Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Quyền lực trị quốc và vai trò Quân vương



XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - Dùng cấp dưới để hiện thực hóa ý tưởng, dựa vào thần dân để củng cố ngai vàng, chỉ có vậy quyền uy của Quân vương mới thực sự vững bền.

Hơn chục năm trước, bộ phim “Tể tướng Lưu Gù” lần đầu tiên công chiếu tại Việt Nam, bộ phim xoay quanh ba nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa là Càn Long, Hòa Thân và Lưu Dung.
Lưu Dung không đồng tình khi Càn Long cho xây dựng một ngôi chùa trong lúc dân vùng sông Hoài chết đói vì lũ lụt.

Cứ mỗi lần kêu gọi “Hoàng thượng, hãy lấy dân làm gốc!”, Lưu Dung lại bị hạ phẩm hàm nhưng không vì thế Lưu Dung ngừng kêu, kể cả đến lúc bị lột hết mũ áo trở thành thường dân, bị đuổi ra khỏi cung điện.

Mặc dù vậy, không thể nói nhờ Lưu Dung mà thời Càn Long trị vì được xem là một trong những thời kỳ huy hoàng của lịch sử Trung Hoa.
Càn Long là vị vua thọ lâu nhất và tại vị lâu nhất  trong lịch sử Trung Hoa nhờ có trung thần Lưu Dung và tham quan Hòa Thân.
Quyền lực trị quốc và vai trò Quân vương (Ảnh minh họa)
Sa hoàng Pie Đại đế được người Nga tôn sùng là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga.

Mặc dù vậy, ông vẫn bị các sử gia đánh giá là vị vua độc đoán đến tàn bạo.
Trước thời Pie, nước Nga  vô cùng lạc hậu, Giáo hội chính thống Nga tạo nên niềm tin tôn giáo gần như tuyệt đối.

Để canh tân đất nước, một trong các mục tiêu công kích đầu tiên của Pie là Giáo hội, ngài tiến hành cải cách Giáo hội và tiến tới giành quyền kiểm soát nó.
Mặt khác ngài chọn con đường cải cách từ thượng tầng, tạo ra một đội ngũ quý tộc mới với kiến thức du nhập từ phương Tây, dùng đội ngũ này như những thuộc hạ trung thành để khai phóng dân trí, đưa nước Nga trở thành một thế lực mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải kiêng dè.

Đấy là hai vị quân vương, một ở châu Á và một ở nước nửa Âu nửa Á.

Biết nói mà không nói được, hay là không được nói?

(GDVN) - Giống “không biết nói” không phải là “không biết nói” mà là không biết lúc nào nên nói thật, lúc nào nên nói dối.
Sang lục địa già, Raymond Aron (1905-1983) sử gia nổi tiếng người Pháp, giáo sư trường Sorbonne, trong lời giới thiệu tác phẩm Quân vương của tác giả người Ý Niccolo Machiavelli, đã đánh giá “Michiavel là người sáng lập ngành khoa học chính trị”.

Nhận định vai trò của người lãnh đạo, Niccolo Machiavelli viết: “Người lãnh đạo có tài đức biết tiên đoán được những việc dở, khi nó xảy ra là có phương cách đối phó ngay.
Nếu không biết nhìn trước đoán sau, để cho việc dở phổ biến đến mức ai ai cũng thấy thì lúc đó không còn phương thuốc nào cứu chữa nổi”. (chương 3: Những vương quốc hỗn tập)

Những người đã học qua môn Toán cao cấp sẽ thấy trong lập luận của Michiavel quan hệ “một đối một hai chiều” nghĩa là trong một quốc gia, khi việc dở “phổ biến đến mức ai ai cũng thấy rõ” thì có nghĩa lãnh đạo không phải là người tài đức.

Tuy nhiên Raymond Aron không đồng tình với nhận định của Michiavel, rằng việc dở đến mức ai ai cũng thấy rõ thì “không còn phương thuốc nào cứu chữa nổi”.

Ông cho rằng: “Mang thanh bình, trật tự đến cho một lãnh thổ đương sống trong cảnh hỗn loạn thì chỉ có thể là một lãnh tụ tàn nhẫn và mẫn cán. Khi thái bình trở lại phải thay thế bằng một vị “quân dân chính” có đức độ mới có lợi cho tình hình chung trong xứ”. [1]

Có thể thấy ngôn từ mà Raymond Aron sử dụng cũng trần trụi như chính ngôn từ mà Niccolo Machiavelli đã dùng.
Vấn đề là ở chỗ, người ta không thể phản đối tính chính xác trong lập luận của Raymond Aron nhưng lại cũng rất khó thuyết phục mọi người, nhất là những người thích dân chủ tán thưởng lập luận đó.

Lý lẽ của Raymond Aron đưa chúng ta tới một câu hỏi, mà có lẽ đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, rằng làm thế nào “khi thái bình trở lại” có thể  thay thế một “lãnh tụ tàn nhẫn và mẫn cán” bởi một “vị quân dân chính có đức độ”?

"Dùng người tài,hướng lòng dân một dạ không lìa để xây thành giữ nước"

(GDVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân trong thế kỷ XX, đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này..."
Phải chăng thần dân trong vương quốc lại phải “kết bè kéo cánh” hay nhà độc tài sẵn sàng chuyển giao quyền lực trong hòa bình?

Lịch sử cho thấy, sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình dường như không phải là lựa chọn ưu tiên của phần lớn quân vương hay thế lực nắm quyền cai trị.

Ông Vũ Ngọc Hoàng - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng:
Xưa nay, rất ít khi những người có quyền lực lại tự giới hạn hoặc từ bỏ quyền lực của chính mình; ngược lại luôn muốn tăng thêm, không muốn ai kiểm soát mình”. [2]

Chính trị gia luôn hành động hướng tới thành công theo nghĩa cá nhân trước công chúng đương thời, không mấy người khi nắm quyền bính trong tay lại luôn tự hỏi, rồi đây hậu thế sẽ đánh giá mình là minh quân hay bạo chúa?

Nói rằng quân vương hay chính trị gia không bao hàm “cái tôi”  trong hành động thường là suy nghĩ nặng tính sùng bái cá nhân hơn là khách quan.
Loại bỏ yếu tố cá nhân trong chính trị là điều ngây thơ cũng như nói thần dân và Quân vương đều có quyền như nhau.

Sự thành công của chính trị gia bao giờ cũng đòi hỏi những hành động chưa có tiền lệ, thậm chí còn là trái đạo lý. Người lãnh đạo khước từ sự thành công đương nhiên là kẻ chiến bại.
Vấn đề là ai sẽ chịu hy sinh danh dự cá nhân, ai là người có đủ nhẫn nại nghe lời xỉ vả của dân chúng để cứu vãn quốc gia, dân tộc những lúc nguy khốn?

Đặt câu hỏi đã khó, trả lời lại khó gấp bội bởi câu trả lời không thể tìm thấy nơi các quân sư hoặc các nhà lý luận. Người không lắm thủ đoạn, không đủ gian hùng hoặc là không biết trả lời hoặc là không đủ dũng khí để trả lời.

Xã hội hiện đại, khi luật pháp càng ngày càng hoàn thiện, khi chế độ quân chủ cổ điển chuyển dần thành quân chủ lập hiến thì sự tại vị dài hay ngắn của người đứng đầu chính quyền không còn nhiều ý nghĩa, nó bị chi phối bởi khái niệm nhiệm kỳ của luật pháp, bởi tài năng lãnh đạo và ý muốn của quần chúng cần lao.

Trong lời mở đầu tác phẩm Quân vương, Nicolas Machiavel viết: “Thường lệ những kẻ nào muốn được lòng ưu ái của đấng Quân vương đều phải đích thân diện kiến và dâng biếu một lễ vật gì quý giá nhất trong kho tàng riêng của mình”.

Tuy nhiên sẽ chẳng có thuộc hạ nào dâng “lễ vật gì quý giá nhất” là mạng sống của mình cho Quân vương nếu không nhận được những bảo đảm chắc chắn cho tương lai gia đình và dòng tộc mình.

Khi Quân vương trở thành kẻ chuyên quyền, ngai vàng được gia cố bằng ngục tù và bạo lực thì không chỉ thần dân xa lánh, ngay bọn thuộc hạ thân tín cũng sẽ nhảy khỏi thuyền dù nước mới chỉ mấp mé.

Quân Vương, tội ác và trừng phạt

(GDVN) - “Một Quân vương không nên sợ mang tiếng là tàn ác, khi cần phải giữ thần dân trong vòng đoàn kết và phục tùng"
Xuất phát từ thực tế đó, lời khuyên cho Quân vương của Nicolas Machiavel là:
Chúa công lúc nào cũng nên cùng với dân gian, cùng lo, cùng tính tất cả các việc trong nước phòng khi xảy ra biến cố dù hay, dù dở thì họ (thần dân) sẽ không nghĩ tới việc cần thiết phải thay vị đổi ngôi đối với Quân vương”.

Đến đây thì Nicolas Machiavel đã phải thừa nhận rằng, thần dân chứ không phải thuộc hạ mới là người cho phép quân vương duy trì địa vị thống lĩnh của mình.

Ngày nay, giới tinh hoa phân chia nhân loại thành các giai cấp: Tư sản, Công nhân, Nông dân, Trí thức… Cũng có thể, để hạ thấp địa vị Trí thức, người ta coi Trí thức chỉ là một tầng lớp chứ không phải giai cấp. Ngày nay tại nhiều công xưởng khắp thế giới, số kỹ sư nhiều hơn hẳn số thợ lành nghề.

Thật ra đã đến lúc, sự phân chia giai cấp trở nên không còn hợp lý. Người công nhân ngày nay cần kiến thức chẳng kém gì một cử nhân hay kỹ sư, ngược lại kỹ sư có thể phải đảm đương công việc như một công nhân thực thụ.

Nền kinh tế tri thức đang hình thành cho thấy đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiên tiến chính là trí thức, chính là những người được đào tạo nghiêm túc từ các cơ sở giáo dục đại học, trên đại học.

Công nhân, nông dân cũng phải học, cũng phải tiếp thu các kiến thức khoa học nếu không muốn mãi mãi sống kiểu hái lượm trong nhà máy hay trên chính cánh đồng của mình.

Từ góc độ phát triển, sự tập trung dân cư và đô thị hóa mạnh mẽ sẽ dần dần khiến sự phân chia giai cấp kiểu cũ không còn thích hợp, xã hội sẽ đến lúc chỉ còn lại hai tầng lớp, Bình dân và Trưởng giả, và đương nhiên tâm trạng của hai tầng lớp này là khác nhau. 

Tham "vinh quang”

(GDVN) - “Tham vinh quang” tự thân nó sẽ đủ sức mạnh để dẫn dắt quyền lực làm những việc nên làm và cần làm.
Hy vọng về một xã hội mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được khuyến khích bởi một số triết gia, song nhân loại chưa bao giờ được chứng kiến một xã hội công bằng lý tưởng như vậy.
Tầng lớp Bình dân tất yếu không muốn bị Trưởng giả hà hiếp, còn Trưởng giả thì luôn thèm muốn đè đầu cưỡi cổ Bình dân. Đó sẽ là mâu thuẫn và đó cũng là động lực cho xã hội phát triển.
Không loại trừ sự phát triển sẽ kéo theo tình trạng lộn xộn tại một thời điểm nào đó ở thì tương lai, tuy nhiên đó chỉ là tình trạng nhất thời chứ không phải mạch phát triển chủ đạo của xã hội.

Khi chỉ còn tồn tại Bình dân và Trưởng giả thì Quân vương hoặc là được Trưởng giả hiệp thương đặt vào ngai vàng, hoặc là được giới Bình dân suy tôn.

Một cá nhân có khả năng ban cho các Trưởng giả quanh mình bổng lộc, hoặc bằng cách làm ngơ cho chúng vơ vét, bóp hầu bóp cổ Bình dân có thể sẽ giành thắng lợi nhất thời vì cánh Trưởng giả sẽ hùa nhau đưa người đó trở thành Quân vương.
Tuy vậy, đó lại là con dao hai lưỡi bởi giới Trưởng giả quá hiểu sức mạnh của quân vương từ đâu mà có.

Thỏa mãn lòng tham không đáy của Trưởng giả, Quân vương phải làm ngơ để họ lộng hành và đương nhiên phải đẩy thiệt hại về phía Bình dân.
Chỉ cần một động thái cỏn con chĩa vào lợi ích Trưởng giả có thể gây nên phản ứng dây chuyền, nhẹ là không vâng lời, nặng là họ kết bè kéo cánh tìm người thay thế.

Nếu được Bình dân bầu chọn lên ngôi vị Quân vương, đương nhiên sẽ được Bình dân lắng nghe, một lời hô, triệu lời hưởng ứng.
Dù thế Quân vương cũng không thể đối nghịch một cách tuyệt đối với Trưởng giả, cũng không thể thể thỏa mãn mọi tham vọng của Trưởng giả, bởi lẽ dân hèn sẽ không chịu để Trưởng giả hà hiếp.

Ý nguyện của Bình dân, tầng lớp chiếm số đông trong xã hội có thể chưa đạt đến trình độ tiên tiến nhưng chắc chắn là lương thiện. Mong muốn của Bình dân rất đơn giản, như Nicolas Machiavel viết: “Bởi vì dân không đòi hỏi gì hơn là đừng có áp chế họ”.

Dòng sông lịch sử với đôi bờ Trưởng giả và Bình dân, Quân vương như con thuyền giữa dòng, dạt vào bờ Trưởng giả có thể bị sóng phía Bình dân đánh đắm, dạt vào phía Bình dân có nguy cơ mắc cạn.

Muốn đưa con thuyền ra biển lớn, Quân vương phải quả cảm, can trường, phải bằng uy tín và hành động mà khiến thuộc hạ nghe lời, khiến thần dân tin tưởng.
Quân vương nhìn xa thấy rộng còn phải biết lựa chọn tinh hoa trong đám bình dân để bổ sung vào hàng ngũ thuộc hạ, nếu chỉ chọn trong số con cháu, bạn bè đồng hương, đồng khói thì không khỏi kéo theo sự bất mãn của Bình dân.

Thuộc hạ đông không phải là tốt vì Quân vương không có thời gian để mắt tới tất cả bọn chúng, mặt khác khi Bình dân phải đóng góp quá nhiều nuôi dưỡng bọn này thì đó chính là mầm họa.

Dùng thuộc hạ để duy trì quyền lực cũng như xây lâu đài trên cát, nhưng chỉ dựa vào bình dân chẳng khác nào bịt một bên mắt mà đi bởi tầm nhìn của Bình dân không phải luôn vừa xa, vừa rộng.
Quân vương phải có đủ mưu mẹo, thủ đoạn để trấn áp thuộc hạ láu cá khiến họ sợ hãi mà vâng lời.

Không vứt bỏ kẻ láu cá nhưng phải luôn để mắt tới, không được để họ lộng hành khiến Bình dân phẫn nộ.

Dùng thuộc hạ để hiện thực hóa ý tưởng, dựa vào thần dân để củng cố ngai vàng, chỉ có vậy quyền uy của Quân vương mới thực sự vững bền.

Quân vương quy tụ được hai yếu tố: tài năng và đức độ, không run sợ trước nguy nan, biết ban bố sự nghiêm khắc nhưng không tàn bạo, lấy bản thân làm gương cho kẻ quanh mình noi theo thì Quân vương sẽ được thần dân bảo vệ.

Trên đời này ít Quân vương làm được điều đó nhưng không phải là không có. 
Tài liệu tham khảo:
Xuân Dương


Cả đời háo sắc, vì sao Càn Long phải nuốt nước bọt dưỡng sinh?

Diệu Hải | 
Cả đời háo sắc, vì sao Càn Long phải nuốt nước bọt dưỡng sinh?
Nhắc đến Càn Long là lập tức người ta nghĩ đến thói trăng hoa của vị vua này. Ảnh minh họa.



Vị danh y đất Việt cười nói: "Những việc đơn giản nhất lại là những việc hiệu quả nhất, quan trọng có đủ kiên trì?", rồi ung dung ra về cùng 500 tinh binh hộ tống của Càn Long.

Căn bệnh kỳ lạ do ham sắc dục
Cổ nhân có câu: "Đa tửu hại tâm, đa dâm hại thận", điều này muốn nói rằng, nếu một người uống rượu nhiều rồi sẽ không khống chế được hành vi của mình; quá phong lưu, háo sắc sẽ ảnh hưởng thận.
"Đa tửu", "đa dâm" đều là những nguyên nhân khiến cho con người ta đi vào chỗ đoản thọ.
Nhưng điều kỳ lạ là hoàng đế phong lưu nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa như Càn Long lại có thể trường thọ, minh mẫn, khỏe mạnh, phải chăng là hoàng đế thì có những bí quyết tuyệt mật?
Sử sách chép rằng năm 1741, khi Càn Long 58 tuổi, do quá chìm đắm trong sắc dục nên bị mắc chứng bệnh không tập trung được, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện phòng the, tự cảm thấy xấu hổ.
Càn Long muốn chữa dứt căn bệnh này nhưng lại không nói rõ ra là bệnh gì, chỉ để tự các ngự y tự chẩn đoán.
Đây là một căn bệnh phức tạp, các ngự y trong triều lần lượt đều bó tay và không chuẩn đoán ra được bệnh gì, Càn Long cho vời khắp danh y trong cả nước cũng không chữa được.
Sau cùng, Càn Long cho sứ giả sang Việt Nam tìm danh y. Đương thời, vua Lê Hiển Tông cử Thủ Phiên Thái Y Viện Gia Hạnh Đại Phu - Trịnh Đôn Phác đi sứ sang thăm khám cho Càn Long.

Khi nhắc đến Càn Long, ai cũng biết ông vua này rất tài giỏi nhưng cũng cực phong lưu.
Khi nhắc đến Càn Long, ai cũng biết ông vua này rất tài giỏi nhưng cũng cực phong lưu.
Sau khi khám bệnh xong, vị đại phu đất Việt nói: "Nếu đã không dập được lửa thì phải thuận theo lửa", làm cho Càn Long giật mình tỉnh ngộ. Sau đó Trịnh Đôn Phác đã ở lại trong cung điều trị cho Càn Long, sau ba tháng thì bệnh khỏi.
Lúc Trịnh Đôn Phác ra về, Càn Long tặng rất nhiều vật phẩm, quyến luyến không rời, sau có hỏi Trịnh Đôn Phác về phương pháp để phòng chống bệnh tật và trường thọ.
Vị danh y đất Việt chỉ cười mà rằng: "Những việc đơn giản nhất lại là những việc hiệu quả nhất, quan trọng có đủ kiên trì?", rồi ung dung bước lên kiệu ra về cùng 500 tinh binh hộ tống của Càn Long.
Sự việc đã qua mấy trăm năm, Thanh Triều Tứ Khố Toàn Thư Sử Tập và trong gia phả nhà họ Trịnh Hữu, làng Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội vẫn còn ghi.
Càn Long thập thường
Lại nói về Càn Long, vốn là một người thông minh tuyệt đỉnh, đưa kinh tế - chính trị thời của ông lên tầm cao nhất trong các vị vua nhà Thanh, lẽ nào lại chịu bó tay trước câu đố của vị đai phu người Việt?
Ngay lập tức ông ra lệnh cho các quan trong triều, tìm tất cả sách về dưỡng sinh của trăm nhà, các phái Nho, Phật, Đạo, soạn cho riêng mình một bài dưỡng sinh phù hợp với câu nói: “Đơn giản mà hiệu quả” của vị danh y Trịnh Đôn Phác.
Cuối cùng, các ngự y của Càn Long cũng đúc rút ra được một bài tập dưỡng sinh. Nhớ lời thách đố của vị danh y Việt rằng "quan trọng là có đủ kiên trì hay không", đến cuối đời Càn Long vẫn chăm chỉ tập luyện, không bỏ một ngày nào.
Và có lẽ sự nỗ lực của Càn Long đã mang lại thành quả, vị vua này thọ tới 89 tuổi, cai trị đất nước trong vòng 64 năm, lâu nhất lịch sử Trung Hoa.
Đời sau gọi bài tập dưỡng sinh của Càn Long là “Càn Long Thập Thường”, có nghĩa là 10 đông tác đơn giản mà Càn Long thường tập.
Đến nay tại Trung Quốc, vẫn còn rất rất nhiều người tập theo bài dưỡng sinh này, nhưng kiên trì đến cùng như Càn Long, không biết có mấy người?
Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá về động tác cực kỳ đơn giản của Càn Long là: Nuốt nước bọtVì sao nghe rất đơn giản mà Càn Long coi nó quan trọng đến thế?
Nước bọt theo y học hiện đại
Theo định nghĩa ở sách Yamadas Textbook of Gastroenterology nước bọt là dịch lỏng, trong suốt, không màu, quánh, pH 6,5; có nhiều chức năng quan trọng như:
- Tiêu hóa (có enzym thủy phân tinh bột),
- Bôi trơn (giúp cho các hoạt động nhai, nuốt và nói),
- Làm sạch (loại bỏ những mảnh vụn thức ăn ở miệng và răng),
- Tái khoáng hóa (giúp lành sâu răng ở giai đoạn sớm),
- Bảo vệ (như một yếu tố kháng khuẩn chống lại vi sinh vật và trung hòa acid do mảng bám vi khuẩn sinh ra).
Bác sĩ Stanley Cohen (nhà khoa học Mỹ đã từng được giải Nobel về y sinh lý) đã phát hiện trong nước bọt có chứa một yếu tố sinh trưởng biểu bì, có tác dụng tái tạo và nhân lên số lượng tế bào da.
Ngoài ra trong nước bọt còn có chứa một lượng nhỏ các chất có hoạt tính sinh học khác như yếu tố sinh trưởng thần kinh, có tác dụng kích thích sự phân hóa và tái tạo tế bào thần kinh cảm giác và thần kinh giao cảm.
Nhiều nhà khoa học Mỹ đã tìm ra trong nước bọt có chứa 1 loại protein thiên nhiên Secretory Leucocyte Protease Inhibitor tác động như một chất chống viêm, đồng thời còn có tác dụng đối kháng với sự thoái hóa biến chất của nhiều protein trong cơ thể.
Theo sách Yamadas Textbook of Gastroenterology, trong nước bọt có hơn chục loại enzym, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, các acid hữu cơ và hormon cần thiết cho cơ thể.
Ví dụ, ngoài men amylase tiêu hóa, còn có lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch, muccus protein bảo vệ niêm mạc dạ dày).
Đông y 5000 năm thực tiễn
Trong Đông y, nước bọt được xem là thứ vô cùng quan trọng và quý giá trong việc phòng, chữa bệnh.
Nước bọt được gọi với những tên hiệu cực kỳ thanh quý là: Ngọc dịch (chất dịch quý như ngọc), Ngọc tuyền (Dòng suối có nước ngọc), Ngọc tương (chất dịch quý như ngọc), Hoa trì thủy (cái ao của tinh hoa), Ngọc trì thủy (cái ao của ngọc)...
Sách Nội Cảnh Kinh cách đây khoảng 2000 năm viết về công dụng của nuốt nước bọt: không sinh bệnh, thân thể khỏe mạnh, hơi thở thơm tho, trừ diệt được các khí độc hại, làm đẹp dung nhan, tinh thần tỉnh táo.
Trương Cảnh Nhạc (1563 - 1640), y gia trứ danh đời Minh (Trung Quốc), trong tác phẩm của ông là “Cảnh Nhạc Toàn Thư” đã viết:
“Thực ngọc tuyền giảm khả diên niên, trừ bách bệnh, năng nhuận ngũ tạng, duyệt cơ phu” - nghĩa là nuốt nước bọt có thể sống lâu, trừ được nhiều bệnh, bồi bổ ngũ tạng, làm khỏe cơ đẹp da.
Sách Thọ Thế Thanh Biên chép: Dùng nước bọt để quán khái ngũ tạng, giáng hoả rất mau. Càng nuốt nhiều lần càng tốt.
Lý Thời Trân trong Bản Thảo Cương Mục viết: Nước bọt vị mặn, tính bình, không độc. Dùng chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, còn có tác dụng làm sáng mắt, phá tan màng mộng, giải độc, trừ tà độc và ngộ độc vì thủy ngân.
Trong sách này còn ghi thêm: Muốn có nước bọt tốt thì sáng sớm thức dậy chưa ăn uống gì, chưa nói gì, dùng nước bọt mới tiết ra bôi ngay lên mụn nhọt.
Cách thực hiện bài tập nuốt nước bọt
Ngồi xếp bằng trên giường, hoặc lúc rỗi thì ngồi ngay ngắn, thả lỏng cơ thể, tập trung tinh thần, không nghĩ linh tinh, nhắm mắt.
Ngậm miệng, dùng lưỡi cuộn lên vòm họng, một lúc sau sẽ dần dần sinh ra nước bọt, từ từ nuốt xuống, lấy 9 làm bội số nhuốt 9 lần, 18 lần… tùy thuộc vào thời gian của mình nhiều hay ít.
Mỗi ngày sáng, trưa chiều, làm một lần. Không có thời gian thì làm trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy.
* Tham khảo từ nhiều nguồn
theo Trí Thức Trẻ

Duyên nợ giữa 2 đế chế hùng mạnh nhất lịch sử cổ đại

Hoa Hướng Dương | 
Duyên nợ giữa 2 đế chế hùng mạnh nhất lịch sử cổ đại

Đế chế Ottoman với tham vọng lớn, muốn vươn lên làm bá chủ vùng Trung Cận Đông, nhưng gặp phải “chướng ngại” lớn là Byzantine đang kiểm soát một vùng rộng lớn khu vực này.

Do đó, 2 đế chế hùng mạnh này luôn trong tình trạng căng thẳng đối đầu, những cuộc chiến xung đột thường xuyên khiến họ trở thành kẻ thù không đội trời chung của nhau.
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu lịch sử về từng đế chế này:
1. Đế quốc Byzantine
Đế quốc Byzantine tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, trước khi thành lập, phạm vi của Byzantine nằm trong lãnh thổ của Đế chế La Mã. Đến thời trị vì của Constantine I (306-337), ông đã cho chuyển kinh đô từ Roma về Constantinople.

 Đến thời trị vì của Constantine I (306-337), ông đã cho chuyển kinh đô từ Roma về Constantinople.
 Đến thời trị vì của Constantine I (306-337), ông đã cho chuyển kinh đô từ Roma về Constantinople.
Khi ông mất, đế quốc bị các con trai phân chia thành Đông và Tây. Trong khi Romulus Augustus, hoàng đế cuối cùng của đế quốc phía Tây bị một thủ lĩnh người Germains tiêu diệt năm 476.
Thì đế quốc phía Đông vẫn tiếp tục tồn tại, từng bước vươn lên thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và được xem là một trong những trung tâm của Kitô giáo lúc bấy giờ.

Từ nửa sau thế kỷ thứ XI trở đi, Byzantine không chỉ là một cường quốc hùng mạnh mà còn là một trung tâm về tôn giáo
Từ nửa sau thế kỷ thứ XI trở đi, Byzantine không chỉ là một cường quốc hùng mạnh mà còn là một trung tâm về tôn giáo
Hoàng đế Justinian lên cầm quyền từ năm 527 đến năm 565 đã tiến hành bành trướng bờ cõi sang Bắc Phi, Đông Nam Tây Ban Nha và bán đảo Italia.
Từ nửa sau thế kỷ thứ XI trở đi, Byzantine không chỉ là một cường quốc hùng mạnh mà còn là một trung tâm về tôn giáo – Chính thống giáo (Orthodoxe) và dưới ảnh hưởng của Byzantine nhiều dân tộc như Bulgari, Nga… đã đi theo dòng nhà thờ Chính thống.
Nhưng từ cuối thế kỷ XI, đế chế này đi vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng do sự mâu thuẫn, suy yếu từ trong nội bộ, lãnh thổ bị thu hẹp trước sự xuất hiện của người Norman từ Bắc Âu và người Seljuks từ vùng Trung Á.
2.  Nhà nước Ottoman
Gốc của dân tộc Ottoman là người Kai thuộc tộc Tây Đột Quyết, là một nhánh của người Thổ du mục đã di trú sang phía Tây từ miền Trung Á vào thế kỷ thứ X.

Đế chế này cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ
Đế chế này cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ
Đế chế này cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Thời đỉnh cao quyền lực, lãnh thổ của Ottoman gồm vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu.
Đế quốc Ottoman tương tác với cả văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó.
Sự ra đời của Nhà nước Ottoman chứng tỏ một thế lực mới đang hình thành ở vùng Cận Đông trong sự suy yếu của đế chế Byzantine và đã chi phối vùng đất này trong nhiều thế kỷ.
Kẻ thù truyền kiếp
1. Thánh chiến - Tham vọng thay thế đế chế suy tàn Byzantine của người Ottoman
Lịch sử dân tộc Thổ là một sự nối dài giữa quá trình thiên di với chiến tranh và xâm chiếm đất đai của các dân tộc khác, trong dòng máu người Ottoman đã mang nặng tư tưởng bành trướng.
Osman I khi trở thành vua của tiểu quốc nhỏ ở tận cùng phía Tây Tiểu Á đã sớm bộc lộ tham vọng lớn lao và ra sức mở rộng đất đai,
Mà trước hết là nhằm vào lãnh thổ của đế quốc đang suy yếu nhưng vẫn là đế quốc lớn mạnh bậc nhất châu Âu bấy giờ- Byzantine.

Quá trình mở rộng đất đai của người Ottoman gặp điều kiện hết sức thuận lợi
Quá trình mở rộng đất đai của người Ottoman gặp điều kiện hết sức thuận lợi
Hơn nữa vị trí địa lý là cầu nối Đông-Tây khiến cho Byzantine luôn là mục tiêu số 1 của Ottoman.
Quá trình mở rộng đất đai của người Ottoman gặp điều kiện hết sức thuận lợi như sự suy yếu khủng hoảng của đế chế Byzantine, sự chán ghét bị áp bức của những vùng bị đế chế này chiếm đóng...
Do đó cuộc chiến tranh chống lại Byzantine của vua Ottoman được người dân Thổ ủng hộ vì xem đó là cuộc “Thánh chiến” chống lại “dị giáo” (Cơ đốc giáo).
2. Đế chế Byzantine bị kẹp giữa 2 thế lực hùng mạnh
Trước dã tâm của Ottoman, người Byzantine hết sức lo sợ. Các hoàng đế Byzantine tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của quốc gia, kéo dài quyền cai trị của họ.
Như điều tất yếu của sự vận động và phát triển, cuộc chiến thay thế đế chế suy tàn bởi đế chế mới nổi là việc không thể tránh khỏi,

Từ một đế chế hùng mạnh bậc nhất châu Âu, đế chế này dần bị lung lay và thay thế bởi đế chế tới từ Trung Á
Từ một đế chế hùng mạnh bậc nhất châu Âu, đế chế này dần bị lung lay và thay thế bởi đế chế tới từ Trung Á
Vị thế của họ bị thay đổi và để duy trì sự tồn tại, đế chế này chấp nhận trở thành nước chư hầu của Ottoman. Tuy nhiên họ vẫn ngấm ngầm tìm kiếm sự giúp đỡ từ Giáo Hoàng La Mã và các nước chống lại Ottoman.
Cả 2 đều "bằng mặt mà không bằng lòng", đế chế Ottoman muốn thôn tính trọn Byzantine còn Byzantine cũng nhận thức rõ dã tâm này nên luôn giả vờ phục tùng nhưng luôn ngấm ngầm phòng vệ.

Trên thực tế, Byzantine đã bị kẹp giữa hai thế lực Đông – Tây mà không cách nào thoát ra được.
Trên thực tế, Byzantine đã bị kẹp giữa hai thế lực Đông – Tây mà không cách nào thoát ra được.
Chính sách hai mặt của các hoàng đế Byzantine không mang lại kết quả do cả phương Tây và Ottoman đều có tham vọng xâm chiếm Byzantine. Trên thực tế, Byzantine đã bị kẹp giữa hai thế lực Đông – Tây mà không cách nào thoát ra được.
3. Cuộc chiến đổi ngôi
Như một tất yếu lịch sử khi một đế chế mới nổi đầy sinh lực muốn thay thế kẻ già yếu Byzantine, dù cho kéo dài được sự tồn tại "leo lắt" của mình, Byzantine cũng không thể tránh khỏi bị người Ottoman "gặm nhấm" từng phần lãnh thổ.
Ban đầu, người Thổ nhắm vào đất đai của đế quốc Byzantine ở vùng Tiểu Á, sau khi thôn tính phần lớn vùng đất này, họ vượt qua eo biển Dardanell, chiếm dần rồi thay thế vị thế của Byzantine ở vùng Balkans.
Bình định xong Balkans người Thổ quay lại chiếm nốt phần còn lại của Tiểu Á, chinh phục kinh đô Constantinople vĩ đại.

Đế quốc Byzantine tồn tại đến năm 1453
Đế quốc Byzantine tồn tại đến năm 1453
Đế quốc Byzantine tồn tại đến năm 1453, phần lớn là vì người Thổ mãi lo chinh phục vùng Balkans trước.
Constantinople, kinh đô của đế quốc Byzantine, có lịch sử hơn một ngàn năm và từng là trung tâm nghệ thuật, văn hoá, thương mại trong nhiều thế kỷ của cả thế giới phương Tây. Các hoàng đế Ottoman từ lâu đã thèm muốn thành phố giàu có và lộng lẫy này.

Tháng 3-1453, hoàng đế Mehmed II hạ lệnh tấn công thành Constantinople
Tháng 3-1453, hoàng đế Mehmed II hạ lệnh tấn công thành Constantinople
Tháng 3/1453, hoàng đế Mehmed II hạ lệnh tấn công thành Constantinople. Đến ngày 29-5-1453, thành Constantinople thất thủ. Hoàng đế cuối cùng của Byzantine bị giết. Quân Thổ mặc sức cướp phá trong ba ngày liền, bắt hơn 60.000 người làm nô lệ.
Nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá bị phá hoại. Tất cả các tượng chúa Kitô giáo bị thay thế bởi bàn thờ đạo Hồi.
Thánh đường lớn Haya Sophia biến thành thánh đường Hồi giáo. Đế quốc Ottoman dời đô về Constantinople rồi đổi tên thành Istanbul (nghĩa là Thành phố của Hồi giáo).
Constantinople thất thủ đánh dấu sự sụp đổ của đế quốc Byzantine sau hơn 1000 tồn tại.
Constantinople thất thủ đánh dấu sự sụp đổ của đế quốc Byzantine sau hơn 1000 tồn tại.
Sự kiện năm 1453, đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn quá trình đối đầu lâu dài của hai đế quốc, và  mở ra một kỷ nguyên mới  trong sự phát triển của đế chế Ottoman.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào: