Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

FLC mua 24 máy bay A321NEO trị giá 3 tỷ USD cho Bamboo Airways; Tập đoàn FLC tự đẩy mình dính vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, Việt Nam đối mặt với rủi ro cao về mất chủ quyền?; Ngoại giao bẫy nợ, bộ mặt khác của Vành đai và Con đường



 

                                                        Xem thêm:

>TẬP ĐOÀN FLC CỦA TRỊNH VĂN QUYẾT BỊ CHẶN ĐỨNG TẠI LÝ SƠN ( VÌ NGHI CÓ BÀN TAY TQ); Tỉnh ủy Quảng Ngãi lên tiếng về dự án quần thể du lịch FLC

Không chấp thuận dự án của Tập đoàn FLC tại đảo bé Lý Sơn

SỸ THẮNG (TTXVN/VIETNAM+) 


 -
Việc làm ăn với Trung Quốc đã nhiều lần được cảnh báo luôn đầy rẫy nguy cơ và hậu quả đắng ngắt so với những cam kết tốt đẹp được vẽ ra ban đầu. Ấy vậy mà ở Việt Nam không ít doanh nghiệp vẫn cố tình xòe tay nhận những đồng Nhân Dân Tệ của những doanh nghiệp gốc Hoa với tham vọng kiếm lợi từ việc triển khai hàng loạt các dự án trên khắp cả nước. FLC của Trịnh Văn Quyết cũng nằm trong số đó. Điều này lý giải tại sao FLC từ một công ty cỏn con nhanh chóng lớn mạnh và đang lộng hành khắp cả nước bằng cách cướp đất dân nghèo, phá hoại tài nguyên, môi trường,… Cùng một chiêu bài của kẻ đang toan tính hãm hại đất nước và con người Việt Nam là Trung Quốc.


Tập đoàn FLC tự đẩy mình dính vào “bẫy nợ” của Trung Quốc?

Với số vốn điều lệ năm 2008 chỉ vỏn vẹn 18 tỷ đồng, đến năm 2014 VĐL đã tăng lên 3.140 tỷ, năm 2015 tăng lên 8.400 tỷ… sau 7 năm vốn tăng lên gấp hơn 465 lần, một mức tăng siêu tưởng, mờ ám, nhờ đâu mà Tập đoàn FLC lớn nhanh như thổi vậy? Chưa kể, với số vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn 18 tỷ, liệu FLC có thể mua nổi những miếng đất vàng trị giá hàng chục nghìn tỷ hay không? Chúng ta từng chứng kiến Quyết cố tình chây lỳ không trả nợ, thậm chí là “qua cầu rút ván” cả các đối tác nhỏ lẻ, hay “chơi trò mèo” khi bán chui cổ phiếu chỉ để đút túi vài tỷ đồng, vài trăm triệu, thì liệu tay đại gia siêu nổ này có đủ tiền để đầu tư hết dự án nghìn tỷ này đến dự án triệu USD khác? Chúng ta cũng chứng kiến các dự án của Quyết rất nhiều lần bị “đứng hình” do thiếu vốn, nhưng rất nhanh sau đó liền có một dòng tiền cấp vốn để Quyết tiếp tục “hà hơi thổi ngạt” cho các dự án này. Vậy ai là kẻ đã âm thầm bơm tiền cho Quyết?
Hồi tháng 3/2017, theo thống kê tài sản trên sàn chứng khoán Việt Nam, người nhiều tiền nhất chính là Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, vào khoảng 44.000 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD. Thị trường từng bán tín, bán nghi về khối tài sản tỷ đô của ông Trịnh Văn Quyết, năng lực đầu tư bất động sản vô biên, vốn thực,… hay chỉ là chiêu “nâng bi tên tuổi”? Đi tìm hiểu sự thật, người ta mới té ngửa phát hiện, đây thực chất chỉ là “dòng vốn ảo” được ông Quyết “hút” từ khắp các kênh ngân hàng, người mua nhà, cổ đông và cả những đối tác bị quỵt tiền như đã kể ở trên.
Được biết, ông Quyết hiện nay đang là con nợ của nhiều ngân hàng khác nhau:BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Phương Đông, PVCombank,…, với tổng giá trị các khoản vay ngắn, dài hạn khoảng 4.500 tỷ đồng. Đáng chú ý trong các khoản vay gần đây của FLC có 105 tỷ đồng từ ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Nợ ngân hàng Việt Nam thì không nói, nhưng nợ ngân hàng Trung Quốc thì hệ quả sẽ thế nào?


TQ đang được xem là “đế quốc chủ nợ”

Trung Quốc gần đây đang được thế giới nhắc tới như là một “đế quốc chủ nợ”. Bằng cách sử dụng nợ chính phủ để “uốn cong” đường hướng của các nước khác theo ý muốn của họ mà không cần súng ống. Hầu hết các con nợ của Trung Quốc hiện nay đều đang đối mặt với rủi ro cao về mất chủ quyền. Năm 2015, một công ty Trung Quốc đã bỏ ra 388 triệu USD để thuê 99 năm đối với cảng nước sâu Darwin của Úc – nơi đóng quân của hơn 1.000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Tương tự, sau khi cho quốc gia châu Phi Djibouti vay hàng tỷ đô đến mức ngập nợ, Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của nước này trong năm 2017, chỉ cách căn cứ hải quân Mỹ vài km. Một số quốc gia khác như Argentina, Namibia hay Lào đều bị rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, buộc những nước này phải đối mặt với những quyết định “đau đớn” để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ.
Còn nước ta thì sao? Kinh nghiệm từ rất nhiều dự án có bàn tay dơ bẩn của Trung Quốc nhúng vào đều gây ra những tác động tiêu cực không thể nào “sửa chữa” nổi: vụ ô nhiễm môi trường của Formosa khiến cá chết hàng loạt vẫn còn ám ảnh người dân các tỉnh miền Trung cho đến tận bây giờ (cá tại Kỳ Anh, Vũng Áng cứ cách vài tháng lại chết hàng loạt); dự án đường ống nước sông Đà vỡ đến lần thứ 18 liên tiếp vì dùng nguyên liệu Trung Quốc; vấn nạn đội vốn khủng cùng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại dự án Boxit Tây Nguyên và dự án Nhà máy thép Thái Nguyên,…
Điểm đặc biệt là, cái cách FLC đang làm giàu cũng na ná với cái âm mưu mà Trung Quốc đang muốn sử dụng đối với nước ta. Được biết, hiện nay tập đoàn FLC đang bị các tổ chức Quốc tế theo dõi về nạn tàn phá rừng phòng hộ, lấy những bãi biển của ngư dân gọi là “quy hoạch dự án” và những miếng đất đẹp nhất làm dự án và khoác lên cái áo danh hiệu “dự án đầu tư”. Các dự án làm sân golf, khu resort, khách sạn, biệt thự sinh thái của Cty CP Tập đoàn FLC đã ôm trọn các vùng đất ven biển, và nhiều dự án đất vàng khác đi kèm với thành tích là: dự án đi tới đâu thì xóa sạch rừng phòng hộ tới đó, nhất là rừng phòng hộ ven biển. Tập đoàn này cướp hết các bãi biển đẹp nhất, nơi mà lâu nay ngư dân mấy đời làm bãi neo đậu thuyền bè đánh cá. Cùng một điểm chung: phá hoại thiên nhiên, cướp đất dân, đẩy dân vào cảnh cùng quẫn, chiếm các vị trí chiến lược quan trọng (đồn biên phòng ở Quảng Ngãi),… việc Tập đoàn FLC hợp tác làm ăn với Trung Quốc là đều hiển nhiên xảy ra.


Bản quy hoạch tổng thể dự án quần thể du lịch nghĩ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu – Lý Sơn bao gồm cả đồn Biên phòng ở Quảng Ngãi

Thực chất cái gọi là vay vốn Ngân hàng Công thương Trung Quốc mà FLC đang vay, đều là vốn do chính Chính phủ Trung Quốc cung cấp chứ không phải của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính phủ nước này có chính sách hỗ trợ mua các dự án bất động sản của các nước khác, mục đích sau cùng là làm rối loạn nền kinh tế và đưa người Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ. Nhìn Nha trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu,… là hiểu. Không chỉ thế, hiện tại thành phố HCM các doanh nghiệp Trung Quốc cofn ra yêu cầu UBNDTP cho người nước ngoài sở hữu nhà 100 năm, thử chờ xem 100 năm đó còn có phải là nước VN hay không hay toàn dân Trung Quốc?
Với kiểu kinh doanh chỉ dựa vào “vốn ảo” như Trịnh Văn Quyết hiện nay, thì trong tương lai gần sẽ có một ngày FLC dần dần phải bán hết vốn cổ đông để có thể trụ tiếp. Trong trường hợp không còn tài sản nào để thể chấp các ngân hàng trong nước, FLC đành lòng phải bán hết vốn cho Trung Quốc, khi đó chuyện gì sẽ xảy ra? Há chẳng phải là toàn bộ các dự án rộng hàng ngàn hecta sẽ lọt vào tay Trung Cộng? Toàn những vị trí đắc địa, thậm chí là liên quan đến an ninh quốc phòng. Bài học từ các quốc gia khác và các dự án có yếu tố Trung Quốc khiến chúng ta không thể nào ngó lơ một chuyện hết sức nguy hiểm này.
Sau cùng, tự hỏi liệu có hay không chuyện Việt Nam sẽ mất nước từ những âm mưu thâm độc có sự tiếp tay của chính những doanh nghiệp hại dân như Trịnh Văn Quyết?
(Zing / The Leader / Dân Việt)


FLC mua 24 máy bay A321NEO trị giá 3 tỷ USD cho Bamboo Airways


 Tập đoàn FLC vừa ký thỏa thuận hợp tác mua máy bay Airbus (Pháp) nhằm phục vụ hoạt động của hãng hàng không Bamboo Airways.
Theo đó, tập đoàn này đặt mua 24 chiếc máy bay A321NEO do Airbus cung cấp. Airbus A321NEO là phiên bản mới thuộc dòng A321 - loại máy bay lớn nhất trong gia đình máy bay A320 của Airbus (gồm A318, A319, A320 và A321).
Airbus A321NEO là loại máy bay phổ biến và nằm trong biên chế phục vụ của phần lớn hãng hàng không trên thế giới, trong đó có Việt Nam. A321NEO có tổng chiều dài 44,51 m; bố trí 220 chỗ ngồi, giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu khí thải và tiếng ồn. Máy bay thuộc dòng vận tải hành khách có một lối đi rộng, cửa khoang khách thiết kế mới, lối thoát hiểm được tăng kích thước. 
Với kết cấu khoang hợp lý, phạm vi hoạt động từ tầm ngắn đến tầm trung, tỷ suất an toàn cao, A321NEO được đánh giá là sản phẩm lý tưởng với cả các tuyến bay giá rẻ và tuyến bay dịch vụ hoàn chỉnh, phù hợp cho mô hình “lai” (hybrid) kết hợp cả hàng không truyền thống và giá rẻ mà Bamboo Airways hướng tới.
FLC mua 24 may bay A321NEO tri gia 3 ty USD cho Bamboo Airways hinh anh 1
Tập đoàn FLC và hãng sản xuất máy bay Airbus của Pháp làm việc tại trụ sở FLC ở Hà Nội.
Trước đó vào tháng 6/2017, Tập đoàn FLC và công ty Bamboo Airways đã làm việc với hãng Boeing của Mỹ về dự định đặt mua 15 chiếc máy bay.
“Sau khi nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng các lựa chọn, FLC Group và Bamboo Airways quyết định đặt mua 24 máy bay từ Airbus trong giai đoạn đầu phát triển đến năm 2025. Sau khi vận hành và kiểm định hiệu năng, chúng tôi sẽ tính toán thêm các lựa chọn hợp tác mở rộng”, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết.
Hiện Bamboo Airways vẫn đang chờ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được Chính phủ Việt Nam thông qua. Sau đó, công ty dự kiến tiếp tục đặt mua thêm 24 máy bay Airbus A321 LR (Long Range) để phục vụ hoạt động, nâng tổng số máy bay sở hữu lên 48 chiếc. 
Airbus A321 LR là mẫu máy bay một lối đi thân dài nhất thế giới, có khả năng bay những tuyến xa xấp xỉ 7.400 km, phù hợp để hoạt động tầm trung và dài – thị trường trước đây các mẫu máy bay một lối đi chưa thể thâm nhập.
Trước thông tin này, ông Jean-François Laval, Phó Chủ tịch điều hành khu vực châu Á của Airbus cho biết, A321NEO hiện có số lượng đơn đặt mua vượt tốc độ sản xuất của Airbus. Tuy nhiên Airbus cam kết sẽ ưu tiên đơn hàng của Bamboo Airways và bàn giao trong giai đoạn 2022 - 2025.
FLC mua 24 may bay A321NEO tri gia 3 ty USD cho Bamboo Airways hinh anh 2
Ông Jean-François Laval, Phó chủ tịch điều hành khu vực châu Á của Airbus phát biểu tại buổi làm việc.
Đánh giá cao các bước triển khai quyết liệt của Tập đoàn FLC trong việc thành lập hãng hàng không, ông Jean-François Laval cho biết đã đệ trình đề xuất hỗ trợ về việc đẩy nhanh cấp phép cho Bamboo Airways tới Chính phủ và đại sứ hai nước.
Đại diện Airbus cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền Paris để vấn đề này được quan tâm và đề cập trong chuyến tham quan trọng của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Pháp trong tháng 3, góp phần thắt chặt mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
“Trong giai đoạn chờ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh được thông qua và đơn hàng được xác nhận, tôi đề nghị FLC và Airbus ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác mua 24 máy bay A321NEO trị giá 3 tỷ USD phục vụ hoạt động của Bamboo Airways”, ông Jean-François Laval đề nghị.
FLC mua 24 may bay A321NEO tri gia 3 ty USD cho Bamboo Airways hinh anh 3
FLC và Airbus đã đạt thỏa thuận về việc hợp tác mua 24 máy bay A321NEO trị giá 3 tỷ USD phục vụ hoạt động của Bamboo Airways.
Tại sự kiện, ông Đặng Tất Thắng - Tổng giám đốc Bamboo Airways đánh giá cao sự hỗ trợ của Airbus trước tiến trình xin cấp phép của Bamboo Airways, đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên nhanh chóng ký kết các thỏa thuận để sớm xúc tiến việc bàn giao máy bay. 
Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines) có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, là công ty sở hữu đối với hãng hàng không Bamboo Airways được thành lập năm 2017 và là công ty thành viên của Tập đoàn FLC.

Bamboo Airways hướng tới khai thác tuyến bay thẳng từ quốc tế tới các điểm du lịch Việt Nam, bao gồm các địa phương có dự án của FLC như: Quy Nhơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Phú Quốc, Nha Trang… Bên cạnh đó là các đường bay trong nước, kết nối các điểm du lịch như: Thanh Hóa - Quy Nhơn, Thanh Hóa - Phú Quốc, Thanh Hóa - Nha trang, Hải Phòng - Quy Nhơn....

Chiến lược này vừa nhằm giảm áp lực cho cơ sở hạ tầng hàng không tại các thành phố lớn vừa tăng cường liên kết vùng, nâng tầm du lịch Việt Nam trên bản đồ quốc tế. 



CTV An Hải/VOV.VN


Ngoại giao bẫy nợ, bộ mặt khác của Vành đai và Con đường

HỒNG THỦY

(GDVN) - Chiến lược ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc đã làm hại nhiều nước nghèo trong thập kỷ qua. Tài nguyên thiên nhiên, cảng khẩu chiến lược thành tài sản thế chấp.
Học giả JC Punongbayan, Philippines ngày 2/3 có bài phân tích đáng chú ý trên tờ Rappler: "Điều tôi sợ nhất về các khoản vay mới, thân thiện của Trung Quốc"
Tác giả JC Punongbayan cho hay:
"Trong cuộc họp gần đây với các doanh nhân, ông Ernesto Pernia, nhà kinh tế học đang giữ chức Giám đốc Viện Kinh tế và phát triển quốc gia Philippines thừa nhận rằng, các khoản cho vay để xây dựng cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc đắt hơn Nhật Bản.
Tuy nhiên khi được hỏi lý do tại sao chính phủ Tổng thống Rodrigo Duterte vẫn muốn vay các khoản tiền lớn từ Trung Quốc, ông Ernesto Pernia đưa ra những câu trả lời khác nhau, đại loại như:
Học giả JC Punongbayan, ảnh chụp màn hình.
Chúng ta không thể có được tất cả các khoản vay từ Nhật Bản; việc xử lý các dự án vay vốn của Nhật Bản có xu hướng chậm; lãi suất của Trung Quốc vẫn còn tốt hơn nhiều khoản vay thương mại; 
Đặc biệt là lý do "chúng ta cần thêm bạn bè" ông Ernesto Pernia đưa ra, Trung Quốc có thực sự thân thiện ở đây hay không?
Trong bài viết này, tác giả (JC Punongbayan) tập trung phân tích các khoản vay của Trung Quốc để thấy được sự trầm trọng, nặng nề của nó.
Trong những năm gần đây, một trong những chiến lược Trung Quốc theo đuổi là"ngoại giao bẫy nợ". Họ đổ hàng tỉ đô la Mỹ cho vay, hàng triệu đô la Mỹ viện trợ các  dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài.
Nhiều nước trong số những con nợ của Trung Quốc đã không thể trả nợ, buộc phải từ bỏ tài nguyên thiên nhiên và các lợi ích / tài sản chiến lược của mình cho Bắc Kinh như một hình thức thế chấp.
Điều này đã thúc đẩy lần lượt các lợi ích kinh tế, chính trị của Trung Quốc trên toàn thế giới. Philippines nên lưu ý đến những kinh nghiệm của các nước đi vay này.
Với những hành động cũng như vai trò của lãnh đạo hiện tại đất nước chúng ta, thì Philippines có thể là nạn nhân tiếp theo của kế hoạch ngớ ngẩn này.
Các khoản vay đắt đỏ
Trong chuyến thăm đầu tiên của ông Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh vào năm 2016, các quan chức Trung Quốc đã cam kết viện trợ 6 tỉ USD và cho vay 3 tỉ USD nhằm mục đích tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mà ông Rodrigo Duterte đặt tên "Xây! Xây! Xây!".
Đằng sau các khoản vay, viện trợ của Trung Quốc là cả một ý đồ "thôn tính" chiến lược, ảnh minh họa: Rappler.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cấp viện trợ nước ngoài cho Philippines.
Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn không cho Philippines mượn tiền. Nhà kinh tế trưởng của ông Rodrigo Duterte khẳng định, các cuộc đàm phán đang được tiến hành;
Trung Quốc sẽ cho Philippines vay với lãi suất từ 2% đến 3%, trong khi Nhật Bản đang cho Philippines vay với lãi suất từ 0,25% đến 0,75%.
Làm một phép tính đơn giản cũng thấy, các khoản vay từ Trung Quốc lãi suất thấp nhất cũng đắt 3 lần, lãi suất cao nhất thì đắt gấp 12 lần Nhật Bản!
Một số người cho rằng, các khoản vay của Trung Quốc rất đắt vì họ cho các quốc gia có rủi ro vay, có nghĩa là cho các nước có khả năng vỡ nợ cao vay.
Tuy nhiên, Philippines đã lấy lại được môi trường đầu tư hấp dẫn từ 2013, các tổ chức xếp hạng tín dụng đã cải thiện và khẳng định vị trí của Philippines kể từ đó.
Nếu Philippines đáng tin cậy như vậy, tại sao Trung Quốc không thể cung cấp lãi suất ưu đãi hơn như Nhật Bản?
Ngoài lãi suất cao, các khoản cho vay của Trung Quốc còn đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của nhà thầu Trung Quốc, khác hoàn toàn các dự án vay vốn Nhật Bản, ai cũng có thể tham gia đấu thầu.

Nước Mỹ bừng tỉnh cơn mê vì những kỳ vọng vào Trung Quốc

Cho đến nay đã có 3 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Philippines ưu tiên sử dụng nhà thầu Trung Quốc, đó là: dự án đập thủy lợi sông Chico; dự án kênh Kaliwa; dự án đường sắt Nam - Nam.
Ernesto Pernia cho biết, chính phủ Philippines sẽ chọn 3 trong số các công ty Trung Quốc và đảm bảo rằng họ sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng.
Nhưng đây là mảnh đất màu mỡ cho thông đồng và tham nhũng. Chúng tôi đã từng có một quá khứ tồi tệ trong giao dịch với các công ty Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng.
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Arroyo, thỏa thuận NBN - ZTE trị giá 329 triệu USD đã để lại dấu vết tham nhũng khổng lồ hướng tới vợ chồng Tổng thống và có những cáo buộc nhằm thẳng vào bà Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo.
Dự án Northrail cũng bị hỏng vì hối lộ và tính cước quá mức, nếu Philippines không giải quyết xong vào năm 2017 thì mỗi năm sẽ phải trả cho nhà thầu Trung Quốc trên 100 triệu đô la Mỹ.
Tóm lại, các khoản vay mới của Trung Quốc rất đắt đỏ, không cạnh tranh và dễ nuôi tham nhũng.
Ngoại giao bẫy nợ
Quan trọng hơn, các khoản vay mới của Trung Quốc phải đặt trong bối cảnh chiến lược phát triển lâu dài mà Trung Quốc gọi là Vành đai và Con đường.
Theo sáng kiến này, Trung Quốc muốn xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống, sân bay, đường ống, đập, đường sắt và hạ tầng viễn thông trên 68 quốc gia từ châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông sang châu Âu.
Các dự án trong Vành đai và Con đường được Trung Quốc xem như cách "giúp các nước nghèo cần tiền xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển".
Từ năm 2000 đến 2015, các khoản vay của Trung Quốc cho các nước châu Phi vùng hạ Sahara đã tăng 98 lần, đạt đỉnh năm 2013 là 17 tỉ USD.
Các ngân hàng Trung Quốc cũng cho Pakistan vay 1,2 tỉ USD trên cơ sở cam kết 57 tỉ USD cho hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan.

Sự ngu ngơ tinh quái

Một chuyên gia cho biết, những khoản vay này là quá lớn và hấp dẫn với nhiều quốc gia nhỏ gặp khó khăn.
Bộ Tài chính Philippines cũng xem Vành đai và Con đường là cơ hội "mở ra những thị trường mới cho hàng hóa Philippines và đưa các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vào thời đại hoàng kim".
Nhưng trong những năm gần đây, những nước nghèo đã tự thấy mình không thể trả được các khoản vay này, và dính vào bẫy nợ của Trung Quốc.
Họ thường không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cung cấp cho Trung Quốc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc sử dụng / sở hữu tài sản chiến lược liên quan đến an ninh chủ quyền quốc gia của chính mình như một hình thức gán nợ.
Chiến lược ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc đã làm hại nhiều nước nghèo trong thập kỷ qua. Trung Quốc tăng cường đòn bẩy chính trị và kinh tế trên toàn thế giới do có các quốc gia nghèo khó.
Ví dụ cho điều này thì có nhiều.
Tháng 2 năm ngoái, Trung Quốc đã điều 11 tàu chiến đến Ấn Độ Dương khi nổ ra khủng hoảng hiến pháp ở Maldives. Nước này nợ  Trung Quốc ít nhất 2 tỉ USD. Trung Quốc và Ấn Độ đang tranh giành ảnh hưởng trên quốc đảo này.
Tháng 12 năm ngoái, Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota trong 99 năm sau khi không trả được nợ.
Thành phố cảng Mombasa ở Kenya có thể phải chịu chung số phận sau khi Trung Quốc cho vay 3,8 tỉ USD xây dựng một tuyến đường sắt.
Năm 2017 Djibouti cho phép Trung Quốc xây căn cứ quân sự đầu tiên của họ ở nước ngoài. Djibouti phải trả Trung Quốc 20 triệu USD mỗi năm cho các khoản nợ.
Venezuela hiện đang nằm trong tâm cuộc khủng hoảng kinh tế, cũng vay mượn 63 tỉ USD từ Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2014, Bắc Kinh nhấn mạnh rằng Venezuela trả nợ họ bằng dầu mỏ.
Turkmenistan cũng đã phải cho Trung Quốc tiếp cận nguồn khí đốt tự nhiên sau khi gặp phải những rắc rối tương tự.
(Vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Philippines trên) Biển Đông sẽ thành tài sản thế chấp?
Với bất kỳ ai thấy được Vành đai và Con đường là 1 cái bẫy nợ, thì chiến lược của Tổng thống Rodrigo Duterte đang gây lo lắng, nhất là việc làm mềm lập trường của ông trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của Philippines trong các tranh chấp ở Biển Đông để đổi lấy các hợp đồng kinh tế trị giá vài tỉ USD với Trung Quốc.
Ông Rodrigo Duterte đã tỏ ra thờ ơ trước sự xâm nhập của Trung Quốc trên Biển Đông. Gần đây, ông còn nói đùa về khả năng Philippines trở thành 1 tỉnh của Trung Quốc.
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Harry Roque thì nói, Philippines phải cảm ơn Trung Quốc vì những hòn đảo nhân tạo họ đã bồi đắp.
Sự chấp thuận như vậy có những hậu quả thực sự. Hiện nay Trung Quốc đang tìm kiếm một số tài nguyên quan trọng nhất của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Philippines yêu sách, bao gồm bãi Cỏ Rong (Reed Bank).
Nếu Philippines không thể khai thác bãi Cỏ Rong trong vòng 8-10 năm tới, nguồn cung năng lượng trên bán đảo Luzon sẽ bị cắt đứt, khu vực này sẽ quay lại những đợt mất điện triền miên như thập niên 1990.
Rõ ràng giao dịch của ông Rodrigo Duterte với Trung Quốc còn lâu mới đạt tới công bằng. Theo Giáo sư Jay Batongbacal: "Chúng ta luôn bán quá nhiều, quá sớm trong việc đối phó với Trung Quốc."
Thậm chí giả sử rằng việc hợp tác là cần thiết, Trung Quốc đang chiếm đoạt lãnh thổ (thực tế là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) của Philippines ngay cả khi không có dự án cơ sở hạ tầng nào bị phá vỡ.
Việc này giống như ngân hàng tịch thu ngôi nhà của bạn ngay cả khi nó chưa cho bạn vay tiền. Đây phải chăng là một hình thức thực dân mới?
Trong kinh tế học, chi phí của một cái gì đó là những gì bạn phải bỏ ra để có được nó.
Nhưng khi nói đến các khoản vay mới của Trung Quốc, chi phí của nó không chỉ bao gồm lãi suất cao, mà còn những thứ khác mà Philippines phải bỏ lại cho họ, bao gồm lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên và chủ quyền.
Các quan chức chính phủ Philippines nói rằng, chúng ta cần những khoản vay này để có thêm nhiều bè bạn. Nhưng một tình bạn tốn kém như vậy có ý nghĩa gì?
Một số quan điểm xem ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc là một hình thức của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, hoặc chủ nghĩa đế quốc chủ nợ." [1]
Nguồn:
Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: