Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

"Anh hùng ( hay "anh khùng" Tàu ) chống Mỹ"




HỒNG THỦY


(GDVN) - Thiếu sự chính trực, biết tôn trọng lẽ phải, nói lời phải và hành xử đúng luật, thì không bao giờ Trung Quốc có được sức mạnh mềm, ảnh hưởng và sự tôn trọng.

Tuần qua truyền thông nhà nước Trung Quốc và dư luận mạng xã hội tại quốc gia này xôn xao ca ngợi Vương Quán, một nhà báo của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV thường trú tại Bắc Mỹ về khả năng hùng biện "thiên tài", trực tiếp đấu khẩu với một giáo sư Đại học Havard, Mỹ về vấn đề Biển Đông.
Vương Quán, nhà báo đài truyền hình trung ương Trung Quốc thường trú tại Bắc Mỹ vừa nổi như cồn sau trận khẩu chiến với Giáo sư từ đại học Havard, Mỹ. Ảnh: Người Quan Sát.
Uốn ba tấc lưỡi
Tháng 11 vừa qua, kênh truyền hình Nga RT America đã mời Vương Quán và Giáo sư Richard Weitz từ Đại học Havard tham gia buổi tọa đàm trực tuyến Cross Talk xoay quanh đề tài căng thẳng trên Biển Đông.

Với vốn tiếng Anh lưu loát, Vương Quán đã công kích các hoạt động tuần tra tự do hàng không hàng hải mà Mỹ tiến hành trên Biển Đông và bảo vệ chủ trương bành trướng xuống vùng biển này mà Bắc Kinh đang thúc đẩy.
Về hoạt động tuần tra của Hoa Kỳ trên Biển Đông, Giáo sư Richard Weitz từ tốn cho rằng, động thái này chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, bảo vệ hòa bình, ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương.
Vương Quán lập tức bác bỏ và cho rằng, cáo buộc Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông gây trở ngại, ảnh hưởng đến tự do hàng không hàng hải là "ngụy mệnh đề". Ông Quán lập luận:
"Chúng ta cùng quay lại với hiện thực. Mỹ lợi dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà bản thân mình còn chưa phê chuẩn để thúc đẩy lợi ích địa chính tị của Mỹ và đơn phương tuyên truyền với thế giới rằng, quân Mỹ vào Biển Đông là để bảo vệ tự do hàng hải, để điều đình tự do hàng hải quốc tế.
Nếu quả thực như thế thì hoạt động tự do hàng hải nên do một bên thứ 3 tiến hành. Mỹ lựa chọn địa điểm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông là tính toán có chủ đích.
Tại sao Mỹ không đến Nam Thái Bình Dương, nơi đang có tranh chấp giữa Agentina và Anh, hay tới Địa Trung Hải nơi có tranh chấp lãnh thổ giữa Tây Ban Nha và các nước khác để tuần tra mà lại tiến vào Biển Đông, lại còn nói mình đến là vì đảm bảo hoạt động thương mại qua Biển Đông diễn ra xuôn xẻ?
Nhìn vào con số thống kê, mỗi năm có 5,3 ngàn tỉ USD tổng giá trị khối lượng kim ngạch thương mại đi qua Biển Đông cùng với 50% lượng dầu thô vận chuyển trên thế giới. Trung Quốc chẳng làm gì gây trở ngại cho hoạt động tự do thương mại ở Biển Đông".
Phải thừa nhận Vương Quán quả thực có tài ngụy biện, đánh tráo khái niệm. Đầu tiên ông Quán xoáy vào việc Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS để phủ nhận hoạt động tự do đi lại ở Biển Đông theo UNCLOS, trong khi đây là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau.
Giáo sư Richard Weitz từ Đại học Havard, Hoa Kỳ tham gia buổi tọa đàm Cross Talk.
Không chứng minh được Mỹ vi phạm UNCLOS, nhà báo Trung Quốc quay ra đả kích Mỹ chưa ký UNCLOS để chống chế việc Trung Quốc vi phạm UNCLOS.
Thứ hai, rõ ràng Mỹ có lợi ích ở Biển Đông, đó là đảm bảo tự do hàng không hàng hải và luật pháp, trật tự quốc tế phải được tôn trọng. Điều đó không có gì phải bàn cãi.
Việc truy vấn Giáo sư Richard Weitz rằng tại sao Mỹ không đến các vùng biển tranh chấp khác để bảo vệ tự do hàng hải mà lại chọn Biển Đông là một kiểu lập luận đánh trống lảng, ngô nghê.
Mỹ chọn Biển Đông là vì Mỹ có lợi ích ở Biển Đông. Mỹ chọn Biển Đông mà không phải vùng biển khác vì Biển Đông đang có kẻ ỷ lớn ức hiếp nhỏ, dùng luật rừng thay cho luật pháp. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Thứ ba, Giáo sư Richard Weitz nói rõ, hoạt động tuần tra tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông mà Hoa Kỳ tiến hành nhằm mục đích phòng ngừa ngăn chặn các hành động vi phạm UNCLOS và luật pháp quốc tế, cản trở tự do hàng không hàng hải, có nghĩa là thấy dấu hiệu hàng không hàng hải và an ninh ở Biển Đông bị đe dọa, Mỹ phải hành động.
Ông Quán chỉ lấy số liệu 5,3 ngàn tỉ USD kim ngạch thương mại đi qua Biển Đông hàng năm để chứng minh rằng, Biển Đông vẫn tự do và Trung Quốc chẳng làm gì cản trở rõ ràng là một cách ngụy biện, đánh tráo, thôi miên người khác.
Bởi lẽ cái Mỹ nhằm tới là ngăn chặn hành vi bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành. Một khi để Trung Quốc tự tung tự tác, kéo xong máy bay, tàu chiến, tên lửa, ra đa và hàng ngàn tàu quân sự trá hình ra khu vực Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) án ngữ yết hầu tuyến hàng hải huyết mạch này lúc đấy Mỹ mới giật mình thì còn nói chuyện gì?
Cái mà Giáo sư Richard Weitz muốn nhấn mạnh là việc Bắc Kinh đơn phương thay đổi hiện trạng, bành trướng sức mạnh quân sự ở Biển Đông, khơi mào chạy đua vũ trang trong khu vực, gây ra tâm lý lo lắng bất an bởi các hoạt động bất hợp pháp ngoài đảo nhân tạo, Vương Quán đều né tránh, không nhắc đến câu nào.
Chiêu bài lịch sử
Vương Quán nói: "Mỹ thường xuyên chê cười Trung Quốc rằng, mỗi khi nhắc đến yêu sách chủ quyền ở Biển Đông thì Bắc Kinh đều nhấn mạnh quá mức quyền lịch sử, đó là một sai lầm. Nhưng chủ quyền lãnh thổ của tất cả các quốc gia đều bắt nguồn từ lịch sử. Bản thân Mỹ cũng từng làm 'những chuyện này'.
Năm 1893, quan chức ngoại giao Mỹ John W. Steveson phát động chính biến, lật đổ vương triều Hawaii và biến vương quốc này thành một phần lãnh thổ của Mỹ.
Người dẫn chương trình Cross Talk của đài Nga RT America, Erin Ade.
Năm 1898 nổ ra chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha, Mỹ chiếm luôn Puerto Rico và đảo Guam. Năm 1889, Mỹ phát động hành động quân sự chiếm quần đảo American Samoa.
Tất cả những hành động quân sự này đều không chính đáng. Nếu Trung Quốc và Nga lựa chọn coi nhẹ những sự kiện lịch sử này mà phái chiến hạm đến chiếm các đảo nói trên hay tuần tra ở đó, Mỹ sẽ phản ứng ra sao?"
Tất cả những sự kiện mà nhà báo "anh hùng chống Mỹ" của CCTV vừa nêu đều là lịch sử, xảy ra trước khi có Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong bối cảnh luật pháp quốc tế chưa hoàn thiện nên không thể lôi ra tranh cãi, bởi tranh cãi sẽ không thể đi đến hồi kết.
Trước thời điểm Liên Hợp Quốc ra đời, việc xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng chiến tranh xâm lược vẫn diễn ra, dù muốn dù không cũng là thực tế không thể thay đổi.
Bản thân các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng cất quân xâm lược đánh chiếm nước khác và lại bị các quốc gia mạnh hơn xâm lược, chiếm đóng.
Nếu Vương Quán dùng những sự kiện lịch sử này để ngụy biện cho cái gọi là "quyền lịch sử" ở Biển Đông, hãy tự hỏi lại chính mình và dân tộc mình nếu Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây, Nội Mông cũng nhảy lên đòi ly khai, độc lập thì sẽ thế nào?
Mặt khác, sự kiện lịch sử mà Vương Quán nêu ra với "yêu sách lịch sử", "chủ quyền lịch sử" hay "quyền lịch sử" mà Trung Quốc chủ trương ở Biển Đông là chuyện hoàn toàn khác nhau.
Nếu nói về sự kiện lịch sử, thì năm 1909 là mốc thời gian đầu tiên Đô đốc Lý Chuẩn của chính quyền tỉnh Quảng Đông, nhà Thanh cất quân đổ bộ lên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa và bị quân Pháp lúc đó đại diện cho Việt Nam về đối ngoại đang quản lý và thực thi chủ quyền tại quần đảo này đẩy lui, buộc phải rút chạy sau một ngày.
Sự kiện lịch sử thứ 2 là năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch lợi dụng danh nghĩa Đồng Minh giải giới quân Nhật để chiếm đóng bất hợp pháp đảo Ba Bình, nhưng đây là sự kiện phi pháp, bởi lẽ Hiến chương Liên Hợp Quốc đã xác lập một năm trước đó.
Sự kiện thứ 3 là năm 1956 Trung Quốc lợi dụng lúc Việt Nam đang có chiến tranh giải phóng dân tộc, đã cất quân chiếm nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm nửa phía Tây Hoàng Sa và năm 1988 đánh chiếm 6 thực thể ở Trường Sa. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã kiên quyết phản đối các hành động bất hợp pháp này.
Đó chính là những sự kiện lịch sử và hành động quân sự bất chính, phi pháp mà phía Trung Quốc tiến hành hòng xác lập chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông sau khi đã trở thành thành viên, và lại là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, những hành động coi thường luật pháp quốc tế càng không thể chấp nhận.
Trung Quốc là thành viên phê chuẩn UNCLOS thì đương nhiên phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định của UNCLOS, bao gồm việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và các quy định khác ở Biển Đông, không thể lôi lịch sử ra để chống chế trong trường hợp này.
Sau khi Liên Hợp Quốc ra đời, nhân loại văn minh và tiến bộ đã nỗ lực rất nhiều để xây dựng một thế giới hòa bình, thượng tôn pháp luật và công lý, dù rằng ở đâu đó vẫn còn tình trạng cá lớn nuốt cá bé, cả vú lấp miệng em.
Là một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đáng lẽ ra Trung Quốc phải làm gương trong việc chấp hành và bảo vệ luật pháp quốc tế, đằng này lại cố tìm cách bẻ cong, giải thích lại luật pháp quốc tế theo cách nào có lợi cho mình nhất.
Hiến chương Liên Hợp Quốc, UNCLOS là những văn bản pháp lý phổ quát và có giá trị cao nhất hiện nay. Bất cứ cái gọi là "quyền lịch sử" nào nếu trái với các văn bản pháp quy này đều phải được bãi bỏ.
Câu hỏi cuối cùng của người dẫn chương trình đài Nga RT America đặt ra là, Trung Quốc có định giải quyết tranh chấp với các bên yêu sách bằng biện pháp hòa bình hay không, Vương Quán đáp:
"Về mặt đối ngoại, Trung Quốc hoàn toàn không phải là một quốc gia có tính xâm lược. Lần cuối cùng Trung Quốc đánh nhau với nước khác là chiến tranh với Việt Nam năm 1979, cách nay đã 40 năm rồi, suốt quãng thời gian đó Trung Quốc đã đánh những nước nào, còn Mỹ thì đánh bao nhiêu nước?", tờ China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 22/12 trích dẫn.
Ngựa non háu đá hay hiếu chiến hung hăng không thể làm nên sức mạnh mềm. Hình minh họa.
Nói gì thì nói, Vương Quán không thể phủ nhận được thực tế cuộc chiến tranh 1979 là chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Và từ năm 1979 đến nay, Trung Quốc vẫn không ngừng hoạt động bành trướng lãnh thổ, việc nước này thừa cơ cất quân đánh chiếm và chiếm đóng trái phép 6 thực thể ở Trường Sa của Việt Nam năm 1988 là ví dụ.
"Anh hùng chống Mỹ"
Trận khẩu chiến trên đài Nga với vị Giáo sư từ Đại học Havard đã khiến dư luận truyền thông và cộng đồng mạng Trung Quốc sôi sục, ca ngợi hết lời. Đa Chiều ngày 23/12 đã dùng cụm từ "anh hùng chống Mỹ" để gọi Vương Quán.
Cũng trong ngày 23/12, Vương Quán còn viết một bài xã luận đăng trên Thời báo Hoàn Cầu để cảm ơn dư luận và truyền thông Trung Quốc đã ủng hộ, tán dương mình, đồng thời kêu gọi giới trẻ nước này cùng với Quán "cải thiện hình ảnh Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế, tranh quyền phát ngôn với phương Tây".
Trong bài viết này Vương Quán kêu gọi thanh niên Trung Quốc thế hệ mình (Quán sinh năm 1984): "Hãy gánh lấy sứ mệnh cải thiện hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế, thể hiện các chủ trương chính trị và chính sách đối ngoại của Trung Quốc một cách đầy đủ và có sức thuyết phục hơn nữa bằng ngoại ngữ, đó là sứ mệnh của thế hệ chúng ta.
Chúng ta có thể làm tốt hơn, ngoài việc dũng cảm tranh biện bằng ngoại ngữ trên các diễn đàn quốc tế, còn cần phải làm tốt công tác tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng."
Đúng là "khẩu khí" của Vương Quán không nhỏ, nhưng thái độ hung hăng, mạnh miệng cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên, muốn thuyết phục được dư luận truyền thông, học giả quốc tế, đặc biệt là các nước phương Tây thì cần phải có luận cứ, luận điểm khoa học, khách quan và chính xác chứ không phải "khẩu khí".
Nói lấy được chỉ có thể thỏa mãn tâm lý của một bộ phận xã hội Trung Quốc mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan chứ không thuyết phục được ai.
Sức mạnh mềm phải được xây dựng trên lẽ phải, công lý và ý thức thượng tôn pháp luật, tôn trọng người khác, dân tộc khác, không phải cứ uốn ba tấc lưỡi như Gia Cát Lượng khẩu chiến với quần hùng Đông Ngô thủa xưa là dư luận ngày nay dễ dàng chấp nhận.
Từ "khẩu khí" của nhà báo Vương Quán, dư luận có thể dễ nhận thấy hình ảnh của một chú ngựa non háu đá và cũng khá tài năng, lợi khẩu, giỏi ngoại ngữ nhưng lại thiếu chiều sâu trí tuệ, thiếu sức thuyết phục.
Đồng nghiệp của Quán, một biên tập viên nổi tiếng đẹp trai của CCTV, Nhuế Thành Cương đã từng vỗ ngực tự hào rằng mình dám đứng lên "đại diện cho châu Á" hỏi xoáy Tổng thống Barack Obama tại hội nghị G-20 năm 2010, nhưng số phận của Cương giờ ra sao thì chắc Vương Quán rõ hơn ai hết.
Đa Chiều nhắc lại một tấm gương khác để Vương Quán có thể nhìn lại chính mình, đó là Tống Mỹ Linh năm 1943 khi phát biểu trước Quốc hội Mỹ đã dùng những lời lẽ hết sức nhu hòa, thuyết phục, có lý có tình thay vì tranh cãi và chỉ trích, cuối cùng đã giành được cảm tình của chủ nhà, xúc tiến Quốc hội Mỹ bãi bỏ các điều luật mang tính bài Hoa và viện trợ cho Trung Quốc.
Bản thân Vương Quán cũng mong muốn "cải thiện hình ảnh Trung Quốc" trong mắt cộng đồng quốc tế, nhưng chính hành động, lời nói của Vương Quán và nhà nước Trung Quốc ở Biển Đông đang gây phản ứng ngược lại.
Năng khiếu ngoại giao có cao đến đâu mà thiếu sự chính trực, biết tôn trọng lẽ phải, nói lời phải và hành xử đúng luật, thì không bao giờ Trung Quốc có được sức mạnh mềm, ảnh hưởng và sự tôn trọng. Ngựa con háu đá không thể trở thành "anh hùng, hảo hán".




Shinzo Abe và Narendra Modi đang định hình tương lai châu Á

(GDVN) - Ông Modi tin Ấn Độ và các cường quốc châu Á khác cần phải thúc đẩy việc chống lại "tư tưởng bành trướng" của Trung Quốc mà ông nhìn thấy họ đã xâm lấn lãnh thổ

Học giả Daniel Twining, thành viên cao cấp về châu Á từ Quỹ Marshall ngày 24/12 bình luận trên Nikkei Asian Review, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đang làm việc cùng nhau, thực hiện quyền của mình để định hình tương lai cho châu Á.
Chuyến thăm Ấn Độ gần đây của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe diễn ra trong thời điểm chuyển tiếp của các cường quốc hàng đầu châu Á. Đầu tiên, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, thị trường phát triển năng động nhất châu Á.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, ảnh: VOA.
Thứ hai, Nhật Bản đã phục hồi đà tăng trưởng kinh tế và hoạt động theo khuôn khổ pháp luật mới giúp quốc gia này dễ dàng hơn trong việc theo đuổi hợp tác quân sự với các nước có cùng chí hướng như Ấn Độ.
Thứ ba, bản đồ Âu - Á đang được vẽ lại khi Trung Quốc tiến về phía Tây bằng Con đường Tơ lụa - phát triển cơ sở hạ tầng sang Trung Đông và châu Âu, trong khi Ấn Độ nâng chính sách hướng Đông thành đạo luật.
Sự tương tác của những động lực gồm một Trung Quốc phát triển chậm nhưng đầy tham vọng, một Nhật Bản đang hồi sinh và một Ấn Độ hiện đại hóa khẳng định mình trên toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ định hình tương lai châu Á.
Ấn Độ quyết tâm tham gia hợp tác chặt chẽ hơn ở khu vực Đông Á để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Ấn Độ ngay từ thời người tiền nhiệm của Modi, Manmohan Sihgh với tuyên bố hùng hồn, trục quan hệ Ấn - Nhật sẽ quyết định tương lai châu Á.
Trong hội nghị thượng đỉnh Ấn - Nhật, hai bên không chỉ bàn về hợp tác quốc phòng, Nhật Bản sẽ cung cấp nguồn đầu tư trực tiếp đáng kể vào Ấn Độ, bao gồm 12 tỉ USD cho tuyến đường sắt cao tốc chạy giữa Mumbai với  Ahmedabad. Cả Shinzo Abe và Naredramodi đều xác định cần phải tăng cường sức mạnh quốc gia thông qua tăng trưởng kinh tế để không rơi vào cái bóng của Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản đã nỗ lực làm việc xây dựng một liên minh hàng hải đối lập chống lại chủ nghĩa phiêu lưu bành trướng của Bắc Kinh trên các vùng biển châu Á. Narendra Modi đã đi xa hơn người tiền nhiệm của mình trong vấn đề Biển Đông khi đưa nó vào tuyên bố chung về tầm nhìn với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Thủ tướng Ấn Độ trong chuyến thăm Nhật Bản năm 2014. Ảnh: qz.com
Ấn Độ cam kết hợp tác an ninh hàng hải, tự do hàng hải trên các vùng biển trải dài từ Đông Phi đến Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản là trung tâm của chiến lược này trong vai trò đồng minh châu Á thân cận nhất của Washington, đối tác được ưa thích nhất của New Delhi.
3 cường quốc vừa tổ chức một cuộc đối thoại chiến lược 3 bên cấp Bộ trưởng. Ấn Độ và Mỹ cũng đã mời Nhật Bản tham gia cuộc tập trận Malabar 2015 ở Ấn Độ Dương, một động thái có thể chống đỡ cấu trúc an ninh mỏng manh ở châu Á và làm phức tạp thêm những tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành lực lượng thống trị khu vực.
Thủ tướng Narendra Modi đã thẳng thắn với nước láng giềng phương Bắc. Ông Modi tin Ấn Độ và các cường quốc châu Á khác cần phải thúc đẩy việc chống lại "tư tưởng bành trướng" của Trung Quốc mà ông nhìn thấy họ đã xâm lấn lãnh thổ, xâm nhập vùng biển của các nước khác.
Cả Ấn Độ và Nhật Bản đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc qua biên giới Himalaya và quần đảo Senkaku ở Hoa Đông. Cả hai đều đặc biệt quan tâm đến việc tuân thủ tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông, phản đối yêu sách đơn phương của Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển này.
Giới chức Ấn Độ đang nôn nao vì đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc đòi "chủ quyền"với gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên yêu sách mơ hồ. Nếu để Trung Quốc kiểm soát các cửa ngõ vào Thái Bình Dương sẽ đe dọa trực tiếp sự tiếp cận của Ấn Độ với các đối tác và thị trường ở Đông Á.
Những tiền đồn quân sự Trung Quốc đang xây dựng (bất hợp pháp) ở Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) sẽ đặt sức mạnh hải quân - không quân Trung Quốc ở cửa ngõ Ấn Độ Dương. Sự phát triển của hải quân tầm xa Trung Quốc được thiết kế không chỉ để vươn xuống khu vực Đông Nam Á mà còn ra Ấn Độ Dương, biển Ả Rập.
Sự lưu tâm của hải quân Ấn Độ đối với chính sách ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc ở Biển Đông báo trước một thế trận trên biển quyết liệt hơn ở eo biển Malacca. Do đó gần đây Ấn Độ đã nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á để đối phó với ảnh hưởng và chiến lược cắt lát của Trung Quốc. Nhật Bản và Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của New Delhi.
Ấn Độ cũng khuyến khích Nhật Bản tài trợ cho một hành lang giao thông Đông - Tây với tuyến đường sắt, đường bộ kết nối Việt Nam, Thái Lan và Myanmar để phát triển kết nối Ấn Độ - Nhật Bản trên lục địa và ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Hội nghị thượng đỉnh Ấn - Nhật không chỉ đơn giản là một cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo đang tìm cách khôi phục vị thế quốc gia thông qua tăng trưởng kinh tế và chính sách đối ngoại. Nó còn báo trước một sự thay đổi của trật tự mới ở châu Á hình thành bởi sự cân bằng quyền lực được tạo ra bởi các không gian chiến lược, bối cảnh chính trị cho các nước tự do phát triển.
Tương lai quan hệ Ấn - Nhật có ý nghĩa lớn hơn. Trung Quốc không thể thống trị châu Á hoặc các hệ thống quốc tế hiện hành, miễn là Ấn Độ và Nhật Bản phát triển mạnh và làm việc cùng nhau, hợp tác với Hoa Kỳ.
Cả ông Shinzo Abe và ông Narendra Modi đều coi Mỹ là đối tác bên ngoài quan trọng nhất. Trong khi đó Mỹ đang bị phân tâm ở Trung Đông thì nên thấy mình thật may mắn có những bạn bè, đồng minh như vậy ở châu Á để tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, có thể phát triển lành mạnh mà không nước nào có thể làm bá chủ.
Hồng Thủy




Nhật Bản đẩy mạnh chính sách quốc phòng không phải vì ông Abe là Thủ tướng

(GDVN) - Ngân sách quốc phòng Nhật Bản cao kỷ lục, tập trung phòng thủ đảo nhỏ, đối phó Trung Quốc, tiếp tục thực thi chính sách an ninh cứng rắn.

Hội nghị nội các ngày 24/12 của Chính phủ Nhật Bản đã thông qua ngân sách năm tài khóa 2016. Báo chí quốc tế ngày 24/12 đã đăng nhiều bài viết về vấn đề này.
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản
Tổng ngân sách năm tài khóa 2016 là 96.720 tỷ yên (gần 800 tỷ USD), tăng 380 tỷ yên so với ngân sách ban đầu năm tài khóa 2015, tăng 4 năm liên tục. Nguyên nhân là do tiến trình già hóa dân số tăng nhanh, những chi phí an sinh xã hội như y tế, chăm sóc tăng nhiều.
Do thu thuế tăng lên, lượng phát hành trái phiếu chính phủ mới giảm 2.430 tỷ yên so với năm tài khóa 2015, xuống còn 34.430 tỷ yên.
Ngân sách quốc phòng cao kỷ lục
Trong tổng ngân sách nhà nước năm 2016 được Chính phủ Nhật Bản thông qua ngày 24/12, ngân sách quốc phòng đã đạt mức cao kỷ lục mới, với 5.050 tỷ yên (41,8 tỷ USD), bắt đầu từ tháng 4/2016.
Theo Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 24/12, quyết định tăng ngân sách quốc phòng lần này của Chính phủ Nhật Bản hoàn toàn không nằm ngoài dự tính. Từ năm 2012 trở đi, chính quyền Shinzo Abe đã tìm kiếm khả năng tăng ngân sách quốc phòng vì nhiều lý do.
Tờ Mainichi Shimbun Nhật Bản phân tích cho rằng, nguyên nhân chủ yếu ngân sách quốc phòng của Nhật Bản tăng mạnh liên tục là “do lo ngại các hoạt động của Trung Quốc trên biển, nhằm tăng cường công tác phòng vệ quần đảo tây nam”.
Với ngân sách này, Tokyo sẽ tập trung vào tăng cường bảo vệ cho các đảo phía tây nam kéo dài từ các hòn đảo chính của Nhật Bản đến vùng biển gần Đài Loan.
Khoản chi trên sẽ được phân bổ từ ngân sách quốc gia và sẽ được trình lên Quốc hội Nhật Bản để thảo luận và thông qua vào đầu năm 2016.
Ngân sách quốc phòng 2016 cao hơn 1,5% so với mức chi trong năm tài khóa 2015, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng.
Theo tuyên truyền của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc, từ khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền lần thứ hai, chính quyền của ông đã đẩy nhanh các bước “bình thường hóa” quân sự, tìm kiếm khả năng trở thành nước lớn về chính trị, quân sự.
Theo hãng tin Reuters Anh, Mỹ luôn thúc đẩy Nhật Bản từ bỏ chính sách phòng vệ đảo đã thực hiện vài chục năm để giúp họ phát huy thực lực quân sự tốt hơn ở châu Á.
Đáp lại, Lực lượng Phòng vệ đã tích cực hành động, phối hợp với kế hoạch tự do đi lại của Mỹ. Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lần này là để hỗ trợ tài chính cho rất nhiều hành động quân sự, tập trung thực hiện giấc mơ quân đội mạnh của ông Shinzo Abe.
Lữ Diệu Đông – chủ nhiệm phòng nghiên cứu ngoại giao, Viện nghiên cứu Nhật Bản – Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Chính phủ Nhật Bản muốn thông qua ngân sách quốc phòng vào năm tới để hỗ trợ tài chính cho bình thường hóa về quân sự. Họ muốn tìm một lý do hợp lý và Trung Quốc chỉ là cái cớ để họ đạt được mục đích này.
Theo Lữ Diệu Đông, nguyên nhân chính tăng ngân sách quốc phòng là để tăng cường tiếng nói và cảm giác hiện diện của Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thực hiện chủ nghĩa hòa bình tích cực của Nhật Bản và phối hợp với chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ.
Cố vấn nội các của ông Shinzo Abe Tomohiko Taniguchi cho biết: “Chúng tôi lần đầu tiên có thể lập tức thực hiện tự vệ tập thể với Mỹ và các nước khác, mọi người cảm thấy chúng tôi cuối cùng có thể thoát khỏi trói buộc”.
Biên đội tàu ngầm, tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tiếp tục thực hiện chính sách cứng rắn
Theo hãng tin Reuters Anh, nhiều quan chức Nhật Bản cho rằng, chính sách an ninh cứng rắn hiện nay không phải hoàn toàn là do ông Shinzo Abe thúc đẩy. Chính sách này có nguồn gốc rất sâu xa, vì vậy, nó được duy trì mạnh mẽ sau khi ông Shinzo Abe rời nhiệm.
Nghị sĩ Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda cho rằng: “Sự thay đổi về thái độ quốc phòng hoàn toàn không phải vì ông Shinzo Abe là Thủ tướng, mà là vấn đề phải làm của chúng tôi”.
Ngày 16/12, tại một hội nghị cán bộ cấp cao của Lực lượng Phòng vệ, ông Shinzo Abe cho rằng, Lực lượng Phòng vệ phải nhìn xa trông rộng, tích cực hoạt động trên toàn thế giới, đồng thời ám chỉ sau khi Luật an ninh có hiệu lực vào tháng 3/2016, Lực lượng Phòng vệ sẽ tích cực tiến hành hoạt động ở nước ngoài.
Lữ Diệu Đông cho rằng, trong tình hình xã hội Nhật Bản có xu hướng bảo thủ hóa về tổng thể, chính sách an ninh cứng rắn cũng sẽ được tiếp tục, cho dù ông Shinzo Abe có ra đi.
Sửa đổi Hiến pháp hòa bình là tư tưởng đã định của đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản. Tình hình trong tương lai có thể sẽ hòa dịu, nhưng đường lối chính tăng cường thực lực phòng vệ sẽ không thay đổi. 
Đông Bình
Hồng Thủy

Vừa qua, ông La Vũ, con cố Đại tướng ĐCSTQ La Thụy Khanh, đã chia sẻ với báo Đại Kỷ Nguyên hiện ông Giang Trạch Dân đang bị giam lỏng. Trang tin tức "Nhìn về Trung Quốc" cũng đưa thông tin cho rằng nhiều chính sách của ông Tập Cận Bình hiện nay để chấm dứt hành vi can dự chính sự của ông Giang Trạch Dân.

Vừa qua, ông La Vũ, con cố Đại tướng ĐCSTQ La Thụy Khanh, đã chia sẻ với báo Đại Kỷ Nguyên hiện ông Giang Trạch Dân đang bị giam lỏng. Trang tin tức "Nhìn về Trung Quốc" cũng đưa thông tin cho rằng nhiều chính sách của ông Tập Cận Bình hiện nay để chấm dứt hành vi can dự chính sự của ông Giang Trạch Dân.

Vừa qua, ông La Vũ, con cố Đại tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) La Thụy Khanh đã chia sẻ với báo Đại Kỷ Nguyên hiện ông Giang Trạch Dân đang bị giam lỏng. Sau đó, tạp chí Tiền Tiêu ở Hồng Kông cũng đã tiết lộ, vì ông Tập Cận Bình không muốn ông Giang Trạch Dân tiếp tục xen vào chính sự nên đã đặc biệt có những tính toán trong nhiều chính sách, bao gồm hàng tháng đều cho thay đổi cảnh vệ canh chừng ông Giang Trạch Dân.

Ngày 23/12, ông Lưu Đạt Văn (Liu Dawen), Tổng Biên tập tạp chí Tiền Tiêu, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên “Nhìn về Trung Quốc” đã chia sẻ, ông Tập Cận Bình không muốn ông Giang Trạch Dân tiếp tục xen vào chính sự nên đã có toan tính trong nhiều chính sách, cải cách quân đội chỉ là một khâu trong đó. Ngoài cải cách quân đội, ông Tập Cận Bình còn cho hoán đổi lực lượng cảnh vệ và cấm các cựu lãnh đạo tổ chức hội họp riêng cùng nhau.

Theo ông Lưu Đạt Văn, hiện ông Giang Trạch Dân đang bị giam lỏng, lính canh thuộc Cục Cảnh vệ Trung ương dưới quản lý của Văn phòng Trung ương đều thay đổi hàng tháng, mục đích để đề phòng không cho ông Giang thu xếp mua chuộc những người này trong thời gian ngắn. Cảnh vệ theo dõi ông Giang Trạch Dân hàng ngày đều phải báo cáo động tĩnh của ông này cho Cục Cảnh vệ Trung ương, từ những hành vi dù nhỏ nhất.

Ông Lưu Đạt Văn nói: “Do thời gian thi hành nhiệm vụ của những cảnh vệ này rất ngắn nên không thể xây dựng quan hệ thân mật với ông Giang Trạch Dân, và khoảng thời gian gấp này cũng khiến ông ta không thể mua chuộc được họ. Hiện người ta bàn tán nhiều về thông tin ông Giang đang bị phong tỏa giám sát chặt chẽ. Trước đây ông ta dựa vào thư ký, lái xe hoặc cảnh vệ, hiện nay với chính sách ‘thay quân’ liên tục, việc liên lạc với bên ngoài của ông Giang Trạch Dân cũng không thực hiện được.”

Theo ông Lưu Đạt Văn, đầu năm nay ông Giang Trạch Dân đến Hải Nam “du lịch” với ý đồ truyền đạt kế hoạch “Đông Sơn nổi dậy” làm ông Tập Cận Bình cảnh giác, sau đó mới xuất hiện luồng dư luận ồn ào cho rằng kế hoạch “chống tham nhũng bị cản trở”. Ông Tập cho rằng, với chính sách thay quân liên tục của mình sẽ giúp kế hoạch “đả hổ” sẽ thuận lợi hơn.

Gần đây, Đại Kỷ Nguyên đã phỏng vấn ông La Vũ, con của cố Đại tướng ĐCSTQ La Thụy Khanh và được chia sẻ thông tin rằng ông Giang Trạch Dân đang bị giam lỏng, vì thế mà hiện nay mọi thông tin về ông Giang đều bặt vô âm tín. Hiện trên mạng không ai đưa được một thông tin nhỏ nào về ông này. Mọi người chỉ có thể nói, ông ta đang bị giam lỏng hoặc… giam chặt.

Trước đó vào đầu năm mới năm 2015, đã từng có thông tin về ông Giang Trạch Dân đưa gia đình đến Đông Sơn Lĩnh, Hải Nam được truyền thông đăng tải. Theo đó, ngày 3/1 trang Weixin của Đông Sơn Lĩnh đưa tin, ông Giang đã mang theo con cháu đi leo Đông Sơn Lĩnh, sau đó nhiều báo chí đã đăng lại nhưng cũng nhanh chóng bị gỡ bỏ. Có thể thấy cuộc đấu giữa ông Tập Cận Bình và ông Giang Trạch Dân đang trong giai đoạn một mất một còn.

Sau đó vài ngày, ông Tưởng Định Chi (Jiang Dinhzhi) bị cách chức. Ông này là Tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam và là tâm phúc của ông Chu Vĩnh Khang. Người lên thay là ông ta là ông Lưu Tứ Quý (Liu Cigui), thân tín của ông Tập Cận Bình. Tiếp theo, chức Viện trưởng Phân viện Thượng Hải (Viện Khoa học Trung Quốc) của ông Giang Miên Hằng (con Giang Trạch Dân) cũng bị cắt mất. Giới quan sát nhận định, rõ ràng phe cánh ông Tập Cận Bình đang gửi thông điệp “nhắc nhở” ông Giang Trạch Dân.

Sau đó, những thông tin liên quan đến ông Giang Trạch Dân dường như mất hút, mãi cho đến ngày 3/9 ông ta mới lộ diện cùng một đoàn cán bộ cấp cao ĐCSTQ; sau lần lộ diện này thì thông tin về ông ta lại tiếp tục lặng im. Ngoại giới cho rằng, sự lộ diện của ông Giang là do ông Tập Cận Bình cố ý sắp xếp.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tinh Vệ biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào: