Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Lý tưởng của người Trung Quốc cổ đại nhưng các nước tư bản lại thực hiện


Thời Xuân Thu Chiến Quốc, trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đua nở: Nho gia chủ trương “hành nhân chính”, “dân vi quý”; Đạo gia chủ trương “vô vi nhi trị”; Pháp gia chủ trương “dĩ pháp vi giáo”; Mặc gia chủ trương “kiêm tương ái, giao tương lợi”. Tuy không chủ trương của nhà nào gọi là hoàn hảo, nhưng mỗi nhà có chỗ hay của họ.
Nếu lấy mặt tốt để bàn thì có thể thấy: Nho gia hy vọng người thống trị tốt hơn với dân; Đạo gia muốn chính phủ không phải làm gì cả; Pháp gia thì đòi dùng luật trị nước; Mặc gia muốn xã hội công chính, bình đẳng, mọi người cùng hưởng lợi và yêu thương nhau.

Điểm hạn chế của triết học Trung Quốc cổ đại là: tuy họ đề ra những lý tưởng chính trị xã hội giản dị, nhưng phải xây dựng chế độ quốc gia như thế nào để thực hiện được những lý tưởng này thì dường như chưa có tính toán chu đáo, họ chủ yếu chỉ gửi gắm vào người thống trị, đặc biệt là hy vọng ý thức tự giác của quân vương. Đương nhiên, nguyên nhân do việc ghi chép sử thường phải sửa đổi theo sở thích của người thống trị, vì thế hiện chúng ta cũng khó mà biết được người xưa liệu có đưa ra những chủ trương nào hay hơn nữa trong xây dựng chế độ quốc gia hay không.
Nhưng bất luận thế nào, các bậc tiên hiền xưa cũng khiến chúng ta phải kính nể. Dù sao thì vào hàng ngàn năm trước, họ được sống trong một thời đại tương đối mở và có tự do tư tưởng nhất định, vì thế đã cống hiến cho đời nhiều lý tưởng và tinh hoa chính trị.

Toàn bộ những lý tưởng này hiện nay đang được “xã hội tư bản chủ nghĩa” vốn được ĐCSTQ tuyên truyền là gian ác, thực hiện. Còn những loại không phải “xã hội tư bản chủ nghĩa gian ác”, ví như Triều Tiên thường ca bài “toàn thế giới đều ngưỡng mộ chúng tôi” thì không thực hiện lý tưởng này.

Vậy tại sao “xã hội tư bản chủ nghĩa gian ác” lại đang thực hiện những lý tưởng tốt đẹp mà người Trung Hoa cổ đại đề ra từ hàng ngàn năm trước?
Rất đơn giản, vì chính trị dân chủ biến “hành nhân chính” trở thành điều bắt buộc của chính quyền chứ không phải dựa vào sự tự giác của kẻ cầm quyền. Bạn không hành nhân chính, không cư xử tốt với dân thì cuối cùng sẽ bị dân đuổi ra khỏi vũ đài. Dưới thể chế này, vận mệnh của quan nằm trong tay dân, dùng chế độ thiết thực để bảo đảm “dân vi quý”.
Với kinh tế thị trường, chính phủ là nhỏ xã hội là lớn, để “vô vi nhi trị” trở thành hiện thực. Dĩ nhiên ngày nay, chính trị dân chủ và kinh tế thị trường, không phải chính phủ không quản lý gì. Nhưng nó chỉ quản những gì pháp luật quy định nhất định phải quản, và phải quản thật tốt; những gì pháp luật không cho nó làm thì nó không nhúng tay vào. Đây gọi là Pháp trị.
Việc thực hiện các giá trị phổ quát, thực hiện “chính trị nhân từ” (nhân chính) cũng là thúc đẩy công chính, bình đẳng và hài hòa của xã hội.
Hiển nhiên, chính trị dân chủ hiện đại tốt hơn so với xã hội trong lý tưởng của người Trung Quốc cổ đại, vì Trung Quốc cổ đại gửi gắm hy vọng vào tính tự giác của quân vương, còn quốc gia chính trị dân chủ là dùng pháp luật và chế độ để bảo đảm toàn xã hội phải làm như thế, không như thế thì không được.

Từ đó mà nhìn, một chế độ tốt là mãi mãi đáng tin cậy hơn so với một hoàng đế tốt hoặc vị quan tốt.

Những thứ như: dân chủ, pháp trị, công bằng, chính nghĩa, chính phủ nhỏ xã hội lớn, tuy đa số đều đã có từ thời cổ đại ở Trung Quốc, thế nhưng dường như hàng ngàn năm qua Trung Quốc lại không tìm được con đường thiết chế hóa để thực hiện những lý tưởng này. Nhưng rất nhiều nước như Anh, Mỹ, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Sĩ, Canada, Australia… lại tìm và thực hiện được. Việc Trung Quốc không tìm ra và thực hiện được là vì bị lý thuyết của ngoại lai du nhập từ Liên Xô cũ kéo vào trong con hẻm đen tối. Sau đó, quốc gia của họ đã lén lút chuồn ra, còn Trung Quốc vẫn tiếp tục ở lại trong con hẻm tối đen đó.
Hiện nay, lối thoát duy nhất của Trung Quốc là chạy nhanh ra khỏi con hẻm tăm tối này để được nhìn thấy ánh sáng.

Theo Dụ Bồi Vân, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm:

Không có nhận xét nào: