Đề xuất đánh thuế nhà có giá trị vượt mức 700 triệu đồng của Bộ Tài chính đang bị phản ứng dữ dội. Nhiều ý kiến cho rằng, đánh thuế nhà là ‘thuế chồng lên thuế’ khi để làm ra một căn nhà, người dân đã phải đóng rất nhiều loại thuế. Mua một y căn nhà đã phải trả nhiều loại thuế, xây nhà cũng đóng các loại thế và nay ở trong ngôi nhà của mình cũng bị đánh thuế?
Đánh thuế nhà là “thuế chồng thuế”
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này dự kiến đánh thuế đối với nhà, đất ở, tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị 1,5 tỷ đồng trở lên.
Cụ thể, với nhà ở, Bộ Tài chính xây dựng 2 phương án đánh thuế: một là đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên; hai là nhà ở có giá trị 1 tỷ đồng trở lên.
Bộ Tài chính đề nghị nghiêng về áp dụng phương án đánh thuế 0,4% với nhà có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên.
Điều này, theo Bộ Tài chính, là “phù hợp với quy định mức thuế suất thuế tài sản của các nước”, khai thác tốt nguồn thu từ thuế tài sản, đảm bảo thuế tài sản là nguồn thu ổn định của ngân sách nhà nước, thực hiện mục tiêu cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước.
Theo các chuyên gia, không nên lấy lý do thiếu cơ sở dữ liệu về những người c
Theo các chuyên gia, không nên lấy lý do thiếu cơ sở dữ liệu về những người có nhiều nhà để rồi đẩy khó cho dân.
Dự kiến, ngân sách có thể thu được 31 nghìn tỷ đồng/năm nếu đề xuất này được áp dụng.
Ví dụ: Trường hợp nhà ông A. ở phố Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), diện tích 50m2, nhà 3 tầng, có nghĩa tổng diện tích sử dụng là 150m2.
Theo Quyết định 706 của Bộ Xây dựng, nhà 3 tầng có suất đầu tư là 6.810.000 đồng/m2. Như vậy, chi phí xây dựng căn nhà có diện tích sàn 150m2 của ông A. là khoảng 1 tỷ đồng. Ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng, cho nên số thuế nhà dự kiến phải nộp là phần 300 triệu đồng. Với mức thuế nhà dự kiến 0,4%, mỗi năm ông A. phải nộp 1,2 triệu đồng.
Ngoài ra, theo dự thảo Luật Thuế tài sản, nhà ông A. có thể sẽ phải nộp thuế đất ở với mức 12,3 đến 16 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều mức hiện hành.
Trao đổi với PV.VietNamNet về đề xuất đánh thuế nhà của Bộ Tài chính, giám đốc một DN chuyên về thuế không khỏi ngạc nhiên. Vị này thảng thốt: Đất đai là tài sản quốc gia thì đánh thuế là đúng. Nhưng nhà đất thuộc sở hữu cá nhân do cá nhân tự bỏ tiền xây dựng mà tính thuế nộp hàng năm thì gọi là thuế gì?!
Vị giám đốc này nói: “Khi người dân xây nhà đã phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thậm chí thuế tiêu thụ đặc biệt rồi. Vậy thì nếu thu thuế tài sản với nhà có phải là thuế chồng thuế hay không?”. Tương tự, nêúu mua nhà người dân cũng phải chịu các loại thuế tính tronng giá nhà.
Mặt khác, việc tính giá trị nhà căn cứ theo đơn giá xây dựng của Bộ Xây dựng có phân loại theo khu vực hay không? Nếu không đó sẽ là sự cào bằng khiến việc thu thuế không được công bằng. Hơn nữa, khi người dân có nhà cho thuê, họ đã phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân rồi, nay lại thu thêm thuế Tài sản như vậy có phải là thuế chồng thuế hay không?
“Nếu cần có phương án đánh thuế tài sản tối ưu thì chỉ nên đánh thuế đối với tài sản là nhà thứ 2 trở lên, vì bản chất thuế là điều chỉnh thu nhập”, vị này chia sẻ.
Dự thảo đánh thuế nhà của Bộ Tài chính bị dư luận phản ứng
Dự thảo đánh thuế nhà của Bộ Tài chính bị dư luận phản ứng
Không thể phù hợp
Cho rằng không nên đánh thuế nhà, ông Chung Thành Tiến, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, lập luận: Theo đề xuất của Bộ Tài chính, thuế nhà này như một khoản thuế cố định, giống như thuế sử dụng đất, phải đóng hàng năm. Điều đó là sai. Nhà này là sở hữu của tôi, có phải sở hữu của nhà nước đâu mà bắt tôi đóng thuế sử dụng. Thuế đó gọi là thuế gì chứ thuế tài sản là không đúng.
“Tài sản của tôi tự nhiên tôi phải nộp thuế. Trong khi đó, tôi làm ra tài sản ấy tôi đã phải đóng thuế rồi”, ông Tiến nói.
Theo ông Chung Thành Tiến, để ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế trong nước phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, Quốc hội, Chính phủ không nên điều chỉnh tăng/thêm các sắc thuế nội địa để bù đắp thâm hụt ngân sách. Thay vào đó, nên tăng cường năng lực cho ngành thuế thông qua công tác thanh/kiểm tra, tăng cường các phương tiện hỗ trợ để đảm bảo thu đúng, thu đủ, kiên quyết với việc kinh doanh gian lận/trốn thuế, thiếu trách nhiệm với xã hội.
Điều này cũng góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp cho doanh nghiệp Việt Nam vững vàng hơn khi ra biển lớn.
“Đó là việc nên làm chứ không phải là tăng thêm sắc thuế hay tăng thuế”, ông Tiến nhấn mạnh.
Chia sẻ với PV.VietNamNet, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), đánh giá: Việc đánh thuế với nhà có giá trị trên 700 triệu là không thể phù hợp. Tốt nhất nên làm là đánh thuế nặng vào những đối tượng găm đất, đầu cơ đất. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều người sở hữu nhiều nhà, họ cũng chưa hẳn là bỏ không mà thường cho thuê. Vậy thì cơ quan thuế phải thu được tiền thuế từ hoạt động cho thuê ấy chứ không phải đánh thuế lên nhà dân.
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, không nên lấy lý do thiếu cơ sở dữ liệu về những người có nhiều nhà để rồi đẩy khó cho dân.
“Một chính sách nào ra đời cũng phải tính đến sự ủng hộ của người dân. Trong khi chính sách chi tiêu công còn nhiều điều chưa hợp lý, chưa hiệu quả, thì không nên xuất hiện thêm các sắc thuế mới mà hãy tiếp tục làm cho tốt việc thu các sắc thuế hiện hữu đã”, ông Đồng góp ý.
Lương Bằng
Nguồn: VietnamNet

Đánh thuế ở Việt Nam cũng là “cướp có văn hóa”

Trung Nguyễn
16-4-2018
Nhân việc người dân đang sôi sục trước viễn cảnh sắp phải đóng thêm thuế tài sản, nếu giá trị nhà từ 700 triệu trở lên sẽ phải đóng thuế và nếu giá trị xe ô tô từ 1,5 tỷ trở lên cũng sẽ phải đóng thuế, tôi chợt liên tưởng đến cụm từ “cướp có văn hóa” của Phó ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long.
Cướp có văn hóa
Tra trên wikipedia thì định nghĩa về cướp như sau: “Cướp hay cướp tài sản trongluật hình sự là một tội danh chỉ người nào sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng ngay tức khắc vũ lực đối với người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.Thủ phạm gây ra vụ cướp gọi là tên cướp. Bạo lực là dấu hiệu phổ biến nhất của bọn cướp, trong trường hợp xảy ra giết người thì tội danh biến thành cướp của giết người“.
Thật vậy, để tránh mang tiếng là “băng cướp”, quan chức chính quyền đã nghĩ ra đủ thứ lý do để biện minh cho việc tăng thuế: các nước khác cũng làm như vậy, đa số người dân đồng tình, thậm chí còn cho hẳn các trí thức xã hội chủ nghĩa lên báo bênh vực cho chuyện tăng thuế. Các lý do đưa ra rất …“văn hóa”, nghe có vẻ rất trí tuệ.
Tuy nhiên, “cướp” vẫn hoàn “cướp”. Nhà cầm quyền đã và đang chiếm đoạt tài sản của người dân thông qua các sắc thuế vô lý, trong khi dân hoàn toàn không thể phản kháng. Dân không được bầu đại biểu quốc hội hay quan chức qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng, có nhiều thành phần, đảng phái tham gia. Dân cũng không được lên tiếng phản đối trong một nền báo chí tự do có báo chí tư nhân. Dân cũng không có quyền cùng nhau kiện một sắc thuế vô lý lên tòa án vì tòa án cũng như chính quyền đều chịu sự chỉ đạo của đảng cộng sản. Chính quyền tăng thuế hay đặt ra sắc thuế mới là vì giới lãnh đạo cộng sản muốn như thế. Dân càng không có quyền cùng nhau xuống đường biểu tình phản đối một sắc thuế bất công, dù biểu tình là quyền hiến định.
Sao không thật sự bắt chước mô hình dân chủ, minh bạch của các nước khác mà chỉ bắt chước thu thuế?
Ở bài này tôi không bàn nhiều về sự bất công và vô lý của sắc thuế tài sản mới vì rất nhiều bài báo đã lên tiếng, trong đó có nhiều bài báo trong nước, chứng tỏ sự bất bình sâu sắc của người dân và cả báo chí “cách mạng”. Có vẻ như ban tuyên giáo của đảng cộng sản chưa kịp chỉ đạo các báo là chỉ đăng những bài ca ngợi sắc thuế mới? Trong bài này tôi chỉ bàn về khía cạnh chính trị của sự việc này.
Bộ Tài chính viện dẫn các nước khác cũng đánh thuế đó, thì Việt Nam cũng phải làm theo. Đây là giả định giống nhau nhưng giả định này hoàn toàn sai. Tại các nước “dân chủ, công bằng, văn minh”, trước khi ra một sắc thuế mới thì các đại biểu quốc hội và người dân, học giả, trí thức, báo chí bàn cãi chán chê, rồi các chuyên gia còn phải tính toán từng phương án tăng thuế sẽ tăng thu ngân sách bao nhiêu nhưng sẽ ảnh hưởng tới sức mua của người dân thế nào. Các đại biểu quốc hội phải bỏ phiếu thông qua sắc thuế mới với tất cả sự cẩn trọng và tính toán là đã bỏ phiếu đúng ý dân để còn được bầu lại lần sau. Hơn nữa, từng đồng thuế chính quyền chi tiêu thế nào đều được công khai trên internet để người dân và các đảng đối lập giám sát. Việt Nam có giống được chút nào như vậy chưa?
Chuyên gia Bộ Tài chính có thể cho biết, có bao nhiêu nước trên thế giới này giống Việt Nam ở chỗ là dân phải đóng thuế để nuôi cả đảng cầm quyền, cả các đoàn thể xã hội do đảng cầm quyền nặn ra? Đáng lẽ nhà nước Việt Nam phải cắt bỏ ngân sách dành cho đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể mặt trận rồi hẵng nói chuyện dân phải đóng thuế giống các nước khác chứ.
Và Bộ Tài chính cũng không lý giải được tại sao lại đưa ra con số nhà ở 700 triệu, hay ô tô 1,5 tỷ. Những con số như vậy có căn cứ khoa học không? Cả nước có bao nhiêu căn nhà trên 700 triệu và định giá bằng cách nào? Có khách quan và công bằng không? Những câu hỏi rất căn bản đó Bộ Tài chính không giải đáp được, nhưng cứ dứt khoát đòi tăng thuế.
Ôi Tổ quốc xã hội chủ nghĩa?!
Từ trước tới nay trong chương trình giáo dục, giới lãnh đạo cộng sản luôn cho rằng, chủ nghĩa xã hội là ưu việt, có nhiều chương trình phúc lợi cho người nghèo, người yếu thế, đem lại công bằng xã hội. Còn ở các nước tư bản thì chỉ có thiểu số giàu có, còn lại đa số người dân nghèo khổ bị gạt ra rìa.
Thế thì giới lãnh đạo cộng sản nên soi gương tự hỏi mình xem họ đã miễn giảm được gì cho dân Việt Nam chưa? Ngay như điều 61 Hiến pháp quy định, “bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí”, thì họ đã làm được chưa hay dân Việt Nam vẫn phải è cổ đóng học phí cho con. Một điều bắt buộc đã được ghi trong Hiến pháp như vậy còn không có thì đừng nói gì tới các khoản khác như y tế… Thế thì đất nước này xã hội chủ nghĩa ở chỗ nào mà giới lãnh đạo cộng sản cứ kêu gào quân đội, công an phải “bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”? Làm gì có chủ nghĩa xã hội ở cái đất nước này mà bảo vệ?
Từ việc tăng thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường cho xăng, cho tới lần này là tăng thuế tài sản, giới lãnh đạo đảng Cộng sản VN tăng thuế vô tội vạ mà không có sự đồng ý của dân thì đó là ăn cướp. Một đảng cầm quyền “cướp có [vẻ] văn hóa” thì cho vô “lò” kiểu nào đây hả ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Số lượng công an giảm mà số lượng dân bất bình lại tăng, nguy to cho đảng cầm quyền
Giới lãnh đạo cộng sản đang phải cắt giảm biên chế Bộ Công an và hẳn là thời gian tới các bộ ngành khác, kể cả Bộ Quốc phòng cũng không ngoại lệ. Bộ Công an là “công cụ bạo lực sắc bén” của giới lãnh đạo cộng sản để sẵn sàng trấn áp dân nếu dân phản kháng, không chịu nộp thuế, nhưng lại bị cắt giảm. Trong khi đó các sắc thuế tăng lên sẽ càng tăng thêm sự phẫn nộ của dân chúng. Vậy thì liệu sẽ có đủ công an “chỉ biết còn đảng còn mình” để bảo vệ giới lãnh đạo đảng cộng sản trước sự phẫn nộ của dân hay không?
Câu trả lời có lẽ là không.
Đại biểu quốc hội Trần Du Lịch từng nói, “không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”. Và lời tiên đoán của ông Lịch đang ứng nghiệm. Dĩ nhiên, người dân sẽ không ra đi mà bộ máy độc đảng toàn trị sẽ phải ra đi.

Thuế Tài sản với nhà đất, căn hộ chung cư tính như thế nào?

Với đề xuất của Bộ Tài chính, một ngôi nhà (dù là nhà đất hay chung cư), đều phải chịu cả thuế đất lẫn thuế nhà.

Theo Đề cương xây dựng Luật Thuế Tài sản, Bộ Tài chính đề xuất bóc tách phần đất và phần nhà (đã xây) riêng khi xác định mức thuế phải nộp. Vì vậy, một ngôi nhà, dù là nhà đất hay chung cư, đều phải chịu cả thuế đất lẫn thuế nhà.
Thuế với căn hộ chung cư = Thuế đất xây chung cư + Thuế nhà 
Theo Bộ Tài chính, diện tích đất tính thuế được xác định bằng diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhân với hệ số xác định diện tích đất tính thuế (xem bảng)
Hệ số xác định diện tích tính thuế
Đối với đất xây nhà chung cư 
 Diện tích để ở0,2
 Diện tích để kinh doanh0,3
 Diện tích sử dụng chung cho cư dân trong toà nhà0
Đối với đất chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất0,3

Với bảng này, diện tích đất tính thuế của một căn hộ chung cư để ở bằng diện tích nhà (theo hợp đồng mua bán) nhân với hệ số (0,2).
Theo Bộ Tài chính, giá một m2 đất tính thuế sẽ theo bảng giá do UBND cấp tỉnh công bố tại thời điểm tính thuế.
Một dự án khu đô thị gồm cả chung cư và nhà thấp tầng tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hà
Một dự án khu đô thị gồm cả chung cư và nhà thấp tầng tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hà
Ví dụ với một căn hộ để ở trên đường Hoàng Đạo Thúy (Thanh Xuân), giá đất được công bố là 39 triệu đồng mỗi m2. Do đó, thuế đất chủ căn hộ phải nộp là: 80 m2 x 0,2 x 39 x 0,4% = 2,496 triệu đồng mỗi năm.
Còn phần thuế đối với nhà lại tính riêng. Giá tính thuế = diện tích theo hợp đồng x suất vốn đầu tư. Nếu giá tính thuế lớn hơn 700 triệu đồng thì thuộc đối tượng chịu thuế. 
Giả sử, căn hộ trên đường Hoàng Đạo Thuý ở trên nằm trong tòa chung cư cao từ 25-30 tầng, suất vốn đầu tư theo quy định hiện là 11,35 triệu đồng. Giá tính thuế của căn hộ là 80 x 11,35 =  908 triệu. 
Suất vốn đầu tưxây dựng là giá trị đầu tư mỗi m2 sàn từng loại công trình được Bộ Xây dựng quy định tại Quyết định 706 ban hành tháng 6/2017. 
Ở một dự án nhà chung cư, suất vốn đầu tư mỗi m2 sàn theo quy định hiện hành dao động từ 6,23 đến 15,19 triệu đồng một m2, tùy vào chiều cao công trình. 
(Xem thêm Suất vốn đầu tư với từng công trình xây dựng)
Khi đó, áp dụng mức thuế suất 0,4% với phần vượt 700 triệu đồng, thuế nhà chủ căn hộ trên phải nộp là 832.000 đồng. Tổng cộng, chủ căn hộ này phải nộp Thuế Tài sản 3,328 triệu đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, nếu chung cư trên chỉ cao từ 5 đến 10 tầng, suất vốn đầu tư chỉ dưới 8,3 triệu đồng mỗi m2, giá tính thuế khi đó chưa tới 700 triệu đồng nên sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế. 
Vẫn trong cùng chung cư này, nhưng nếu ở tầng dịch vụ, những căn hộ kết hợp ở và kinh doanh - shophouse, mức thuế phải đóng sẽ cao hơn.
Thuế với nhà đất = Thuế đất + Thuế nhà xây trên phần đất đó
Theo Đề cương Luật Bộ Tài chính đang dự thảo, diện tích đất tính thuế đối với nhà đất là diện tích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất hoặc trên Quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc Hợp đồng giao đất, Hợp đồng cho thuê đất. Trường hợp chưa có các giấy tờ trên thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng.
Ví dụ, với lô đất 200 m2 ở mặt đường Hoàng Đạo Thúy, giá đất theo UBND Hà Nội công bố là 39 triệu đồng một m2, chủ sở hữu phải nộp thuế đất là: (200 x 39) x 0,4% = 31,2 triệu đồng. 
Trên lô đất đó đã xây một căn nhà hoặc biệt thự, thuế tài sản với căn nhà/biệt thự lại được tính theo công thức dành cho thuế nhà, ngưỡng chịu thuế là 700 triệu đồng.
Cụ thể, với nhà mới xây, giá mỗi m2 nhà tính thuế là giá mỗi m2 nhà xây dựng mới căn cứ trên suất vốn đầu tư theo quy định của Bộ Xây dựng ban hành.
Hiện suất vốn đầu tư xây dựng một căn biệt thự từ 2-3 tầng theo quy định vào khoảng 8,56 triệu đồng một m2 xây mới. Khi đó, nếu căn biệt thự được xây 3 tầng với tổng diện tích sàn khoảng 300 m2, chủ biệt thự phải chịu thêm khoảnthuế nhà là: [(300 x 8,56) - 700] x 0,4% = 7,472 triệu đồng mỗi năm. Vậy tổng cộng chủ sở hữu biệt thự ở Hoàng Đạo Thuý này phải nộp 38,67 triệu đồng mỗi năm Thuế Tài sản cho bất động sản này.
Tuy nhiên, nếu trên lô đất đó chỉ là một căn nhà ống 2-3 tầng thì suất đầu tư lại thấp hơn, chỉ 6,81 triệu đồng một m2, mức thuế phải nộp mỗi năm vào khoảng 5,372 triệu đồng.  
Song, nếu đây lại là một căn nhà đã qua sử dụng thì sẽ tính dựa trên chất lượng còn lại của nhà. Bộ Tài chính cho biết, hiện UBND cấp tỉnh đang ban hành tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà để tính lệ phí trước bạ đối với nhà.
Trước đó, trong cuộc họp ngày 13/4, đại diện Bộ Tài chính cho biết đang vừa kiến nghị với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội để đưa dự án Luật thuế tài sản vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Theo đó, đơn vị này đề xuất mức thuế suất 0,4% thuế tài sản với căn hộ chung cư, đất ở, đất xây nhà chung cư, đất kinh doanh..., có giá trị từ 700 triệu đồng (tính cho phần giá trị vượt 700 triệu đồng) mỗi năm. 
Nguyễn Hà