Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Truyền thông Trung Quốc điểm danh “vòng tròn hủ bại” trong quan trường

4 mins trước 9 lượt xem

Vừa qua, giới truyền thông ĐCSTQ đã chỉ ra tình trạng hủ bại do cấu kết lợi ích nhóm trong quan trường và chỉ rõ ông Lý Kiến Nghiệp (trái), cựu Thị trưởng Nam Kinh nằm trong “vòng bạn bè” với “Hội rượu Phần Dương” và cựu Phó Chủ tịch Ban Điều tiết chứng khoán Diêu Cương (Phải) (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Vừa qua, giới truyền thông ĐCSTQ đã chỉ ra tình trạng hủ bại do cấu kết lợi ích nhóm trong quan trường và chỉ rõ ông Lý Kiến Nghiệp (trái), cựu Thị trưởng Nam Kinh nằm trong “vòng bạn bè” với “Hội rượu Phần Dương” và cựu Phó Chủ tịch Ban Điều tiết chứng khoán Diêu Cương (Phải) (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)



Vừa qua, truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ ra tình trạng hủ bại do cấu kết lợi ích nhóm trong quan trường và khẳng định ông Lý Kiến Nghiệp (Ji Jianye), cựu Thị trưởng thành phố Nam Kinh,  nằm trong “vòng bạn bè” với “Hội rượu Phần Dương” và cựu Phó Chủ tịch Ban Điều tiết chứng khoán Diêu Cương (Yao Gang).
Ông Lý Kiến Nghiệp thuộc phe cánh của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, từng giúp ông Giang tu sửa phần mộ tổ tiên. “Hội rượu Phần Dương” và ông Diêu Cương có quan hệ mật thiết với gia tộc ông Lệnh Kế Hoạch.
Quan hệ giữa ông Lý Kiến Nghiệp và ông Diêu Cương
Ông Lý Kiến Nghiệp bị xử tù 15 năm vì tội tham ô. Ngày 15/12 vừa qua, Tân Hoa xã có bài báo dẫn lại lời kể của ông cựu Thị trưởng thành phố Nam Kinh rằng “quay đầu nhìn lại, những vấn đề chủ yếu của tôi xảy ra trong phạm vi quan hệ bạn bè hơn 20 năm qua”. Bài báo phân tích, qua việc điều tra các quan tham hủ bại có thể thấy hầu hết họ kéo bè kéo phái để dựa dẫm nhau về chính trị, lợi dụng nhau về kinh tế nhằm chuyển tài sản công thành tài sản tư…
Trong 13 điểm Tổ Tuần tra Trung ương tuần tra gần đây, có 5 điểm rơi vào “vòng tròn văn hóa”, một trong 5 lý do hủ bại nổi cộm của 26 doanh nghiệp Trung ương chính là “vòng tròn văn hóa”. Gần năm qua, trọng điểm kế hoạch “đả hổ diệt ruồi” đã tập trung vào “mạng lưới quan hệ” bất chính này.
Ngày 13/11 năm nay, trên trang mạng của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKLTW) đã đưa tin ông Diêu Cương, Phó Chủ tịch Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Trong năm nay đã có nhiều quan chức trong hệ thống chứng khoán bị điều tra, trong đó ít nhất 7 người nằm trong “vòng bạn bè” của ông Diêu Cương. Các vụ án đều có liên đới với nhau, quan to quan nhỏ liên kết tạo thành lợi ích nhóm để chia chác quyền lợi.
Có phân tích chỉ ra, việc giới truyền thông ĐCSTQ công khai điểm danh “vòng bạn bè” giữa ông Lý Kiến Nghiệp, “Hội rượu Phần Dương” và ông Diêu Cương là lời cảnh báo “vòng chính biến” do ông Giang Trạch Dân cầm đầu. Ông Lý Kiến Nghiệp là tâm phúc của ông Giang Trạch Dân; “Hội rượu Phần Dương” liên quan đến “Hội Tây Sơn” của ông Lệnh Kế Hoạch. Ông Diêu Cương, nhân vật chính trong “chính biến kinh tế” cũng nằm trong nhóm lợi ích với “Hội Tây Sơn”.
Các quan to Trung ương cấp phó của quốc gia trở lên đã ngã ngựa bị giới quan sát gọi là “tân Tứ nhân bang” (bang chủ Giang Trạch Dân) gồm: Tô Vinh, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu.
Quan hệ giữa ông Lý Kiến Nghiệp và ông Giang Trạch Dân
Theo giới quan sát phân tích, ông Lý Kiến Nghiệp có quan hệ mật thiết với ông Giang Trạch Dân. Mỗi khi ông Giang Trạch Dân về quê đều có ông Lý Kiến Nghiệp hộ tống. Ông Lý từ vị trí Bí thư thành phố Côn Sơn (Tô Châu) chuyển về Dương Châu chính là do ông Giang cất nhắc. Bố vợ của ông Lý Kiến Nghiệp là ông Cao Đức Chính (Gao Dezheng), cựu Phó Tỉnh trưởng Giang Tô, cũng từng giữ chức Bí thư thành phố Dương Châu, là người có quan hệ thân với ông Giang Trạch Dân.
Vào năm 2008, ông Giang Trạch Dân từng âm thầm lên núi lễ Phật ở khu phong cảnh núi Lang thuộc Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Sau đó ông Giang đã nhờ ông Lý Kiến Nghiệp xây dựng một khu phong cảnh bí mật tại quê hương Dương Châu ở Giang Tô. Khu phong cảnh được bảo vệ nghiêm mật, người ngoài không thể vào được. Một phần của khu phong cảnh này là khu vực phần mộ tổ tiên của ông Giang Trạch Dân, toàn bố cục phỏng theo Nhà hát lớn Quốc gia ở Bắc Kinh.

Bộ Giáo dục Việt nam, muốn giải tán Bộ môn Lịch sử. Đâu là nguyên nhân.

Nguyễn Tiến Dân                                


 1-Lịch sử, là một bộ môn khoa học. Nó nghiên cứu, về quá khứ. Đặc biệt, là những sự kiện, liên quan đến con người. Thời gian, là 1 dòng chảy kéo dài và, bất tận. Lịch sử, cũng vậy. Nó phản ánh, sự thực khách quan. Nó không phụ thuộc, vào ý chí của 1 người, hay của 1 nhóm người nào đó. Và, chưa bao giờ, người ta viết Lịch sử, theo kiểu cóc nhảy. Đó, là sự khác nhau cơ bản, giữa Lịch sử và Truyền thuyết.
2-Chuyện xưa, kể rằng:
Tề Trang công, là kẻ hôn Quân – vô Đạo. Cung tần – mĩ nữ, ông ta thiếu gì. Nhưng, hễ nhìn thấy gái đẹp, là ông mờ mắt. Ông gác sang một bên, cái danh giá của mình, để cắm đầu vào. Ông tư thông, với cả nàng Đường Khương, vợ tướng quốc Thôi Trữ, thuộc hạ thân tín nhất của mình. Can ngăn mãi, không được. Thôi Trữ, bèn lập mưu, để giết đi.
Từ xưa đến nay: Khi cành bị sâu, người ta chặt cành, để cứu gốc – Khi gốc bị sâu, người ta nhổ cây, để cứu vườn – Khi cả vườn bị sâu, người ta hủy vườn, để cứu mùa màng.
Nguyên thủ của Quốc gia, dâm loạn và hủ bại, nhất thiết phải bị phế trừ. Để, giữ thể diện, cho Quốc gia và giữ kỉ cương, cho bá tánh. Có thể phế trừ, bằng thanh gươm – Có thể phế trừ, bằng lá phiếu của cử tri.

Vì sao nhiều người giàu Trung Quốc đột nhiên trở nên bần cùng?

24 hours trước 5,225 lượt xem

(Ảnh: Rúriko Mata-Banegas/Flickr)
(Ảnh: Rúriko Mata-Banegas/Flickr)
Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc có lan truyền rầm rộ một bài viết với tựa đề: “Trung quốc phú nhân khai thủy tiến nhập phản bần kỳ”(Tạm dịch: “Người giàu có ở Trung Quốc bắt đầu rơi vào cảnh nghèo đói”). Theo bài viết, trong 3 năm tới, Trung Quốc sẽ có một đợt bùng phát người nghèo.
Bài viết còn chỉ ra rằng, hiện tại, Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều dấu hiệu người giàu có rơi vào cảnh bần cùng. Ví dụ: Những người kinh doanh bắt đầu tiến vào chu kỳ lỗ vốn, những doanh nhân sắp bị phá sản đã bắt đầu tháo chạy thậm chí tự sát…
Vậy, nguyên nhân nào khiến những người giàu có ở Trung Quốc rơi vào cảnh bần cùng? Dưới đây là những bức ảnh tiết lộ cho mọi người nguyên nhân của hiện tượng này.
1. Khủng hoảng của thị trường chứng khoán Trung Quốc khiến nhiều người bị phá sản
Nhiều người Trung Quốc giàu có trở thành người chỉ còn hai bàn tay trắng (Ảnh: Interner)
Nhiều người Trung Quốc giàu có trở thành người chỉ còn hai bàn tay trắng (Ảnh: Interner)
2. Suy thoái kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp lỗ vốn
Từ khi kinh tế suy thoái, rất nhiều doanh nghiệp bị rơi vào cảnh lỗ vốn (Ảnh: Internet)
Từ khi kinh tế suy thoái, rất nhiều doanh nghiệp bị rơi vào cảnh lỗ vốn (Ảnh: Internet)
3. Góp vốn phi pháp khiến số tiền bao nhiêu năm cực khổ làm ra bị lừa hết

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Cố tình hoãn luật biểu tình: Bộ Công an vi phạm tắc trách công vụ

Vào tháng 12/2015, Bộ công an lại đề nghị hoãn luật biểu tình với lý do “dự luật biểu tình đã được xây dựng xong, đã xin ý kiến các bộ ngành liên quan, nhưng một số vấn đề có tính chất nhạy cảm thì các bộ liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp chưa cho ý kiến”.

Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam

Như vậy, đây là lần thứ hai trong năm nay Bộ công an đề nghị hoãn luật biểu tình. Vào lần trước, Bộ công an cũng nại ra lý do: “Trong quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như khái niệm “biểu tình”, “quyền tự do biểu tình”, “nơi công cộng”, “tụ tập đông người”…; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mittinh, biểu tình do Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không); vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình…”.

Cố tình hoãn luật biểu tình: Bộ Công an vi phạm tắc trách công vụ

Vào tháng 12/2015, Bộ công an lại đề nghị hoãn luật biểu tình với lý do “dự luật biểu tình đã được xây dựng xong, đã xin ý kiến các bộ ngành liên quan, nhưng một số vấn đề có tính chất nhạy cảm thì các bộ liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp chưa cho ý kiến”.

Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam

Như vậy, đây là lần thứ hai trong năm nay Bộ công an đề nghị hoãn luật biểu tình. Vào lần trước, Bộ công an cũng nại ra lý do: “Trong quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như khái niệm “biểu tình”, “quyền tự do biểu tình”, “nơi công cộng”, “tụ tập đông người”…; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mittinh, biểu tình do Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không); vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình…”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chia rẽ về Biển Đông do sợ thua kiện Philippines?

Tranh luận nội bộ cho thấy các quan chức ngoại giao Trung Quốc lo ngại trường hợp Philippines thắng vụ kiện này sẽ khiến Trung Quốc bẽ mặt trước dư luận.

                                           Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: AP.

Bloomberg ngày 18/12 đưa tin, một cuộc tranh luận đã nổ ra trong nội bộ Bộ Ngoại giao Trung Quốc xung quanh cách ứng phó với vụ Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Điều này làm phức tạp thêm những nỗ lực của ông Tập Cận Bình trong việc xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc.

Tìm hiểu về Y học Hàn Quốc

CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong khi Hàn Quốc trở nên nổi tiếng với mỹ phẩm, món kim chi, nhạc K-pop, thì hầu như rất ít người biết đến nền Y học nước này.

đông y, y học truyền thống, y học phương Tây, y học cổ truyền Trung Quốc, y học cổ truyền Hàn Quốc,
Y học Hàn Quốc có hiệu quả trong trị liệu các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa, giảm đau, da liệu, nhi khoa, phụ khoa, bệnh tâm thần và nhiều hơn nữa. (nilanewsome/iStock)
Theo chuyên gia khoa châm cứu James Shinol, gần đây ông đã đến Hàn Quốc để tìm hiểu về y học của nước này, ông phải đến đây bởi vì so với số lượng bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc di cư sang Mỹ, thì số lượng bác sĩ y học cổ truyền Hàn Quốc có mặt là rất nhỏ.
Tuy nhiên, theo ông hiện Y học Hàn Quốc đang bắt đầu phát triển theo cách riêng của nó. Vì vậy, người phương Tây có thể được tiếp xúc nhiều hơn.
Shinol là trưởng khoa Đông y sau đại học tại Đại học Y tế chuyên nghiệp New York, và chủ tịch tiền nhiệm của Hội Châm cứu New York, là một trong những người Mỹ đầu tiên được Hàn Quốc mời tham dự hội thảo 10 ngày về y học Hàn Quốc. Lịch trình chuyên sâu của các bài giảng và kinh nghiệm thực tế đã giúp ông có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về những phương pháp khác biệt của y học Hàn Quốc, và ông đã chia sẻ những gì ông biết được với Epoch Times.
Epoch Times: Vậy Y học Hàn Quốc là gì?

Chữ Tín trong tư tưởng đạo đức Trung Hoa cổ đại

Tác giả: Leo Timm, Epoch Times | Dịch giả: Hoàng Anh

iStock_000033080010_Large-676x450
(XiXinXing/iStock.com)
Đương thời, Đức Khổng Tử truyền giảng Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Trong Luận ngữ, ngài cũng giảng rằng: “Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bổn dư” (Hiếu đễ là cái gốc của đức Nhân).
Khổng giáo coi gia đình là cái gốc của quốc gia, “tề gia” rồi mới nói đến chuyện “trị quốc”, đây cũng chính là điểm cốt lõi trong tư tưởng triết học và xã hội của Trung Quốc. Những giáo huấn của Khổng Tử xuất phát từ truyền thống tôn giáo cổ xưa, khi con người thể hiện sự tôn sùng tuyệt đối với trời đất, cũng chính là tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa Trung Quốc.

Giấc mơ Xã hội của nghĩa ở Venezuela đã đến hồi kết thúc?

Tác giả: Iñaki Sagarzazu | Dịch giả: X Toàn

Một liên minh các đảng đối lập gồm trung tả, ôn hòa, cánh hữu đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội Venezuela – tạo nên một cuộc dịch chuyển quyền lực gây chấn động ở quốc gia này.
Chiến thắng trên đã kết thúc hai thập kỷ nắm quyền của chính phủ xã hội chủ nghĩa. Liên minh Thống nhất Dân chủ đã giành đa số ghế tại quốc hội sau khi họ đưa ra các hứa hẹn thay đổi xã hội và kinh tế.
Chính phủ sẽ tiếp tục một thời gian nữa vì Tổng thống Nicolás Maduro là người nắm quyền hành pháp, nhưng chiến thắng cách biệt của phe đối lập là một tín hiệu rõ rệt cho một cuộc trưng cầu dân ý bãi miễn có thể được diễn ra vào năm 2016.

Điều gì ẩn sau mối quan hệ “ấm nồng” giữa Nga và Trung Quốc?

(Quốc tế) - Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Trung Quốc đánh dấu 20 năm Hội nghị thượng đỉnh song phương hàng năm và 16 năm diễn ra các cuộc gặp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Hơn một nửa nước Nga rộng lớn thuộc châu Á, là nhà của 22% dân số nước này.
Theo nhà lịch sử người Pháp Max Gallo, 200 năm trước, khi Napoleon lên cơn thịnh nộ, đã đánh đuổi Đại đế Alexander I và người dân Liên Xô ra khỏi châu Âu, buộc họ phải nối dài mảnh đất sang châu Á.
Và đó cũng chính là nơi Napoleon mất đi đế chế của mình. Người Nga không chỉ giành chiến thắng trong cuộc chiến năm 1812 mà họ còn bắt đầu định cư và phát triển cuộc sống.