Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Lão Tử, Tây Thi, học giả giai nhân nổi tiếng một thời rốt cuộc đã đi đâu?

CÙNG CHỦ ĐỀ

Các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc được lưu truyền mãi đến đời sau, qua từng lời, từng ý có thể là thể hiện sự ngưỡng mộ, cũng có thể là sự phê phán theo cách này hay cách khác. Và một điều càng làm cho các nhân vật trở nên thần bí là cuối cùng không ai biết chính xác họ đã đi đâu. Dưới đây cùng điểm qua năm nhân vật:

1. Lão Tử, cưỡi trâu xanh ra Hàm Cốc quan
noi tieng, nhân vật, lich su,
Lão Tử là người Hoa Hạ, người vùng Khúc Nhân, làng Lịch, huyện Khổ, nước Sở, sống khoảng giữa năm 571 – 471 TCN
Tên riêng của Lão Tử có thể là Lý Nhĩ, tên tự của ông có thể là Bá Dương, và tên thụy của ông là Đam. Tộc người Hoa Hạ, người vùng Khúc Nhân, làng Lịch, huyện Khổ, nước Sở, sống khoảng giữa năm 571 – 471 TCN. Là nhà triết học và nhà tư tưởng học vĩ đại thời xưa của Trung Quốc, đồng thời cũng là người sáng lập học phái Đạo gia, được các đời hoàng đế nhà Đường cho là thủy tổ họ Lý. Kết cục sau cùng của Lão Tử, vẫn mãi là một ẩn đố.

Có người nói là Lão Tử 101 tuổi quy tiên, hàng xóm đều đến viếng tang. Đại đa số người đồng ý rằng Lão Tử cưỡi trâu xanh ra Hàm Cốc quan, về sau tung tích không rõ nữa.
Đại đa số chấp nhận cách nói Lão Tử ra Hàm Cốc quan này, ra Hàm Cốc quan rồi thì lại đi đâu? Rất có thể là ông đã đi qua sa mạc đến Ấn Độ. Còn có người nói rằng Lão Tử lúc về già đã dừng chân ở Lâm Thao, Cam Túc. Lão Tử sau khi quy ẩn đã luyện nội đan, dưỡng sinh tu đạo, sau khi đắc đạo đã “phi thăng” ở đài Siêu Nhiên, Lâm Thao.
Nói tóm lại thì tung tích của Lão Tử đến tận bây giờ vẫn còn là một ẩn đố, mong sao sẽ có nhiều những tư liệu được ghi chép trong sử sách và văn vật có thể phá giải ẩn đố này.
2. Tây Thi, công thành danh toại tung tích không rõ
noi tieng, nhân vật, lich su,
Vẻ đẹp của Tây Thi là “vẻ đẹp chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn”.
Tây Thi vốn tên là Thi Di Quang, mỹ nhân nước Việt, thông thường gọi nàng là Tây Thi. Nàng sinh ở thôn Trữ La, Chiết Giang vào cuối thời Xuân Thu. Tây Thi có vẻ đẹp trời sinh và hiện thân của cái đẹp.
“Trầm ngư” được nói đến trong “bế nguyệt tu hoa chi mạo, trầm ngư lạc nhạn chi dung” ( vẻ đẹp chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn), là truyền thuyết kinh điển về Tây Thi giặt lụa, cùng với Trịnh Đán một người con gái xinh đẹp khác của nước Việt được gọi chung là “hoán sa song thù” (hai cô gái giặt lụa xinh đẹp).
Tây Thi dựa theo những câu chuyện được lưu truyền lại thì sau khi Ngô vương chết nàng đã cùng với người yêu Phạm Lãi lên thuyền con, đi vào Thái Hồ, không biết kết cuộc ra sao; còn có một một câu chuyện khác là sau khi nước Ngô diệt vong nàng đã chết chìm dưới sông. Kỳ thực bởi sách sử không ghi chép rõ ràng, kết cục sau cùng của Tây Thi vẫn còn là một bí ẩn thiên cổ. Nhưng phiên bản được mọi người lưu truyền rộng rãi thì có khuynh hướng về giả thuyết đầu tiên hơn, nếu là như vậy thì Tây Thi hiển nhiên là người hạnh phúc nhất trong tứ đại mỹ nhân rồi.
Cũng có người cho rằng Tây Thi cuối cùng đã yêu Ngô vương, sau khi Ngô vương chết nàng đã đi theo ông.
3. Từ Phúc, vượt biển đông tìm kiếm tiên đan
noi tieng, nhân vật, lich su,
Từ Phúc là người bác học đa tài, thông hiểu tri thức về y học, thiên văn, hàng hải…
Từ Phúc, cũng có người gọi là Từ Phất, tự Quân Phòng, người quận Lang Nha, đất Tề. Ông là người bác học đa tài, thông hiểu tri thức về y học, thiên văn, hàng hải, v.v…, hơn nữa đồng tình với nhân dân, lấy việc giúp người làm niềm vui, vậy nên ông là người có danh vọng rất cao trong dân chúng ở vùng duyên hải.
Từ Phúc nói rằng trên biển có Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu ba ngọn núi tiên, có Thần tiên cư ngụ ở đó. Vậy nên Tần Thủy Hoàng đã sai Từ Phúc dẫn theo hàng nghìn nam nữ, cùng với lương thực, quần áo, giày dép, dược phẩm và vật dụng đủ dùng trong ba năm ngồi thuyền buồm vào biển tìm gặp Thần tiên, hành trình này đã hao tốn rất nhiều của cải. Tuy nhiên, Từ Phất dẫn theo mọi người ra biển mấy năm trời, nhưng vẫn không tìm thấy Thần tiên, ông lưu lại ở một ngọn núi lớn vùng đó – “Lao Sơn”, con cháu đời sau đổi họ sang họ Lao.
Năm 210 TCN, Từ Phúc lại dẫn theo đoàn người ra biển lần nữa, đi đến “vùng đồng bằng rộng lớn”, ông cảm thấy nơi đây khí hậu ấm áp, phong cảnh tươi đẹp, người dân thân thiện, liền dừng lại tự lập mình làm vua, dạy cho người dân cách trồng trọt, đánh cá, bắt cá kình và dệt vải, từ đó không còn trở lại Trung Quốc nữa. Cũng có thuyết nói rằng Từ Phúc chết nơi biển cả. Còn có rất nhiều người tin rằng Từ Phúc đã đi đến Nhật Bản, ở Nhật Bản cũng có rất nhiều truyền thuyết có liên quan đến Từ Phúc, thậm chí còn có cả mộ của Từ Phúc nữa, nhưng giới sử học vẫn còn chưa đi đến một kết luận thống nhất.
4. Dương quý phi
noi tieng, nhân vật, lich su,
Dương Ngọc Hoàn (năm 719 – 756 SCN): Tên hiệu Thái Chân
Năm Thiên Bảo thứ mười bốn (năm 755 SCN) An Lộc Sơn tiết độ sứ ba vùng Phạm Dương, Bình Lư, Hà Đông lấy cớ thanh trừ phản tặc Dương Quốc Trung khởi binh làm phản, mũi quân tiến thằng vào Trường An. Năm sau, Đường Huyền Tông dẫn theo Dương quý phi và Dương Quốc Trung chạy đến đất Thục (nay là Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên), đi qua gò Mã Khôi (nay Hưng Bình, Thiểm Tây), Trần Huyền Lễ  dẫn đầu cấm quân cùng quân sĩ, nhất trí yêu cầu xử tử Dương Quốc Trung và Dương quý phi, ngay sau đó xảy ra binh biến, loạn đao đã giết chết Dương Quốc Trung.
Đường Huyền Tông nói Dương Quốc Trung làm loạn triều đình tội đáng phải chết, còn quý phi vô tội, vốn muốn đặc xá, tuy vậy cấm quân cùng binh sĩ đều cho rằng quý phi là hồng nhan hại nước, loạn An Sử đều do quý phi mà nên, bà mà không chết thì khó mà an ủi lòng quân sĩ, khó mà chấn hưng sĩ khí, quân đội tiếp tục bao vây hoàng đế.
Đường Huyền Tông tiếp nhận lời khuyên can của Cao Lực Sĩ, vì để bảo toàn bản thân, bất đắc dĩ đành phải xử tử Dương quý phi. Cuối cùng Dương quý phi được ban một dải lục trắng, treo cổ tự vẫn dưới cây lê ở Phật đường, năm đó 38 tuổi, đây chính là  điển cố nổi tiếng “Quân sĩ căm hờn, không chịu tiến; mày ngài trước ngựa phải hy sinh!” trong “Trường Hận Ca” của Bạch Cư Dị.
Đường Huyền Tông sau khi An Sử chi loạn được dẹp yên đã trở về cung, ông từng sai người đi tìm di thể của Dương quý phi, nhưng không tìm được. Từ đó tung tích của Dương quý phi đã trở thành một ẩn đố của lịch sử, nhưng có người lại phát hiện mộ bà ở Nhật Bản, nhưng tuyệt đại đa số người cho rằng Dương quý phi đã chết, chỉ là không tìm thấy thi thể mà thôi.
5. Kiến Văn đế
noi tieng, nhân vật, lich su,
Kiến Văn đế đã đi đâu? Đây là sự kiện nổi tiếng nhất, bởi vì không có phát hiện thi thể của Kiến Văn đế
Trong cung bốc cháy, Đế không biết kết cục ra sao. Yên vương sai người tìm kiếm phát hiện thi thể của hoàng hậu trong đống lửa”.
Kiến Văn đế đã đi đâu, đây là sự kiện nổi tiếng nhất, bởi vì không có phát hiện thi thể của Kiến Văn đế, cũng không có người nhìn thấy Kiến Văn đế đã đi đâu, sử sách ghi lại là chết trong biển lửa.
Chu Lệ sau khi đăng cơ trong chiếu thư gửi cho Triều Tiên cũng viết: “Không ngờ Kiến Văn bị gian thần bức ép, tự mình đóng cửa cung rồi phóng hỏa tự sát”. ( Minh thực lục, Thái tông thực lục).
Một cách nói khác cho rằng, khi thành Nam Kinh bị công phá, Kiến Văn đế từng muốn tự sát, nhưng dưới sự thuyết phục của thân tín, ông đã cạo đầu làm tăng, từ đường hầm chạy trốn ra khỏi hoàng cung, mai danh ẩn tính, lưu lạc giang hồ. Trong truyền thuyết dân gian, ở rất nhiều nơi đều có dấu vết và truyền thuyết về Kiến Văn đế.
Có truyền thuyết kể rằng Kiến Văn đế chạy đến vùng Vân Quý, hơn nữa đã lưu lạc đến Nam Dương, mãi đến tận bây giờ, vẫn có người cho rằng Huệ đế là người sáng lập nên Vân Nam Đại Lý.
Cũng có học giả hiện đại cho rằng, năm đó sau khi Kiến Văn đế trốn thoát được, từng ẩn trốn trong chùa Phổ Tế, núi Nguyên, huyện Ngô, Giang Tô, sau đó đã mai danh ẩn tính ở am Hoàng Giá trên núi Khung Long, năm Vĩnh Lạc thứ 21 (năm 1423) đã bệnh mất ở nơi đây. Di thể của ông được chôn cất ở đồi nhỏ sau núi.
Còn về tung tích của Kiến Văn đế như thế nào, hai cách nói trên đây đều không cách nào đưa ra nhiều manh mối cụ thể khiến người ta cảm thấy hài lòng hơn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn về cuộc đời của Dương Quý Phi trong bài tiếp theo!
Tiểu Thiện, dịch từ NTDTV

Không có nhận xét nào: