Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Khi nội tạng người trở thành “món hàng” siêu lợi nhuận ở Trung Quốc

CÙNG CHỦ ĐỀ

Do nhu cầu ghép tạng cao nên nội tạng trở thành “món hàng” siêu lợi nhuận. Cũng chính vì thế mà có những tổ chức, cá nhân bất chấp tất cả để buôn bán, mổ cắp nội tạng người khác nhằm thu lợi.

nội tạng, lợi nhuận, buôn bán tạng,
ISIS bán nội tạng con người để tài trợ cho các hoạt động khủng bố của chúng. (Ảnh: EPA)
“Thế giới ngầm” buôn bán nội tạng phát triển
Những thị trường kinh doanh nội tạng sầm uất nhất trên thế giới bao gồm: Kosovo, Mozambich, Israel, Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập và Trung Quốc. Trong đó Trung Quốc là một trong những thị trường mua bán nội tạng sống bất hợp pháp lớn nhất thế giới. Ngoài ra, đã có những bằng chứng cho thấy nhóm Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng buôn bán nội tạng người để tài trợ cho các hoạt động khủng bố trên khắp Trung Đông.
Reuters dẫn một tài liệu thu được của chính phủ Mỹ cho biết nhóm Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng cho phép lấy nội tạng từ tù nhân còn sống để cứu người Hồi giáo bất chấp việc gây tử vong cho kẻ bị bắt. Đây cũng là một trong các biện pháp trừng phạt tù nhân của ISIS.

Theo các quan chức Mỹ, tài liệu nói trên đề ngày 31/1/2015 và được đơn vị đặc nhiệm nước này phát hiện trong một cuộc đột kích ở Syria hồi tháng 5/2015. Nó thuộc về cái gọi là ủy ban Fatwa và nghiên cứu của ISIS. (“Fatwa” là một dạng phán quyết mang tính tôn giáo, theo Reuters).
“Cuộc sống và nội tạng của những kẻ bội giáo không quan trọng. Có thể lấy nội tạng mà không bị trừng phạt”, một đoạn trong bản dịch tài liệu mang tên “Fatwa số 68″ kể trên viết. Ngoài ra còn có đoạn: “Đối với những nội tạng mà nếu lấy ra có thể khiến tù nhân mất mạng: Cũng không bị cấm”.
Số nội tạng người được vận chuyển lậu ra khỏi Syria và Iraq để đưa sang các nước láng giềng như Ả Rập Saudi hay Thổ Nhĩ Kỳ, nơi các băng nhóm tội phạm sẽ bán cho người mua trên toàn cầu.
nội tạng, lợi nhuận, buôn bán tạng,
ĐCSTQ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.
Tại Trung Quốc, nguồn nội tạng không chỉ ở chợ đen của một vài tổ chức cá nhân mà theo kết luận điều tra của tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG): “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”. Đây là nguồn nội tạng từ chính quyền.
Phát ngôn viên của WOIPFG, ông Uông Chí Viễn nói:“Đây là con số vô cùng ghê rợn, nhưng hoàn toàn đáng tin”.
Như vậy, nguồn nội tạng ở Trung Quốc ngoài từ hiến tặng và lấy từ tử tù, thì một nguồn nội tạng mà nước này luôn che giấu là nội tạng từ các tù nhân lương tâm, trong đó bao gồm những người thực hành môn Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, và người theo Đạo Cơ đốc. Những người thực hành Pháp Luân Công là đối tượng được nhắm tới nhiều nhất. Không chỉ vậy, ĐCSTQ còn hình thành một ngành công nghiệp buôn bán, cấy ghép tạng hoàn chỉnh.
Đầu năm 2015, Bắc Kinh tuyên bố chấm dứt hành động lấy nội tạng từ tử tù, nhưng thực tế đây chỉ mới là lời nói, các chuyên gia nước ngoài muốn nhập cảnh vào Trung Quốc để điều tra xác thực đều không được phép. Họ chỉ có thể căn cứ trên số liệu thống kê của các nhân viên hoạt động trong ngành.
Nhiều người đặt câu hỏi liệu mạng sống của những người dân Trung Quốc vô tội có thực sự được bảo vệ hay không? Chỉ Bắc Kinh mới có thể trả lời.
nội tạng, lợi nhuận, buôn bán tạng,
Những người đàn ông nghèo ở Nepal đã bán thận để trang trải cuộc sống
Một vấn đề khác cũng được nhắc đến khi nói đến việc buôn bán nội tạng, đó là điều kiện kinh tế. Điều kiện về kinh tế gần như là lý do chính khiến nhiều người phải bán tạng để kiếm tiền. Sau khủng hoảng kinh tế, hay động đất, thiên tai, nhiều người không đủ điều kiện sinh sống nên đành phải rao bán chính một phần cơ thể của mình. Trên thế giới, đặc biệt là những nước nghèo, người dân không có công ăn việc làm hay thu nhập bấp bênh, việc nhận được một số tiền lớn khiến họ sẵn sàng bán tạng.
Những người xấu tiếp cận nạn nhân, lợi dụng người nghèo rồi dụ dỗ cho họ nhiều tiền, công ăn việc làm ổn định nếu bán tạng. Khi được sự đồng ý của người bán, họ làm các giấy tờ giả mạo và đưa nạn nhân đến bệnh viện để ghép thận, đương nhiên những bệnh viện này và bác sĩ phẫu thuật cũng có thể được họ mua chuộc từ trước. Nếu không, họ sẽ sử dụng giấy tờ giả để che mắt pháp luật nhằm tiến hành ghép tạng dưới danh nghĩa ‘hiến tặng’.
Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới hợp pháp hóa việc buôn bán thận. Quốc gia này đảm bảo sẽ trả cho mỗi người hiến thận 300 bảng Anh (khoảng 10 triệu đồng) và 1 năm bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc buôn bán, giao dịch đều được thực hiện riêng và bí mật.
Khi nội tạng người trở thành món hàng kiếm lợi ngày càng phổ biến, dần đi đến sự hợp thức hóa của chính quyền, người ta sẽ không khỏi rùng mình trước sự tha hóa về đạo đức và nhân cách. Lương tri, đạo đức, kinh tế, chính trị tất cả đang xen tạo nên một bức tranh hỗn độn về thế giới chúng ta đang sống. Một thế giới đang dần đánh mất chính mình.
Tổng hợp

Không có nhận xét nào: