Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Trung Quốc "thách thức nghiêm trọng" 3 chiến hạm Úc trên đường tới Việt Nam; Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông; Tin nói 3 tàu chiến Úc bị quân đội TQ thách thức ở Biển Đông

Chiến hạm HMAS Toowoomba là một trong ba tàu của Úc bị quân đội Trung Quốc thách thức ở Biển Đông, theo ABC.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đưa ra phản ứng thách thức vào sáng thứ Sáu sau khi tin tức cho hay ba tàu chiến của Úc bị Trung Quốc thách thức khi đang đi ngang qua Biển Đông trước đó trong tháng này.

Các tàu HMAS Anzac, HMAS Toowoomba và HMAS Success khi đó đang trên đường đến Việt Nam trong một chuyến thăm thiện chí ba ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh khi các tàu này đối đầu với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đài ABC của Úc loan tin.
Vụ việc diễn ra trong khi Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận hải quân được nói là lớn nhất từ trước tới nay trong vùng biển tranh chấp này.
Một quan chức quốc phòng Úc phát biểu với ABC trong điều kiện giấu tên cho biết các trao đổi giữa Trung Quốc và Úc là lịch sự nhưng "mạnh mẽ."
Phát biểu trước các phóng viên bên lề Hội nghị Các Lãnh đạo Chính phủ Khối Thịnh vượng chung tại London, ông Turnbull khẳng định quyền của Úc đi ngang qua Biển Đông.
"Tất cả những gì tôi có thể nói là chúng tôi duy trì và thực hành quyền tự do hàng hải, và quyền bay ngang, khắp thế giới," ông nói với các phóng viên.
"Và trong bối cảnh này, chúng tôi đang nói về các tàu hải quân trên các đại dương của thế giới, bao gồm cả Biển Đông, cũng như quyền của chúng tôi theo luật pháp quốc tế."
ABC cho hay Bộ Quốc phòng Úc từ chối trả lời các câu hỏi hoặc thảo luận các chi tiết về vụ đối đầu, nhưng xác nhận tàu HMAS Anzac và tàu HMAS Success gần đây đã đi qua Biển Đông sau chuyến thăm Vịnh Subic ở Philippines.
Bộ nói thêm rằng tàu HMAS Toowwoomba cũng đã đi qua các vùng biển tranh chấp sau khi rời khỏi Kota Kinabalu ở Malaysia.





View image on TwitterView image on TwitterView image on TwitterView image on Twitter

Welcome HMAS Anzac, HMAS Toowoomba and HMAS Success on their to in celebration of 20 years of Defence relations and 45 years of diplomatic relations @Australian_Navy @DeptDefence
"Bộ Quốc phòng Úc duy trì một chương trình giao tiếp quốc tế với các nước trong và quanh Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) trong nhiều thập kỷ qua," bộ nói với ABC.
“Điều này bao gồm các cuộc diễn tập quân sự song phương và đa phương, các đợt cập cảng, các hoạt động do thám hàng hải và các lần tàu quá cảnh.
"Như đã làm trong nhiều thập kỷ qua, các tàu và máy bay của Úc sẽ tiếp tục thực hành các quyền tự do hàng hải và quyền bay ngang theo luật pháp quốc tế, kể cả ở Biển Đông."
Trước đó trong tháng này, khi cuộc đối đầu xảy ra, Trung Quốc đã điều các thiết bị quân sự hải quân để phô bày cho thế giới xem ở Biển Đông, như một phần trong cuộc duyệt binh của Chủ tịch Tập Cận Bình với Hải quân Giải phóng Nhân dân.
Trong cuộc tập trận quân sự được mô tả là lớn nhất từ trước đến nay, Bắc Kinh điều 10.000 quân nhân, 76 máy bay chiến đấu, 48 tàu hải quân, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu sân bay đầu tiên của mình.
Chính phủ Úc trước đây đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tăng cường quân lực trong khu vực, bao gồm cả việc xây cất các đảo được quân sự hóa ở Biển Đông.

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam.
 AFP













Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng phản đối cuộc tập trận trên biển Đông của Trung Quốc, gọi các hoạt động này là bất hợp pháp.
Hôm 12/4 vừa qua Trung Quốc đã tiến hành một cuộc diễu binh trên biển của Hải Quân nước này được cho là lớn nhất từ trước đến nay tại biển Đông. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đích thân thị sát hoạt động này.
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ ở Hà Nội, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, các hoạt động ở hai quần đảo này của các bên mà không có sự đồng ý của Việt Nam là hoàn toàn vô giá trị và bất hợp pháp.
Bà Hằng cũng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt nam là mong muốn các quốc gia đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở biển Đông.
Hồi đầu tháng 4 vừa qua, trong cuộc gặp giữa Chủ tịch nước ông Trần Đại Quang với Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Việt Nam, hai bên đã thống nhất sẽ thực hiện nghiêm túc thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chị đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Chủ tịch Trần Đại Quang đề nghị hai bên xử lý tốt các vấn đề trên biển trên tinh thần tôn trọng lợi ích của hai nước và giải quyết các tranh chấp trên biển theo luật pháp quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại Giao Vương Nghị nói ông mong muốn hai bên cần kiểm soát các bất đồng không làm phức tạp tình hình, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.
Hiện Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn những tranh chấp về chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông. Tranh chấp này đã có lúc làm cho quan hệ hai nước trở nên căng thẳng thời gian trước.

Phát hiện nhiều tàu cá và tàu vũ trang Trung Quốc tại Trường Sa

Tàu cá Trung Quốc, ảnh minh họa.
Tàu cá Trung Quốc, ảnh minh họa.
 AFP photo
Báo Thanh Niên hôm 19/4 cho biết cách đây vài ngày, phóng viên báo này tận mắt chứng kiến hàng chục tàu cá Trung Quốc các loại tập trung tại khu vực bãi đá Tư Nghĩa - một rạn san hô thuộc cụm đảo Sinh Tồn - thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và một số nước trong khu vực.
Báo Thanh Niên trích lời của một cán bộ trên đảo Sinh Tồn Đông cho biết số lượng tàu cá Trung Quốc xung quanh khu vực này đã tăng nhanh đột biến từ đầu năm đến nay, có lúc lên đến 40 – 50 chiếc, bao gồm cả tàu vũ trang giả dạng tàu cá.
Theo báo Thanh Niên, trong số các tàu cá, đặc biệt có hai tàu cá là tàu “Quỳnh Lăng Sa 18333” và “Jiang Cheng 18111” có tải trọng rất lớn so với các tàu cá thông thường và giàn cẩu tự hành khổng lồ phía sau. Phóng viên báo Thanh Niên cho rằng đây có thể là những tàu vận tải xây dựng đa chức năng.
Bãi Tư Nghĩa là bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng vào tháng 2/1988 và dựng nhà tạm để chốt giữ, sau đó xây nhà tạm thành nhà kiên cố với cầu cảng, lô cốt, ụ pháo và hệ thống thông tin liên lạc.
Cũng theo báo Thanh Niên, hiện nay Trung Quốc đã hoàn tất các cơ sở hạ tầng trên đá Tư Nghĩa, bao gồm một công trình nhà kiên cố 8 tầng cao gần 30 mét, tại 4 góc nhà của các tầng đều thiết kế lỗ bắn.
Trên nóc tòa nhà lắp 2 rada hàng hải và 2 ăngten parabol, ngoài ra còn có các thiết bị thông tin liên lạc, quan sát; rada điều khiển hỏa lực, kính ngắm quang học; 4 bệ pháo 30mm; 4 bệ pháo 76mm. Bên cạnh đó là các công trình khác như bãi đáp trực thăng, cầu cảng.
Trung Quốc là nước đòi chủ quyền đến 90% diện tích biển Đông. Các nước khác cũng đòi chủ quyền ở khu vực này bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei.
Từ cuối năm 2013, đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo, triển khai vũ khí ra các đảo mà nước này chiếm đóng ở biển Đông. Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc quân sự hóa khu vực Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc phản bác và nói rằng các công trình mà nước này xây dựng nhằm mục đích dân sự và để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.


Trung Quốc "thách thức nghiêm trọng" 3 chiến hạm Úc trên đường tới Việt Nam

HỒNG THỦY

(GDVN) - 3 tàu chiến Australia đã chạm trán quân đội Trung Quốc trên Biển Đông khi các tàu quân sự Úc đang trên đường tới Việt Nam với một sứ mệnh tốt đẹp.
Sbs.com.au ngày 19/4 đưa tin, 3 tàu chiến Australia đã chạm trán quân đội Trung Quốc trên Biển Đông khi các tàu quân sự Úc đang trên đường tới Việt Nam với một sứ mệnh tốt đẹp.
Quân đội Trung Quốc đã đưa ra những thách thức nghiêm trọng với 3 tàu chiến Australia trên Biển Đông trong tháng này, trước khi đến thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Một quan chức giấu tên nói với kênh ABC, hải quân Trung Quốc tuy không gây ra hậu quả gì nhưng đã tỏ ra thô bạo.
2 trong số 3 tàu hải quân Australia tới thăm hữu nghị Việt Nam, ảnh: brisbanetimes.com.au.
Bộ Quốc phòng Australia chỉ xác nhận 3 tàu chiến đã cơ động qua Biển Đông gần đây, nhưng từ chối cung cấp chi tiết thông tin về sự tương tác giữa các tàu chiến Úc với hải quân Trung Quốc.
Thủ tướng Malcolm Turnbull cũng không tiết lộ thêm thông tin, ông chỉ khẳng định Australia sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải trên toàn thế giới, bao gồm Biển Đông. [1]
Sự thách thức của hải quân Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh quan hệ giữa Canberra với Bắc Kinh trở nên căng thẳng hơn sau khi Chính phủ Thủ tướng Malcolm Turnbull công bố đạo luật mới, ngăn chặn sự can thiệp và hoạt động gián điệp nước ngoài tại Úc kể từ tháng Chạp 2017.
Trung Quốc đã từ chối cấp visa cho các bộ trưởng trong chính phủ liên bang vì quan hệ tồi tệ hơn sau phát biểu của các bộ trưởng lên án sự can thiệp của Bắc Kinh vào quốc gia này.
Hôm qua Đại sứ Trung Quốc tại Australia, Cheng Jingye tiếp tục đe dọa:
"Có nhiều tiềm năng cho sự hợp tác nhiều hơn giữa Australia và Trung Quốc trong những thập kỷ tới.
Thật không may, trong một khoảng thời gian nhất định, bắt đầu từ nửa cuối năm ngoái, chúng tôi đã thấy những nhận xét vô trách nhiệm, tiêu cực mang tính hệ thống liên quan đến Trung Quốc, điều đó đã gây tác động tiêu cực đến quan hệ song phương.
Điều này bất lợi cho hình ảnh của Australia trong con mắt công chúng Trung Quốc. Đó là điều mà cả hai bên đều không mong muốn." [2]
Nguồn:
Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: