Một liên minh các đảng đối lập gồm trung tả, ôn hòa, cánh hữu đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội Venezuela – tạo nên một cuộc dịch chuyển quyền lực gây chấn động ở quốc gia này.
Chiến thắng trên đã kết thúc hai thập kỷ nắm quyền của chính phủ xã hội chủ nghĩa. Liên minh Thống nhất Dân chủ đã giành đa số ghế tại quốc hội sau khi họ đưa ra các hứa hẹn thay đổi xã hội và kinh tế.
Chính phủ sẽ tiếp tục một thời gian nữa vì Tổng thống Nicolás Maduro là người nắm quyền hành pháp, nhưng chiến thắng cách biệt của phe đối lập là một tín hiệu rõ rệt cho một cuộc trưng cầu dân ý bãi miễn có thể được diễn ra vào năm 2016.

Kêu gọi thay đổi

Cuộc bầu cử vừa qua được tiến hành để bầu ra 167 thành viên quốc hội nhiệm kỳ 2016-2020 – nhưng nhiệm kỳ cũng có thể kéo dài thêm. Cuộc bầu cử vừa rồi là một lần sát hạch cho những chiến lược chính trị của hai phe chính trị đối lập về tư tưởng.
Tỷ lệ ủng hộ chính phủ hiện tại là rất thấp, tỷ lệ ủng hộ tổng thống Maduro cũng vậy. Nền kinh tế rơi vào suy thoái và lạm phát có thể lên tới 100 phần trăm. Thực phẩm, dược phẩm, và các mặt hàng thiết yếu khác bị thiếu hụt; mất an ninh và tham nhũng đang ở mức cao kỷ lục.
Phản ứng của chính phủ đối với những vấn đề kể trên là cố kiểm soát các phương tiện thông tin truyền thông và đàn áp những chính trị gia và các thương gia đối lập.
Phản ứng của chính phủ đối với những vấn đề kể trên là cố kiểm soát các phương tiện thông tin truyền thông và đàn áp những chính trị gia và các thương gia đối lập. Những công dân nghèo hơn – những người có truyền thống ủng hộ chính phủ xã hội chủ nghĩa – cũng đang cảm nhận được sự căng thẳng, họ đang bị mất đi những đặc quyền được cấp thêm cho họ dưới thời cựu tổng thống Hugo Chávez, như là hỗ trợ giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và các thị trường thực phẩm phụ thêm.
Nhận thấy tình cảnh của người nghèo đã ngày càng xấu đi từ khi ông Chávez qua đời năm 2013, trong chiến dịch bầu cử vừa rồi, chính phủ đã thường xuyên sử dụng hình ảnh của vị tổng thống quá cố mỗi khi có thể. Ông Maduro, được biết đến rộng rãi là không thể so sánh với  người tiền nhiệm.
Chiến lược tranh cử dựa trên quá khứ tốt đẹp của chính phủ xã hội chủ nghĩa có thể đã thuận lợi nếu tình hình kinh tế hiện tại tốt hơn, khi xét đến việc vẫn có nhiều người coi họ là những người ủng hộ ông Chávez. Nhưng với tình cảnh hiện nay, chiến lược đó là không đủ để đánh bại những hứa hẹn thay đổi đưa ra từ phe đối lập.

Quyền lực mới

Hiện nay, phe đối lập đã nắm quyền phê chuẩn, và cả bác bỏ các điều luật và xét duyệt phó tổng thống và các bộ trưởng. Họ có thể phê chuẩn một dự thảo cải cách hiến pháp (mà có thể sau đó cần một cuộc trưng cầu dân ý để được ban hành) có thể thay đổi các phần cụ thể trong Hiến Pháp – như là tái đề xuất về giới hạn nhiệm kỳ.
Họ thậm chí có thể kêu gọi một hội nghị lập hiến mới, một sự kiện cho phép viết lại toàn bộ hiến pháp quốc gia. Nhiều thành phần cấp tiến hơn trong phe đối lấp tuyên bố rằng cách giải quyết tốt nhất các vấn đề của Venezuela chính là viết lại toàn bộ hiến pháp, mặc dù công chúng có thể ít nhiệt thành hơn với nó.
Thêm nữa, Hội đồng Quốc gia mới có quyền bãi miễn các quan tòa của Tòa án tối cao, Hội đồng Bầu cử, và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, điều này có thể dịch chuyển cán cân quyền lực rời xa chính phủ hơn nữa.
Phe đối lập hiện nay có cơ hội thể hiện sự thắng thế chính trị bằng việc hướng tới những thỏa hiệp với chính phủ để thực hiện các thay đổi xã hội và kinh tế mà họ đã hứa.
Với vị thế đa số của họ trong quốc hội, họ có thể cho mọi người thấy cầm quyền tốt là như thế nào. Họ có thể bắt đầu bằng việc tẩy chay các sách lược lưu manh được sử dụng bởi chính phủ trong cơ quan lập pháp trong năm năm vừa qua, và ủng hộ tranh luận chính trị theo hướng văn minh.
Tuy nhiên, phe đối lập cũng muốn thực hiện một sự thay đổi trong chính phủ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý về tổng thống, có thể nó có nghĩa là những chiến thuật có tính công kích lớn hơn đang được chuẩn bị. Họ cần một lượng chữ ký đáng kể từ công chúng để thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu.
Hiện nay, cơ hội chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống của phe đối lập đang rất rõ ràng, cuộc đua đáng chú ý sẽ diễn ra giữa những người đứng đầu phe này. Cụ thể, có ba cái tên nổi bật làHenrique Capriles, người đã hai lần tranh cử tổng thống, Leopoldo López, người hiện đang ở trong tù nhưng sẽ sớm được tự do, và María Corina Machado, một đảng viên tích cực của cánh cấp tiến trong liên minh đối lập.
Nhiệm vụ của ông Chuo Torrealba, thư ký của liên minh, là duy trì sự thống nhất các đảng phái trên một chiến lược rõ ràng thay vì cạnh tranh quyền lực và tạo ảnh hưởng.

Kết quả tập hợp trước khi tất cả các phiếu được kiểm (Nguồn: Yvpolis/Twitter.com). PSUV – Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela, MUD – Liên minh Phòng trào Thống nhất Dân chủ (MUD), Seats – số ghế trong quốc hội.
Kết quả tập hợp trước khi tất cả các phiếu được kiểm (Nguồn: Yvpolis/Twitter.com). PSUV – Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela, MUD – Liên minh Phòng trào Thống nhất Dân chủ (MUD), Seats – số ghế trong quốc hội.

Phe xã hội chủ nghĩa vẫn chưa phải hoàn toàn hết cơ hội

Quyền lực của chính phủ bị sứt mẻ đáng kể nhưng ít nhất họ có thể cố gắng tận dụng những mặt tích cực từ những kết quả bầu cử này, hướng tới sự chuyển biến tốt hơn. Về cơ bản, họ có thể phản đối các chỉ trích quốc tế về xu hướng ngày càng độc đoán của họ bằng việc chỉ ra rằng họ đã cho phép tình huống hiện nay (phe đối lập thắng thế) diễn ra. Nếu phe đối lập đạt được sự thay đổi xã hội và kinh tế chủ yếu, chính phủ có thể cũng có công trạng trong đó.
Và nếu phe đối lập không thực hiện được lời hứa thay đổi, chính phủ có thể dùng thất bại của họ để có thêm sự ủng hộ từ phía nhân dân vốn đang giảm sút. Phe đối lập cần cẩn thận với sự chia rẽ đang diễn ra, với những người bằng lòng thỏa hiệp với chính phủ và những người không bằng lòng– sẽ chỉ làm chính phủ mạnh mẽ lên.
Vậy nên, có động cơ cho cả hai phía, chính phủ và phe đối lập, về việc hợp tác và cả những điều có thể gây ra tình trạng lộn xộn. Và cả hai phía đã học được một bài học từ cuộc tranh đấu này. Đối với phe đối lập, kết quả bầu cử cho thấy sự tham gia vào những cuộc bầu cử có thể mang lại sự thay đổi thật sự. Còn đối với chính phủ, kết quả đó nói lên rằng việc tranh đấu liên tục mà không giải quyết được vấn đề không phải là chiến lược có thể duy trì quyền lãnh đạo.
Iñaki Sagarzazu là một giảng viên về chính trị tương đối ở trường University of Glasgow ở Anh Quốc. Nguyên gốc bài báo được đăng trên trang TheConversation.com.
Quan điểm được thể hiện trong bài viết là của riêng tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.