Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Trung Quốc giúp đường sắt tốc độ cao:Lạng Sơn nói tốt quá

(Tin tức thời sự) - Việc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) muốn đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn là một tín hiệu quá đáng mừng. 

Thúc đẩy phát triển mạng lưới giao thông vận tải
Phía chính quyền tỉnh Quảng Tây cho rằng đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn của Việt Nam đang khai thác đối với cả tàu khách và hàng hóa tốc độ không cao, hiệu quả chưa được như mong muốn.
Nên đã đề xuất với về một tuyến đường sắt tốc độ cao chạy từ Lạng Sơn tới Hà Nội với tốc độ chạy tàu 200km/h. Tỉnh bạn cũng cho biết sẽ thu xếp vốn nếu dự án đường sắt tốc độ cao được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 28/12, ông Lý Vinh Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Đây mới chỉ là đề xuất trong một buổi gặp gỡ xã giao giữa lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây, chưa có đề án hay quan điểm rõ ràng. Như vậy, có triển khai thực hiện hay không chúng tôi còn phải xin ý kiến của Chính phủ.
Thế nhưng, chủ trương của tỉnh và cả nước đều là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông. Hợp tác xây dựng đường sắt thì cần phải xem xét cụ thể, khi có dự án".
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Đại - Quyền Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Chúng tôi cũng đã nhận được thông tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn, nó sẽ thúc đẩy việc phát triển vận tải hàng hóa từ các tỉnh qua địa bàn Lạng Sơn, từ lượng hành khách cho đến hàng hóa.
Đồng thời, sẽ thúc đẩy việc giao thông vận tải thuận tiện, phát triển tốt hơn. Bởi vì, hiện nay, số lượng vận chuyển hàng hóa qua tỉnh Lạng Sơn vẫn chủ yếu là đường bộ, còn đường sắt thì vô cùng ít.
Trung Quoc giup duong sat toc do cao:Lang Son noi tot qua
Tỉnh Quảng Tây muốn đầu tư vốn xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Mặt khác, vì hoạt động chưa hiệu quả, nên vận tải bằng đường sắt đang chiếm thị phần rất nhỏ và nhiều bất cập. Cho nên, việc điều chỉnh lại cơ cấu, nâng cao chất lượng vận tải đường sắt lên là chủ trương đang được nhà nước cũng như lãnh đạo tỉnh quan tâm".
Thế nhưng, theo ông Đại, tất cả mới chỉ là ý tưởng đề xuất chưa có đề án cụ thể, nên chưa biết tổ chức thực hiện ra sao, cũng có thể họ sẽ đầu tư vốn còn chúng ta tự thuê nhà thầu xây dựng.
"Với địa phương chúng tôi hoàn toàn ủng hộ về chủ trương, sẽ có những ý kiến góp ý về dự án này nếu chính thức đầu tư, sao cho hiệu quả nhất. Thiết nghĩ chúng ta nên quản lý và có biện pháp đầu tư cụ thể, tránh những tiêu cực như các dự án khác", ông Đại nhấn mạnh.
Tăng thêm lượng khách du lịch
Nhìn nhận ở góc độ phát triển du lịch, ông Hoàng Văn Páo - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn cho rằng: "Đây là một tin tốt, rất tốt, bởi vì, hiện nay xu hướng khách du lịch muốn đi bằng đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội rồi vào TPHCM rất nhiều. Thế nhưng, do đường đi lại chủ yếu bằng ô tô, đường cũng khó đi nên khách cũng hạn chế hơn.
Nếu như có tuyến đường sắt, du khách có thể đi tàu, đường thẳng, mà an toàn, lượng khách nội địa đến với Lạng Sơn chắc chắn sẽ tăng lên nhiều.
Mặt khác, khi đã có sự hợp tác giữa hai tỉnh của hai đất nước, thì lượng khách Quảng Tây sang Lạng Sơn cũng sẽ tăng lên nhiều".
Theo ông Páo, hiện nay, trung bình 1 năm Lạng Sơn đón hơn 2 triệu lượt khách nước ngoài, trong đó Trung Quốc chiếm 1/4, tức vào độ hơn 500 nghìn lượt khách.
Nếu như có điều kiện di chuyển tốt, chắc chắn lượng khách Trung Quốc sẽ thông hành chủ yếu vào các tỉnh giáp Trung Quốc như Lào Cai, Lạng Sơn, sau đó, mới di chuyển đi các tỉnh khác trong cả nước, Lạng Sơn trở thành điểm trung chuyển khách Trung Quốc.
Một yếu tố quan trọng được ông Páo nhắc đến, đó là người Trung Quốc cũng như người Việt Nam, chi tiêu tằn tiện, 1 khách Tây Âu chi tiêu bằng 50 khách Trung Quốc. Thế nhưng, lượng khách quốc tế qua Lạng Sơn chủ yếu vẫn là người Trung Quốc, nên chúng ta vẫn phải xúc tiến, thu hút khách tại thị trường này.
Lượng khách Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á, hiện nay cũng có nhưng rất hạn chế. Thời gian tới cũng hướng đến thị trường Trung Quốc, Đông Bắc Á, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Châu An

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Các triều đại phong kiến TQ, mỗi khi cất quân đi xâm chiếm Đại Việt đều gặp nhiều trở ngại về địa hình, địa vật ở vùng biên giới của hai quốc gia. Khi bại trận, con đường rút quân lại là con đường máu chảy thành suối, xương chất thành núi.
Mới đây, cuộc chiến mà Đặng Tiểu Bình phát động 2/1979 "dạy cho Vietnam một bài học", yếu tố đìa hình đóng góp một phần quan trọng cản đường, làm giảm nhịp điệu tiến công của quân TQ, buộc chúng phải trả giá đắt bằng hàng vạn quân lính bị tiêu diệt, dù phải chiến đấu với quân du kích và lính địa phương của Vietnam ( Trong hơn hai tuần lễ đầu của cuộc chiến : chiến tranh biên giới phia Bac, vắng bóng quân chủ lực Vietnam). Sau 1990, yếu tố địa hình góp phần làm giảm sự tràn ngập hàng lậu, hàng dỏm hàng giả vào Vietnam. Tom lai, Nó chính là " hàng rào" thiên nhiên kỳ vĩ, là phênh dậu vững chắc bảo vệ mảnh đất chữ S bao đời nay.
Phát triển hạ tầng GTVT là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, VH , XH. Vâng, đúng vậy, nhưng không thể không cân nhắc, đưa lên bàn cân cho tổng thể mọi mặt, trong đó không thể thiếu AN NINH QUÔC PHÒNG. Nhất là bài học kinh nghiệm xương máu chúng ta đã học và trả giá nhưng chưa chịu rút kinh nghiệm ( Có thể đã rút nhưng sơi dây kinh nghiệm dài quá ...rút không hết ? ), đó là hơn 300k quân TQ có mặt ở miền Bắc ( từ 1965-1973) với danh nghĩa làm đường, cầu... Nhưng thực tế chúng đã chuẩn bị trước cho cuộc chiến 1979. Đúng là người Tàu không làm gì mà không tính toán, toan tính !
Cũng mới đây, phía TQ làm đường cao tốc đến hướng đến biên giới Móng Cái VN nhưng họ đã dừng lại cách biên giới chung 30 km, lý do đưa ra là để...cản bước tiến xe tăng VN ??? Bla bla...
Như vậy, việc VN hí hửng làm cao tốc , làm đường sắt lên biên giới có giúp cho bạn vàng xâm chiếm Vietnam (dưới hình thức quân sự, kinh tế và xâm thực văn hoá) một cách nhanh chóng , dễ dàng hơn ? Câu trả lời dành cho các vị 'đỉnh cao trí tuệ' !