Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Cổ nhân nói: Người hay rung chân, nhún vai sẽ khổ sở cả đời



Posted By ETvn Staff 04 On In Văn hóa,Văn hoá truyền thống | No Comments



Mỗi một cử chỉ hành vi đều là nét riêng của mỗi người. Trong đó, ngồi có dáng ngồi, đứng có dáng đứng, ăn có cách ăn… Người xưa nói “tướng do tâm sinh” thật là có đạo lý. “Nhìn tướng biết người” là có ý nói rằng, nhìn bề ngoài của một người sẽ biết rõ người ấy như thế nào.
Cho nên, mỗi người nhất định không được xem thường những điệu bộ, tướng mạo, tư thế bề ngoài của mình. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây:
Nhiều năm trước, tôi có ăn tối cùng với một nhóm bạn. Trong bữa ăn, có một cậu bạn mà tôi chưa quen đã khiến tôi phải chú ý. Bởi vì, trong lúc ăn, cậu ấy có những cử chỉ không giống với những người bạn khác. Tay của cậu ấy không bưng bát cơm lên, cũng không để bên cạnh bát cơm mà lại dúi xuống dưới bàn, hơn nữa hai chân còn rung rất mạnh.
Sau khi ăn cơm xong, người bạn này tạm biệt chúng tôi và về trước còn tôi ở lại cùng nhóm bạn trò chuyện. Một cậu bạn đột nhiên hỏi tôi đánh giá như thế nào về người bạn kia. Tôi nói: “Cậu ấy sau này rất khó phát đạt, thậm chí có thể nghèo khổ cả đời.” 
Cậu bạn tôi lại hỏi: “Tại sao cậu lại nhận xét như vậy?”

Tôi trả lời: “Người xưa đã từng nói: Khi ăn cơm, bàn tay nhất định phải nâng bát cơm lên, bàn tay không nâng bát cơm lên thì người đó sẽ nghèo khổ cả đời.”
Nhiều năm sau, tôi lại vô tình nghe được bạn bè kể về tình huống của cậu bạn kia. Quả nhiên trong mấy năm đó, cậu ta là một người không làm được việc gì, không biết đã thay đổi bao nhiêu công việc, cũng đã từng đi buôn bán nhưng mà hầu như toàn bị lỗ đến hết cả vốn. Việc gì cậu ấy cũng làm không thành, luôn ở vào tình trang khốn đốn, phiêu bạt.
Tục ngữ có câu: “Phải để đồ ăn theo miệng, chứ đừng để miệng theo đồ ăn,” ý nói rằng, con người khi ăn bất kể thứ gì đều phải đưa đồ ăn vào miệng chứ đừng chúc đầu rồi đưa miệng đến chỗ đồ ăn để ăn.
“Cây rung thì lá rơi, người rung thì phúc bạc”. Rung chân cũng là một loại tướng xui xẻo, phá tài. Dân gian còn có câu: “Nam mà rung chân thì cùng cực, nữ mà rung chân thì hèn hạ.” Nếu như một người có thói quen này, cứ ngồi xuống là bắt đầu rung chân nhún vai thì lúc nào cũng ở vào trạng thái không yên ổn. Đối với nam thì sẽ không tụ tài, đối với nữ thì sẽ hèn hạ, ăn nói tùy tiện và phá sản.
Từ tướng học mà nói, rung chân là một loại tướng phá tài. Người thường xuyên rung chân sẽ đem vận may, phúc khí và tài vận của mình rơi rụng hết. Hơn nữa, rung chân còn là một loại biểu hiện của sự bất cẩn, ham chơi cho nên mọi người nên tránh xa thói quen này.
Ngoài ra, nhún vai cũng là một loại cử chỉ biểu hiện tổn tài. Có một vài người khi ngồi thường thích nhún vai, đi đường cũng nhún vai. Trong giới võ thuật, luyện Thái Cực quyền, Bát Quái chưởng, Hình Ý chưởng… đều yêu cầu “trầm vai rủ khuỷu”. “Trầm vai” là chỉ việc yêu cầu buông lỏng xương bả vai, không được để nó nhô lên. “Rủ khuỷu” là thả lỏng cùi trỏ cho nó rủ xuống. Chỉ có “trầm vai” mới có thể thả lỏng được vai, thả lỏng xương đầu vai, tùy ý xoay vai, có thể duỗi vai và cơ bắp một cách thoải mái, vai chùng xuống sẽ giúp cho ngực hơi ưỡn ra trước, từ đó giúp cho khí dồn xuống đan điền.
Nếu một người hay nhún vai, cổ của người ấy sẽ luôn gắng gượng hướng về phía trước. Mọi người thử nghĩ xem, điệu bộ đó chẳng phải giống như con gà lúc nào cũng vươn cái cổ về đằng trước đề bới tìm đồ ăn sao? Cho nên mới nói, người hay nhún vai sẽ có cuộc sống khó khăn, bất ổn, rủi ro thường hay đến.
Tuy nhiên, hết thảy của cải, danh dự, địa vị của một người đều chỉ là biểu hiện bề ngoài. Đức hạnh mới là căn bản. Câu nói “Hậu đức tái vật” (tạm dịch: đức dày nâng đỡ vạn vật) là tuyệt không sai điểm nào. Người am hiểu văn hóa truyền thống sẽ không khó khăn để có được tài phú. Bởi họ am hiểu về văn hóa truyền thống là am hiểu về hành đức mà hết thảy tài phú cũng đều là từ đức mà ra.
Theo NTDTV [1]
Mai Trà biên dịch

Bài thuốc quý giúp quý ông 'trên bảo, dưới nghe'


Các vị thuộc quý sau giúp quý ông tự tin khi có sức khỏe sung mãn.

Đối với những quý ông hoạt động sinh dục không được sung mãn, Đông y có nhiều liệu pháp giúp cải thiện chức năng này. Trong đó phải kể đến thuốc uống, thuốc hoàn, dược dục, dược thiện, xoa bóp bấm huyệt. Bài viết sau xin giới thiệu 10 bài thuốc hoàn từ ba kích giúp quý ông dẻo dai.

Ba kích hoàn: ba kích (bỏ lõi) 30g, sơn thù 30g, xà sàng tử 30g, phục linh 30g, sơn dược 30g, viễn chí (bỏ lõi) 30g, đỗ trọng 30g, ngưu tất (tẩy rượu) 30g, ngũ vị tử 30g, thỏ ty tử (tẩm rượu) 30g, tục đoạn 30g, nhục thung dung (tẩm rượu) 60g, ích trí nhân 30g.

Các vị thuốc tán thành bột. Trộn với mật làm hoàn, mỗi ngày uống 30 viên với rượu ấm. Công dụng: bổ thận dương, làm mạnh gân xương, cố tinh. Trị thận khí hư yếu, liệt dương, âm nang lở ngứa, tiểu đục.

Ba kích 
Bổ chân hoàn: ba kích 15g, phụ tử 15g, thục tiêu 300g, trần bì 300g, bổ cốt chỉ 300g, thanh diêm 300g, thanh bì 300g, hồi hương (sao) 30g, ngưu tất 300g. 

Các vị thuốc tán thành bột dùng thận dê 1 cặp, bỏ màng, bổ gân, thái ra, chưng với 240ml rượu cho nhừ, nghiền nát, trộn với thuốc bột, làm thành viên. Mỗi lần uống 12g với rượu ấm hoặc nước muối, lúc đói. Công dụng: bổ nguyên khí, tráng gân cốt, làm sáng mắt, đen râu tóc. Trị thận dương hư.


An thận hoàn: ba kích (bỏ lõi 40g, tỳ giải 40g, hoài sơn 120g, thạch hộc (bỏ rễ) 40g, phục linh 100g, bạch tật lê (sao, bỏ gai) 40g, nhục quế 40g, thung dung (ngâm rượu) 40g, bạch truật 100g, xuyên ô (bào, bỏ vỏ, cuống) 40g, phá cố chỉ 40g, đào nhân (bỏ vỏ, bỏ loại 2 đầu nhọn) 40g. 

Các vị thuốc tán thành bột, làm hoàn. Ngày uống 16-20g với rượu ấm. Công dụng: bổ thận, tráng dương, trị tai ù, điếc do thận hư, chân răng chảy máu, lung lay.


Ngũ vị tử hoàn: ba kích thiên 40g, ngũ vị tử 40g, xa tiền tử 60g, bạch phục linh 40g, thỏ ty tử (ngâm rượu 3 ngày, sấy) 120g, nhục thung dung (tẩm rượu 1 đêm, sấy khô) 80g. Các vị thuốc tán thành bột, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g với rượu ấm. Công dụng: ôn bổ thận dương, trị ngũ lao, lục cực, thất thương, thận khí bất túc, lưng đau, chân mềm, liệt dương, di tinh, tiểu nhiều.

Nhục thung dung hoàn: ba kích 40g, phụ tử 40g, ngưu tất 40g, ngũ vị tử 40g, lộc giác giao 40g, nhục thung dung 80g, sơn thù 40g, thục địa 40g, thỏ ty tử 40g, quế tâm 40g, xà sàng tử 40g, viền chí (bỏ lõi) 40g. Các vị thuốc tán thành bột, trộn với rượu hồ làm hoàn to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với rượu, lúc đói. Công dụng: bổ thận, tráng dương, ích tinh. Trị thận hư suy, bàng quang lạnh, lưng, chân nặng, gân cơ yếu.
Nhục thung dung hoàn là 2 vị thuốc trong bài ba kích hoàn 
Nội cố hoàn gia giảm: ba kích 120g, phụ tử 20g, sơn thù 120g, tiểu hồi 40g, hồ lô ba 80g, thỏ ty tử 120g, phá cố chỉ 100g, thạch hộc 80g, nhục thung dung 120g. Các vị thuốc tán thành bột, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g với rượu ấm. Công dụng: bổ hỏa, trợ dương. Trị mệnh môn hỏa suy, thận hư, liệt dương.

Phụ tử hoàn: ba kích thiên (bỏ lõi) 40g, long cốt 40g, hồi hương 40g, mộc hương 20g, can khương 1,2g; phụ tử (nướng, bỏ vỏ, cuống) 60g. Các vị thuốc tán thành bột, trộn với rượu hồ làm hoàn. Công dụng: ôn thận, noãn tỳ, tán hàn, giảm đau. Trị thận tạng hư lạnh, ngực đau, bụng đau, tiểu nhiều, tai ù, mắt mờ.

Thập tinh hoàn: ba kích, cúc hoa, bạch truật, thỏ ty tử, lộc nhung, ngũ gia bì, nhân sâm, bá tử nhân, thạch hộc, nhục thung dung. Các vị thuốc đều 40g, tán thành bột, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g với rượu ấm hoặc nước cháo, lúc đói. Công dụng: đại bổ hư lãnh, tiếp dẫn chân khí. Trị thận dương hư, tinh khí bất túc.

Mộc hương hoàn: ba kích 40g, phụ tử 40g, hồi hương 40g, mộc hương 20g, liên tử nhục 40g, xà sàng tử (sao vàng) 0,4g. 

Các vị thuốc tán thành bột, trộn với mật làm hoàn, mỗi lần uống 12-16g với rượu ấm. Công dụng: bổ thận, tráng dương. Trị nguyên dương hư yếu, liệt dương, tảo tinh, di tinh, tử cung lạnh, vô sinh (hiếm muộn), bụng dưới lạnh đau, tiểu nhiều, không tự chủ.


Nguồn: Sức khỏe & Đời sống
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: