PGS Nguyễn Duy Thịnh |
Một tờ báo điện tử viết về các quan niệm sai lầm khi uống nước có đoạn: "Nước vừa đun sôi uống luôn, đây là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất nguy hiểm..."
Bài viết nêu trên giải thích: Do lúc này, chất Clo dùng để khử trùng sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm...
Trước thông tin khá "nhạy cảm" này, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn chuyên gia uy tín, PGS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông khẳng định ngay: Ý kiến này hoàn toàn không đúng, vì không có cơ sở khoa học.
Dưới đây là phân tích cặn kẽ của PGS Nguyễn Duy Thịnh về vấn đề này.
1) Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về công nghệ xử lý nước
Nước được khai thác trong tự nhiên gồm các nguốn:
- Nước mặt: nước sông, suối, hồ, ao
- Nước ngầm: nước giếng khoa, giếng đào
- Nước mưa: hứng giữa trời (sản lượng thường rất ít, chỉ dùng cho gia đình hoặc tập thể rất nhỏ)
Vì được khai thác trong tự nhiên nên nước nước ít khi đạt được những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế (QCVN 01:2009/BYT về nước ăn uống, và QCVN 02:2009/BYT về nước sinh hoạt).
Trong nước tự nhiên thường chứa các chất có khả năng gây độc hại cho sức khỏe như: các chất cặn không hòa tan (đá, cát, sỏi, rác thải…), các chất độc hại hòa tan (các chất kim loại nặng và kim loại kiềm (như chì, thủy ngân, cadimi, can xi, magie…), các sinh vật có hại (như vi sinh vật, ký sinh trùng…), các chất hòa tan có mầu (làm nước có mầu đen, xanh hoặc đỏ…)
Để có nước sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, người ta cần phải tiến hành xử lý nước theo đúng quy trình công nghệ.
Trong các nhà máy nước trên toàn thế giới và ở Việt Nam, người ta sử dụng các biện pháp để tạo ra nguồn nước sạch cung cấp cho người tiêu dùng. Các biện pháp cơ bản được tóm tắt như sau:
- Phương pháp cơ học: để loại bỏ các chất không hòa tan (cát đất, sỏi, tạp chất) có trong nước bằng cách lắng và lọc làm cho nước trong. Nước được khai thác trong tự nhiên Để loại được những hạt có kích thước rất nhỏ, khó lắng lọc tự nhiên , người ta sử dụng thêm các chất hóa học có khả năng keo tụ để tạo ra các kết tủa.
- Phương pháp hóa học: Dùng các chất tạo ra phản ứng với các chất hòa tan có tính độc hại. Biến các chất đó thành chất kết tủa và lắng hoặc lọc để tách chúng ra khỏi nước
- Phương pháp hấp phụ: dùng các chất có khả năng hấp phụ các chất hòa tan có mầu để làm mát mầu nước.
- Phương pháp khử trùng: dùng các chất có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật và ký sinh trùng để đảm bảo nước không còn nhiễm sinh vật có hại (vi sinh vật gây bệnh, trứng giun, sán …)
Như vậy, nguồn nước thiên nhiên không an toàn đã trỏ thành nguồn nước an toàn để cung cấp cho người dân, đặc biệt là người dân thành phố hoặc các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất thực phẩm.
2) Nước xử lý an toàn rồi, vì sao người Việt trước khi uống cần phải đun sôi, trong khi nhiều nước khác thì hầu như không?
Ở nhiều nước, đặc biệt là những nước tiên tiến, sau khi nước đã được xử lý đúng yêu cầu đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, nước được dẫn trong hệ thống ống rất kín và đưa đến từng nơi sử dụng nên nước vẫn sạch, nước này có thể uống trực tiếp không cần qua quá trình đun sôi.
Trên đường phố, có thể thấy rất nhiều vòi nước để cho khách bộ hành uống trực tiếp.
Nhưng ở nước ta, thường ngày nước uống cần phải được đun sôi. Vì sao?
Thực tế, ở nhiều vùng miến, nhất là ở nông thôn, miền núi, người dân vẫn chưa được dùng nước sạch đã qua xử lý trong nhà máy nước (gọi tắt lànước máy) mà vẫn tự khai thác từ nguồn nước mặt (ao, hồ, sông, suối) hoặc nguồn nước ngầm (giếng khoan, giếng đào…), có nơi vẫn còn phải hứng nước mưa để dùng.
Do môi trường bị ô nhiễm nên những nguồn nước kể trên thường nhiễm nhiều chất bẩn, đặc biệt là nhiềm vi sinh vật và ký sinh trùng. Chính vì thế, người dân Việt Nam, từ xa xưa, ông bà cha mẹ đã răn dạy nhau một nguyên tắc "ăn chin uống sôi" để đảm bảo sức khỏe.
Ngay cả nguồn nước đã qua xử lý (nước máy) cũng chưa thật đảm bảo an toàn như mong muốn vì hệ thống ống dẫn nước không hoàn toàn kín, khi đi qua các vùng đất bị ô nhiễm vẫn có thể bị tái nhiễm.
Do đó, việc đun sôi nước trước khi dùng vẫn là điều cần thiết đối với mỗi người và mỗi gia đình ở Việt Nam.
3) Cuối cùng, giải đáp câu hỏi: Nước đun sôi có tạo ra những chất gây ung thư do chất khử trùng clo "biến đổi" hay không?
Có người cho rằng "chất Clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm". Đây là cách suy đoán không có cơ sở khoa học.
Trên thế giới, người ta dùng khí Clo (Cl2) để khử trùng nước là rất phổ biến. Khí Clo được sục vào nước và là chất khử rất mạnh nên có thể tiêu diệt vi sinh vật và ký sinh trùng trong nước. Các nhà công nghệ thường cho dư khí clo để đảm bảo tiêu diệt triệt để vi sinh vật và ký sinh trùng có trong nước ngay cả khi nước được dẫn trên đường ống. Thậm chí, đến nơi sử dụng, người ta vẫn ngửi thấy mùi khí Clo thoát ra.
Nhưng khí Clo trong nước không thể tham gia phản ứng "halogen hóa hydrocacbon, chloroform" để trở thành chất gây ung thư!
Khi đun sôi nước, khí Clo sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài, hoàn toàn không để lại vết trong nước uống. Ngay cả khi người ta lấy nước từ vòi và đựng trong châu, ít phút sau, khí Clo cũng tự thoát hết ra ra ngoài.
Cho nên không thể nói rằng "chất clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm".
Xin hỏi: Khi dùng nước có Clo để luộc rau, nấu cơm, luộc thịt, khi trong đó có khối lượng chất hữu cơ gấp hàng nghìn lần chất hữu cơ trong nước máy, chẳng lẽ ăn cơm, ăn canh, ăn thịt sẽ là ăn cực kỳ nhiều chất chất nguy hiểm gây ung thư hay sao?
Thực sự, có thể nói đây là cách phát ngôn của những người thiếu hiểu biết!
Vì sao đáy ấm, đáy nồi thường có cặn, cặn này có hại hay không?
Trong nước thiên nhiên thường có chứa các muối kim loại kiểm (Ca, Mg…) nhưng chủ yếu là muối Canxi (CaCO3 và CaHCO3). Khi đun nóng nước, các muối này bị phân giải và tạo ra muối Canxi (CaCO3) kết tủa xuống đáy nồi.
Các cặn này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm cản trở việc truyền nhiệt khi đun nên nước lâu sôi.
Cần phải làm sạch lớp cặn bằng cách dùng chanh cọ sát vào đáy nồi hoặc dùng dấm lau trên lớp cặn ở đáy nồi. Không dùng dao hoặc vật cứng để cạy đè làm thủng nồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét