Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Quyết - FLC nhận tiền của Tàu Cộng để mua nước Việt Nam hộ Tàu; VietJetAir vay tiền của ngân hàng Trung Quốc mua máy bay; FLC mua 24 máy bay A321NEO trị giá 3 tỷ USD cho Bamboo Airways

Ngưi Buôn Gió
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
1. Đã từ lâu tôi nghi ngờ tay đại gia Quyết - FLC này và một số đại gia khác đã nhận tiền của Tàu Cộng để mua nước Việt Nam hộ Tàu Cộng. Nhưng trên mạng truyền thông xã hội chưa có bộc lộ ra bằng chứng, sợ nói ra, không có mấy người tin, nên không dám viết. Nhưng nay, đã có thông tin xác thực, Trịnh Văn Quyết (Quyết – FLC) lộ mặt vay tiền của Ngân hàng Công thương Trung Quốc: 105 tỷ đồng. Không phải ngẫu nhiên con số vay tiền của Tàu Cộng được công khai lộ ra. Con số này lộ ra là có chủ đích. Bởi tình hình thôn tính Việt Nam đến hồi Trung Quốc phải ngã bài, sau cú ngã bài năm 2017, 2018, Việt Nam phải ký 27 văn bản nhập nước Việt Nam vào nước Trung Quốc.
Con số vay 105 tỷ công khai này, cũng là con số nhỏ xíu, trong một dãy số tiền tệ lớn mà Tàu Cộng đã bơn cho đại gia Quyết - FLC này. Không thế, sao từ một thằng ất ơ vô nghề nghiệp, bỗng dưng năm 2008 vốn điều lệ có 18 tỷ đồng, đến năm 2014 vốn điều lệ đã tăng lên 3.140 tỷ, năm 2015 tăng lên 8.400 tỷ… sau 7 năm vốn tăng lên gấp hơn 465 lần, một mức tăng siêu tưởng. Nhờ đâu mà Quyết - FLC lớn nhanh như thổi vậy? Chưa kể, với số vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn 18 tỷ, liệu Quyết - FLC có thể mua nổi những miếng đất vàng trị giá hàng chục nghìn tỷ hay không?
Một tên trộm tài ba trong nghề cướp nhà băng, cũng không thể giàu có nhanh chóng đến mức chóng mặt như vậy.
Quyết có tiền từ đâu? Hiện tại tổng số nợ của Quyết la 4.500 tỷ đồng. Quyết nợ ai, bao nhiêu? Nếu được bạch hóa, hẳn sẽ lộ ra, ai là chủ nợ của Quyết, ai thực sự là ông chủ chăn dắt Quyết.
Tôi dám chắc, phi Tàu Cộng, không còn có ai khác.
2. Hãy xem bước chân của đại gia Quyết thường đi đến đâu và nhìn ngắm ở chỗ đất, nước nào của nước ta, cũng có thể đoán định được.
Mặc dù Quyết có đầu tư kinh doanh ở Hà Nội, Sài Gòn với những dự án khủng, nhưng chỉ là đắp chiếu để đó. Chẳng hạn như dự án trúng thầu 6,4 ha ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, với số vốn đầu tư tới cả ngàn tỷ đồng, nhưng đến tháng 4 năm 2018, đã qua 8 tháng trúng thầu mà dự án vẫn đứng yên tại chỗ, thậm chí tiền mua đất (quyền sử dụng đất), Quyết - FLC còn nợ tới 762 tỷ đồng. Vậy mà quan chức Hà Nội vẫn bảo kê là chưa có lý do để bác kết quả trung thầu của Quyết, trong khi quy định phải nộp tiền đầy đủ không quá 20 ngày sau khi nhận thông báo kết quả trung thầu. Bản chất Quyết – FLC đầu tư ở Hà Nội hay Sài Gòn chỉ là nhằm lấy tiếng, thậm chí là cái khiên che lá chắn nhằm che mắt thiên hạ, làm mù lòa thiên hạ để không mấy ai nghi ngờ khi Quyết – FLC thự hiện nhiệm vụ chính của mình theo kế hoạch chỉ định của Tàu Cộng.
Mục tiêu trọng tâm của Quyết – FLC là phải mua cho kỳ được đất nước Việt Nam ở những vị trị quan trọng xung yếu nằm dọc theo bờ biển từ Thanh Hóa cho đến Nha Trang, Khánh Hòa. Tại Thanh hóa, điểm Quyết - FLC phải mua kỳ được là bãi biển Sầm Sơn. Tại Khánh Hòa, Quyết FLC phải mua cho được bãi biển ở gần Vịnh Cam Ranh.
Tại sao Quyết lại hăm hở, rốt ráo, quyết tâm mua cho kỳ được đất, nước ở những vùng biển này? Vì đây là hai địa điểm mà tàu chiến của Trung Quốc sẽ đổ bộ khi tiến hành đánh chiếm Việt Nam. Người Trung Quốc cần có hoa tiêu, cần có cơ sở và lực lượng cài cắm trước, để kế hoạch đổ bộ đạt kết quả tối ưu. Mua cho kỳ được, rồi tiến hành xây dựng cơ sở vật chất tại đây, là nhiệm vụ bắt buộc Quyết – FLC phải làm trước khi trở nên giàu có nhờ tiền đầu tư của Tàu Cộng.

Sau Quyết – FLC lộ mặt, tới đây, ông chủ Tàu Cộng sẽ còn bật mí nhiều đại gia Việt Nam trở nên giầu có nhưng đang phải gánh món nợ khổng lồ từ Tàu Cộng. Trong số đó không thể không có đại gia Tiên Văn Vũ.



VietJetAir vay tiền của ngân hàng Trung Quốc mua máy bay


Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và công ty con sẽ cung cấp tài chính cho VietJetAir mua, thuê mua máy bay, động cơ máy bay và các vật tư hàng không. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Công ty CCB Financial Leasing và VietJetAir vừa ký kết Hợp đồng hợp tác chiến lược toàn diện. Theo hợp đồng này, CCB sẽ cung cấp tài chính cho VietJetAir vay để mua, thuê mua máy bay, động cơ và các vật tư hàng không có giá trị cao, với những chính sách ưu tiên và ưu đãi, trên nguyên tắc hợp tác của các đối tác chiến lược quan trọng. CCB là ngân hàng lớn thứ 2 của Trung Quốc, cũng là 1 trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Tính đến cuối năm 2012, CCB cótổng tài sản 2.242 tỷ USD đến cuối năm 2012, có 13.600 chi nhánh và 275.000 nhân viên. CCB cũng đã mở chi nhánh tại Việt Nam. Công ty CCB Financial Leasing là công ty thành viên của Tập đoàn CCB với vốn điều lệ 854 triệu USD, tổng tài sản khoảng 10 tỷ USD. Đây là bước đi mở đầu cho việc thu xếp tài chính cho thỏa thuận đặt mua 100 máy bay của VietJetAir vừa ký kết với Airbus. Những máy bay đầu tiên sẽ được giao hàng ngay trong năm tới, phục vụ kế hoạch phát triển  của VietJetAir, xây dựng đội máy bay mới, hiện đại bậc nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngay sau lễ ký, các bên cùng tham dự sự kiện đón máy bay thế hệ mới nhất A-320 Sharklet mang biểu tượng Pepsi tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. VietJetAir mua thêm 92 máy bay Airbus VietJetAir có đủ lực thực hiện hợp đồng 9,1 tỷ USD? VietJetAir bất ngờ báo lãi, chuẩn bị IPO   Theo Hoài Nam Hoài Nam
------------
Xem thêm: VietJetAir vay tiền của ngân hàng Trung Quốc mua máy bay - Tin kinh te, http://vietbao.vn/Kinh-te/VietJetAir-vay-tien-cua-ngan-hang-Trung-Quoc-mua-may-bay/199010757/87/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn


FLC mua 24 máy bay A321NEO trị giá 3 tỷ USD cho Bamboo Airways


 Tập đoàn FLC vừa ký thỏa thuận hợp tác mua máy bay Airbus (Pháp) nhằm phục vụ hoạt động của hãng hàng không Bamboo Airways.
Theo đó, tập đoàn này đặt mua 24 chiếc máy bay A321NEO do Airbus cung cấp. Airbus A321NEO là phiên bản mới thuộc dòng A321 - loại máy bay lớn nhất trong gia đình máy bay A320 của Airbus (gồm A318, A319, A320 và A321).
Airbus A321NEO là loại máy bay phổ biến và nằm trong biên chế phục vụ của phần lớn hãng hàng không trên thế giới, trong đó có Việt Nam. A321NEO có tổng chiều dài 44,51 m; bố trí 220 chỗ ngồi, giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu khí thải và tiếng ồn. Máy bay thuộc dòng vận tải hành khách có một lối đi rộng, cửa khoang khách thiết kế mới, lối thoát hiểm được tăng kích thước. 
Với kết cấu khoang hợp lý, phạm vi hoạt động từ tầm ngắn đến tầm trung, tỷ suất an toàn cao, A321NEO được đánh giá là sản phẩm lý tưởng với cả các tuyến bay giá rẻ và tuyến bay dịch vụ hoàn chỉnh, phù hợp cho mô hình “lai” (hybrid) kết hợp cả hàng không truyền thống và giá rẻ mà Bamboo Airways hướng tới.
FLC mua 24 may bay A321NEO tri gia 3 ty USD cho Bamboo Airways hinh anh 1
Tập đoàn FLC và hãng sản xuất máy bay Airbus của Pháp làm việc tại trụ sở FLC ở Hà Nội.
Trước đó vào tháng 6/2017, Tập đoàn FLC và công ty Bamboo Airways đã làm việc với hãng Boeing của Mỹ về dự định đặt mua 15 chiếc máy bay.
“Sau khi nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng các lựa chọn, FLC Group và Bamboo Airways quyết định đặt mua 24 máy bay từ Airbus trong giai đoạn đầu phát triển đến năm 2025. Sau khi vận hành và kiểm định hiệu năng, chúng tôi sẽ tính toán thêm các lựa chọn hợp tác mở rộng”, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết.
Hiện Bamboo Airways vẫn đang chờ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được Chính phủ Việt Nam thông qua. Sau đó, công ty dự kiến tiếp tục đặt mua thêm 24 máy bay Airbus A321 LR (Long Range) để phục vụ hoạt động, nâng tổng số máy bay sở hữu lên 48 chiếc. 
Airbus A321 LR là mẫu máy bay một lối đi thân dài nhất thế giới, có khả năng bay những tuyến xa xấp xỉ 7.400 km, phù hợp để hoạt động tầm trung và dài – thị trường trước đây các mẫu máy bay một lối đi chưa thể thâm nhập.
Trước thông tin này, ông Jean-François Laval, Phó Chủ tịch điều hành khu vực châu Á của Airbus cho biết, A321NEO hiện có số lượng đơn đặt mua vượt tốc độ sản xuất của Airbus. Tuy nhiên Airbus cam kết sẽ ưu tiên đơn hàng của Bamboo Airways và bàn giao trong giai đoạn 2022 - 2025.
FLC mua 24 may bay A321NEO tri gia 3 ty USD cho Bamboo Airways hinh anh 2
Ông Jean-François Laval, Phó chủ tịch điều hành khu vực châu Á của Airbus phát biểu tại buổi làm việc.
Đánh giá cao các bước triển khai quyết liệt của Tập đoàn FLC trong việc thành lập hãng hàng không, ông Jean-François Laval cho biết đã đệ trình đề xuất hỗ trợ về việc đẩy nhanh cấp phép cho Bamboo Airways tới Chính phủ và đại sứ hai nước.
Đại diện Airbus cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền Paris để vấn đề này được quan tâm và đề cập trong chuyến tham quan trọng của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Pháp trong tháng 3, góp phần thắt chặt mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
“Trong giai đoạn chờ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh được thông qua và đơn hàng được xác nhận, tôi đề nghị FLC và Airbus ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác mua 24 máy bay A321NEO trị giá 3 tỷ USD phục vụ hoạt động của Bamboo Airways”, ông Jean-François Laval đề nghị.
FLC mua 24 may bay A321NEO tri gia 3 ty USD cho Bamboo Airways hinh anh 3
FLC và Airbus đã đạt thỏa thuận về việc hợp tác mua 24 máy bay A321NEO trị giá 3 tỷ USD phục vụ hoạt động của Bamboo Airways.
Tại sự kiện, ông Đặng Tất Thắng - Tổng giám đốc Bamboo Airways đánh giá cao sự hỗ trợ của Airbus trước tiến trình xin cấp phép của Bamboo Airways, đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên nhanh chóng ký kết các thỏa thuận để sớm xúc tiến việc bàn giao máy bay. 
Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines) có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, là công ty sở hữu đối với hãng hàng không Bamboo Airways được thành lập năm 2017 và là công ty thành viên của Tập đoàn FLC.

Bamboo Airways hướng tới khai thác tuyến bay thẳng từ quốc tế tới các điểm du lịch Việt Nam, bao gồm các địa phương có dự án của FLC như: Quy Nhơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Phú Quốc, Nha Trang… Bên cạnh đó là các đường bay trong nước, kết nối các điểm du lịch như: Thanh Hóa - Quy Nhơn, Thanh Hóa - Phú Quốc, Thanh Hóa - Nha trang, Hải Phòng - Quy Nhơn....

Chiến lược này vừa nhằm giảm áp lực cho cơ sở hạ tầng hàng không tại các thành phố lớn vừa tăng cường liên kết vùng, nâng tầm du lịch Việt Nam trên bản đồ quốc tế. 



CTV An Hải/VOV.VN

Không có nhận xét nào: