FB Trương Nhân Tuấn
26-12-2014
(Từ Nhật ký facebook)
Báo chí đăng tin nhà xuất bản Trùng Khánh (TQ) vừa cho ra mắt
cuốn sách song ngữ Hoa-Việt “Những điều tâm đắc của Lê Khả Phiêu”, đúng đêm
Noel 24-12-2014, ngay tại nhà tác giả ở Hà Nội. Nghe nói nhà xuất bản này đã
tài trợ ông cựu tổng bi thư từ a đến z để in 1000 cuốn sách đâu tiên. Đâu mà có
người tốt bụng (dữ thần) vậy!
Thì chắc cũng có qua, có lại. Theo tin tức (từ thập niên 90) ở
người thư ký của ông là Nguyễn Chí Trung, thì chính Ông Phiêu là người đã nhìn
nhận giữa VN « có ba vùng biển tranh chấp » với Trung Quốc. Ba vùng biển này là
ba vùng biển đó là : vùng vịnh Bắc Việt, vùng biển Hoàng Sa và vùng biển Trường
Sa.
Ở VN ít có người lên tiếng phản đối vụ này. Phía đảng, sự im
lặng là phải đạo, vì đó là “nhận thức chung của lãnh đạo”. Còn phía học giả VN,
một số im lặng có lẽ do không ý thức được tầm quan trọng hành vi một chính phủ
nhìn nhận một vùng lãnh thổ, hay vùng biển (của quốc gia bị quốc gia khác)
tranh chấp. Số khác (thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông) thì nhìn nhận “có tranh chấp
tại vùng biển TS”, như ý kiến của Lê Khả Phiêu.
Một thí dụ về hệ quả của việc “nhìn nhận có tranh chấp”. TQ từ
nhiều năm nay đã làm áp lực đủ mọi thứ với các chính phủ Nhật, chỉ để được một
chuyện : chính phủ Nhật nhìn nhận có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku
(Điếu Ngư) với TQ. Nhưng các lãnh đạo Nhật họ đâu có ngu (như lãnh đạo...) ?
Nhìn nhận có « tranh chấp » (tại Senkaku) là nhìn nhận sự hiện
diện chính đáng của TQ tại quần đảo này. Theo tập quán quốc tế, (qua các vụ tòa
án quốc tế phân xử), cách giải quyết tranh chấp về chủ quyền (giữa hai quốc
gia) tại một vùng lãnh thổ là chia đôi vùng lãnh thổ đó.
Tranh chấp vùng biển cũng vậy. Nhìn nhận có tranh chấp ở vùng
biển TS là chia đôi với TQ ở vùng biển này.
Người ta đặt câu hỏi nguyên nhân vì sao ông Lê Khả Phiêu lại
nhìn nhận có tranh chấp tại vùng biển Trường Sa ? Người ta cũng đặt câu hỏi
tương tự cho các học giả VN (thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông).
Đâu phải khi TQ cho phép các hãng khai thác của Mỹ (Crestone)
vào khai thác khu vực Tư Chính – Vũng Mây (mà TQ gọi là Vạn An Bắc) thì vùng
biển này trở thành vùng biển “có tranh chấp” hay sao ?.
Ta nhìn nhận VN và TQ hiện hữu sự tranh chấp tại vùng biển Hoàng
Sa. Vùng biển tranh chấp này bao gồm:1/ vùng biển giữa Hoàng Sa và đảo Hải Nam và 2/ vùng
biển giữa Hoàng Sa và bờ biển VN.
Nhưng vùng biển Trường Sa, TQ dựa lên cái gì để đòi phần ? Nói
theo kiểu (anh Ba X), nhà tôi là nhà của tôi, chứ nhà tôi mà anh nói là nhà của
anh thì đâu có được ?
Chết người là anh Phiêu lúc trước có nói : nhà của tôi cũng là
nhà của anh.
Vì vậy, việc in cuốn sách này chỉ là ba cái lẻ tẻ. Người xuất tiền in có thể đang muốn “pháp lý hóa” lời hứa của ông Phiêu.
Vì vậy, việc in cuốn sách này chỉ là ba cái lẻ tẻ. Người xuất tiền in có thể đang muốn “pháp lý hóa” lời hứa của ông Phiêu.
2 nhận xét:
Lê khả phiêu là ai??? Ông ta là gì với người Việt??? hãy dẹp bỏ ý thức hệ tronng những bài viết này , nếu không có người đọc đâu nhé.
chúng là phường bán nước hại dân cộng sản mà lị///.
Đăng nhận xét