Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Những di ngôn trước khi chết nổi tiếng trong lịch sử

 (Phần 1)

CÙNG CHỦ ĐỀ

Lịch sử đã ghi chép lại những câu nói khi cận kề cái chết của các nhân vật nổi tiếng, những vị tướng quân trung nghĩa; những câu nói này tựa như là những dự đoán cho tương lai vậy. Sự việc diễn ra tiếp theo khiến người ta không khỏi chấn động.

vua tần, trước khi chết, kinh kha, dự ngôn, Bài chọn lọc,
Khi đối diện với cái chết, con người ta dường như tiên đoán được điều gì đó … (Ảnh: Internet)
Ngũ Tử Tư nhìn thấy viễn cảnh ngước Ngô
Xin hãy lấy hai mắt của ta đặt trên Đông Môn, ta muốn nhìn thấy nước Ngô bị diệt!” 《Sử ký: Ngũ Tử Tư liệt truyện》
Ngũ Tử Tư là tướng quốc nước Ngô cuối thời xuân thu trong lịch sử Trung Quốc, ông đồng thời còn là một thầy thuốc giỏi.

Ngũ Tử Tư từng nhiều lần khuyên can Ngô Vương Phù Sai giết Câu Tiễn nhưng Phù Sai không nghe theo. Phù Sai nóng lòng tiến vào Trung Nguyên, dẫn theo đại quân đánh nước Tề, Ngũ Tử Tư khuyên Phù Sai tạm không nên tấn công nước Tề, vì lực lượng còn yếu. Phù Sai nhẹ dạ tin theo thái tể Bá Dĩ gièm pha, nói Ngũ Tử Tư âm mưu muốn nhờ cậy vào nước Tề để phản Ngô nên đã phái người đưa cho Ngũ Tử Tư một thanh bảo kiếm, lệnh cho ông phải tự sát.
Trước khi tự sát, Ngũ Tử Tư nói với người đối diện rằng:“Xin hãy lấy hai mắt của ta đặt trên Đông Môn, ta muốn nhìn thấy nước Ngô bị diệt!”. Sau khi Ngũ Tử Tư chết được 9 năm, nước Ngô bị Việt Quốc tấn công đánh bại.
Dự Nhượng đến chết vẫn làm trung thần
“Ta có thể báo thù cho Trí Bá Dao rồi!” 《Sử ký: Thích khách liệt truyện》
Dự Nhượng là vị tướng người nước Tấn nổi tiếng thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc. Ông từng là gia thần cho gia tộc họ Phạm, gia tộc họ Trung Hàng, cuối cùng là gia thần của Trí Bá Dao, là người đứng đầu gia tộc họ Trí quyền lực lớn nhất nước Tấn lúc bấy giờ. Ông được Trí Bá Dao hết sức tin tưởng và đối đãi như một bậc thượng khách.
Năm 453 trước Công Nguyên, Trí Bá Dao mang quân đi đánh họ Triệu, một gia tộc lớn nhất nước Tấn thời ấy, nhưng lại bị Triệu Tương Tử liên kết với gia tộc họ Hàn và gia tộc họ Ngụy đánh bại. Gia tộc họ Trí bị tiêu diệt, phần đất của gia tộc họ Trí bị ba gia tộc kia chia nhau. Riêng Trí Bá Dao bị Triệu Tương Tử chặt đầu, giết hại rất dã man để thỏa hận.
Dự Nhượng biết tin chủ bị giết đành phải trốn vào núi và thề trả thù cho gia tộc họ Trí. Quyết tâm trả thù, Dự Nhượng thay tên đổi họ rồi xin vào làm người hầu ở trong cung của Triệu Tương Tử, luôn cố gắng tìm tìm cơ hội hành thích Triệu Tương Tử. Tuy nhiên Triệu Tương Tử cảm thấy bất an bèn bắt Dự Nhượng tra hỏi và phát hiện ra âm mưu báo thù của ông, thấy Dự Nhượng có lòng trung nghĩa, Triệu Tương Tử tha chết và thả Dự Nhượng đi.
vua tần, trước khi chết, kinh kha, dự ngôn, Bài chọn lọc,
Dự Nhượng ám sát Triệu Tương Tử nhưng bất thành. (Ảnh: Internet)
Không chịu bỏ cuộc, Dự Nhượng tự hủy hoại bề ngoài và giọng nói khiến cho đến vợ ông cũng không thể nhận ra chồng. Một lần, biết tin Triệu Tương Tử ra khỏi cung, Dự Nhượng giả dạng ăn mày nấp dưới cầu định thừa cơ hành thích, nhưng ám sát không thành còn bị Triệu Tương Tử bắt.
Triệu Tương Tử biết không thể lung lay quyết tâm báo thù của Dự Nhượng nên đành phải quyết định giết ông. Dự Nhượng biết mình sẽ phải chết, nên đã cầu xin mượn một bộ y phục của Triệu Tương Tử mặc để tự sát, Triệu Tương Tử đồng ý. Dự Nhượng mặc quần áo vào coi mình như là Triệu Tương Tử rồi tự đâm vào cổ mình  tự vẫn.
Trước lúc chết Dự Nhượng đã nói câu: “Ta đã có thể báo thù cho Trí Bá Dao rồi”. Trước tấm lòng trung thành của Dự Nhượng, kẻ sĩ nước Triệu nghe chuyện ông chết thì ai nấy cũng đều không khỏi bùi ngùi.
Bạch Khởi than trời xanh
Không biết đã ta phạm tội gì với trời, mà phải nhận kết cục này?”《Sử ký: Bạch khởi vương tiễn liệt truyện》
Bạch khởi là một trong bốn danh tướng của nước Tần trong thời kỳ Chiến quốc, nhưng cuối cùng lại bị Tần Chiêu Tương Vương ban cho cái chết. Bạch Khởi cầm kiếm ngửa mặt lên trời thở dài nói: “Ta đã phạm tội gì với trời, mà phải nhận kết cục này?”.
Sau khi suy nghĩ một lúc, ông lại nói: “Ta đáng tội chết, Trận đánh ở Trường, vài chục vạn quân Triệu đã đầu hàng, nhưng ta lại dùng thủ đoạn lừa gạt chôn sống tất cả bọn họ, ta đáng tội chết!”. Nói xong thì ông tự sát.
Kinh Kha – Tráng sĩ một đi không trở về
vua tần, trước khi chết, kinh kha, dự ngôn, Bài chọn lọc,
Kinh Kha ám sát vua Tần. Nhưng rốt cuộc vụ ám sát không thành, để lại một câu chuyện lịch sử bi tráng. (Ảnh: Internet)
“Gió thổi vi vu, Dịch Thủy lạnh, Tráng sĩ một đi không trở về”《Sử ký: Kinh Kha liệt truyện》
Kinh Kha là thích khách nổi tiếng thời kỳ Chiến Quốc. Sau khi Tần quốc diệt Triệu, quân đội Tần tiến sát tới biên giới phía nam Yên. Thái tử Đan nước Yên sợ hãi, quyết định phái Kinh Kha ám sát vua Tần (Tần Thủy Hoàng). Thái tử Đan nói với Kinh Kha: “Quân Tần sớm muộn cũng qua sông Dịch, ta muốn giữ túc hạ ở lại lâu e cũng không được nữa”.
Kinh Kha đáp: “Theo lời Thái tử, thần nguyện đi yết kiến vua Tần. Chuyến đi lần này nếu không có vật làm tin, thì e rằng không thể đến gần vua Tần được. Vua Tần muốn lấy đầu của Phàn Ô Kỳ, treo giá nghìn lượng vàng. Nếu có được đầu của Phàn tướng quân và bản đồ Đốc Cương dâng lên vua Tần, vua Tần ắt sẽ phải gặp thần, vậy thần mới có thể giúp Thái tử được”. (Phàn Ô Kỳ là người từng thất sủng với vua Tần, cũng là một thích khách của thái tử Đan vào thời điểm đó. Tần Thủy Hoàng rất giận Phàn Ô Kỳ và muốn lấy đầu ông)
Nước Yên có một võ sĩ tên Tần Vũ Dương, năm 12 tuổi đã từng sát nhân, không ai dám xem thường ông ta. Thái tử Đan liền phong Tần Vũ Dương làm phó tướng.
Năm 227 trước công nguyên, Kinh Kha và Tần Vũ Dương mang theo đầu của Phàn Ô Kỳ và bản đồ Đốc Cương bên trong có giấu một con dao găm tẩm thuốc độc (được cuộn tròn lại). Hai người lên đường sang nước Tần yết kiến Tần Thủy Hoàng.
Đến sông Dịch Thủy, mọi người bày tiệc tiễn khách. Cao Tiệm Ly gảy đàn trúc, Kinh Kha hát theo, tiếng hát chưa dứt, quân sĩ đều chảy nước mắt. Lại hát tiếp rằng:
“Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hàn,
Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn!”
Tạm dịch là:
“Gió thổi vi vu, Dịch Thủy lạnh
Tráng sĩ một đi không trở về!”
Tới nước Tần, Kinh Kha mang theo đầu của Phàn Ô Kỳ và tấm bản đồ nước Yên, cùng với dũng sĩ Tần Vũ Dương đến gặp vua Tần. Tần Vũ Dương mang theo tấm bản đồ có giấu sẵn dao găm bên trong, Kinh Kha bưng đầu của Phàn Ô Kỳ được đựng trong chiếc hộp. Tần Vũ Dương là dũng sĩ, nhưng trong hoàn cảnh này cũng không khỏi khiếp sợ đến biến sắc mặt.
Thấy Tần Vũ Dương có phần run sợ, Kinh Kha bèn lấy bản đồ trong tay Tần Vũ Dương dâng nộp vua Tần. Khi mở bản đồ ra, Kinh Kha rút con dao găm đâm Tần Thủy Hoàng.
Kinh Kha đâm trượt, Tần Thủy Hoàng có cơ hội bỏ chạy. Kinh Kha đuổi theo Tần Thủy Hoàng trên điện, Tần Thủy Hoàng rút kiếm chém Kinh Kha bị thương ở tay, Kinh Kha phi con dao găm vào người Tần Thủy Hoàng nhưng lại trượt và chỉ trúng vào cái cột đồng. Cuối cùng, binh lính Tần xông vào giết chết Kinh Kha. Quả đúng như lời hát “Tráng sĩ một đi không trở về”.
Lê Hiếu, dịch từ secretchina.com

Những di ngôn trước khi chết nổi tiếng trong lịch sử (Phần 2)

CÙNG CHỦ ĐỀ

Lịch sử đã ghi chép lại những câu nói khi cận kề cái chết của các nhân vật nổi tiếng. Những vị tướng quân tài giỏi ấy, khí phách oai hùng là vậy, dũng mãnh xông pha nơi chiến trận là thế; nhưng khi thất thế, đối diện với cái chết cũng không khỏi bi ai chịu khuất phục theo ý trời.

hạng vũ, Hàn Tín, di ngôn,
(Ảnh: Internet)
Lý Tư (284 TCN – 208 TCN)
Ta thật sự muốn được như lúc con còn nhỏ, hai cha con dắt chó đi săn thỏ, bây giờ thì không thể rồi”《Sử ký: Lý Tư liệt truyện》
Lý Tư là thừa tướng của Tần Thủy Hoàng, là người có công lớn trong việc Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Ông còn là nhà văn, nhà thư pháp.
Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Lý Tư  cùng với Triệu Cao hợp mưu, ngụy tạo di chiếu, giả lệnh của Tần Thủy Hoàng khiến cho  Phù Tô phải tự sát (Phù Tô là con cả của Tần Thủy Hoàng), lập Hồ Hợi lên làm hoàng đế đời thứ hai của nhà Tần.
Sau này vì bị Triệu Cao đố kị vu khống cho tội tạo phản, năm 208 TCN tại Hàm Dương, Lý Tư phải chịu hình phạt chặt ngang (chém ngang lưng thành hai đoạn), tru di tam tộc.
Lúc sắp bị xử tử, Lý Tư nhìn về phía con trai út đang đứng trong hàng chờ xử tử mà đau buồn nói: “Ta thật sự muốn được như lúc con còn nhỏ, hai cha con dắt chó đi săn thỏ, bây giờ thì không thể rồi!”. Câu nói cảm động này khiến người nghe không khỏi rơi lệ.
Hạng Vũ (232 TCN — 202 TCN)
Hạng Vũ là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần. Hạng Vũ tự xưng là Tây Sở Bá Vương giao chiến với Lưu Bang, phát động chiến tranh Hán – Sở kéo dài bốn năm. Cuối cùng bị Lưu bang đánh bại trận, Hạng Vũ đã tự sát tại Ô Giang.
Khi bị quân Hán và quân chư hầu bủa vây mấy vòng, Hạng Vũ lâm vào tình cảnh binh ít, lương hết. Nửa đêm, Hạng Vũ thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng Vũ kinh hoàng, nói:
“Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?”
Đêm trước khi tự sát, Hạng vương uống rượu trong trướng cùng mỹ nhân Ngu Cơ. Hạng Vũ trong tâm trạng oán hận tuyệt vọng đã cảm khái làm thơ, được đời sau gọi là bài “Cai Hạ ca”:
“Sức dời núi, khí trùm trời,
Ô Truy chùn bước bởi thời không may!
Ngựa sao chùn bước thế này?
Ngu Cơ, biết tính sao đây hỡi nàng?”
Hàng ngàn năm đã trôi qua, nhưng bài thờ ấy vẫn làm cho biết bao người đọc cảm động, khâm phục và nuối tiếc cho thất bại của một vị anh hùng cái thế.
hạng vũ, Hàn Tín, di ngôn,
Hạng Vũ và Ngu Cơ. (Ảnh: Internet)
Hàn Tín (231 TCN – 196 TCN)
“Ta hối hận không dùng mưu kế của Khoái Thông, cho nên mới bị bọn đàn bà con nít lừa dối. Há chẳng phái là vì trời muốn thế hay sao?”《Sử ký: Hoài Âm Hầu liệt truyện》
Hàn Tín là một danh tướng bách chiến bách thắng, thiên hạ vô địch. Thời Hán Sở tranh hùng, ông cùng với Tiêu Hà, Trương Lương là ba kiệt nhân của nhà Hán, có công lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm.
Sau khi đánh bại Hạng Vũ, vua Lưu Bang nhiều lần nghe những quần thần ghen ghét đố kị với Hàn Tín tấu là Hàn Tín muốn làm phản. Vì nghe nhiều nên sinh nghi, nên cuối cùng Lưu Bang đã quyết định tước hết binh quyền trong tay Hàn Tín, phong ông làm Hoài Âm Hầu.
Bị ngược đãi, Hàn Tín bởi vậy đã ngày đêm oán giận, vẫn thường bực bội, xấu hổ vì thấy mình bây giờ chỉ đứng ngang hàng mấy chức quan quèn. Vậy nên, Hàn Tín thường xuyên báo bệnh không vào cung.
Năm 116 TCN, Trần Hy làm phản. Do oán hận dồn nén lâu ngày nên Hàn Tín muốn giúp Trần Hy, nhưng bị bại lộ vì một người trong nhóm muốn trả thù ông đã báo tin cho Lã Hậu. Lã Hậu biết chuyện muốn gọi Hàn Tín vào cung để giết ông, nhưng sợ ông không vào, nên đã bàn với Tiêu Hà lập mưu lừa Hàn Tín vào cung. Nhờ Tiêu Hà sai người đến nói với Hàn Tín rằng Trần Hy đã bị tiêu diệt, nên Vua mời các quần thần vào cung để ăn mừng, làm như chưa biết chuyện Hàn Tín muốn làm phản.
Vì Tiêu Hà trước đây là ân nhân của mình nên Hàn Tín không chút nghi ngờ liền đi vào cung, ông vừa vào cung thì bị Lã Hậu sai người bắt trói, ra lệnh chém đầu.
Lúc sắp bị chém, Hàn Tín nói:
“Ta hối hận không dùng mưu kế của Khoái Thông, cho nên mới bị bọn đàn bà con nít lừa dối. Há chẳng phái là vì trời muốn thế hay sao?”
 Lã Hậu còn giết cả ba họ nhà Hàn Tín.
Tiêu Hà trước kia ra sức tiến cử Hàn Tín với Lưu Bang, nhưng cuối cùng lại chính Tiêu Hà lừa ông vào cung cho Lã Hậu giết. Bởi vậy người đời sau nói rằng Hàn Tín làm nên sự nghiệp nhờTiêu Hà mà chết cũng do tay Tiêu Hà.
Lý Quảng  (? — 119 TCN)
hạng vũ, Hàn Tín, di ngôn,
Lý Quảng còn có biệt danh là Phi tướng quân, là một võ tướng dưới thời nhà Hán, nổi tiếng là biệt tài cưỡi ngựa bắn cung. Trong khoảng thời gian cầm quân của mình, Lý Quảng nhiều lần tham gia các chiến dịch chống lại bộ tộc Hung Nô ở miền bắc Trung Quốc.
Năm 119 TCN, trong một lần bày quân giao chiến với Hung Nô, do bị lạc đường nên ông đã dẫn đội quân của mình đến trễ với các cánh quân khác và vô tình tạo điều kiện cho thiền vu Hung Nô trốn thoát. Vì vậy, ông bị đem ra xét xử. Cho đó là một sự sỉ nhục, Lý Quảng đã tự sát.
Trước khi chết, ông nói: “Ta từ thủa thiếu thời đến giờ đã đánh nhau với quân Hung Nô hơn 70 lần, hôm nay may mắn được dẫn quân theo đội quân đại tướng quân Thiền Vu xuất chinh tác chiến, thế nhưng ta không hiểu tại sao hết lần này tới lần khác lạc đường, chẳng lẽ không đúng thiên ý sao? Ta đã hơn sáu mươi tuổi, tuyệt đối không thể chịu nổi nỗi ô nhục này”. Rồi rút dao ra tự vẫn.
Lê Hiếu, dịch từ secretchina.com

Những điểm tương đồng của các Thánh nhân


Những điều Phật Đà, chúa Jesus, Khổng Tử, Lão Tử cùng trải qua.

Khổng Tử

Khổng Tử. (Ảnh: Internet) [1]
Khổng Tử. (Ảnh: Internet)
Khổng Tử sinh ra trong bần hàn, cả đời bôn ba, về già đi chu du khắp các nước. Không có vị vua nào chịu tiếp thu chủ trương của ông. Cuối cùng ông tới ranh giới giữa nước Trần và nước Thái thì hết lương thực để ăn. Những người học trò đi theo ông đói tới mức không còn sức để đi. Khổng Tử liên tục giảng các đạo lý cho đệ tử và không ngừng cất tiếng đàn.
Tử Lộ là người thẳng thẳn, sắc mặt có vẻ giận giữ hỏi Khổng Tử: “Quân tử cũng có lúc rơi vào đường cùng sao?” Khổng Tử đáp: “Trong lúc khốn quẫn, quân tử vẫn thủ vững phẩm hạnh, tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại, việc gì cũng dám làm.
Khổng Tử biết trong lòng các đệ tử không vui, bèn hỏi: “Trong “Kinh Thi” nói “không phải tê ngưu cũng chẳng phải lão hổ, lại chôn chân ở nơi hoang vu này”, hôm nay tinh thần ta sa sút như thế này, chẳng lẽ ta đã làm điều gì sai chăng? Tại sao lại rơi vào tình cảnh này?
Tử Lộ bèn đáp: “Có thể là nhân đức hoặc mưu trí của chúng ta không đủ, nên người ta mới không tín nhiệm, lại còn vây hãm chúng ta nơi đây.
Khổng Tử nói: “Có sự tình đó ư? Nếu như có nhân đức, mưu trí, thì mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió, Bá Di Thúc Tề đã không chết đói tại Thủ Dương Sơn, Tỷ Can cũng sẽ không bị Trụ Vương moi tim.
Tử Cống nói: “Phu tử chi đạo chí đại, cố thiên hạ mạc năng dung (đại ý là đạo của Thầy bác đại vô cùng, thiên hạ không có quốc gia nào có thể dung nạp Thầy), vậy sao Thầy không giảm bớt yêu cầu của mình?” Khổng Tử thở dài nói : “Ôi, Tử Cống, chí hướng của ngươi chỉ có vậy thôi, ngươi không nghĩ tới tu dưỡng đạo như thế nào, lại nói giảm bớt yêu cầu để cho phép dung chứa quan hệ bất chính!
Nhan Hồi bèn đáp: “Phu tử chi đạo chí đại, cố thiên hạ mạc năng dung. Nhưng là quân tử phải chú trọng tu dưỡng đạo đức bản thân, nếu như chúng ta tu dưỡng không tốt, thì đó là vấn đề của chúng ta. Nếu như chúng ta tu dưỡng tốt rồi nhưng lại không được trọng dụng, thì đó là sỉ nhục của các quốc gia kia. Nên họ không dung nạp được chúng ta cũng có gì đâu? Lúc đó chính là thể hiện sự quân tử của chúng ta!
Khổng Tử có 3000 đệ tử, “thân thông lục nghệ” (lễ nghĩa, âm nhạc, cung tên, cưỡi ngựa, biết chữ, tính toán) có 72 người, Tử Lộ và Tử Cống cũng được xem là những người xuất sắc, nhưng Tử Lộ không có tín tâm với thầy, Tử Cống thậm chí còn hy vọng Thầy hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức để hùa vào thế tục, chỉ có Nhan Hồi là tín tưởng tuyệt đối.
Truyền dạy chân lý, cho dù như Khổng Tử dạy theo khả năng nhận thức của học trò. Nhưng vào thời khắc then chốt, trong khốn khổ mà vẫn có thể giữ vững chân lý cũng không hề đơn giản.

Lão Tử

Lão Tử “Tử Khí Đông Lai”. (Ảnh: Internet) [2]
Lão Tử “Tử Khí Đông Lai”. (Ảnh: Internet)
Lão Tử nhất định nhìn ra vấn đề này, bởi vậy ông cả đời “đạo ẩn vô danh”. Khổng Tử khi cầu kiến Lão Tử, Lão Tử dạy bảo Khổng Tử: “Người có tài nhưng kín đáo; quân tử có phẩm đức cao thượng, bề ngoài lại khiêm tốn như kẻ ngu đần.” Tuy học thuyết của Lão Tử được hậu thế nghiên cứu hơn 2000 năm. Nhưng đương thời Lão Tử chỉ làm chức quan nhỏ quản sách báo triều nhà Chu, không có chút tiếng tăm gì.
Nếu như không phải Lão Tử sau này đi về phía tây tới Hàm Cốc Quan, Doãn Hỷ nhìn thấy đám mây tím phía đông, dài ba vạn dặm, hình dáng rồng bay, Doãn Hỷ đã yêu cầu Lão Tử viết sách để lại. Có lẽ nếu không Lão Tử đã không chủ động viết “Đạo Đức Kinh” lưu truyền thiên cổ. Trong phần gần cuối cuốn sách, Lão Tử viết: Ta nói cái gì dễ biết, dễ hành (làm). Thiên hạ không thể biết, không thể hành.

Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh: Internet) [3]
Phật Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh: Internet)
Cũng không phải là trùng hợp, trong “Phật bản hành tập kinh” và “ Thích Ca Mâu Ni truyền”, cũng có mô tả những tâm lý tương tự như vậy đối với Thích Ca Mâu Ni.
Sau khi Thích Ca Mâu Ni khai ngộ dưới cội bồ đề, đã cảm thán nói: “Ta đã chứng ngộ được Phật Pháp, khó gặp khó biết, không thể tưởng tượng được, cũng không thể phát hiện được, thực không biết làm sao để thế nhân có thể minh bạch. Họ đều bị tham dục, oán hận, ngu si, ác kiến, ngạo mạn, nịnh hót, luồn cúi, bạc phúc từ gốc, không có trí huệ, làm sao có thể hiểu được đạo pháp mà ta chứng ngộ được? Hiện tại nếu ta thuyết Pháp cho họ, họ nhất định sẽ lẫn lộn, đồng thời cũng không thể tin tưởng tiếp nhận, thậm chí còn đi phỉ báng ta. Điều này sẽ khiến họ kiếp sau rơi vào ác đạo, chịu các loại thống khổ. Điều này chẳng phải ngược với ước nguyện ban đầu độ hóa chúng sinh của ta sao? Thà để họ chịu khổ, như vậy ta không cần phải thuyết pháp truyền đạo cho họ, mà tự mình lặng lẽ tiến vào cảnh giới niết bàn.
Đại Phạm Thiên Vương thấy Thích Ca Mâu Ni không có ý định lưu lại thế gian để thuyết pháp. Ông bèn hạ thế khuyên can, nên Thích Ca Mâu Ni mới lưu tại thế gian để truyền pháp 49 năm, chịu vô vàn thống khổ.

Chúa Giê-su

Chúa Giê-su. (Ảnh: Internet) [4]
Chúa Giê-su. (Ảnh: Internet)
Thời Giê-su truyền pháp, có 12 môn đồ. Tuy nhiên, khi Giê-su bị bắt các môn đồ đều rời bỏ ông! Khi Giê-su tiến vào Jerusalem, ông đã biết trước mình sắp bị đóng đinh lên thập tự giá, ông cảm thán nói: “Jerusalem!, Jerusalem! Ngươi thường giết hại tiên tri.
Khổng Tử chu du khắp nơi, cuối cùng cạn lương thực; Lão Tử thuyết đạo của mình “Thiên hạ không thể biết, không thể hành”, Thích Ca Mâu Ni vì thấy chúng sinh khó độ, mà sau khi khai ngộ muốn trực tiếp tiến nhập niết bàn; Giê-su bị đóng đinh lên thập tự giá; triết gia Socrates đã bị kết án tử hình, uống rượu độc và chết. Thánh nhân, giác giả, tiên tri truyền Đạo truyền Pháp đều khó khăn như thế.
Theo Khải Huyền (cuốn sách cuối cùng của Tân Ước): Thần Phật hạ thế độ nhân ắt lặng lẽ. Lão Tử bình sinh không ai biết đến, lưu lại 3.000 câu rồi vội rời đi; Thích Ca Mâu Ni thân là Thái tử, tự mình dẫn các tăng nhân đi hành khất, cũng bị ngoại đạo chửi rủa, xuất gia tu hành truyền Pháp 49 năm, không lưu lại một trang kinh sách nào liền Niết bàn rời đi; Giê-su sinh ra bên máng cỏ đã bị tìm truy sát, trưởng thành cũng không ai biết, khuyên người hành thiện, truyền Đạo ba năm sau bị đóng đinh lên thập tự giá, thăng thiên rời thế gian…
Lịch sử của các bậc thánh nhân giác giả ở trên, đều vì hóa độ chúng sinh, chịu vô vàn thống khổ. Những gì họ trải qua đáng để con người ngày nay suy nghĩ sâu sắc.
Theo S [5]ecretchina [5]
Mai Hồng biên dịch
Xem thêm:

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Trước khi về với cõi vĩnh hằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
Phải:
- Xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh
- Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
- Không có gì quý hơn Độc Lập Tự Do.
......
Nhưng đến nay Đảng đã thực hiện được đến đâu thì chỉ có Trời mới biết ?