Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

CỤC ĐIỆN ẢNH KHÔNG THỪA NHẬN VI PHẠM LUẬT ĐIỆN ẢNH KHI DUYỆT CHO PHÁT HÀNH BỘ PHIM ' ĐIỆP VỤ ĐỎ"?

Điều 11. Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
4. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
( Trích Luật Điện ảnh)

Cục Điện ảnh rút kinh nghiệm vụ chiếu phim Điệp vụ Biển Đỏ

24/04/2018 14:24 GMT+7

TTO - Bà Lý Phương Dung, phó cục trưởng Cục Điện ảnh, khẳng định đơn vị này sẽ rút kinh nghiệm sau vụ việc cho phép công chiếu phim Điệp vụ Biển Đỏ gây bức xúc trong dư luận mới đây.

Cục Điện ảnh rút kinh nghiệm vụ chiếu phim Điệp vụ Biển Đỏ - Ảnh 1.
Điệp vụ Biển Đỏ phô trương thanh thế, sức mạnh của quân đội Trung Quốc - Ảnh: IMDB
Sáng 24-4, tại cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online, trách nhiệm của các cá nhân khi duyệt chiếu phim Điệp vụ Biển Đỏ tại Việt Nam thuộc về những ai và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã xử lý đến đâu, bà Lý Phương Dung, phó cục trưởng Cục Điện ảnh, khẳng định cho đến giờ phút này cục vẫn khẳng định bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ được thực hiện đúng quy trình thẩm định.
Trước đó, khi xảy ra sự việc, Cục Điện ảnh đã báo cáo và Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã ra thông cáo báo chí về nội dung này.

"Sau phản ánh của báo chí, chúng tôi đã họp Hội đồng trung ương thẩm định phim và rút kinh nghiệm. Bên cạnh việc thực hiện đúng quy định pháp luật thì còn phải chú ý đến yếu tố nhạy cảm và tình cảm của công chúng. Đây là bộ phim của Trung Quốc, nên cũng như ngành du lịch đón nhiều khách Trung Quốc cũng tạo thành dư luận.
Chúng tôi rút kinh nghiệm, ngoài làm việc theo quy định pháp luật còn phải chú ý đến tình cảm của công chúng đối với các bộ phim khi có cảm giác liên quan đến các vấn đề nhạy cảm.

Nhìn chung là không có sai phạm gì trong quy trình thẩm định", bà Dung một lần nữa nhắc lại việc thẩm định và phổ biến phim Điệp vụ Biển Đỏ không có sai phạm gì.
Bà Dung cũng nói quy trình thẩm định phim được thực hiện theo Luật điện ảnh và thông tư hướng dẫn nên ngay lập tức thì chưa thể có sự thay đổi trong quy trình thẩm định và phổ biến phim.
"Quy trình thẩm định được thực hiện bằng cách doanh nghiệp muốn công chiếu phim sẽ gửi bản phim và hồ sơ hợp lệ đến Cục Điện ảnh. Sau 15 ngày làm việc thì Cục Điện ảnh và Hội đồng trung ương thẩm định phim sẽ có câu trả lời là có cấp phép hay không cấp phép hoặc cấp phép nhưng giới hạn độ tuổi khán giả", bà Dung phân tích rõ hơn.
Thứ trưởng Vương Duy Biên trả lời về Điệp vụ Biển ĐỏThứ trưởng Vương Duy Biên trả lời về Điệp vụ Biển Đỏ
TTO - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch Vương Duy Biên khẳng định, nếu phim Điệp vụ Biển Đỏ có dùng cụm từ quần đảo Nam Sa thì hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện đã sai.
V.V.TUÂN

Không có nhận xét nào: