Tác giả: Phạm Huấn
Lan Khuê, đại diện của Việt Nam tham dự cuộc thi Miss World 2015 diễn ra tại thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc đã lọt top 11 chung cuộc, vị trí cao nhất trong các lần tham dự của Việt Nam. Nhiều khán giả cảm thấy tiếc vì Lan Khuê không thể vào top 5+1. Có ý kiến nói cô đã bị xử ép trong quá trình diễn ra cuộc thi và đêm chung kết, lý do có thể là vì Lan Khuê đã đưa hình ảnh bản đồ Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa vào trong video giới thiệu bản thân tại cuộc thi diễn ra ngay trên lãnh thổ Trung Quốc. Phải chăng chính điều này khiến giới cầm quyền Trung Quốc tức giận, và cả sợ hãi, để rồi can thiệp vào kết quả cuộc thi? Và phải chăng ban tổ chức Miss World 2015 đã phải cúi đầu trước sức ép từ nước chủ nhà?
Với trường hợp của Lan Khuê thì có lẽ còn là dấu hỏi, nhưng với trường hợp của cô Anastasia Lin, thí sinh đại diện cho Canada, thì mọi chuyện đã quá rõ ràng. Ban tổ chức cuộc thi Miss World chỉ dám tự thừa nhận là “không có bất kỳ quyền hành nào” khi Anastasia bị chế độ Trung Quốc công khai ngăn cản không cho cô tham dự cuộc thi Miss World 2015. Và đảng cộng sản Trung Quốc thì thực sự sợ hãi trước tiếng nói mạnh mẽ bênh vực cho nhân quyền của cô Anastasia Lin.
Lan Khuê có bị xử ép vì khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa cho Việt Nam ngay tại Trung Quốc?
Lan Khuê rất đáng khen ngợi khi cô đã dũng cảm giới thiệu về đất nước Việt Nam với bản đồ có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngay tạị lãnh thổ nước Trung Quốc – quốc gia của một chế độ hung hăng, bạo ngược, đã xâm chiếm rồi trắng trợn tuyên bố chủ quyền trên cả hai quần đảo này. Dù tấm bản đồ chỉ xuất hiện trong 4 giây ngắn ngủi, có ý kiến cho rằng có thể vì vậy mà Lan Khuê đã gặp bất lợi trong quá trình thi và không được vào top 5 +1. Cô từng viết trên
Facebook của mình như sau: “Cả ê-kíp không chút đắn đo, quyết định ngay việc phải có bản đồ Việt Nam cùng Hoàng Sa, Trường Sa xuất hiện trong clip. Vì sao phải đắn đo khi đó là quê hương, Tổ quốc nhỉ”. Có lẽ điều này đã giúp Lan Khuê nhận được sự yêu mến, ủng hộ nhiệt tình từ khán giả quê nhà, cô nhận được rất nhiều bình chọn. Kết quả là cô đã chiến thắng giải phụ “Bình chọn của khán giả”, chiến thắng giúp cô lọt vào top 11 của cuộc thi. Với giải phụ đó, đáng lẽ cô nên được vào top 5+1 như thông báo ban đầu của Miss World, nhưng ban tổ chức lại đột ngột thay đổi quy định. Đây là điểm gây ra dư luận cho rằng cô bị xử ép. Và nếu có xử ép thì nó phải chăng là xuất phát từ phía chế độ Trung Quốc với căng thẳng trên Biển Đông?
Nhưng, nếu giới cầm quyền Trung Quốc muốn cản trở hay gây khó dễ với Lan Khuê, họ đã không để cho Lan Khuê đưa ra một video với hình ảnh có tính thách thức như vậy ngay trên đất nước của mình. Thậm chí, họ có thể không để cô lọt vào top 11. Hoặc họ có thể gây áp lực từ trước với các thí sinh Việt Nam hay Philippines để họ không dám đưa ra hình ảnh ‘nhạy cảm’ kiểu như vậy. Chế độ Trung Quốc hoàn toàn có thể làm điều đó vì họ can thiệp được vào cuộc thi này, cụ thể là họ đã ngăn cản một thí sinh muốn nói lên sự thật khác – Hoa hậu Thế giới Canada – tham dự Miss World 2015 trước sự bất lực của ban tổ chức Miss World và sự phản đối của dư luận quốc tế, cũng không cần đếm xỉa tới quan hệ bang giao với một nước lớn là Canada. Một điểm đáng chú ý là thí sinh Trung Quốc dù có địa lợi, thiên thời đã không lọt được vào top 10. Thêm nữa, trong top 10 còn có đại diện của Philippines – đất nước thậm chí còn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế trong vấn đề biển đảo khiến Bắc Kinh rất tức giận và lo lắng trước viễn cảnh sự giả dối của họ sẽ bị phanh phui.
Vậy nên, khó có thể nhận định chế độ Trung Quốc có tác động tới kết quả thi của Lan Khuê trong cuộc thi này hay không.
Nhưng chắc chắn đảng Cộng sản Trung Quốc rất lo ngại, thậm chí là sợ hãi, trước một sự thật khác, là sự thật mà Hoa hậu Thế giới Canada luôn muốn nói với toàn thế giới, đặc biệt là thông qua cuộc thi Miss World 2015. Đó chính là sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công, một chiến dịch tàn ác do chính đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện, mang đến vô số đau khổ cho khoảng 100 triệu người Trung Quốc vô tội và gia đình họ kể từ năm 1999 tới nay.
Đảng Cộng sản Trung Quốc ngăn cản Hoa hậu Thế giới Canada tham dự Miss World 2015
Trong lúc Lan Khuê của Việt Nam và các thí sinh khác đang bận rộn chuẩn bị cho cuộc thi Miss World 2015, thì Anastasia Lin, Hoa hậu Thế giới Canada 2015, đại diện chính thức của Canada tham dự Miss World 2015 phải ngược xuôi tìm cách nhập cảnh vào Trung Quốc. Cô là trường hợp duy nhất không nhận được giấy mời từ nước chủ nhà Miss World năm nay, đồng nghĩa với việc không thể xin visa nhập cảnh và nếu không nhập cảnh vào Trung Quốc cho kịp thời gian diễn ra cuộc thi, cô sẽ bị loại.
Dù đã rất cố gắng nhưng cuối cùng Anastasia cũng không thể vào Trung Quốc để tham dự Miss World 2015. Giới cầm quyền Trung Quốc đã chủ định ngăn cản Anastasia Lin tham dự cuộc thi năm nay do lo sợ cô sẽ nói lên sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công do đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện. Đặc biệt là khi sự thật này được nói ra ngay trong cuộc thi sắc đẹp thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, phương tiện thông tin đại chúng khắp thế giới, và ngay trước sự theo dõi của hơn một tỷ khán giả Trung Quốc. Một khi sự thật này được phơi bày với toàn thể người dân thế giới và đặc biệt là người dân Trung Quốc, những người bị lừa dối bởi hệ thống tuyên truyền của đảng, chế độ cộng sản Trung Quốc sẽ đứng trước nguy cơ.
Về Anastasia Lin, cô là một cô gái gốc Hoa, định cư tại Canada từ năm 13 tuổi. Cô nổi tiếng với các hoạt động đấu tranh cho nhân quyền, đặc biệt là cuộc đàn áp Pháp Luân Công hết sức vô lý và tàn bạo mà đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành kể từ năm 1999. Cô còn là diễn viên chính của nhiều bộ phim phơi bày tình trạng ngược đãi nhân quyền, lạm dụng quyền lực của chính quyền Trung Quốc, trong đó có bộ phim sắp ra mắt “The Bleeding Edge”, trong phim Lin vào vai một người tập luyện Pháp Luân Công đang phải chịu đựng sự đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Anastasia đã hứa trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới Canada 2015 rằng cô sẽ “là tiếng nói cho những người không thể lên tiếng” và cô vận động cho chiến dịch tranh vương miện Hoa hậu Thế giới của mình với tuyên ngôn lên tiếng cho tự do tín ngưỡng và nhân quyền. Anastasia Lin từ lâu đã là cái gai trong mắt giới cầm quyền Bắc Kinh. Ngay khi đoạt vương miện Hoa hậu Thế giới Canada 2015, cô đã bị họ gây rắc rối. Lực lượng an ninh Trung Quốc đã đến nhà cha đẻ cô tại Trung Quốc, họ dọa đấu tố gia đình cô như đã làm ở thời Cách mạng Văn hóa. Cha cô quá sợ hãi đến nỗi phải gọi điện đòi cô dừng những việc cô đang làm, ý nói tới những hoạt động đấu tranh cho nhân quyền tại Trung Quốc. Cha cô nói: “Con phải ngừng lại những việc con đang làm, nếu không, cha con ta sẽ không còn quan hệ gì nữa”.
Măc dù vậy, Anastasia không dao động trước lời đe dọa từ chế độ Trung Quốc và áp lực từ gia đình. Cô thậm chí còn phơi bày việc chế độ Bắc Kinh đã đe dọa cha cô, vì cô nghĩ rằng sự im lặng sẽ chỉ làm cho chế độ Trung Quốc càng lộng hành. Cô nói: “Nếu áp lực của họ có tác dụng với tôi, nó cũng sẽ ước chế được người khác”, “Thủ đoạn này càng có tác dụng với nhiều người, nó sẽ càng được họ áp dụng”. Trước sự kiên định của Anastasia, đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định ngăn cản cô tham dự Miss World 2015, bất kể cô là đại diện chính thức của Canada.
Dưới áp lực của chế độ Trung Quốc, ban tổ chức Miss World dù biết việc Anastasia không nhận được giấy mời, không được nhập cảnh vào Trung Quốc nhưng cũng chỉ khoanh tay bất lực, đành chịu sự chỉ trích của báo chí và dự luận. Trong nỗ lực tìm cách vào Trung Quốc, Anastasia đã bay sang Hồng Kông với hi vọng có thể từ đây bay sang Tam Á, Trung Quốc để trực tiếp xin visa nhập cảnh. Nhưng cuối cùng cô bị chặn lại ở Hồng Kông một cách vô lý khi giới chức Trung Quốc không nêu lý do từ chối cho cô nhập cảnh vào đại lục. Còn đại sứ quán Trung Quốc tại Canada đã trắng trợn tuyên bố rằng Anastasia Lin “không được chào đón” tại Trung Quốc.
Trở về Canada từ Hồng Kông sau khi không thể nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục, Anastasia đã được chào đón như một người hùng. Dù có được tham dự cuộc thi Miss World hay không, Anastasia Lin vẫn thể hiện đúng những giá trị cốt lõi của đất nước Canada: tự do và nhân văn. Cô là niềm tự hào của Canada khi đã dũng cảm bảo vệ các chân giá trị dù chịu áp lực từ đảng Cộng sản Trung Quốc vô cùng lưu manh và tàn bạo.
Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ sợ Hoa hậu Thế giới Canada?
Qua việc giới cầm quyền Trung Quốc ngăn cản Hoa hậu Anastasia Lin tham dự Miss World năm nay, qua đó ngăn cản cô nói lên sự thật về họ, người dân thế giới cũng hiểu rõ hơn bản chất của đảng Cộng sản Trung Quốc cùng những tội ác của nó. May mắn là có nhiều người biết hơn về cuộc bức hại Pháp Luân Công, cuộc bức hại đã và đang khiến hàng triệu người Trung Quốc vô tội bị bỏ tù, tra tấn, giết hại, cưỡng hiếp tập thể… Theo Ủy ban Ứng cứu Các học viên Pháp Luân Công bị Bức hại, có hơn 3 triệu người được xác nhận là đã chết vì bức hại, tra tấn, đặc biệt phải nhắc tới tội ác man rợ – mổ cướp nội tạng – kiếm lợi từ nội tạng của người tập Pháp Luân Công đang còn sống. Theo Ethan Gutmann, một tác giả người Mỹ, từ năm 2002 tới năm 2008 ước tính có 65.000 người bị mổ cướp nội tạng, con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều. Và tội ác này vẫn kéo dài cho tới ngày nay.
Những người tập Pháp Luân Công, một cách ôn hòa, vẫn đang kiên trì nói rõ với người dân Trung Quốc, người dân và chính quyền các quốc gia khắp thế giới sự thật về Pháp Luân Công, một môn khí công tu luyện dạy con người các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn, một môn rèn luyện được hơn 100 triệu người dân tại hơn 100 quốc gia đón nhận vì những lợi ích về sức khỏe và tinh thần to lớn; cùng sự thật về cuộc bức hại vô lý và tàn bạo mà đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra cho những người tập luyện Pháp Luân Công. Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2015, đã có hơn 180.000 người Trung Quốc khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc vì đã phát động cuộc bức hại này; số người khởi kiện hiện nay vẫn gia tăng từng ngày.
Ngày càng có nhiều tổ chức, chính quyền và người dân khắp nơi trên thế giới cũng như nhân dân Trung Quốc biết đến tội ác này của đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ cùng với những người tập Pháp Luân Công đã và đang kêu gọi đảng Cộng sản Trung Quốc dừng cuộc đàn áp vô nhân đạo vào những người tập luyện tại Trung Quốc. Nhiều chính phủ các nước, tổ chức quốc tế cũng đã lên tiếng yêu cầu chế độ Trung Quốc dừng ngay cuộc đàn áp và ủng hộ đưa Giang Trạch Dân ra xét xử trước công lý.
Muốn thâu tóm Trường Sa, Hoàng Sa là biểu hiện sự tham lam của chế độ Cộng sản Trung Quốc, thành công hay thất bại cũng không quá ảnh hưởng tới vị trí lãnh đạo của đảng đối với đất nước này. Trong tương lai, khi sự thật về hành vi xâm lược quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được làm rõ, chế độ Trung Quốc thất bại trong việc chiếm đoạt, nó cùng lắm chỉ bẽ mặt đôi chút trước cộng đồng quốc tế và nhân dân của mình.
Nhưng nếu sự thật về tội ác mang tính diệt chủng mà nó đã gây ra cho hơn 100 triệu người dân Trung Quốc ôn hòa tập luyện Pháp Luân Công, sự thật về việc lừa dối nhân dân Trung Quốc liên tục trong nhiều thập kỷ được phơi bày, sẽ không có lý do gì để nhân dân Trung Quốc cho phép một chế độ lưu manh như vậy tiếp tục tồn tại? Người dân các nước liệu có để chính quyền của mình hợp tác với chế độ tàn ác này? Đó là lý do mà không chỉ Hoa hậu Thế giới Canada 2015, mà hơn một trăm triệu người tập luyện Pháp Luân Công trên khắp thế giới đều là nỗi sợ hãi của đảng Cộng sản Trung Quốc, vì hơn 100 triệu người đó đang nỗ lực phơi bày cuộc bức hại tàn ác chưa từng có do tổ chức này tiến hành. Sự thật này càng được phơi bày tới nhiều người, ngày cáo chung của chế độ cộng sản Trung Quốc càng gần.
Từ phải qua: Ông Kim Yang Gon ngồi cạnh 2 ông Choe Ryong Hae, Hwang Pyong So trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Hàn Quốc ngày 4/10/2014. Ảnh: Yonhap
"Cánh tay phải" của Kim Jong Un đã thiệt mạng
Hải Võ |
Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, ông Kim Yang Gon, một trong những "thân tín" của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, đã qua đời trong 1 vụ tai nạn giao thông.
KCNA cho biết, Ủy viên Bộ chính trị trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yang Gon gặp tai nạn giao thông và qua đời hôm 29/12, hưởng thọ 73 tuổi.
Triều Tiên sẽ tổ chức quốc tang vào ngày mai, 31/12. Lần gần đây nhất nước này tổ chức quốc tang là hồi tháng 11, sau khi Nguyên soái Triều Tiên Ri Ul Sol qua đời.
Bên cạnh vai trò Ủy viên Bộ chính trị, ông Kim còn là đại biểu Hội đồng nhân dân tối cao, Bí thư trung ương đảng Lao động Triều Tiên.
Theo KCNA, ông Kim Yang Gon "có lòng trung thành cao độ đối với lãnh tụ và năng lực xuất chúng, phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp vĩ đại của đảng", "ông mất đi là mất mát lớn của đảng Lao động và nhân dân Triều Tiên".
Ông Kim Yang Gon, sinh ngày 24/4/1942, tốt nghiệp ngành tiếng Pháp Đại học Kim Nhật Thành, Triều Tiên. Ông từng giữ chức Bộ trưởng ngoại giao từ tháng 4/1997 trong giai đoạn đầu nhà lãnh đạo Kim Jong Il, cha ông Kim Jong Un, cầm quyền.
10 năm sau đó, Kim Yang Gon được tín nhiệm trở thành Bộ trưởng Bộ chiến tuyến thống nhất, phụ trách vấn đề quan hệ với Hàn Quốc.
Ông trở thành Bí thư Ban bí thư trung ương từ 2010 và Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị Triều Tiên từ 2012.
Từ trái qua: Ông Kim Yang Gon cùng Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan Jin, tướng Triều Tiên Hwang Pyong So và Bộ trưởng Bộ chiến tuyến thống nhất Hàn Quốc Hong Yong Pyo chụp ảnh ngày 25/8 sau thỏa thuận tại Bàn Môn Điếm về vụ Triều Tiên nã pháo sang Hàn Quốc ngày 20/8.
Ông Kim được truyền thông quốc tế đánh giá là nằm trong "bộ 3 quyền lực Triều Tiên", bên cạnh Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong So và Ủy viên Bộ chính trị Choe Ryong Hae.
Kim Yang Gon cùng 2 ông Hwang, Choe từng thực hiện chuyến thăm "chớp nhoáng" bất ngờ tới Hàn Quốc vào tháng 10/2014 trong nỗ lực cải thiện quan hệ Hàn-Triều.
Hồi cuối tháng 8/2015, ông Kim cùng ông Hwang đã đại diện cho Bình Nhưỡng tham gia cuộc đàm phán với Seoul tại Bàn Môn Điếm, sau khi căng thẳng 2 miền leo thang do quân đội Triều Tiên nã pháo về phía Hàn Quốc.
Nhân vật được Kim Jong Un tín nhiệm nhất?
Theo trang Sina (Trung Quốc), nguồn tin giấu tên từ Cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) tiết lộ thông tin từ Bình Nhưỡng nói rằng "Ủy viên thứ nhất Ủy ban quốc phòng Kim Jong Un hết sức tin tưởng ông Kim Yang Gon".
Tình báo của chính phủ Hàn Quốc thậm chí tin rằng Kim Yang Gon là "công thần" hàng đầu ủng hộ Kim Jong Un lên nắm quyền ở Triều Tiên, trong khi nhà lãnh đạo này cũng gọi vợ ông Kim là "dì".
Tờ JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) thậm chí từng theo dõi và quan sát kỹ các hoạt động của Kim Yang Gon và đánh giá ông Kim "có biểu hiện rất tự tin" khi tháp tùng Kim Jong Un thị sát công trình sân bay quốc tế ở Bình Nhưỡng.
Kim Yang Gon được mô tả là "theo sát lãnh đạo Kim Jong Un", "thường xuyên trao đổi với phu nhân Ri Sol Ju", "có dáng vẻ thoải mái chứ không căng thẳng như các quan chức cấp cao khác"...
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét