Nguồn: Maritime Issues)
Chuyên gia Swee Lean Collin Koh phân tích, lý do đơn giản là Bắc Kinh rất hào hứng nhận ra rằng các hành động cưỡng ép của họ đã mang lại những hiệu quả nhất định. Từ đó, điều này sẽ trở thành động lực không chỉ cho Trung Quốc mà còn là các nước khác trong và ngoài khu vực đang nhen nhóm ý định bình thường hoá các hành vi cưỡng ép trở thành bộ công cụ tiêu chuẩn trong cách hành xử quốc gia khi mà lẽ phải "sẽ thuộc về kẻ mạnh".
Trung Quốc đã phớt lờ PCA
Va chạm đang diễn ra hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Việc Hà Nội công khai yêu cầu Bắc Kinh rút tàu, bao gồm cả tàu HD08 (Haiyang Dizhi 08) ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của mình cho thấy Việt Nam đang thể hiện và duy trì lập trường khá cứng rắn đối với Trung Quốc. Thêm vào đó, Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây cũng tuyên bố phê phán việc Trung Quốc có các hành vi leo thang, làm phương hại đến các hoạt động khai thác năng lượng của các quốc gia trong khu vực.

Trung Cộng bắt đầu dạy sách giáo khoa lịch sử nói Biển Đông là lãnh thổ nước này


Trung Cộng bắt đầu dạy sách giáo khoa lịch sử nói Biển Đông là lãnh thổ nước này
Ảnh: Baidu
Tin Vietnam.- Báo Viettimes ngày 1 tháng 8 năm 2019 loan tin, trên các trang truyền thông của Trung Cộng thông báo, từ đầu tháng 9 năm 2019, bộ sách giáo khoa Lịch sử cấp trung học phổ thông với nhiều nội dung mới, trong đó có nội dung quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa trên Biển Đông thuộc một phần lãnh thổ của nước này sẽ được đưa vào giảng dạy cho học sinh 6 tỉnh của nước này gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Liêu Ninh, Hải Nam, và Sơn Đông.

Bạch thư TQ nhắc tới VN, ‘quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông’

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị lên thăm một tàu khu trục của hải quân nước này nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hồi tháng Tư năm nay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị lên thăm một tàu khu trục của hải quân nước này nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hồi tháng Tư năm nay
“Bạch thư Quốc phòng” mới được công bố của Trung Quốc có nhắc tới Việt Nam và Biển Đông đồng thời nói rằng các lực lượng vũ trang của quốc gia đông dân nhất thế giới “quyết tâm bảo vệ chủ quyền” ở vùng biển tranh chấp, giữa bối cảnh tàu chấp pháp của hai nước “đối đầu” gần Bãi Tư Chính ở Trường Sa.
Tài liệu có tựa đề “Quốc phòng Trung Quốc trong thời kỳ mới” viết rằng “tình hình Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] nhìn chung ổn định và cải thiện trong khi các nước trong khu vực đang xử lý phù hợp các rủi ro và khác biệt”.
Trong tuyên bố cho thấy Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không nhượng bộ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải, “Bạch thư Quốc phòng” ra ngày 21/7 nói rằng “mục tiêu cơ bản” của chính sách phòng thủ quốc gia của quốc gia đông dân nhất thế giới là nhằm bảo vệ “các quyền lợi và chủ quyền hàng hải của Trung Quốc”.
“Các hòn đảo trên Biển Nam Trung Hoa và quần đảo Điếu Ngư [tranh chấp với Nhật] là các phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Trung Quốc thực thi chủ quyền quốc gia để xây dựng cơ sở và triển khai khả năng phòng thủ cần thiết trên các hòn đảo và bãi đá ở Biển Nam Trung Hoa cũng như thực hiện các cuộc tuần tra ở vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông”, tài liệu có đoạn.
“Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua đàm phán với các quốc gia trực tiếp liên quan trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử và luật quốc tế”.
“Bạch thư Quốc phòng” còn nói rằng Trung Quốc “tiếp tục làm việc với các nước trong khu vực để cùng duy trì hòa bình và ổn định” cũng như “kiên quyết duy trì quyền tự do hàng hải và bay ngang của tất cả các nước theo luật quốc tế”.