Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

CÓ ĐÚNG TƯỚNG TRẦN ĐỘ BỊ QUÂN ĐỘI SÀI GÒN BẮT VÀ ĐƯỢC TRAO TRẢ SAU NĂM 1973?

Phạm Viết Đào.

Đây là thông tin mà người viết được một người bạn kể cho nghe trong thời gian “ tu nghiệp 258”?
Người bạn ở cùng phòng cho biết thông tin này kể rằng: trước đó, khi đang ở ngoài xã hội, anh có điều kiện giao lưu với người nhà hình như con ông Trần Độ nên biết được thông tin này?
Nếu quả thật tướng Trần Độ bị quân đội Sài Gòn bắt giai đoạn 1973-1974 thì quả là một thông tin quan trọng nhưng tại sao lại ít người biết?
Để kiểm chứng lại thông tin này, xin đưa lại tiểu sử của Tướng Trần Độ do WikiPedia đưa:
“ Tiểu sử[
Ông tên thật là Tạ Ngọc Phách, sinh trưởng trong một gia đình công chức ở xã Tây Giang huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Bố ông là thư ký ở toà thông sứ tại Hà Nội, thường gọi là "quan phán".
Năm 1939, ông tham gia làm báo Người Mới cùng với Nguyễn Thường Khanh, tức Trần Mai Ninh ở Hà Nội. Trong cuộc ruồng bố năm đó, ông bị Pháp bắt giữ nhưng không có chứng cứ để buộc tội nên ông lại được thả.
Trần Độ gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940. Cuối năm1941, ông lại bị bắt[1]. Tòa án tại Thái Bình xử án 15 năm tù giam. Cuối năm 1941, từ Hoả Lò (Hà Nội), Trần Độ bị đầy lên Sơn La. Tại đây, ở tù cùng thời gian này có Nguyễn Lương BằngLê Đức ThọXuân Thuỷ... Năm 1943, trên đường giải từ Sơn La ra Côn Đảo, Trần Độ đã trốn thoát để ra ngoài tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông lãnh đạo giành chính quyền ở Đông Anh, Hà Nội rồi bước vào cuộc đời binh nghiệp.
Công tác chính trị trong quân đội[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1946, ở tuổi 23, ông làm Chính ủy Mặt trận Hà Nội khi Toàn quốc kháng chiến. Năm 1948 ông được phong hàm đại tá. Sau đó ông tham gia làm báo Vệ quốc quân (sau này là báo Quân đội Nhân dân) trực thuộc Cục Chính trị, từ số 21 trở đi ông là Chủ nhiệm báo.
Năm 1950, ông làm chính ủy Trung đoàn Sông Lô mà Lê Trọng Tấn làm Trung đoàn trưởng, rồi làm Chính ủy Đại đoàn 312. Năm 32 tuổi (1955), Trần Độ là Chính ủy Quân khu 3 (Quân khu Tả ngạn) và đến năm 1958 được phong hàmThiếu tướng.
Cuối năm 1964, ông vào miền Nam Việt Nam với bí danh Chín Vinh, cùng với các tướng Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Nguyễn HòaHoàng Cầm để gây dựng lực lượng vũ trang chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa và giữ chức Phó Chính ủy và Phó Bí thư Quân ủy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Tháng 3 năm 1974, ông được phong hàm Trung tướng cùng đợt với Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung,Đồng Sĩ Nguyên…”
Từ năm 1974 đến năm 1976, ông giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị…”

 Còn đây là tiểu sử của Tướng Trần Độ được NXB Hội Nhà văn biên soạn 2012:
“Năm 1965 - 1975
Tháng 3/1965, ông vào B2, tại đây ông là Ủy viên BCH Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân uỷ Miền, Phó Chính uỷ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam kiêm Chủ nhiệm Chính trị (đến tháng 12/1966), Chính uỷ chiến dịch Đồng Xoài (05/1965). Tham gia chuẩn bị và chỉ huy Xuân Mậu Thân (1968). Tháng 8 – 10/1969 ra Hà Nội dự Hội nghị. Trực tiếp tham gia chỉ đạo chiến dịch ở Cam pu chia (02/1970), chiến dịch Nguyễn Huệ (4/1971). Được cử làm uỷ viên BCH Trung ương (10/1973). Thời gian ở chiến trường miền Nam, ông viết nhiều bài bình luận quân sự, tổng kết kinh nghiệm công tác chính trị với các bút danh Trần Quốc Vinh, Chín Vinh, Cửu Long.
Tháng 3/1974, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Tháng 6/1974, ông ra Hà Nội họp Hội nghị quân sự cao cấp toàn quốc, rồi được giao làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị phụ trách công tác tổng kết chiến tranh, đồng thời là Phó Ban miền Nam của Trung ương Đảng (đến tháng 9/1975).

Nước đun sôi khiến Clo phản ứng ra "chất gây ung thư rất nguy hiểm": Đúng hay sai?

PGS Nguyễn Duy Thịnh | 

Nước đun sôi khiến Clo phản ứng ra "chất gây ung thư rất nguy hiểm": Đúng hay sai?

Một tờ báo điện tử viết về các quan niệm sai lầm khi uống nước có đoạn: "Nước vừa đun sôi uống luôn, đây là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất nguy hiểm..."

Bài viết nêu trên giải thích: Do lúc này, chất Clo dùng để khử trùng sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm...
Trước thông tin khá "nhạy cảm" này, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn chuyên gia uy tín, PGS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông khẳng định ngay: Ý kiến này hoàn toàn không đúng, vì không có cơ sở khoa học.
Dưới đây là phân tích cặn kẽ của PGS Nguyễn Duy Thịnh về vấn đề này.
1) Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về công nghệ xử lý nước
Nước được khai thác trong tự nhiên gồm các nguốn:
- Nước mặt: nước sông, suối, hồ, ao
- Nước ngầm: nước giếng khoa, giếng đào
- Nước mưa: hứng giữa trời (sản lượng thường rất ít, chỉ dùng cho gia đình hoặc tập thể rất nhỏ)
Vì được khai thác trong tự nhiên nên nước nước ít khi đạt được những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế (QCVN 01:2009/BYT về nước ăn uống, và QCVN 02:2009/BYT về nước sinh hoạt).
Trong nước tự nhiên thường chứa các chất có khả năng gây độc hại cho sức khỏe như: các chất cặn không hòa tan (đá, cát, sỏi, rác thải…), các chất độc hại hòa tan (các chất kim loại nặng và kim loại kiềm (như chì, thủy ngân, cadimi, can xi, magie…), các sinh vật có hại (như vi sinh vật, ký sinh trùng…), các chất hòa tan có mầu (làm nước có mầu đen, xanh hoặc đỏ…)
Để có nước sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, người ta cần phải tiến hành xử lý nước theo đúng quy trình công nghệ.
Nước đun sôi khiến Clo phản ứng ra chất gây ung thư rất nguy hiểm: Đúng hay sai? - Ảnh 1.
Trong một nhà máy xử lý nước. Ảnh minh họa.
Trong các nhà máy nước trên toàn thế giới và ở Việt Nam, người ta sử dụng các biện pháp để tạo ra nguồn nước sạch cung cấp cho người tiêu dùng. Các biện pháp cơ bản được tóm tắt như sau:
- Phương pháp cơ học: để loại bỏ các chất không hòa tan (cát đất, sỏi, tạp chất) có trong nước bằng cách lắng và lọc làm cho nước trong. Nước được khai thác trong tự nhiên Để loại được những hạt có kích thước rất nhỏ, khó lắng lọc tự nhiên , người ta sử dụng thêm các chất hóa học có khả năng keo tụ để tạo ra các kết tủa.

Một chút về FLC

28-4-2018
Ông Trịnh Văn Quyết và cựu Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Ảnh: internet
Tôi không mấy thiện cảm với các tập đoàn khởi đầu từ chữ F như Tập đoàn đồ uống F&N, Tập đoàn Formosa… đặc biệt là tập đoàn FLC. Những năm qua, quan sát tình hình, tôi nhận thấy rằng, dự án của FLC chỗ nào dân cũng phản đối khắp các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình… Đến đâu, FLC cũng dùng chiêu dụ dỗ rằng, thu hút con em địa phương, chuyển đổi ngành nghề, nhưng thực chất chỉ toàn là ép dân để lấy đất, đẩy người dân vào chỗ trắng tay.
Tỉnh ép xuống huyện, huyện ép xuống xã, xã ép xuống thôn. Cụ thể là dự án tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, địa phương giáp ranh Hà Nội. Khởi đầu, bố ông Trịnh Văn Quyết là Giám đốc Cty CP Trang trại Nông sản Quý Giáp xin đầu tư dự án chăn nuôi lợn tại xã Vĩnh Thịnh với diện tích 4,2ha và thuê của người dân khoảng 3,1ha với thỏa thuận đến hết tháng 12/2013 sẽ trả lại. Rồi cứ chiêu đó, dự án “nở” ra đến 40 ha đất ruộng. Lúc đó người nông dân chân chất không hề biết toan tính của đại gia cấu kết với quan chức. Họ chỉ đơn giản rằng, ruộng làm không đủ ăn, có người thuê trả tiền hàng tháng thấy khỏe nên đã giao sổ đỏ cho họ. Tuy nhiên, vào một ngày ‘đẹp trời”. Đó là ngày mùa thu năm 2009, ông Quý đã chuyển nhượng số diện tích trên cho Cty CP FLC Travel do ông Trịnh Văn Quyết làm giám đốc. Và, ngay sau đó, với sự giúp sức của lãnh đạo tỉnh, ông Quyết đã xin chuyển đổi mục đích sử dụng phần diện tích trên thành “Dự án Khu tổng hợp nghỉ dưỡng và thể thao giải trí công cộng đa chức năng FLC Vĩnh Thịnh Resort” với tổng mức đầu tư là 192 tỷ đồng, một cách ngoạn mục. Thế là, từ ruộng của người dân biến thành trại lợn rồi lại biến thành khu phức hợp gồm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, bể bơi, sân thể thao…

5 triệu chứng cảnh báo nguy hiểm, chớ bỏ qua!

Ngọc Lam

Đánh giá tác giả
1 2 3 4 5
 0 THANH NIÊN ONLINE
Có nhiều vấn đề sức khỏe mà mọi người đối phó hằng ngày. Giữa cuộc sống hối hả và công việc nhà, đôi khi bạn bỏ bê không chú tâm đến các vấn đề sức khỏe của bạn. 
Đau đầu nếu uống thuốc không hiệu quả thì cần đến bệnh viện sớm /// Shutterstock
Đau đầu nếu uống thuốc không hiệu quả thì cần đến bệnh viện sớm
SHUTTERSTOCK

Dù vậy, dưới đây là 5 vấn đề sức khỏe cần chú tâm vì nó là những triệu chứng cảnh báo nguy hiểm, theo boldsky.
Đau lưng
Đau lưng là điều rất khó chịu và phổ biến ở nhiều người. Nó có thể từ nhẹ đến nặng và có thể tồn tại trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Đau lưng có thể khiến nhiều hoạt động hằng ngày khó thực hiện. Một số nguyên nhân phổ biến gây đau lưng là đau nhức cơ bắp do hoạt động quá mức hoặc các cử động như nâng hoặc uốn. Tuổi già cũng đóng vai trò trong nhiều tình trạng đau lưng.

Từ tin đồn tới bài báo gây sửng sốt về liên lạc của Trump với Việt Nam

29/04/2018
ProPublica, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về báo chí điều tra phục vụ công chúng, tuần này đăng một bài báo (bản tiếng Việt ở đây) mô tả những mối quan hệ và sự dàn xếp đằng sau cuộc gọi điện thoại đầu tiên của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 12 năm 2016.

'30 tháng Tư và cuộc chiến của tôi'

ông Vũ Hữu Thành
Tháng Tư 1975 và toàn bộ cuộc chiến Việt Nam vẫn sống với chúng tôi gần như hàng ngày, dù tôi không còn muốn về Việt Nam thăm lại nữa, một cựu sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ Paris nói với BBC Việt ngữ trong một cuộc trao đổi vài tháng trước.
Cựu sỹ quan thuộc binh chủng dù nhân dịp này cho hay ông đã trốn ra 'trình diện Cách mạng' sau 'ngày giải phóng' 30/4/1075 ra sao.
"Trước hết, xin quí vị đính chính giúp, tôi không phải là Đại úy, tôi chỉ là một Thiếu úy thôi, một cựu Thiếu úy ở trong Binh chủng Dù", ông Vũ Hữu Thành, người đang sinh sống tại Paris mở lời trong một thư điện tử gửi BBC. Sau đây là phần chính nội dung cuộc trao đổi với Thiếu úy Thành, được thực hiện trực tiếp tại thủ đô nước Pháp vào đầu tháng 2/2018:
Quân lực VNCHBản quyền hình ảnhBBC/HOÀNG CƠ LÂN
Image captionQuân lực VNCH trong một lần hành quân - ảnh do các nhân chứng cung cấp
BBC: Ông gia nhập quân lực Việt Nam Cộng Hòa khi nào, tự nguyn hay là được động viên hay bắt buộc?

Trần Đức Thảo nghĩ gì về đế quốc và 30/04?

Triết gia Trần Đức Thảo (1917-1993) nói trong hồi ký rằng cả Triều Tiên và Việt Nam đều là nạn nhân của các đế quốc như Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc.
đào tẩu, Bắc Hàn, Hàn QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBiên giới Nam và Bắc Hàn là vết cắt ngang bán đảo Triều Tiên từ 1953
Cuối hồi ký 'Trần Đức Thảo - Những lời trăn trối' do nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê biên soạn ghi lại các tâm sự của ông Trần Đức Thảo sau khi ông trở lại Pháp đầu thập niên 1990.
Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra chỉ vài ngày trước kỷ niệm 30/04, BBC Tiếng Việt trích đăng một số đoạn ghi lại lời ông Trần Đức Thảo:
Từ Marx đến Lenin và Liên Xô, ai là nạn nhân?
"Nay chúng ta phải sáng suốt mà phân tích, mà suy nghĩ về hoàn cảnh và các yếu tố chia cắt; chia rẽ này, để thấy rõ chúng ta chỉ là những nạn nhân, đau đớn của những kẻ có trách nhiệm làm lịch sử. Có thể nói họ đã làm hỏng lịch sử. Họ đây chính là lãnh đạo.

Lệnh cấm bắt cá của TQ hay sự tồn tại của “Cột mốc sống chủ quyền VN”!

Hàn Giang (VNTB)

Chỉ còn mấy ngày nữa là Trung Quốc đơn phương thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá phi lý trên Biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng-Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Chắc chắn ngư dân Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm vào những chuyến ra khơi sắp tới…
Thực tế Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, bằng sức mạnh quân sự và kinh tế họ đã không từ thủ đoạn nào để đi từ việc xâm chiếm và mở rộng chủ quyền lãnh hải của họ trên Biển Đông một các phi lý. Lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông dù biết là phi lý nhưng được phía Trung Quốc thực hiện từ nhiều năm nay, gây rất nhiều khó khăn cho ngư dân của các nước cùng chung sống ở khu vực Biển Đông đặc biệt là ngư dân Việt Nam khi đánh bắt tại ngư trường Hoàng-Trường Sa và Vịnh Bắc Bộ.

TT Philippines khẳng định không hề từ bỏ phán quyết quốc tế về Biển Đông; Campuchia chất vấn tuyên bố về Biển Đông trước thượng đỉnh Asean

28/04/2018

Bộ trưởng ngoại giao và đại diện các nước Asean chụp hình chung trong một hội nghị về chính trị và an ninh Asean, ngày 27 tháng 8, 2018, ở Singapore.

Campuchia là nước chất vấn nhiều nhất những điểm liên quan tới Biển Đông trong Dự thảo Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Asean sắp diễn ra, cho dù nước này không có tranh chấp hay lợi ích trực tiếp ở vùng biển này, theo phân tích của GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia.