Cuối năm 2015, trong một não trạng xơ vữa, Tổng Cục Thống kê Việt Nam lại công bố: “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm nay ước tính tăng 6.68% so với năm 2014, cao hơn 0.48% so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 6.2%. Đây là mức tăng cao nhất 5 năm qua”, và “GDP là chỉ số ấn tượng nhất cho thấy nền kinh tế phục hồi rất rõ nét”.
Vào những năm trước, những kết quả “ấn tượng” của Tổng Cục Thống kê vẫn khó bị kiểm chứng bởi thực tế quá thiếu minh bạch của nền ngân sách quốc gia. Tuy nhiên nghịch lý kinh khủng là vào năm 2015, các số liệu kinh tế vẫn thuần túy được tuyên truyền theo lối tuyên giáo trong bối cảnh vừa bùng nổ một sự thật vào thời điểm cuối năm: ngân sách trung ương chỉ còn 45,000 tỷ đồng mà “không biết phân bổ cho cái gì” – được tiết lộ do chính ông Bùi Quang Vinh, Ủy viên trung ương đảng và là Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư.
Vào năm 2014, ông Vương Đình Huệ - Trưởng ban kinh tế trung ương – đã phải nói mát mẻ rằng “GDP có chân”. Hình ảnh hài hước này phản ánh phần lớn trong 63 tỉnh thành ở Việt Nam đều báo cáo “GDP địa phương” lên đến 10-15%, nhưng đến khi tổng kết lại thì GDP quốc gia chỉ vào khoảng 5-6%. Như vậy số còn lại biến đi đâu?
Trong khi đó, Trung Cộng – dù bị coi là một quốc gia có rất nhiều tuyên truyền dối trá, nhưng từ năm 2013 cũng bắt đầu phải nói ra một phần sự thật về GDP của nước này. Một quan chức về hưu phụ trách thống kê của Trung Cộng đã phải cho biết GDP thực chất của Trung Cộng chỉ bằng phân nửa so với con số báo cáo. Mới đây, một tổ chức nghiên cứu phương Tây cho biết GDP thực của Trung Cộng chỉ vào khoảng hơn 2%, so với con số “nghị quyết” là hơn 7%.
Tính “nghị quyết” về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn nặng nề và tồi tệ hơn cả Trung Cộng. Bất chấp nền kinh tế đã suy thoái đến năm thứ 8 liên tiếp và vô số khó khăn trầm khai từ nợ công, nợ xấu, ngân sách cùng những tiền đề lộ diện về khủng hoảng ngân hàng, các báo cáo của chính phủ vẫn thậm duy ý chí và mang tính khoa trương chính trị để “lập thành tích chào mừng đại hội đảng 12”.
Có quá nhiều nghi ngờ về cách tính GDP ở Việt Nam. Một trong những thành phần liên đới mật thiết với GDP là nợ công quốc gia.
Cho tới nay, Việt Nam vẫn không chịu đưa nợ doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài vào nợ công, do đó cố ép tỷ lệ nợ công/GDP dưới 65%, tức dưới ngưỡng nguy hiểm. Trong khi đó, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ nợ công phải lên đến ít nhất 98% GDP.
Theo một số chuyên gia, sự chênh lệch rất lớn trên về tỷ lệ nợ công cho thấy GDP thực ở Việt Nam chỉ vào khoảng 1-2% chứ không thể là trên 6% như báo cáo của giới quan chức.
Trong khi thông tin về thành tựu GDP tăng vọt, cũng chính Tổng cục thống kê lại cho biết số doanh nghiệp giải thể hoặc gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm 2015 lên tới 80,858, tăng 19% so với năm 2014. Riêng tháng 12/2015, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 15,1%, trong khi số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động tăng tới 80,6%.
Lê Dung
Vào năm 2014, ông Vương Đình Huệ - Trưởng ban kinh tế trung ương – đã phải nói mát mẻ rằng “GDP có chân”. Hình ảnh hài hước này phản ánh phần lớn trong 63 tỉnh thành ở Việt Nam đều báo cáo “GDP địa phương” lên đến 10-15%, nhưng đến khi tổng kết lại thì GDP quốc gia chỉ vào khoảng 5-6%. Như vậy số còn lại biến đi đâu?
Trong khi đó, Trung Cộng – dù bị coi là một quốc gia có rất nhiều tuyên truyền dối trá, nhưng từ năm 2013 cũng bắt đầu phải nói ra một phần sự thật về GDP của nước này. Một quan chức về hưu phụ trách thống kê của Trung Cộng đã phải cho biết GDP thực chất của Trung Cộng chỉ bằng phân nửa so với con số báo cáo. Mới đây, một tổ chức nghiên cứu phương Tây cho biết GDP thực của Trung Cộng chỉ vào khoảng hơn 2%, so với con số “nghị quyết” là hơn 7%.
Tính “nghị quyết” về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn nặng nề và tồi tệ hơn cả Trung Cộng. Bất chấp nền kinh tế đã suy thoái đến năm thứ 8 liên tiếp và vô số khó khăn trầm khai từ nợ công, nợ xấu, ngân sách cùng những tiền đề lộ diện về khủng hoảng ngân hàng, các báo cáo của chính phủ vẫn thậm duy ý chí và mang tính khoa trương chính trị để “lập thành tích chào mừng đại hội đảng 12”.
Có quá nhiều nghi ngờ về cách tính GDP ở Việt Nam. Một trong những thành phần liên đới mật thiết với GDP là nợ công quốc gia.
Cho tới nay, Việt Nam vẫn không chịu đưa nợ doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài vào nợ công, do đó cố ép tỷ lệ nợ công/GDP dưới 65%, tức dưới ngưỡng nguy hiểm. Trong khi đó, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ nợ công phải lên đến ít nhất 98% GDP.
Theo một số chuyên gia, sự chênh lệch rất lớn trên về tỷ lệ nợ công cho thấy GDP thực ở Việt Nam chỉ vào khoảng 1-2% chứ không thể là trên 6% như báo cáo của giới quan chức.
Trong khi thông tin về thành tựu GDP tăng vọt, cũng chính Tổng cục thống kê lại cho biết số doanh nghiệp giải thể hoặc gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm 2015 lên tới 80,858, tăng 19% so với năm 2014. Riêng tháng 12/2015, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 15,1%, trong khi số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động tăng tới 80,6%.
Lê Dung
(SBTN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét