Nghề nào là nghề cao quý? Câu chuyện đối đáp giữa vua Lê Thánh Tông và thảo dân nghèo
Nhân dịp đầu năm mới, vua Lê Thánh Tông mặc thường phục vi hành để xem xét tình hình dân chúng.
Ði tới đâu, nhà vua cũng thấy la liệt những câu đối ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, trong lòng vui mừng lắm. Riêng nhà nọ, chẳng treo đèn, kết hoa mà cũng chẳng đối liễn gì hết. Vua lấy làm ngạc nhiên, rẽ vào hỏi, chủ nhà trả lời rằng:
– Chẳng giấu gì bác, nhà cháu làm cái nghề hèn hạ quá, nên chẳng dám phô phang gì với ai cho thêm tủi!
Vua ngạc nhiên, hỏi:
– Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ?
– Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ?
Chủ nhà thưa:
– Dạ, nhà cháu chỉ chuyên đi… mót phân người để bán thôi ạ!
– Dạ, nhà cháu chỉ chuyên đi… mót phân người để bán thôi ạ!
Nghe xong, vua cười nói:
– Nếu vậy nhà bác đây là sang trọng bậc nhất, mà nghề của bác cũng là vẻ vang bậc nhất. Câu đối của bác nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà lại kêu là hèn!
– Nếu vậy nhà bác đây là sang trọng bậc nhất, mà nghề của bác cũng là vẻ vang bậc nhất. Câu đối của bác nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà lại kêu là hèn!
Nói đoạn, vua lấy giấy bút, đề giùm cho một đôi câu đối như sau:
Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự,
Ðề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.
Ðề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.
Tạm dịch:
Khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ
Cầm ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian
Cầm ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian
Khách qua lại, nhìn thấy câu đối ai cũng kinh ngạc trầm trồ.
Thì ra, chỉ cần có thể đảm đương những nhọc nhằn khó khăn của thiên hạ, chỉ cần có thể sống tròn đạo nghĩa, thu phục lòng người thì nghề nghiệp nào cũng thành cao quý cả!
Ngược lại, dù làm nghề cao sang đến đâu, ví như giáo viên, bác sĩ, mà tâm địa hẹp hòi, đánh mất đạo đức, thì cũng không sánh nổi anh chàng mót phân “tận thu lòng dạ thế gian” kia!
Mã Lương
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét