Ông Li Muzi (31 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị bắn chết sáng 26.11 khi vừa dắt xe ra khỏi nhà vợ ở K184/22 Nguyễn Duy Hiệu, TP.Đà Nẵng.

Sáng 30.12, Công an TP.Đà Nẵng cho hay chiều nay (30.12) cơ quan này sẽ tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra vụ nổ súng giết người Trung Quốc gây chấn động dư luận hơn tháng qua tại TP.Đà Nẵng.
Trước đó, tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng, cũng như trong buổi gặp mặt các cán bộ quân đội nghỉ hưu, vụ việc này đã được mang ra mổ xẻ.
Nguyên nhân ban đầu được cơ quan chức năng xác định là nạn nhân người Trung Quốc đến Đà Nẵng kinh doanh nhưng có mâu thuẫn trong việc làm ăn, dẫn đến thanh toán lẫn nhau.
Hiện Công an TP.Đà Nẵng đã bắt được nghi phạm, chiều nay 30.12 sẽ công bố cho dư luận. 
Như Thanh Niên đã thông tin, năm 2012, Li Muzi nhập cảnh vào Việt Nam, quan hệ tình cảm với chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga, có con nhưng không đăng ký kết hôn.
Sau đó, Li Muzi nhờ Nga thành lập công ty, rồi Li thuê một cựu sinh viên Trung Quốc từng học tại Đà Nẵng, cả hai núp bóng công ty này đưa khách Trung Quốc vào Đà Nẵng du lịch trái phép.
Li còn móc nối với một sỗ chuỗi nhà hàng, cửa hàng lưu niệm để tạo đường dây khép kín, chặt chém khách, tung tin đồn nói xấu cửa hàng đối thủ.
Li từng bị xử phạt, buộc xuất cảnh trước thời hạn.
Nguyễn Tú


Trung Quốc ngang nhiên điều thêm tàu chiến tới Biển Đông




Dân trí Trung Quốc đã điều thêm 3 tàu hải quân, trong đó có 1 tàu trinh sát, tới đồn trú ở Biển Đông, truyền thông địa phương cho biết ngày 29/12.
 >> Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 tới vị trí thăm dò mới ở Biển Đông
 >> Biển Đông dậy sóng cuối năm
 >> Hải quân Trung Quốc diễn tập đối kháng thực binh ở Biển Đông


Tàu trinh sát được bổ sung vào Hạm đội Hải Nam của Trung Quốc hôm 26/12. (Ảnh: PLA)
Tàu trinh sát được bổ sung vào Hạm đội Hải Nam của Trung Quốc hôm 26/12. (Ảnh: PLA)
Theo Navy Today, tạp chí chính thức của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), các tàu này gồm tàu vận tải và hỗ trợ Luguhu, tàu trinh sát điện tử Haiwangxing (hay còn gọi là Neptune)  và tàu khảo sát Qianxuesen. Ba tàu này được bổ sung vào Hạm đội Hải Nam và đồn trú tại Biển Đông từ ngày 26/12.
Cũng theo tạp chí này, tàu trinh sát có thể triển khai nhiệm vụ tuần tra dưới bất cứ điều kiện thời tiết nào. Tàu trinh sát điện tử trên có trọng lượng choán nước là 6.096 tấn, chiều dài 130 mét và có thể chở 250 thủy thủ, 1 trực thăng tầm trung. Tàu được trang bị 3 khẩu pháo với cỡ nòng loại 37mm và 14,5mm.
Trong khi đó, tàu hỗ trợ Luguhu có thể hỗ trợ các dịch vụ y tế trên biển, tàu khảo sát chủ yếu làm nhiệm vụ khảo sát, quan sát khí tượng hải dương ngoài khơi trong thời gian dài, và cung cấp dữ liệu cơ bản cho việc bảo đảm an toàn hàng hải và nghiên cứu.
Động thái tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
Ngoài tăng cường sức mạnh hải quân, Trung Quốc cũng được cho là tiếp tục tăng cường lực lượng không quân. Tân Hoa Xã ngày 27/12 đăng một bức ảnh một máy bay giống loại máy bay tàng hình J-20 và cho biết Trung Quốc có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ J-20 sau giai đoạn thử nghiệm.
Minh Phương
Tổng hợp


(Pháp luật) - Chưa bao giờ số vụ sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng (TPCN) giả, kém chất lượng lại được phát hiện và xử lý nhiều như năm nay, thậm chí khoảng 50% sản phẩm TPCN được kiểm tra trên thị trường có vi phạm về chất lượng. Đáng chú ý, phần lớn mặt hàng TPCN giả, kém chất lượng đều nhập lậu từ Trung Quốc, được thay bao bì, nhãn mác rồi bán… đắt hơn cả hàng thật.

Phần lớn thực phẩm chức năng giả nhập lậu từ Trung Quốc
Lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện rất nhiều vụ buôn bán, vận chuyển thực phẩm chức năng giả với số lượng lớn.
Hàng giả bán đắt hơn hàng thật
Tại hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng sử dụng TPCN” do Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu gian lận thương mại hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế phối hợp với Báo Lao động tổ chức ngày 29/12, Cục ATTP cho biết, hiện nay hơn 60% số sản phẩm TPCN được sản xuất trong nước, hơn 30% còn lại được nhập khẩu. Nhu cầu sử dụng TPCN gia tăng rất nhanh và ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trong sản xuất, kinh doanh TPCN rất đáng lo ngại, đã có không ít vụ người tiêu dùng phải nhập viện điều trị vì sử dụng phải TPCN giả.
TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP cho biết, qua thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về TPCN thời gian qua, những vi phạm phổ biến nhất là: sản xuất, kinh doanh TPCN không đúng chất lượng đã được công bố; quảng cáo TPCN sai sự thật, cường điệu hóa công dụng của TPCN; sản xuất TPCN ở nơi không đảm bảo vệ sinh… Trong năm 2015, chỉ tính riêng Cục ATTP đã phát hiện vi phạm và xử lý 251 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN với tổng số tiền phạt lên tới trên 4,5 tỷ đồng. Ngay trong tuần này, Cục ATTP đang hoàn thiện hồ sơ xử lý thêm 18 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TPCN có sai phạm. “Chưa năm nào Cục ATTP phát hiện, xử lý số cơ sở sai phạm về ATTP nói chung, TPCN nói riêng nhiều đến vậy” – ông Nguyễn Thanh Phong nói.
Ông Trần Hùng – Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết thêm, chỉ trong 3 tháng gần đây, từ 15/7 đến 15/10, cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý 3.823 vụ việc vi phạm liên quan đến dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN; thu nộp ngân sách Nhà nước 22,319 tỷ đồng; khởi tố 4 vụ án hình sự với 5 đối tượng. Đơn cử như vụ thu giữ 20 tấn TPCN giả, có nhiều thành phần không đúng theo công bố tại Hà Nội hay vụ thu giữ 12 tấn TPCN giả, không rõ nguồn gốc tại TP.HCM… Phần lớn các mặt hàng TPCN làm giả, kém chất lượng đều được nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, về đến Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và mang đi tiêu thụ. Đáng nói, những sản phẩm làm giả này được bán ra thị trường với giá cao hơn hàng thật.
Đánh trúng tâm lý người tiêu dùng
Theo nhận định của PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế – chuyên gia cao cấp về dược phẩm, thiếu định nghĩa chính xác, thống nhất và quy chế quản lý khác nhau, thiếu sự hòa hợp giữa các quốc gia… chính là những yếu tố góp phần làm cho thị trường TPCN rối loạn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như nước ta – nơi mà quy mô của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún, không đảm bảo về khoa học công nghệ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thấp.
Phân tích thêm về lý do TPCN giả, nhái tại thị trường nước ta chiếm số lượng lớn đến vậy, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ – Bộ Công Thương cho biết, một phần vì nhận thức của người dân về TPCN còn hạn chế. “Rất nhiều người có tâm lý chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh bằng các phương thức truyền miệng, nghe nói cái gì tốt cũng sẵn sàng mua về sử dụng ngay mà không tìm hiểu kỹ. Lợi dụng tâm lý đó, các nhà sản xuất, kinh doanh TPCN vì lợi nhuận mà bất chấp đạo đức, pháp luật, quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng của TPCN khiến người dân bị ảo tưởng. Thực tế TPCN chỉ có một số chức năng nhất định chứ không phải thuốc chữa bách bệnh và nếu lạm dụng sẽ lợi bất cập hại. Do vậy, bên cạnh việc kiểm soát, cần tăng cường tuyên truyền cho nhân dân hiểu đúng, dùng đúng TPCN” – ông Nguyễn Phú Cường nói.
PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN phân tích: “TPCN chỉ là đồ ăn thức uống cung cấp các chất dinh dưỡng nhưng nhiều hãng lại quảng cáo, công bố như một thần dược, chẳng hạn: Nutricep mạnh gấp 3 lần Đông trùng hạ thảo tự nhiên; làm ngừng sản xuất Cholesterol xấu ở trong gan; làm sạch đường ruột… như thế là rất nguy hiểm”. Ông Trần Đáng tha thiết đề nghị cơ quan chức năng sớm ban hành tiêu chuẩn về TPCN và cho rằng phải có tiêu chuẩn thì mới có thể kiểm soát được.
(Theo An Ninh Thủ Đô)