Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

CÓ ĐÚNG TƯỚNG TRẦN ĐỘ BỊ QUÂN ĐỘI SÀI GÒN BẮT VÀ ĐƯỢC TRAO TRẢ SAU NĂM 1973?

Phạm Viết Đào.

Đây là thông tin mà người viết được một người bạn kể cho nghe trong thời gian “ tu nghiệp 258”?
Người bạn ở cùng phòng cho biết thông tin này kể rằng: trước đó, khi đang ở ngoài xã hội, anh có điều kiện giao lưu với người nhà hình như con ông Trần Độ nên biết được thông tin này?
Nếu quả thật tướng Trần Độ bị quân đội Sài Gòn bắt giai đoạn 1973-1974 thì quả là một thông tin quan trọng nhưng tại sao lại ít người biết?
Để kiểm chứng lại thông tin này, xin đưa lại tiểu sử của Tướng Trần Độ do WikiPedia đưa:
“ Tiểu sử[
Ông tên thật là Tạ Ngọc Phách, sinh trưởng trong một gia đình công chức ở xã Tây Giang huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Bố ông là thư ký ở toà thông sứ tại Hà Nội, thường gọi là "quan phán".
Năm 1939, ông tham gia làm báo Người Mới cùng với Nguyễn Thường Khanh, tức Trần Mai Ninh ở Hà Nội. Trong cuộc ruồng bố năm đó, ông bị Pháp bắt giữ nhưng không có chứng cứ để buộc tội nên ông lại được thả.
Trần Độ gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940. Cuối năm1941, ông lại bị bắt[1]. Tòa án tại Thái Bình xử án 15 năm tù giam. Cuối năm 1941, từ Hoả Lò (Hà Nội), Trần Độ bị đầy lên Sơn La. Tại đây, ở tù cùng thời gian này có Nguyễn Lương BằngLê Đức ThọXuân Thuỷ... Năm 1943, trên đường giải từ Sơn La ra Côn Đảo, Trần Độ đã trốn thoát để ra ngoài tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông lãnh đạo giành chính quyền ở Đông Anh, Hà Nội rồi bước vào cuộc đời binh nghiệp.
Công tác chính trị trong quân đội[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1946, ở tuổi 23, ông làm Chính ủy Mặt trận Hà Nội khi Toàn quốc kháng chiến. Năm 1948 ông được phong hàm đại tá. Sau đó ông tham gia làm báo Vệ quốc quân (sau này là báo Quân đội Nhân dân) trực thuộc Cục Chính trị, từ số 21 trở đi ông là Chủ nhiệm báo.
Năm 1950, ông làm chính ủy Trung đoàn Sông Lô mà Lê Trọng Tấn làm Trung đoàn trưởng, rồi làm Chính ủy Đại đoàn 312. Năm 32 tuổi (1955), Trần Độ là Chính ủy Quân khu 3 (Quân khu Tả ngạn) và đến năm 1958 được phong hàmThiếu tướng.
Cuối năm 1964, ông vào miền Nam Việt Nam với bí danh Chín Vinh, cùng với các tướng Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Nguyễn HòaHoàng Cầm để gây dựng lực lượng vũ trang chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa và giữ chức Phó Chính ủy và Phó Bí thư Quân ủy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Tháng 3 năm 1974, ông được phong hàm Trung tướng cùng đợt với Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung,Đồng Sĩ Nguyên…”
Từ năm 1974 đến năm 1976, ông giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị…”

 Còn đây là tiểu sử của Tướng Trần Độ được NXB Hội Nhà văn biên soạn 2012:
“Năm 1965 - 1975
Tháng 3/1965, ông vào B2, tại đây ông là Ủy viên BCH Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân uỷ Miền, Phó Chính uỷ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam kiêm Chủ nhiệm Chính trị (đến tháng 12/1966), Chính uỷ chiến dịch Đồng Xoài (05/1965). Tham gia chuẩn bị và chỉ huy Xuân Mậu Thân (1968). Tháng 8 – 10/1969 ra Hà Nội dự Hội nghị. Trực tiếp tham gia chỉ đạo chiến dịch ở Cam pu chia (02/1970), chiến dịch Nguyễn Huệ (4/1971). Được cử làm uỷ viên BCH Trung ương (10/1973). Thời gian ở chiến trường miền Nam, ông viết nhiều bài bình luận quân sự, tổng kết kinh nghiệm công tác chính trị với các bút danh Trần Quốc Vinh, Chín Vinh, Cửu Long.
Tháng 3/1974, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Tháng 6/1974, ông ra Hà Nội họp Hội nghị quân sự cao cấp toàn quốc, rồi được giao làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị phụ trách công tác tổng kết chiến tranh, đồng thời là Phó Ban miền Nam của Trung ương Đảng (đến tháng 9/1975).


Năm 1976 – 1985
Sau Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng, tháng 11/1976, ông rời quân đội và được cử làm Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Văn hoá. Tháng 3/1981, ông là Trưởng Ban Văn hoá - Văn nghệ Trung ương (đến 5/1982), Đại biểu Quốc hội khoá VII (7/1981), Chủ nhiệm uỷ ban Văn hoá và Giáo dục của Quốc hội. Sau Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng, tháng 6/1982, ông là Ủy viên BCH Đảng, cố vấn Viện Văn hoá của Bộ Văn hoá.
(Trích Trần Độ tác phẩm, tập I, Nxb Hội Nhà văn, 2012)

Như vậy những thông tin chính thức về Tướng Trần Độ không chỗ nào ghi ông bị quân đội Sài Gòn bắt làm tù binh và được trao trả ?”…

Một vài thông tin bổ sung thêm về cuộc đời, sự nghiệp của Tướng Trần Độ
Trong tiểu sử đã công bố, Trần Độ từng có thời bị tù ở Sơn La do bị thực dân Pháp bắt. Trong các tù nhân có ở tù cùng thời gian này có Nguyễn Lương BằngLê Đức ThọXuân Thuỷ...Trần Độ là người tù trẻ nhất…
Trong thời gian bị tù ở Sơn La, báo chí đã đưa chuyện Trần Độ bốc cứt ăn trước sự thách thức của cai tù. Chuyện kể rằng: Khi các tù nhân chính trị được đưa từ Hỏa Lò lên, cai ngục là người Việt đã tập trung lại và để ra đòn thị uy. Viên cai ngục này đưa ra trước số tù mới nhạp trại 2 cái bát: một bát cơm và một bát cứt…
Viên cai ngục này răn đe ( đại ý): Tôi cũng là người Việt như các ông, tôi cũng yêu nước như các ông nhưng tại sao tôi trở thành cai tù và quản các ông. Bởi vì tôi là con người, tôi có gia đình người thân, vợ con. Là con người, ai cũng cần phải có cơm ăn, áo mặc…
Do đó, trong tình thế này tôi phải theo người Pháp. Còn các ông, nếu ông nào quyết chí theo cộng sản, tức là các ông không chọn cơm mà chọn cứt. Nếu các ông cứ u mê như vậy, thì đấy, có 2 bát một cơm một cứt, nếu ông nào khẳng định sẽ theo CS tới cùng thì thử bốc cứt ăn đi, xem có nuốt được không? Nếu các ông dám làm điều đó thì tôi sẽ tha đánh đặp, cùm kẹp các ông…
Khi nghe viên cai ngục nói xong, Trần Độ là tù nhân trẻ nhất xông lên cầm bát cứt ăn ngon lành khiến cho viên cai ngục phải nôn ọe… Từ đấy y cũng đỡ hành hạ tù nhân chính trị CS này…

Chuyện thứ 2: Trần Độ viết báo với bút danh Cửu Long và bị bắt trong hoàn cảnh nào ?
Giai đoạn 1965-1970, trên báo Nhân Dân thường xuất hiện nhiều bài tổng kết chiến tranh về các trận đánh lớn tại chiến trường miền nam do 2 tác giả Trường Sơn ( Nguyễn Chí Thanh) và Cửu Long ( Trần Độ)…
Những bài viết này thường mô tả tỉ mỷ rất sát các diễn biến của chiến trường. Theo ộng cho biết, thực ra ông này cũng chỉ là người nghe lại qua người khác chứ không trực tiếp được nghe Trần Độ kể. Trong một lần đi thị sát chiến trường, không rõ chiến trường nào, Trần Độ đi cùng với một sĩ quan liên lạc. Do gặp phải trận cán bất ngờ, viên sĩ quan liên lạc đã kịp thời đưa Trần Độ xuống hầm bí mật an toàn, nhưng hầm của anh ta bị lộ, bị bắt và do không chịu nổi tra tấn nên đã khai ra hầm trú ẩn của Trần Độ…
Tướng Trần Độ bị bắt trong hoàn cảnh đó. Trong thời gian chiến tranh, có một vài lần người viết bài này có nghe loáng thoáng việc Đài Sài Gòn đưa tin rằng đã bắt được con “ hổ xám” Trần Độ nhưng không mấy tin tưởng…Thế nhưng, khi nghe ông bạn kể về chuyện Tướng Trần Độ từng bị bắt và đây chính là lý do sau này ông bị thất sủng ?
Thông thường những người từng bị bắt, bị “lộ tướng”, sau khi trở về ít khi được trọng dụng trở lại, rất có thể Trần Độ nằm trong số này…

 Cơ sở và lập luận về thông tin Tướng Trần Độ bị quân đội Sài Gòn bắt
Tôi và ông bạn cùng bàn luận rất nhiều về thông tin Tướng Trần Độ bị bắt và bị tù là thật hay giả, nếu là bị bắt thật thì tại sao thông tin này lại không được công bố và ít người biết.
Sau khi suy ngẫm, hệ thống lại tiểu sử của Trần Độ, tôi thấy thông tin mà ông bạn cung cấp là có cơ sở khi kiểm chứng lại những diễn biến trong các chiến dịch quân sự diễn ra trong mùa xuân 1975:
Theo quyết định của Bộ Chính trị, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định gồm các đồng chí: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, làm Tư lệnh; đồng chí Phạm Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị, làm Chính uỷ; các đồng chí: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh; Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính uỷ kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Ba đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị: Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng được cử làm đại diện của Bộ Chính trị, trực tiếp lãnh đạo Chiến dịch…”
(Theo “Đại thắng mùa Xuân 1975” - NXBCTQG, 2005)
Nhớ lại các chiến dịch quân sự xảy ra trong Mùa Xuân 1975, chúng ta sẽ không thấy một vết tích nào có sự tham gia của Tướng Trần Độ, mặc dù ông vào miền nam rất sớm:” Tháng 3/1965, ông vào B2, tại đây ông là Ủy viên BCH Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân uỷ Miền, Phó Chính uỷ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam kiêm Chủ nhiệm Chính trị (đến tháng 12/1966), Chính uỷ chiến dịch Đồng Xoài (05/1965). Tham gia chuẩn bị và chỉ huy Xuân Mậu Thân (1968). Tháng 8 – 10/1969 ra Hà Nội dự Hội nghị. Trực tiếp tham gia chỉ đạo chiến dịch ở Cam pu chia (02/1970), chiến dịch Nguyễn Huệ (4/1971). Được cử làm uỷ viên BCH Trung ương (10/1973)…
Tháng 3/1974, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Tháng 6/1974, ông ra Hà Nội họp Hội nghị quân sự cao cấp toàn quốc, rồi được giao làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị phụ trách công tác tổng kết chiến tranh, đồng thời là Phó Ban miền Nam của Trung ương Đảng (đến tháng 9/1975).”
(Trích Trần Độ tác phẩm, tập I, Nxb Hội Nhà văn, 2012)

Sự thất sủng trong sự nghiệp chính trị của tướng Trần Độ hiện nhiều ý kiến cho rằng: ông mâu thuẫn với các quan điểm bảo thủ của Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh? Trần Độ là người sớm có tư tưởng cởi mở, dân chủ, đa nguyên về chính trị…
Trong thời gian ông làm Thứ trưởng, kiêm Bí thư đảng đoàn Bộ Văn hóa sau năm 1976, hồi đó tôi làm biên tập tại FAFILM Việt Nam, tôi có nghe kể về những xung khắc giữa Trần Độ và Hà Xuân Trường, một vị thứ trưởng của Bộ. Ông Hà Xuân Trường thường dựa vào thế của ông Trường Chinh để chống đối quyết liệt Trần Độ…
Cũng có ý kiến cho rằng: Trần Độ là người bất phục, thậm chí coi thường Nguyễn Văn Linh nên bị TBT Nguyễn Văn Linh trù…
Còn theo người viết bài này: Rất có thể do Trần Độ từng bị bắt và được chính quyền Sài Gòn trao trả lại theo một cách “ bí mật”, “có đi có lại” nào… đó nên đã trở thành một cái “phốt chính trị” đối với ông?
Do bị loại sớm ra khỏi chính trường bởi cái “ phốt chính trị” đó nên ông tự chọn cho mình con đường riêng vì ông mất cơ hội “ sủa chung cùng bầy sói” ?!
Nhân 30/4 năm này, xin đưa lại thông tin quan trọng để mọi người, nhất là những nhân chứng thuộc Quân đội Việt Nam cộng hòa cung cấp, kiểm chứng thêm: Có đúng Tướng Trần Độ từng bị Quân đội Việt Nam Cộng hòa bắt làm tù binh giai đoạn 1973-1974 không ?

P.V.Đ.


Không có nhận xét nào: