Tàu hải quân Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh ngày 2/1/2013. Liên minh quân sự Việt - Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.
Hoa Kỳ cung cấp võ khí cho một quốc gia cộng sản, điều không tưởng cách đây nửa thế kỷ, nay đã thành hiện thực khi hai nước cựu thù tư bản Mỹ và cộng sản Việt cùng hướng về một mục tiêu chung: ngăn cản Trung Quốc bành trướng Biển Đông.
Trong bài nhận định hôm 28/12, tờ Global Post cho rằng liên minh quân sự Việt - Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.
Sự thay đổi không chỉ từ chính sách của Mỹ, mà còn được nhìn thấy cả trong giới lãnh đạo Việt Nam khi bề ngoài họ vẫn tuyên bố duy trì tư duy Mác-Lê, nhưng chủ nghĩa cộng sản bài tư bản đã bị đẩy lùi để nhường chỗ cho thái độ yêu chuộng các nhãn mác của tư bản Mỹ.
40 năm sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc, hai nước thù nghịch thường tố cáo tội ác của nhau nay cùng nhau tố cáo một nước gây hấn thứ ba - Trung Quốc - giữa lúc Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng và quân sự hóa các đảo để khẳng định chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.
Theo Global Post, trong số các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền một phần ở Biển Đông, Việt Nam là nước duy nhất có sức mạnh quân sự đe dọa tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Hải quân Việt Nam, một cánh tay của đảng cộng sản, giờ đây đã được Washington mở đường để tuần tra biển với súng ống của Mỹ.
Năm ngoái, Toà Bạch Ốc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán võ khí sát thương trên biển cho Hà Nội, cho phép Việt Nam phát triển năng lực quốc phòng hàng hải.
Dù chỉ một phần, nhưng động thái này dẫu sao đi nữa cũng là một dấu mốc lịch sử vì kể từ Thế chiến thứ hai, nhìn chung Mỹ chưa cung cấp võ khí cho một nước cộng sản nào.
Ngoài Việt Nam, trên thế giới chỉ còn lại một số ít các nước cộng sản bao gồm Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Lào. Tất cả bốn nước này đều bị cấm không được mua võ khí của Mỹ.
Biệt lệ duy nhất đối với lệnh cấm vận võ khí của Mỹ đối với các nước cộng sản là vào những năm 80 khi cố Tổng thống Ronald Reagan chuẩn thuận bán võ khí cho Trung Quốc trong nỗ lực giúp Bắc Kinh đánh đuổi bất kỳ mối đe dọa nào từ đối thủ hàng đầu của Mỹ lúc bấy giờ là Liên Xô. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa từng nhận được võ khí của Mỹ vì Tòa Bạch Ốc đã đảo ngược quyết định vào năm 1989 sau vụ Bắc Kinh thảm sát người biểu tình ở Thiên An Môn.
Như vậy, Việt Nam là nước cộng sản đầu tiên sau nhiều thập niên mua được võ khí của Mỹ và một số giới chức Hoa Kỳ đang thúc đẩy xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm ban hành năm 1984 khi Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quản lý buôn bán võ khí quốc tế (ITAR).
Các công ty sản xuất thiết bị quốc phòng của Mỹ từ nhiều tháng nay đã bắt đầu ‘chào đón’ chính phủ Việt Nam.
Chính Washington cũng đang giúp Hà Nội tăng cường sức mạnh quân sự. Trong số 119 triệu đôla Mỹ loan báo hồi tháng rồi nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân các nước Đông Nam Á, có gần 20 triệu giúp đẩy mạnh khả năng tình báo, giám sát và do thám trên biển cho Việt Nam.
Tuy nhiên, những sự thay đổi từ hai phía Việt - Mỹ ấy không có nghĩa là Hà Nội đã sẵn sàng xoay trục hướng về Washington vì Hà Nội lâu nay vẫn bị chi phối và lệ thuộc rất nhiều vào quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc bên kia đường biên giới.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từ Việt Nam nhận định:
“Theo tôi, chính sách của Việt Nam hiện nay là muốn cân bằng quan hệ với các cường quốc trong đó có Trung Quốc vì Việt Nam đang yếu ở nhiều thế từ kinh tế tới quân sự. Nhưng trong vấn đề này, khi quyền lợi của các siêu cường đã bắt đầu xuất hiện rất rõ, Việt Nam phải nhìn thấy mình đang đứng ở đâu và đi với ai để bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộc. Vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nói ‘mất đảng, mất chế độ thì sẽ mất biển đảo.’ Tôi nói ngược lại ‘nếu biển đảo tiếp tục mất thêm thì chế độ sẽ mất’”.
Để thoát Trung và khẳng định vị thế trên bàn cờ quốc tế giữa những hiểm họa gia tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam cần ý chí chính trị khôn ngoan hơn là võ khí quân sự hùng hậu.
Các chuyên gia cho rằng, khác với Trung Quốc, vấn đề bảo vệ lãnh thổ - chủ quyền của Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào thái độ dứt khoát của giới lãnh đạo Hà Nội chứ không phải ở mức độ trang bị súng ống và năng lực quốc phòng.
Trà Mi
(VOA)
(An Ninh Quốc Phòng) - Trung Quốc được cho là đã xây dựng một hang động bí mật dưới nước dành cho tàu ngầm. Cho đến nay, Mỹ vẫn chưa thể xác định được cửa ra của hang động này.
Truyền thông Mỹ cho hay, lực lượng tàu ngầm chiến lược Type 094 của Trung Quốc đã được đưa vào sử dụng trong hang động dưới nước xây dựng tại đảo Hải Nam. Điều này có thể khiến vệ tinh trinh sát của Mỹ khó mà phát hiện ra hoạt động của chúng.
Theo trang mạng tiếng Trung toutiao, xây dựng hang động dưới nước có khả năng ẩn nấp tốt, có thể chống tấn công hạt nhân đang trở thành lựa chọn tất yếu của Trung Quốc
Trước đó, tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu ngầm hạt nhân tấn công của Trung Quốc chủ yếu triển khai tại căn cứ ven biển vịnh Bột Hải.
Ở đó tuy cũng có hang động kiên cố và bí mật nhưng độ sâu tại khu vực này quá nông, không có lợi cho hoạt động của tàu ngầm Type 094.
Một khi có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu thì “lá chắn hạt nhân” cuối cùng của Trung Quốc (tàu ngầm Type 094 từ vịnh Bột Hải vào Thái Bình Dương) sẽ đối mặt với mạng lưới thám thính dày đặc dưới nước và con mắt trinh sát của máy bay tuần tra chống ngầm P-3C, P-8.
Ngoài ra còn có sự truy đuổi của tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản.
Trong khi đó, khu vực tại đảo Hải Nam có độ sâu hơn 60m, rất thuận lợi cho hoạt động lặn của tàu ngầm hạt nhân.
Sau khi ra khỏi hang dưới nước, tàu có thể nhanh chóng vào khu vực có độ sâu 200m, sau đó vào khu vực biển có độ sâu mấy nghìn mét tại Biển Đông để vào Tây Thái Bình Dương.
Hang động dưới nước của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc có thể tránh được con mắt giám sát, kiểm soát không gian của Mỹ.
Hang động này được hình thành chủ yếu dựa vào thân núi áp sát cảng, nó có 2 phần trong lòng đất và dưới nước, có thể đáp ứng nhu cầu ra vào của tàu ngầm Type 094 và 093A.
Hiện nay, Mỹ vẫn không thể xác định được cửa ra hang động dưới nước của Trung Quốc.
Họ chỉ có thể dựa vào suy đoán để xác định cửa ra vào trên đất liền của hang động tàu ngầm, nối liền với đường cao tốc chiến lược, có thể triển khai tiếp tế tên lửa, ngư lôi và nhiên liệu cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Sau khi Trung Quốc thiết lập hang động dưới nước trong lòng đất, sẽ có bộ phận kho tích trữ lớn được thiết lập, chủ yếu dùng để chứa một loạt vũ khí như tên lửa, ngư lôi, thủy lôi dùng cho tàu ngầm hạt nhân.
Những vũ khí này có thể đảm bảo cho lực lượng tàu ngầm này triển khai tác chiến trong vài tháng. Hang động tàu ngầm của Trung Quốc tại đảo Hải Nam cũng được bảo vệ rất chặt chẽ.
Quân đội Mỹ cho rằng, hiện nay Mỹ khó có thể phát hiện ra hang động tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong lòng đất của Trung Quốc. Ngay cả khi nước này sử dụng bom MOP để thực hiện tấn công cũng khó mà phá hủy được.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét