'Để địa phương xách cặp ra HN xin suốt là không được'
Cập nhật : 14:34 | 29/12/2015
- Về đột phá cơ sở hạ tầng, Thủ tướng lưu ý làm sao phải thay đổi: “cứ để địa phương xách cặp ra Hà Nội xin suốt là không được”.
Kết luận hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điểm lại tình hình kinh tế xã hội, đánh giá chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.
Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nỗ lực chung của cả nước, tạo tiền đề để năm 2016 đạt kết quả tốt hơn, cao hơn, vững chắc hơn.
Tuy vậy, Thủ tướng lưu ý những hạn chế, yếu kém phải ra sức khắc phục, không được chủ quan, thỏa mãn.
Chính phủ và chính quyền các cấp phải nỗ lực ra sức phát huy kết quả đạt được, những kinh nghiệm tốt, hiệu quả đạt được trong thời gian qua.
Ảnh: VGP |
“Các bộ ngành, địa phương phải căn cứ tình hình mới để có chủ trương, giải pháp thích ứng. Tất cả vì lợi ích của nước, của dân”, Thủ tướng nói.
Làm sao cải cách?
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược: cải cách thể chế, đột phá cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.
Về cải cách thể chế, Thủ tướng yêu cầu từng ngành, địa phương phải có giải pháp, kế hoạch cụ thể, trước hết hoàn thiện thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường.
“Một dự án nhỏ mà kéo dài mấy trăm ngày thế thì làm sao cải cách. Một mặt, chúng ta quản lý chặt chẽ nhưng phải tạo mọi thuận lợi cho dân, DN trong làm ăn sinh sống, cứ dân giàu nước mạnh”, Thủ tướng lưu ý.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, hàng loạt cải cách vừa qua mới thu hút nhiều nhà đầu tư vào. Nhưng không vì thế thỏa mãn mà phải tiếp tục hoàn thiện thể chế.
Về đột phá cơ sở hạ tầng, Thủ tướng cũng lưu ý làm sao phải thay đổi: “chứ cứ để địa phương xách cặp ra Hà Nội xin suốt là không được đâu!”. Theo Thủ tướng muốn xây dựng hạ tầng đồng bộ phải nhìn lại nguồn lực xã hội.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ ngành, địa phương chú tâm đến đẩy mạnh tái cơ cấu nên kinh tế với 3 trọng tâm: tái cơ cấu đầu tư công, tài chính công và DNNN.
"Các đồng chí tăng biên chế quá trời"
Về hiệu quả quản lý, điều hành, Thủ tướng lưu ý thực trạng giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp nhưng không phê duyệt số biên chế cụ thể nên ai muốn tăng lên bao nhiêu thì tăng.
“Xin lỗi các đồng chí, có một số đồng chí sắp nghỉ hưu, các đồng chí tăng lên quá trời, có nơi nghe tăng lên 200”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Dựa trên các chủ trương đã ban hành, Thủ tướng yêu cầu cụ thể hóa thành những kế hoạch, đề án cụ thể. Khâu tổ chức thực hiện phải sâu sát cụ thể.
Thu Hằng – Hồng Nhì
Gái đẹp dâm đãng, chung chạ hàng chục quan tham
Cập nhật : 00:05 | 30/12/2015
Thời gian gần đây, trong kho từ vựng của tiếng Trung Quốc xuất hiện cụm từ mới “công cộng tình phụ” để chỉ việc một phụ nữ chung chạ với nhiều quan chức tham nhũng.
Việc một phụ nữ chung chạ với nhiều người đàn ông vốn bị xã hội coi khinh, ấy vậy mà vẫn có một số phụ nữ lợi dụng nhan sắc và vốn tự có, mồi chài để cùng lúc làm người tình cho hàng chục quan tham khác nhau, nhằm mưu cầu lợi ích cho cá nhân.
Hứa Tiểu Uyển: Cao thủ "bịt mắt" người tình
Hứa Tiểu Uyển và hai người tình quan tham |
Hôm 25/12 vừa qua, Tòa án thành phố Nam Ninh, Quảng Tây đã bắt đầu phiên tòa xét xử Vạn Khánh Lương, sinh năm 1964, nguyên Ủy viên Dự khuyết Trung ương khóa 18, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đông, Bí thư Thành ủy Quảng Châu, vì tội nhận hối lộ tới 111,25 triệu Nhân dân tệ (390 tỷ VND). Lương có bằng Tiến sĩ, từng được đánh giá là cán bộ trẻ đầy tiềm năng, nhưng không biết kiềm chế bản thân, sớm sa vào vũng lầy tội lỗi.
Trước đó, khi bị bắt hôm 27/6/2014, những thông tin về lối sống sa đọa, trụy lạc của Lương đã giăng đầy trên các mặt báo, khiến mọi người kinh ngạc. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là chuyện Lương và Trần Hoằng Bình (Nguyên Bí thư, Chủ nhiệm Hội đồng Nhân dân thành phố Yết Dương) dùng chung cô người tình Hứa Tiểu Uyển.
Uyển đã sinh được hai đứa con trai, mỗi đứa một cha, nhưng Bình không biết, tưởng cả hai đều là con của mình. Qua việc này, Uyển được đánh giá là một cao thủ, có quan hệ gắn bó như keo cùng lúc với hai quan chức mà vẫn kín như bưng, chả ông nào biết ông nào.
Bình bị bắt giữ để điều tra vào tháng 12/2012. Trong quá trình điều tra Bình, khi các nhân viên điều tra hỏi cung cô người tình Hứa Tiểu Uyển, cô này đã khai, trước khi biết Bình, cô nàng đã có quan hệ tình ái với Vạn Khánh Lương từ hồi Lương là Bí thư Yết Dương và có con với Lương, nhưng ông ta không hay biết. Về sau, khi Uyển quan hệ với Bình, ông ta đã lầm tưởng cái thai là của mình mà không biết mình là kẻ “đổ vỏ” cho Lương.
Tổ điều tra đã báo cáo thông tin này lên Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương và một cuộc điều tra bí mật đã được tiến hành. Trước khi Vạn Khánh Lương bị bắt một năm rưỡi, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương đã nắm chắc chứng cứ về việc ông ta ngoại tình, nhưng vẫn án binh bất động, đợi sau khi điều tra thêm các chứng cứ vi phạm kỉ cương khác mới bất ngờ ra tay.
Hứa Tiểu Uyển còn có tên khác là Hứa Thu Lâm, sinh năm 1970, văn hóa cấp hai, kết hôn với Ngô Tiểu Quang vào năm 1983 và đã có 2 con. Cặp đôi này đã ly hôn năm 2005. Ngày 16/6/2015, Uyển đã bị tòa án Phật Sơn xét xử vì tội đưa hối lộ, nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa thấy công bố kết quả phán quyết của tòa.
Lý Vi: Mỹ nhân thao túng hàng chục quan bự
Lý Vi |
Lý Vi, sinh ngày 24/9/1963, cha là người Pháp, mẹ là người Việt Nam. Vi sinh ở Việt Nam, năm 1970 theo cha sang sống ở Côn Minh.
Bằng thân xác và mồm miệng khéo léo, Lý Vi đã tiếp cận các quan chức cao cấp, tạo được mạng lưới quan hệ liên quan đến các lĩnh vực dầu khí, địa ốc, thuốc lá… thành lập gần 20 công ty ở cả Trung Quốc và nước ngoài, tích lũy được tài sản khổng lồ gần 10 tỷ Nhân dân tệ. Lý Vi thực sự là “người tình công cộng” của các quan tham. Nhưng oái oăm thay, cô ả lại có thói quen ghi nhật ký.
Từ cuốn nhật ký gối đầu giường này, các nhân viên điều tra của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương đã tìm được tên của mười mấy quan chức cấp tỉnh và bộ.
Trong danh sách những quan chức đã lên giường với Lý Vi bị ngã ngựa, bị xử lý kỷ luật hoặc ra tòa nhận án tù, có: Kim Nhân Khánh, nguyên Bộ trưởng Tài chính; Đỗ Thế Thành, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông kiêm Bí thư Thành ủy Thanh Đảo; Lý Gia Đình, nguyên Tỉnh trưởng Vân Nam; Lưu Chí Hoa, nguyên Phó thị trưởng Bắc Kinh…
Trong khi hàng loạt quan chức gian díu với Lý Vi liên tiếp ngã ngựa thì cô ta vẫn bình an vô sự: Tháng 12/2008, Lý Vi bị quản thúc tại nơi cư trú, bị điều tra vì tình nghi phạm tội, chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp… nhưng thật bất ngờ, tháng 2/2011, Lý Vi đã được phóng thích và biến mất không để lại dấu vết.
Thang Sán: Người đẹp ma quái trong quân ngũ
Thang Sán |
Thang Sán sinh năm 1975, quê ở Chu Châu, Hồ Nam. Sán là ca sĩ, diễn viên cấp 1, cán bộ văn chức bậc 5, tương đương quân hàm Đại tá của Đoàn văn công Chiến hữu Quân khu Bắc Kinh. Từ nhỏ thích ca múa nên Thang Sán thi vào Học viện Âm nhạc Vũ Hán. Năm 1996, Sán vào làm ca sĩ của Đoàn ca múc Phương Đông. Từ năm 1999, cô ta nổi tiếng khắp Trung Quốc nhờ ca khúc “Chúc phúc tổ quốc”.
Tuy nhiên, cuộc đời Thang Sán chỉ chuyển sang bước ngoặt vào ngày 13/9/2010 khi Đoàn văn công Chiến hữu gọi cô ta nhập ngũ và phong ngay văn chức cấp 3, kỹ thuật bậc 5.
Từ đó, Thang Sán có nhiều cơ hội xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, tham dự các nhạc hội vào các dịp lễ tết, được báo chí gọi là “Nữ hoàng dân ca”. Năm 2011, Thang Sán bắt đầu quay sang đóng phim, vào vai chính trong bộ phim truyền hình “Thiết huyết tráng sĩ”.
Tuy nhiên, trước khi phim được công chiếu thì Thang Sán đột nhiên mất tích, khiến nhà sản xuất phải dùng diễn viên Thẩm Ngạo Quân đóng thế, quay lại những cảnh lộ mặt Thang Sán.
Cuối năm 2011, một số báo điện tử đưa tin Thang Sán bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương bắt để điều tra vì bị nghi tham nhũng và hối lộ tình dục.
Từ đó đến nay cô ta biến mất, nhưng các thông tin về “người đẹp ma quái trong quân ngũ” lại liên tiếp xuất hiện, như cô ta có biệt thự và nhiều vàng bạc, đá quý, sống sa đọa, trụy lạc, có quan hệ tình ái phức tạp với nhiều quan chức cao cấp như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh, Cốc Tuấn Sơn, Từ Tài Hậu… Số phận của Thang Sán kết cục ra sao đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.
Lư Gia Lệ: Người tình quan tham nhan sắc “vạn người mê”
Lư Gia Lệ |
Lư Gia Lệ, sinh năm 1975, quê ở Trấn Giang, Giang Tô. Lệ là diễn viên, người mẫu, người tình chung của nhiều quan chức, được cộng đồng mạng gọi là “Người tình đẹp nhất lịch sử của các quan chức”. Lư Gia Lệ tổ chức một công ty quản lý người mẫu, nhưng các người mẫu của cô ta thường bị loại ngay từ vòng đầu các cuộc thi. Tuy nhiên, cô chủ lại rất giàu có nhờ lên giường với các quan chức…
Đầu tiên, Lư Gia Lệ quen và trở thành tình nhân của Dương Trung Vạn, Chủ nhiệm Văn phòng điện hạt nhân Thượng Hải, Tổng giám đốc Công ty điện hạt nhân Hoa Phát. Cô ta được người tình sắm cho biệt thự, xe hơi thể thao. Thế nhưng, Dương Trung Vạn tham ô hàng chục triệu Nhân dân tệ bị phát hiện, vội ôm tiền bỏ trốn sang Campuchia.
Cuối năm 2001, Lư Gia Lệ làm quen và hợp tác với Trương Vinh Khôn (Ủy viên Trung ương Hội nghị Chính Hiệp, Ủy viên Thường vụ Hội liên hiệp Thanh niên Trung Quốc, Phó Hội trưởng Công thương Thượng Hải).
Bằng sắc đẹp và mồm miệng khéo léo, Lư Gia Lệ nhanh chóng kéo được Trương lên giường và hai người bắt đầu hợp tác để kiếm tiền… Mục tiêu đầu tiên mà cặp đôi này nhằm tới để “săn” là Chúc Quân Nhất, Bí thư đảng ủy, Cục trưởng Bảo hiếm xã hội Thượng Hải. Chỉ sau một đêm Chúc Quân Nhất mây mưa với Lư Gia Lệ, Quỹ bảo hiểm xã hội Thượng Hải đã trở thành kho tiền riêng của Trương Vinh Khôn.
Đến năm 2005, tài sản cá nhân của Trương Vinh Khôn đã tăng vọt lên 2,6 tỷ Nhân dân tệ, trở thành người thứ 48 trong số 100 người giàu nhất Trung Quốc. Lư Gia Lệ cũng trở thành nữ đại gia có tài sản hàng chục triệu Nhân dân tệ. Sau đó, Trương Vinh Khôn bị điều tra, vụ án Quỹ bảo hiểm xã hội Thượng Hải bị lật tung trước sự kinh hoàng của mọi người.
Để mở rộng các mối quan hệ, Lư Gia Lệ lập một công ty người mẫu. Núp sau vỏ bọc này, Lệ cung cấp các diễn viên, người mẫu cho các dâm quan ở địa phương. Cô ta thuê lâu dài hẳn hai phòng loại đắt nhất ở một khách sạn để làm nơi cho các quan chức hưởng lạc. Dĩ nhiên, để đưa họ vào tròng, Lư Gia Lệ đã bố trí máy quay ghi hình tất cả quá trình truy hoan của từng vị.
Tháng 9/2006, Khưu Hiểu Hoa, Cục trưởng Thống kê quốc gia bị ngã ngựa chỉ 2 tháng sau khi nhận chức, do nhận hối lộ tình dục tại Thượng Hải. Ông ta đã trúng kế mỹ nhân, mây mưa cùng Lư Gia Lệ và đám người mẫu giả danh của cô ta. Trong khi các cơ quan pháp luật chưa kịp ra tay thì Lư Gia Lệ đã kịp ôm tiền chạy thoát, không để lại dấu vết. Ban chuyên án đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với Lư Gia Lệ, vì theo phỏng đoán cô ta đã chạy ra nước ngoài.
Vương Phi: Người tình của hơn 40 quan tham
Vương Phi và Trịnh Thiếu Đông |
Vương Phi vốn là một trợ lý văn nghệ ở Quân khu Thẩm Dương. Năm 2000, cô ta chuyển ngành, làm nữ sĩ quan Ban Tuyên huấn Cục Công an thành phố Sán Đầu, Quảng Đông. Xinh đẹp, hát hay, đa tài đa nghệ nên khi tham gia cuộc hội diễn thông tin tuyên truyền toàn ngành Công an tỉnh Quảng Đông.
Tháng 6/2002, cô nàng đã lọt vào mắt quan trên Trịnh Thiếu Đông – Người hùng dẹp xã hội đen, Phó Tổng đội trưởng cảnh sát hình sự, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Đông.
Sau đó, Vương Phi được điều về Phòng tuyên truyền Công an tỉnh, nhưng rất ít khi các đồng nghiệp thấy cô ta đến cơ quan, không rõ làm những công việc gì. Đầu năm 2005, Trịnh Thiếu Đông được điều lên làm đảng ủy viên Đảng ủy Bộ Công an, Trợ lý Bộ trưởng.
Do đẹp người lại khéo chiều chuộng trên giường nên ít lâu sau, Vương Phi được Đông kéo lên Bắc Kinh để hưởng riêng. Về Bắc Kinh, Vương Phi được đề bạt làm cán bộ cấp phòng, được bố trí cặp cùng MC nổi tiếng của đài CCTV dẫn chương trình dạ hội của Bộ Công an, được gọi là “Hoa khôi cảnh sát Trung Quốc”.
Để mở rộng mối quan hệ, Vương Phi đã xin đi học cao học ở Thượng Hải, nhưng đến trường thì ít, chủ yếu thời gian dành cho việc “học” cùng các quan chức trong phòng khách sạn.
Ảnh hưởng của Vương Phi lớn dần từ Sán Đầu ra khắp Quảng Đông, từ Bắc Kinh lan xuống Thượng Hải và ra các tỉnh. Là người tình của quan tham cỡ bự, Vương Phi đóng vai trò trung gian để chắp mối các quan hệ giao dịch mua quan bán chức rồi nhận hối lộ.
Cô ta còn mượn danh “cán bộ lãnh đạo Bộ Công an” để ra lệnh cho cơ quan cấp dưới thả người bị bắt rồi nhận tiền. Đầu 2010, Vương Phi bị cách chức. Khi bị điều tra, Vương Phi đã khai nhận việc là người tình dùng chung của hơn 40 quan chức cấp cao, trong đó có Trịnh Thiếu Đông.
Nhờ “tài năng trên giường” mà Vương Phi đã được bổ nhiệm cán bộ cấp phòng và có tài sản 40 triệu Nhân dân tệ (150 tỷ đồng). Về phần Trịnh Thiếu Đông, dâm quan này bị kết án tử hình hoãn thi hành vì phạm tội tham nhũng.
Ngô Tuyết
'Tú bà' kiếm 400 triệu khi nữ tiếp viên phục vụ khách Tây
Loan và đồng phạm không cho tiếp viên "phục vụ" khi khách chưa uống đủ 7 ly rượu, hoặc phải đóng 500.000 đồng.
Ngày 30/12, TAND TP HCM tuyên phạt Nguyễn Thị Ngọc Loan (39 tuổi), Nguyễn Thị Nguyệt Lan (34 tuổi) mức án 10 tháng 10 ngày tù (bằng thời gian tạm giam) về tội Môi giới mại dâm. Cũng trong đường dây, Phạm Thị Hoa nhận 10 tháng tù về cùng tội danh.
Các bị cáo được tại ngoại. Ảnh: B.N.
|
Theo cáo trạng, từ năm 2011 Loan và Lan hùn vốn mở nhà hàng "Hai Chị Em"trên đường Đông Du (quận 1) nhưng thua lỗ. Đầu năm ngoái họ tuyển khoảng 10 tiếp viên trẻ đẹp, không trả lương mà chỉ cho hưởng tiền bo, khuyến khích họ bán dâm.
Tuy nhiên, các tiếp viên chỉ được bán dâm cho khách nước ngoài, khi chủ quán đồng ý. Loan và Lan ra nội quy, buộc các cô không "phục vụ" ông nào chưa uống đủ 7 ly rượu với giá 70.000 đồng một ly. Nếu không uống nổi, các tiếp viên phải đóng 500.000 đồng mới được phép đi cùng khách.
Khuya 14/10/2014, sau khi đưa tiền hoa hồng cho hai bà chủ, một nữ tiếp viên đã đi bán dâm cho người đàn ông Hàn Quốc ở khách sạn trên đường Thi Sách (quận 1) thì bị bắt quả tang.
Cũng trong đêm, cơ quan chức năng phát hiện một nữ nhân viên khác của quán "Hai Chị Em" bán dâm cho người đàn ông ngoại quốc. Quán này cho Hoa làm chủ chuyên kinh doanh bida, bia rượu và hoạt động môi giới mại dâm như nhà hàng của Loan và Lan.
Khai với công an, Loan, Lan và Hoa thừa nhận cho đến khi bị bắt đã hưởng hơn 400 triệu đồng tiền môi giới mại dâm cho các tiếp viên.
Tại tòa hôm nay, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc
Bình Nguyên
Không để nhóm lợi ích chi phối báo chí
TPO - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016, do Bộ TT&TT, Ban Tuyên giáo T.Ư, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức sáng nay 30/12.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trình bày báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2015, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2016. Ảnh: Infonet.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định: “Trong năm 2016, Nhà nước cần có cơ chế tài chính, đào tạo đội ngũ để tạo điều kiện cần thiết cho báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trí, tuyên truyền, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường huy đồng nguồn lực phát triển nhưng phải bảo đảm đúng tôn chỉ mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần tuý, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí”.
Đánh giá công tác báo chí năm 2015, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, hiện, cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí và 1 hãng thông tấn quốc gia. Trong năm 2015, số lượng cơ quan báo chí in tăng 12 cơ quan, chủ yếu là các tạp chí nghiên cứu khoa học chuyên ngành của các trường đại học. Nhiều cơ quan báo chí đã ra báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử tổng hợp nhằm phục vụ nhu cầu thông tin nhanh của công chúng. Trong 5 năm (2011-2015), số lượng cơ quan báo chí tăng 71 cơ quan (5 báo, 66 tạp chí).
Về báo điện tử, hiện cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử, tăng 7 báo so với năm 2014. Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248. 5 năm qua, số lượng cơ quan báo chí điện tử tăng 44 cơ quan.
Về phát thanh, truyền hình, hiện cả nước có 67 đài PTTH. Số kênh chương trình PTTH quảng bá là 183 kênh, với 106 kênh truyền hình quản bá, 77 kênh chương trình phát thanh quảng bá; cấp mới một kênh truyền hình quảng bá, kênh Giáo dục - VTV7 cho Đài TH Việt Nam; 75 kênh chương trình truyền hình trả tiền.
Cũng theo ông Trương Minh Tuấn, hiện cả nước có trên 18.000 nhà báo được cấp thẻ, tăng 1.500 người so với năm 2011 và khoảng trên 5.000 phóng viên đang làm việc tại cơ quan báo chí nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo. Số người làm việc trong lĩnh vực báo chí khoảng trên 35 nghìn người, tăng hơn 3.000 người so với năm 2011.
Trong năm 2015, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, thông tin kịp thời, đầy đủ diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế xã hội ở trong nước, tình hình quốc tế, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Báo chí đã tích cực tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương khoá XI, các Nghị quyết và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, nhất là việ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020; tuyên truyền việc thực hiện Hiến pháp năm 2013, các dự luật được Quốc hội cho ý kiến và thông qua.
Trong năm 2015, các cơ quan báo chí tích cực tuyên truyền đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Làm tốt công tác tuyên truyền về các ngày lễ lớn của đất nước. Tuyên truyền đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI).
Bên cạnh những ưu điểm, trong năm 2015, tình trạng thông tin sai sự thật vẫn diễn ra, trong đó có nguyên nhân là một số báo tiếp nhận thông tin không chính xác từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc từ truyền thông xã hội. Thông tin thiếu định hướng, nặng về mặt trái, xâm phạm đời tư, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín tổ chức, danh dự cá nhân. Nhiều thông tin sai được lây lan bởi các báo, trang tin điện tử tổng hợp đăng lại, gây tác động xấu trong xã hội.
Khuynh hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chậm khắc phục. Nhiều chương trình liên kết của đài truyền hình còn dễ dãi trong khâu biên tập, có nội dung, hình ảnh, lời thoại phản cảm, gây bức xúc trong xã hội.
Vi phạm về quảng cáo trên báo chí tiếp tục diễn ra, tập trung ở các quảng cáo liên quan đến thực phẩm chức năng, quảng bá chất lượng sản phẩm; quảng cáo quá tần suất, thời lượng quy định, quảng cáo những hàng hoá không được quảng cáo trong “giờ vàng”.
Tình trạng vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực báo chí tiếp tục gia tăng, nhất là đối với báo điện tử. Một số báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp lấy tin, bài, hình ảnh của báo khác mà không xin phép, không dẫn nguồn, gây bức xúc trong các cơ quan báo chí.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, trong năm 2016, việc phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt, quản lý để bảo đảm phát triển, phát triển đến đâu phải quản lý tốt đến đó. Phát triển báo chí theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, để đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ góp phần nâng cao giá trị, phát triển văn hoá và con người Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét