Hà Nội: Săn chuột cống kiếm tiền triệu mỗi đêm
Dân trí Với giá cả trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 100 nghìn/kg, trong một đêm hai người có thể bắt từ 40 đến 50 con chuột cống, với trọng lượng khoảng 30 - 40kg. Số tiền kiếm được trong một đêm đi săn chuột cống có thể lên đến hàng triệu đồng.
>> Kiếm tiền triệu đồng mỗi ngày nhờ bắt hải sâm trên đầm phá
>> Sống khỏe từ nghề “săn” chuột đồng mùa lũ
Hà Nội: Săn chuột cống kiếm tiền triệu mỗi đêm
Kỹ nghệ săn chuột cống khủng
Nhiều năm trở lại đây thịt chuột đồng thành món khoái khẩu của nhiều người trên bàn nhậu, tuy nhiên do số lượng chuột đồng có hạn, nhiều khi không đủ đáp ứng nhu cầu của thượng khách. Nắm bắt được nhu cầu này nhiều người đã coi việc săn chuột cống là một nghề kiếm cơm và thu nhập từ việc săn chuột cống mỗi ngày cũng lên đến tiền triệu.
Khoảng 22h đêm trở đi là thời điểm thợ săn chuột cống bắt đầu hoạt động. Chúng tôi theo sau hai người đàn ông đi trên một chiếc xe máy, trên xe chằng chịt “bảo bối” dùng để săn chuột cống. Đằng sau xe là một cái lồng sắt to, hai tầng dùng để nhốt chuột khi bắt được. Hai cái vợt lưới dài như vợt vớt cá, hai chiếc gậy dài khoảng 1,5m đầu có sắt nhọn. Đặc biệt dễ nhận ra thợ săn chuột đó là trên trán họ đều đeo một chiếc đèn pin để soi sáng khi đi săn.
Chợ Lĩnh Nam, bãi săn chuột tiếp theo mà hai thợ săn này lựa chọn. Với bảo bối trong tay, họ bắt đầu mò mẫm trong chợ, những nơi bẩn thỉu nhất chợ, như cống rãnh, nơi ban ngày hàng cá hàng thịt ngồi là nơi nhiều chuột cống nhất.
Để hiểu rõ về cách thức săn chuột cống, tôi quyết định theo chân một thợ săn lần mò vào bên trong chợ. Anh này đi dần đến một ki ốt, ánh mắt ngó nghiêng quan sát, ánh đèn sáng lia liên tục vào những ngóc ngách tối tăm ẩm thấp.
Khi phát hiện được trong ki ốt có chuột cống, chiếc đèn pin được chiếu thẳng vào con chuột, người thợ săn hai tay cầm gậy có đầu sắt nhọn đâm chuột. Tiếng kêu khịt khịt vang cả khu chợ. Sau đó anh ta dùng một tay lần theo chiếc gậy và tóm lấy đuôi con chuột, giật mạnh đồng thời quay vòng tròn làm cho con chuột bị đơ rồi mang về lồng sắt nhốt.
Sau khi săn được chuột, thợ săn nhốt vào lồng sắt buộc ở sau xe.
Tiếp cận lồng sắt hai tầng, một mùi hôi hám xộc lên tận óc. Qua ánh đèn đường có thể quan sát được bên trong lồng sắt hai tầng, lúc nhúc chuột đã bị bắt trên đường đến chợ Lĩnh Nam. Lông chúng dựng đứng, ướt át bẩn thỉu, con nào cũng to như bắp chân người lớn.
Trò chuyện với một thợ săn chuột cống, anh ngại ngùng không nói tên và cũng không tiết lộ thông tin gì nhiều: “Chúng tôi ở thị trấn Phùng huyện Đan Phượng, làm nghề bắt chuột từ lâu rồi, bắt về để bán thôi, đêm nào được nhiều thì đầy hai lồng sắt, tùy theo hôm nào gặp thì được nhiều...”
Người thợ săn thứ hai cũng mang về ba con chuột cống to, nó nằm gọn trong túi lưới. Anh này kể cho đồng nghiệp đi cùng: “cái cống đó có 5 con mà tôi chỉ vợt được có ba con ông ạ, tiếc quá..” Chỉ trong vòng khoảng 10 phút hai người thợ săn đã bắt được 4 con chuột cống.
Hành trình đi săn được tiếp tục khi một người nhìn thấy có chuột trên bụi cây ven đường. Ngay lập tức họ áp sát, dùng đèn pin soi, rồi thi nhau đâm gậy sắt nhọn về phía con chuột nhưng lần này thất bại, con chuột đã nhanh chân leo lên nóc nhà của một ki ốt bên cạnh.
Hình ảnh thợ săn chuột bên cạnh mương thoát nước trên phố Minh Khai.
Lượn một vòng chợ Lĩnh Nam không phát hiện thêm con mồi, người thợ săn lý giải điều này là do chúng sợ khi nghe những tiếng kêu khịt khịt của đồng loại khi bị bắt lúc nãy, chứ không phải hết, chuột ở đây bắt cả đêm cũng không hết, cơ bản là động.
Leo lên xe họ đi về phía đường Minh Khai, nơi có con mương hôi thối bẩn thỉu đang trong quá trình xây dựng. Lần này hai thợ săn sát cánh bên nhau chứ không chia ra như lúc nãy ở chợ Lĩnh Nam. Họ đi dọc theo con mương, qua ánh đèn trên trán có thể quan sát được những con chuột lang thang ăn đêm. Thấy có chuột trong một cống thoát nước nhỏ, ngay lập tức “thiên la địa võng” được giăng ra. Người chốt một đầu, dùng túi lưới úp vào miệng cống chờ sẵn. Còn người kia nhanh chóng đi vòng lại đằng sau dùng gậy đuổi. Ngay lập tức cả đàn chuột cống chạy toán loạn về phía đầu này và 5 con đã chui tọt vào lưới.
Những con chuột cống mà thợ săn được đều có trọng lượng trung bình từ 5 đến 7 lạng.
Hả hê vì bắt được mẻ lớn, 5 con chuột này cũng phải được cỡ 4kg, họ nhốt chuột vào lồng sắt rồi ngồi châm thuốc hút, lúc này thời gian đã bước sang ngày mới. Tính trong khoảng thời gian hơn 1h đồng hồ họ đã tóm được cả chục con chuột cống. Trong khi đó thời gian đi săn còn kéo dài đến 4h sáng.
Chuột cống đội lốt chuột đồng lên bàn nhậu
Tiết lộ của những người săn chuột thì địa điểm mà họ thấy bắt được nhiều chuột nhất là những nơi bẩn thỉu, ẩm ướt, nhiều thức ăn như chợ, bãi rác thải, thậm chí họ còn vào cả bệnh viện để bắt chuột. Số lượng người hàng ngày đi săn chuột cũng không phải là ít, chủ yếu ở một số nơi có nghề săn chuột đồng từ xưa đến nay như Thạch Thất, Đan Phượng (Hà Nội), Bắc Ninh, Hưng Yên...
Theo tìm hiểu, chuột cống sau khi bắt được trong những lần đi săn, họ mang về nhà rồi mổ thịt bán cho các nhà hàng, hoặc trộn lẫn với chuột đồng rồi bán ngoài chợ. Trong thực tế việc phân biệt chuột cống và chuột đồng không hề dễ khi đã được mổ sạch và thui rơm vàng ươm. Có điều là chuột cống luôn có trọng lượng từ 5 đến 7 lạng/con. Trong khi chuột đồng thì chỉ nhỏ như cổ tay, khi chưa làm thịt lông chuột đồng có mầu tro.
ảnh minh hoạ
Với giá cả trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng100 nghìn/kg. Một đêm hai người có thể bắt từ 40 đến 50 con chuột, trọng lượng khoảng 30 đến 40kg chuột cống. Số tiền kiếm được trong một đêm đi săn chuột cống lên đến hàng triệu đồng.
Theo tiết lộ của hai thợ săn chuột cống, chúng tôi tìm về một làng chuyên có nghề săn bắt chuột ở Bắc Ninh. Từ đầu làng đã thấy mùi tanh tanh, lợm lợm do người dân thịt chuột để lại.
Hỏi thăm vào một gia đình chuyên làm nghề thịt chuột để cung cấp cho nhà hàng cũng như bán ở chợ, chủ nhà khoe gia đình anh thường nhập chuột từ những tay thợ săn với giá từ 80 đến 100 nghìn một kg. Khi được hỏi chuột săn ở đâu mà to và nhiều như vậy? Anh này cho biết những thợ săn ở làng thường xuyên về Hà Nội bẫy chuột. Tận mắt nhìn những con chuột to, hôi hám được nhốt trong lồng sắt cũng có thể nhận biết được nó xuất xứ ở đâu...
Trong vai người mua chuột để mang về Hà Nội, tôi được chủ nhà giới thiệu gia đình anh chuyên bán chuột đồng ngô, chuột đồng ăn thóc, chuột có thể làm được cả chục món nhậu. Nhưng khi tôi hỏi sao chuột trong lồng là chuột cống đâu phải chuột đồng, chủ nhà lưỡng lự rồi biện minh: Chuột cống cũng ngon như chuột đồng thôi, nó lại to hơn, chúng tôi làm nghề bao lâu nay cũng ăn cả thịt chuột cống nhưng không thấy bệnh tật gì!
Những chú chuột cống, sau khi được làm thịt để "hô biến" thành chuột đồng với những món xào, nướng mà thực khách không thể kiểm chứng.
Thật kinh hoàng nếu như thịt chuột cống được tuồn lên bàn nhậu với mác chuột đồng. Những thượng khách vẫn chép miệng khen ngon không biết sẽ nghĩ như thế nào khi phát hiện ra mình vừa ăn chuột cống. Chuột cống phát triển khủng khiếp, nhất là tại các thành phố lớn, nơi có nhiều thức ăn bẩn thỉu. Không chỉ gây hại về vật chất, đáng sợ nhất là chuột làm mất vệ sinh, mang mầm bệnh gây hại lên sức khỏe con người như bệnh dịch hạch, uốn ván và các mầm bệnh khác...
Trọng Trinh
(Dân trí) - Nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từng cảnh báo: Tham nhũng là nguy cơ chính đe dọa tới sự tồn vong của chế độ.
Nguy cơ “người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng”?
(Dân trí) - Nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từng cảnh báo: Tham nhũng là nguy cơ chính đe dọa tới sự tồn vong của chế độ.
>> “Tham nhũng trở thành nguy cơ chính đe dọa sự tồn vong chế độ”
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Về nội dung này, tại buổi họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 28.12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Khó là ở chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân với những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau. Không giải quyết được thì đó là một trong bốn nguy cơ.”
Vậy câu hỏi đặt ra là, vì sao đã biết tham nhũng là nguy cơ nhưng không thể ngăn chặn, mà nó có xu hướng ngày càng tinh vi, phức tạp hơn?
Ngay từ năm 2011, tiếp xúc với cử tri quận 1 (TP.HCM)sáng 7.5, với tư cách ứng viên ĐBQH, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang phát biểu:“Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này”.
Nhưng nếu nó đâu chỉ là “bầy sâu” lúc nhúc, mà nó không dừng ở đấy, hiện đã tới mức chúng “cấu kết chặt chẽ tạo ra lợi ích nhóm từ việc xây dựng cơ chế chính sách để làm lợi cho một số người có chức vụ, quyền hạn”. Đây là nội dung được ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng ngày 24.12 vừa qua.
Nếu hàng loạt vụ án mất hàng ngàn tỉ đồng gần đây đã gây phẫn nộ dư luận, nhưng một khi nhóm lợi ích đã lũng đoạn chính sách thì tác hại không thể đong đếm. Nó đã là giặc nội xâm.
Chính vì vậy, cũng tại Hội nghị này, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Tham nhũng đang trở thành nguy cơ chính đe dọa sự ổn định chính trị , tồn vong của chế độ; xói mòn giá trị dân chủ, giá trị đạo đức, công lý xã hội…”
Đáng chú ý là, bên lề Hội nghị “Tổng kết 10 năm …”, theo báo Lao động ngày 25/12, bài “Chống nhóm lợi ích, lẽ nào bó tay?” cho biết khi trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã nói thẳng: Tội tham nhũng có mặt ở hầu hết các cơ quan bảo vệ pháp luật như thanh tra, công an, viện kiểm sát, tòa án. Về những lĩnh vực được cho là nhạy cảm cũng được Tổng thanh tra chỉ rõ: Đó là quản lý xây dựng đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý đầu tư công về sử dụng ngân sách nhà nước, công tác cán bộ.
Vậy đâu là lý do?
Việc ông Trần Trọng Dực – Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra thành ủy Hà Nội - cảnh báo “chạy viên chức không dưới 100 triệu” tại phiên họp HĐND thành phố ngày 7.12.2012 đã khiến dư luận “dậy sóng”. Nhưng với nhiều người, đó là con số vẫn chưa chính xác vì thực tế nó… lớn hơn nhiều! Một viên chức quèn đã vậy, thì các “cửa” cao hơn sẽ ra sao? Vòng luẩn quẩn này sẽ đi đến đâu?
Mặt khác, trên một số diễn đàn, nhiều người đã nêu câu hỏi, tại sao các bản kê khai tài sản của các vị có chức có quyền lại phải coi là “mật”? Mục đích bản kê khai tài sản để kiểm soát thu nhập, phòng ngừa tham nhũng lại để “ngăn kéo”, thì nó còn ý nghĩa gì?
Một vấn đề nữa là, tại sao việc hạn chế sử dụng tiền mặt lại khó đến vậy? Chắc chắn một điều, nếu những giao dịch lớn bằng chuyển khoản, mọi đồng tiền bất chính khó mà xóa được dấu vết. Vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta không làm quyết liệt, bởi triển khai nó không phải là quá khó?
Sẽ còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến công tác chống tham nhũng như, vì sao án treo cho tội này còn nhiều? Vì sao luật không mở rộng cửa để cơ quan điều tra dễ phong tỏa tài sản những bị can có tội danh tham nhũng?...
Lo ngại khi công lý xã hội đã bị đe dọa,tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII vừa qua, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) đưa ra cảnh báo: “người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại …”, (theo báo Pháp luật Việt Nam, bài “Những câu hỏi “gây sốc” trong phiên chất vấn Quốc hội”) ngày 19/12.
Với tôi, phần chất vấn mang tính cảnh báo này của ĐB Trương Trọng Nghĩa vẫn luôn ám ảnh. Còn các bạn thì sao?
Vương Hà
Ước nguyện hãi hùng của người đàn ông 10 năm ôm xác vợ
Đào Thanh Tuy |
Chuyện ông Lê Vân ở TT Hà Lam (Quảng Nam) hơn chục năm ôm xác vợ nhiều người đã biết. Tuy nhiên, lần gặp lại này, ông đã hé lộ một kế hoạch khiến bất cứ ai cũng phải bàng hoàng.
Ngôi nhà “ma ám”
Nhà ông Vân ở ngay cạnh quốc lộ 1A, dù đã vài lần ghé thăm, nhưng lần nào đứng trước ngôi nhà cũ kỹ và vắng hoe ấy, tôi vẫn thấy rờn rợn.
Năm nay ông Lê Vân 63 tuổi. Ông vẫn nhanh nhẹn, hoạt bát và niềm nở với bất cứ ai tới thăm. Ông bảo, nhà chẳng mấy khi có khách nên nhiều lúc ông cũng thèm được sẻ chia, trò chuyện.
“Tôi giờ đang ở với thằng út nhưng nó lớn rồi, mải chơi, cứ đi miết à. Một mình với… bà ấy ở nhà nhiều khi cũng thấy buồn lắm!”, ông Vân mở đầu câu chuyện.
Ông Vân bảo, ông lấy vợ, bà Phạm Thị Sang (SN 1957), ban đầu không phải là tình yêu. Nhà bà Sang cách nhà ông có mấy trăm mét. Sau khi ông đi quân dịch về, năm 1975, được mọi người mai mối thì hai người thành chồng thành vợ.
Chân dung vợ chồng ông Lê Vân.
Cuộc sống lam lũ, tựa vai sát cánh nên tình cảm cứ thế mà mặn nồng, bền chặt. Cưới nhau, đẻ liền mạch 7 người con nên cuộc sống của vợ chồng vô cùng vất vả, thiếu thốn đủ bề.
Nhà ông Vân có nghề làm hương gia truyền, tuy nhiên, khó bám nghề mà sống. Để có tiền nuôi con, ông thường ngược lên Tây Nguyên để làm thuê. Khi thì cặm cụi bán sức mình ở các rẫy cà phê, khi đổ mồ hôi tại công trường làm đá xẻ.
“Vợ tôi ở nhà một tay vun vén mọi thứ đấy. Bà ấy lành lắm, ở đây ai cũng quý bà ấy hết. Chính vì bà ấy chịu nhiều thiệt thòi nên tôi càng thương bà ấy hơn”, ông Vân tâm sự.
Đầu tháng 3- 2003, khi đang xẻ đá thuê ở Đắc Lắc thì ông Vân nhận được tin vợ ông đã đột ngột qua đời. Nhận được tin lúc 4 giờ sáng, ông quáng quàng vơ vội bộ quần áo rồi tức tốc ra quốc lộ bắt xe về.
Về đến nhà thì đã gần trưa. Khi đó, nhà ông người ra người vào lố nhố. Mấy đứa con đã khóc rũ bên thi hài mẹ. Vứt ba lô, ông lách vào ôm xác vợ nức nở.
Ông Lê Vân bảo, cứ mỗi lần nhìn ảnh là ông lại thấy nhớ người vợ hiền lành của mình.
Bà Sang mất từ hai hôm trước, theo lẽ thường thì phải chôn cất ngay ngày hôm sau. Tuy nhiên, mọi người đã cố đợi ông về để thấy mặt vợ lần cuối. Bởi thế, khi ông vừa về được một lát thì mọi người bảo đã đến giờ đưa bà ra đồng.
“Khi ấy tôi muốn được ở với bà ấy thêm vài ngày nữa nhưng mọi người ở nhà cứ nằng nặc đòi chôn, uất ức lắm nhưng tôi không làm gì được”, ông Vân nhớ lại.
Các con không hề biết mình đang sống cùng thi hài của mẹ
Thương, đau xót trước cái chết bất ngờ của vợ, ông Vân như người mất hồn. Ông chả thiết làm ăn gì mà cứ ra nghĩa địa nằm phủ phục trên mộ vợ bất kể ngày hay đêm.
Chừng 2 năm sau, trong một đêm vật vờ bên mộ vợ, chẳng biết quỷ khiến ma xui thế nào mà ông bỗng lóe lên một ý nghĩ hãi hùng. Ông muốn đưa thi thể của vợ mình về nhà để vợ chồng sớm tối có nhau.
Ông Lê Vân hạnh phúc khi ngắm hình nhân mang thi hài vợ.
Để thực hiện ý định "điên rồ" ấy, ông đã lặng lẽ đi mua xi-măng, thạch cao rồi âm thầm đắp vuốt thành một hình nhân có vóc dáng giống như người vợ quá cố của mình.
“Khi bọn trẻ không ở nhà thì tôi làm, chúng nó về thì tôi đẩy tất vào gầm giường”, ông Vân kể.
Sau chừng hơn 1 tháng “thi công”, pho tượng mang dáng dấp vợ ông cũng đã hoàn thành. Để được thấy lại “hình bóng người xưa”, ông mua thêm quần áo, tô điểm thêm son phấn cho hình nhân vô tri ấy.
Ông làm hình nhân rỗng ruột với mục đích là nhét thi hài của vợ vào trong.
Một đêm tối trời, theo dự liệu, ông ra nghĩa địa khai quật mộ vợ mình lên. Hùng hục đào bới suốt đêm và khi trời gần sáng thì ông đã đưa được cả quan tài của vợ lên mặt đất.
“Chắc vợ tôi cũng ủng hộ việc làm của tôi chứ không thì một mình làm sao tôi đưa bà ấy lên được mặt đất”, ông Vân hồ hởi nói về việc làm kỳ quặc của mình.
Đưa thi hài vợ lên thì trời cũng vừa sáng, sợ mọi người phát hiện, ông Vân lại phủ đất lên áo quan để che mắt mọi người.
Ngay hôm đó, chờ khi trời tối, ông bật lắp quan tài đón vợ mình ra. Bởi mới chôn được 2 năm nên xác vợ ông vẫn chưa phân hủy hết. Sau khi cạo rửa sạch sẽ, ngay đêm đó, ông mang phần xương của vợ mình về.
Về đến nhà, các con ông vẫn còn đang say giấc. Giấu thi hài vợ vào chỗ bí mật, ông lên giường ngủ. Sáng hôm sau, khi các con đi làm vắng thì ông lôi hình nhân mà ông đã dày công tạo hình kia ra và xếp xương vợ mình vào trong đó.
Khi mọi việc đã xong, chỉnh trang nhan sắc cho “vợ” một lần nữa rồi ông đặt hình nhân ấy lên chiếc giường mà ông và cậu con út vẫn nằm.
Tối ấy, khi các con ông về nhà, chúng đã được một phen hoảng hốt. “Đứa lớn đứa bé đều thất kinh khi thấy trên giường của tôi có hình nhân trắng toát trên”, ông Vân kể.
Nghe các con ông hò hét thất thanh, hàng xóm làng giềng cũng vội vàng ùa đến. Khi ấy, ông bảo, chỉ tại nhớ vợ quá nên đắp tượng vợ để ngắm cho khuây khỏa vậy thôi.
Có lần nổi hứng, ông Lê Vân đã dựng "vợ" mình dậy để chụp ảnh.
Thời gian trôi đi, các con ông cũng đã quen với sự xuất hiện của hình nhân trắng toát có khuôn mặt lòe loẹt son phấn ấy.
Đứa con út vẫn ngủ với ông. Cu cậu nằm giữa ông và hình nhân. Đương nhiên, cu cậu không biết trong hình nhân ấy có thi hài của mẹ mình. Nhưng rồi, bí mật hãi hùng ấy cũng có ngày bại lộ.
Một người hàng xóm của ông lên nghĩa địa đã phát hiện mộ vợ ông bị đào bới. Ngay lập tức các con ông vội vã chạy lên mộ mẹ mình. Khi ấy, tất thảy mọi người đã sững sờ khi thấy trong áo quan chỉ còn chiếc chăn mục rữa.
Sự việc trên đã được báo với chính quyền. Sau một hồi tra hỏi thì ông thủng thẳng thừa nhận tất cả.
Theo sự chỉ dẫn của ông, mọi người vội mở hình nhân ông đặt trên giường ra để kiểm tra. Và, tất thảy đều choáng váng khi trong hình nhân ấy là nguyên bộ xương người trắng hếu.
Chính quyền, bà con lối xóm, những người thân thích đã dùng đủ cách để bắt ông đưa thi hài vợ mình đi an táng nhưng ông nhất quyết không nghe. Ông bảo, muốn chôn vợ ông thì cứ chôn ông trước.
Kế hoạch an giấc thiên thu cùng vợ trên chiếc giường hạnh phúc
Từ ngày rước vợ từ chốn âm tào về, nhà ông Vân chẳng ai dám lai vãng. Đám trẻ con thì sợ mất mật, còn người lớn thì ngại chuyện ô nhiễm nọ kia. Cậu con út thì dù sợ những vẫn ngủ cùng... bố mẹ bởi nhà không còn giường nữa.
Nơi ông Vân ngủ là gian buồng ngay sau phòng khách. Căn buồng tối như hũ nút. Lần ghé thăm này, lấy hết can đảm, tôi quyết định theo ông Vân vào “căn buồng hạnh phúc” ấy.
Dù đã lên giây cót tinh thần nhưng khi điện bật lên, tôi đã không khỏi rùng mình. Thấy tôi có phần e ngại, ông Vân đã vội vã trèo lên giường làm những cử chỉ thân mật với hình nhân cốt để tôi bớt sợ.
Ông thay áo ngoài cho “vợ” rồi cứ ngồi đó, xoa chân bóp tay hệt như đang chăm người bệnh. “Đấy, anh thấy đấy, có làm sao đâu, có mùi vị gì đâu mà người ta cứ nói tôi hoài”, vừa ân cần kê lại gối cho “vợ”, ông Vân vừa giãi bày.
Ông Lê Vân muốn khi mình chết đi sẽ được nằm mãi mãi ở bên "người vợ" mà mình hết mực thương yêu.
Ông Vân bảo, khi còn sống, tuy chẳng thề biển hẹn non nhưng trong thâm tâm, ông nguyện sống chết cùng với vợ mình.
Lần gặp gỡ này, ông Vân đã hé lộ một kế hoạch kỳ quái mà bất cứ ai nghe cũng thấy hãi hùng. Ông bảo, sau này, khi chết đi, ông cũng sẽ mãi mãi nằm cùng vợ trên chiếc giường của mình.
“Các con ông không đồng ý thì sao?”, tôi hỏi. “Các con tôi phải đồng ý thôi”, ông Vân trả lời với vẻ mặt đầy bí ẩn.
Nói về kế hoạch “thiên táng” cùng vợ ngay tại nhà mình, ông Vân bảo, ngay sau khi đưa thi hài vợ về nhà thì ông cũng đã lên kế hoạch cho phần hậu sự của mình.
“Tôi biết chắc chắn khi nào thì tôi chết và trước khi chết thì phải chuẩn bị những gì”, ông Vân úp mở.
Trò chuyện, ông Vân cho biết, tới đây ông sẽ đắp thêm một hình nhân nữa. Đương nhiên, tác phẩm ấy là dành cho chính bản thân ông.
Theo ông Vân, ông có cách biến mong muốn của mình thành hiện thực.“Dù khi ấy tôi không còn nữa nhưng mọi người phải làm theo ước nguyện của tôi thôi. Còn cách nào ư, thiên cơ bất khả lộ, cứ khi ấy mới biết.
Tôi sẽ dành tiền để mua chiếc giường mới hoặc gia cố lại giường cũ để hai vợ chồng cùng nằm cho chắc chắn”, ông Vân nói về kế hoạch quái dị của mình.
theo Trí Thức Trẻ
Ngày 28/12, tại TPHCM, Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp trang trại nông thôn Việt Nam và Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã tổ chức tọa đàm đánh giá đúng chất làm chín trái cây Ethephon và vấn đề công nghệ sinh học đối với ngành nông sản chế biến.
(Chinhphu.vn) - Từ lâu các nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi Ethephon trong ngành trồng trọt, cả trong và sau thu hoạch để kích thích sự chín đều và đồng loạt của các loại quả, tạo điều kiện cho công nghệ sau thu hoạch.
Ethephon không gây độc hại nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng giai đoạn, sử dụng sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng |
Tọa đàm nhằm làm rõ các ứng dụng của hợp chất sinh học Ethephon trong việc sản xuất và bảo quản trái cây, giải đáp rõ hơn cho người tiêu dùng, và gỡ khó cho các doanh nghiệp nông sản chế biến cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp trang trại nông thôn Việt Nam, gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin nhiều nông dân và thương lái buôn bán hoa quả ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên sử dụng một loại hóa chất có tên là Ethephon để thúc chín các loại hoa quả như chuối, mít, đu đủ, sầu riêng... và cho rằng chất này chỉ được dùng để kích thích mủ cây cao su và có độc với sức khỏe con người.
Đây là thông tin sai lầm và cần hiểu đúng các chất gây độc cho con người đến từ các nguyên nhân khác như dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá chất vô cơ.
GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp cho biết: “Từ lâu các nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi Ethephon trong ngành trồng trọt, cả trong và sau thu hoạch để kích thích sự chín đều và đồng loạt của các loại quả, tạo điều kiện cho công nghệ sau thu hoạch”.
Theo GS. Thạch, cách đây 20 năm, để thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, dự án “Chuyển giao sản xuất thử nghiệm và ứng dụng chế phẩm Ethephon từ CHLB Nga vào Việt Nam” đã được triển khai.
Dự án nằm trong chương trình hợp tác khoa học công nghệ với Liên bang Nga và được Chính phủ giao cho Viện Sinh học Nhiệt đới thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia phối hợp với các đơn vị như ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội, huyện Long Thành (Đồng Nai), Trung tâm Khuyến nông và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình thuận, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Miền Nam, Trung tâm Nghiên cứu khuyến nông, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam... thực hiện.
Kết quả nghiên cứu của dự án được các hội đồng nghiệm thu đánh giá cao và cho phép triển khai ứng dụng. Ethephon có các ứng dụng chính như để điều khiển quá trình ra hoa kết trái của cây trồng theo ý muốn của nhà nông nhằm rải vụ và nghịch vụ các loại cây trái, tránh trái cây chín tập trung trong một thời gian quá ngắn; phục vụ cho xuất khẩu quanh năm.
Bên cạnh đó, Ethephon còn được sử dụng hiệu quả cho công nghệ sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm đẹp, đồng đều, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với trái cây của các nước trong khu vực.
Theo các nhà khoa học và chuyên gia tại buổi tọa đàm, Ethephon có rất nhiều ứng dụng để điều khiển các quá trình sinh trưởng của cây và trái, chứ không chỉ gói gọn trong việc kích thích ra mủ trên cây cao su như một số bài báo đã đưa tin.
TSKH. Trần Hạnh Phúc, Viện Sinh học nhiệt đới, chủ nhiệm dự án cấp Nhà nước “Sản xuất thử nghiệm Ethephon” khẳng định, tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại. Kết quả xuất khẩu các loại trái cây như xoài, mít... cũng là nhờ có Ethephon. Ethephon cũng được sử dụng trong ngành chế biến của tất cả các nước và đã mang lại giá trị lớn.
Còn theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, Ethephon không gây độc hại nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng giai đoạn, sử dụng sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, người sản xuất không nên dùng Ethephon ép chín trái cây quá nhanh bằng cách sử dụng liều lượng lớn.
TS. Nghĩa cũng cho biết, trái cây sử dụng chế phẩm này khi người tiêu dùng mua về chỉ cần rửa sạch là có thể loại bỏ dễ dàng, người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm. Việc Ethephon bị hiểu sai là do có một số nhà vườn sử dụng hóa chất trôi nổi nhập lậu từ Trung Quốc với nhãn mác tự dán cũng ghi tác dụng tương tự.
Đại diện phía doanh nghiệp xuất khẩu trái cây lớn tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Vinamit cho rằng, phát triển nông nghiệp hiện đại không thể thiếu những ứng dụng của công nghệ sinh học. Trong ngành chế biến nông sản, không ai có thể chờ từng trái cây chín rồi mới đưa vào sản xuất, nhất là các loại trái rất khó chín đều như mít, sầu riêng, chuối.
Do đó, rất cần các cơ quan chức năng quản lý chặt các sản phẩm chứa chất Ethephon. Đồng thời cung cấp thông tin chính xác về chế phẩm Ethephon để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về đặc tính sinh hóa cũng như công dụng của nó trên cây trồng và yên tâm sử dụng các loại trái cây rấm chín.
Vũ Hạ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét