Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Bạc Hy Lai và vụ án mạng ít người biết liên quan đến ông Giang Trạch Dân

48 mins trước 

Ông Bạc Hy Lai cùng vợ bà Cốc Khai Lai và con trai.
Ông Bạc Hy Lai cùng vợ bà Cốc Khai Lai và con trai.
Năm 1999, ông Bạc Hy Lai là người đầu tiên treo chân dung của ông Giang Trạch Dân ở Đại Liên nên được Giang sủng ái, câu chuyện sau này trở thành trò hề cho người đời bàn tán.
Tháng 11/2001, bức chân dung này bị một người đổ thùng sơn vào mặt. Vụ huyết án mà Bạc Hy Lai đã gây ra cho người này đến nay có lẽ ít người được biết.
Vào thời điểm đó vì Bạc Hy Lai kiểm soát thông tin chặt chẽ nên không có bất kỳ tờ báo nào có thể đưa tin được, ngay cả thông tin trên mạng cũng không thấy có. Bạc Hy Lai đã âm thầm truy bắt người đã đổ sơn lên bức chân dung ông Giang Trạch Dân, đó là thanh niên 30 tuổi Lý Trung Dân (Li Zhongmin – 李忠民). Thanh niên này bị tuyên án 15 năm tù, sau đó bị đày đọa đến chết trong nhà tù ở Thẩm Dương.
Một người khác cũng liên lụy trong vụ án này là bà Vương Xuân Ngạn (Wang Chunyan – 王春彦), người đã chở anh Lý Trung Dân đi. Sau khi ngồi tù oan 7 năm, đến tháng 10/2015 bà Vương Xuân Ngạn đã đi Mỹ qua đường Thái Lan. Trong đoạn phim “Câu chuyện dũng khí và niềm tin của ba chị em ở Đại Liên”, bà Vương Xuân Ngạn đã nhắc đến cái chết của anh Lý Trung Dân vì bị bức hại, còn người chồng của bà dù không tham gia tu luyện cũng bị hãm hại chết.
Bà Vương Xuân Ngạn là chủ một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển. Vào năm 1998, bà cùng hai người chị gái của mình là Vương Xuân Vinh (chủ một công ty kế toán) và Vương Xuân Anh (Y tá) cùng tham gia tu luyện Pháp Luân Công, không lâu sau bệnh khớp và bệnh tim của bà đã khỏi hẳn một cách thần kỳ, còn bệnh tuyến giáp trạng của người chị Vương Xuân Anh cũng không cánh mà bay. Cũng nhờ tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn” mà họ tìm được ý nghĩa cuộc đời, đạo đức sống được nâng cao. Nhưng không may là vài tháng sau đó, đợt bức hại Pháp Luân Công chưa từng có tiền lệ trong lịch sử đã xảy ra.
Bà Vương Xuân Ngạn là người đã chở anh Lý Trung Dân đến quảng trường thành phố Đại Liên đổ sơn vào bức tranh chân dung ông Giang Trạch Dân. Hơn một tháng sau họ bị bắt, anh Lý Trung Dân cuối cùng bị tra tấn đến chết trong nhà lao. (Ảnh chụp từ video)
Bà Vương Xuân Ngạn là người đã chở anh Lý Trung Dân đến quảng trường thành phố Đại Liên đổ sơn vào bức tranh chân dung ông Giang Trạch Dân. Hơn một tháng sau họ bị bắt, anh Lý Trung Dân cuối cùng bị tra tấn đến chết trong nhà lao. (Ảnh chụp từ video)

Giang Trạch Dân đích thân tới Đại Liên chỉ đạo bức hại Pháp Luân Công

Ngày 20/7/1999, ông Giang Trạch Dân không quan tâm đến những phản đối của những Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác trong Đảng, tự ý phát động chính sách bức hại Pháp Luân Công. Khi đó Pháp Luân Công đã qua bảy năm hồng truyền ở Trung Quốc và được hơn 100 triệu người tu luyện, trong đó có nhiều thân quyến của các quan chức trong ĐCSTQ. Vì chính sách mất lòng dân này của ông Giang Trạch Dân nên bị nhiều cản trở ngay trong nội bộ Đảng.

Lào trong chiến lược ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc

Vị trí chiến lược của Lào đều rất quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng nóng, vai trò quan trọng của Lào sẽ không ngừng được nâng lên và đây sẽ là quãng thời gian để cả Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt thêm mối quan hệ và tầm ảnh hưởng với Lào.


Năm 2015 đánh dấu mốc 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. 40 năm trước, ba nước Đông Dương không chỉ chấm dứt chiến tranh, mà còn giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước: chủ nghĩa Cộng sản ở Campuchia cuối cùng giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Lào đến cuối năm 1975 dưới sự ảnh hưởng của Việt Nam đã chuyển hướng sang chủ nghĩa Cộng sản.

Tuy nhiên, năm 1975 chỉ là sự kết thúc cuộc chiến tranh về ý thức hệ, một bước ngoặt trong lịch sử xung đột khu vực, song một cuộc xung đột khác trong chủ nghĩa cộng sản vẫn tiếp tục tác động sâu sắc đến bán đảo Đông Dương, thậm chí là toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Xung đột Việt Nam-Campuchia đã kết thúc sự thống trị của Đảng Cộng sản Campuchia, khiến Trung Quốc tức giận cho rằng Việt Nam thực hiện ước mơ thành lập Liên bang Đông Dương, vì vậy hai nước Việt-Trung rơi vào trạng thái quan hệ không bình thường kéo dài hơn một thập kỷ. Dưới sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ Lào-Trung cũng giảm dần. Thời gian trôi qua, quan hệ Trung-Lào và Trung-Việt cũng có những bước thay đổi, trong thời gian trước và sau Chiến tranh Lạnh đã khôi phục quan hệ bình thường.

TÔI ĐỌC KINH QUR'AN.


Tôi đọc kinh Qur’an

“Hồi giáo là tôn giáo của hòa bình!” (Islam is the religion of peace) dường như đã trở thành một điệp khúc quen thuộc của người Hồi giáo sau mỗi vụ tấn công khủng bố gây ra bởi những kẻ nhân danh đạo Hồi. Họ bảo những kẻ khủng bố ấy thì không theo một tôn giáo nào cả, họ kêu gọi thế giới đừng nhập chung người Hồi với những kẻ ấy, và họ còn trích dẫn điều ghi ở chương 5, điều 32 trong kinh Qur’an: “Kẻ nào giết một người vô tội thì cũng như hắn đã giết toàn nhân loại” (“Whoever kills an innocent person it is as if he has killed all of humanity”)  

Trước mặt tôi là quyển kinh Qur’an của một anh bạn học người Hồi tặng lúc tôi còn đang học trung học. Tình bạn của chúng tôi kết thúc trong một tình cảnh chẳng vui vẻ gì cho lắm. Số là bữa nọ anh đến nhà tôi mượn bài vở, nói chuyện lan man thì chả hiểu sao lại đi qua đề tài tôn giáo, và anh nhìn thẳng tôi bảo rằng nếu tôi không tin vào Allah thì sẽ bị hỏa thiêu đời đời trong địa ngục. Điên tiết, còn chưa biết trả lời thế nào thì tôi chợt nhớ trong tủ lạnh mình có một thứ mà anh ta ghét cay ghét đắng. Mở tủ lạnh, quăng miếng thịt heo lên bàn, tôi nói gọn lỏn là cần phải chuẩn bị cho bữa cơm chiều nay. Anh tái mặt, kiếm cớ bỏ một mạch ra về. 

Chúng tôi không còn nói chuyện nữa, nhưng quyển kinh Qur’an mà anh tặng trước đó (để chiêu dụ tôi theo đạo Hồi) thì tôi vẫn giữ trân trọng. Tôi bực anh, nhưng nghĩ Hồi giáo thì cũng như bao tôn giáo khác và kinh sách của họ nào có tội tình gì. Tôi cũng nghĩ là biết đâu sau này mình lại cần kinh Qur’an cho mục đích nghiên cứu. 

Quyển kinh ấy vẫn trên giá sách của tôi trong nhiều năm như vậy cho đến một lần tôi quyết định giở ra đọc nó xem những lời vàng ý ngọc được truyền xuống cho tiên tri Muhammad là như thế nào. Đọc xong, cảm giác của tôi chỉ gói gọn trong một chữ: “Choáng!” 

NĂM MỚI ĐỨC ĐAT-LAI LẠT-MA TÂY TẠNG: CHỈ CHÚC 2 THỨ THÔI.


CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016 
ĐẾN QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN

 
CHỈ CÓ 2 THỨ THÔI:

+ Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa.

+ Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.
+ Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.
+ Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.
+ Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.
+ Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động 
và chịu trách nhiệm với việc mình làm.

ĐÀ NẴNG HÌNH NHƯ ĐANG ĐÁNH NHAU TO

FB Nguyễn Anh Tuấn

31-12-2015
Bí thư Trần Thọ (phải) và phó bí thư Xuân Anh

Mình ở xa, chỉ có thể xâu chuỗi các sự kiện và thử lý giải trong các hiểu biết hạn hẹp của mình, mọi người đọc chơi thôi:
– 29/8/2014: Bí thư Trần Thọ đính chính thông tin mới được đưa ra cách đó chưa đầy một tuần bởi Phó Bí thư Xuân Anh về chuyện có phá hay không chợ Cồn, chợ Hàn: Xuân Anh bảo giữ, Trần Thọ bảo phải phá. Hành động làm mất mặt trên báo chí này khá xa lạ với truyền thống tổ chức của các cấp ủy đảng theo đó luôn phải giữ sự nhất trí đồng lòng về chủ trương, chính sách giữa các cấp ủy viên trước công chúng.
Tỷ số 1-0
– 17/7/2015: Chưa đầy 3 tháng trước Đại hội, báo Tuổi trẻ đăng bài cáo buộc chính quyền Đà Nẵng cấp đất trái quy định cho con gái Trần Thọ, với các thông tin chi tiết đến từng bộ hồ sơ đất đai một. Chiều cùng ngày, Thành ủy họp nóng để Trần Thọ giải trình. Trong khi các thành ủy viên khác từ Chủ tịch UBND, GĐ Công an, Chủ tịch Mặt Trận…ra sức bảo vệ đồng chí Bí thư, thì Xuân Anh nhận định với chiều hướng khác hẳn:

TBT Nguyễn Phú Trọng mở " CHIẾN DỊCH BRAVO"

Tổng Bí thư làm việc với Bộ tư lệnh Thủ đô

14:25, 01/01/2016

TBT Nguyễn Phú Trọng: Bộ tư lệnh Thủ đô Phải trung thành với Quân ủy TW 

( ông Trọng là BT); Cảnh giác, khôn khéo không để bị bất ngờ; 

phối hợp CA giữ an ninh trong Đại hội Đảng...

(Chinhphu.vn) - Lực lượng vũ trang Thủ đô cần tuyệt đối chấp hành sự chỉ đạo, lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, giữ cho được cuộc sống yên bình của nhân dân, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân uỷ Trung ương thăm phòng truyền thống của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Sáng 1/1, ngày đầu tiên của năm mới 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tới thăm, làm việc với Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Cùng tham dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phùng Quang Thanh, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phạm Quang Nghị, Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trần Quốc Vượng, Chánh Văn phòng Trung ương; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành Trung ương.
Báo cáo Tổng Bí thư về tình hình, kết quả công tác của đơn vị thời gian qua, Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội cho biết: Bộ tư lệnh Thủ đô đã chủ động tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; thường xuyên duy trì tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình; phối hợp các lực lượng bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị quan trọng, các ngày kỷ niệm của đất nước và địa phương; phối hợp với Công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. 

Việt Nam gửi công hàm về Biển Đông lên Liên Hợp Quốc

(Thời sự) - Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm để phản đối tuyên bố chủ quyền sai trái và những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters
Trong công hàm số 344/HC-2015 đề ngày 29/12/2015, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nêu rõ rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc và luật Biển 1982.

Những hình ảnh ấn tượng nhất về cuộc sống và con người Việt Nam năm 2015


Posted By ETvn Staff 05 On In Việt Nam,Tin tức Việt Nam,Góc nhìn | No Comments


365 ngày đã đến và đi qua với bao khoảnh khắc và cung bậc cảm xúc. Mời bạn đọc cùng nhìn lại những hình ảnh ấn tượng về cuộc sống và con người Việt Nam năm 2015 dưới đây do Thời báo Đại Kỷ Nguyên chọn lọc.
Từ những hình ảnh về quy hoạch đô thị, giao thông, y tế, giáo dục, pháp luật,… cho đến những hình ảnh mất mùa của người nông dân, đu cáp vượt suối đánh liều với số phận của người dân nơi miền biên giới, hay những thiếu thốn của thầy và trò nơi miền sơn cước …. Một năm Ất Mùi không nhiều những nụ cười mà khép lại với nhiều băn khoăn và cả những giọt nước mắt.

Cảnh ùn tắc “kinh hoàng” tại ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vào ngày 8/10/2015. Dòng người đông như kiến đang chật vật di chuyển. (Ảnh: Facebook Cường Celano)
hinh anh an tuong ve con nguoi viet nam 3[1]
Không quản trời mưa nắng, anh Lương Thế Huynh [2] (42 tuổi) mang biển, rong ruổi đi khắp nơi tìm con trai 3 tuổi bị bắt cóc. Cháu Vương bị mất tích vào ngày 21/6/2015, khi đi theo cha đến ở nhà cũ trong vườn cà phê tại thôn 7, xã Tà Nung, TP. Đà Lạt – (Ảnh: Facebook)

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm trên biển trưa 1/1/2016

(Xã hội) - Thông qua hệ thống điện tử của máy định dạng, định vị trên tàu thông báo, chiếc tàu đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi mang số 00098880, đặc điểm giống tàu đánh lưới của Trung Quốc.
Tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm trên biển - ảnh 1
Chủ tịch UBND xã Phổ Quang đang động viên ngư dân trên biển.
Vào lúc 12 giờ 15 phút trưa ngày 1/1/2016, tại vùng biển cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) khoảng 70 hải lý, một tàu nước ngoài đã tấn công trực diện nhiều lần vào tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Hiện, bà con ngư dân đang tự tổ chức cứu nạn và kêu gọi các lực lượng chức năng ra khơi ứng cứu.

Kinh Tế CS làm xã hội Trung Quốc phân hóa trầm trọng

Kinh tế CS làm xã hội phân hoá một cách trầm trọng ở Trung Quốc Cộng sản cũng như Việt Nam Cộng sản. Đảng nhà Nước CS muốn tăng gia kinh tế với bất cứ giá nào; người dân lãnh đủ tất cả. Thực vậy.

Một, tại TC, Suốt mấy chục năm Chủ Tịch Mao trạch Đông của Đảng CS nặng ý thức hệ áp đặt chủ nghĩa kinh tế chỉ huy cứng rắn, kinh tế Trung Quốc gần như phá sản. Chủ Tịch Đặng tiểu Bình nối ngôi, thực dụng quan niệm mèo trắng, mèo đen con nào bắt được chuột là tốt nên chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để cứu chế độ khỏi đột quị. Ông chủ trương tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào như thời kinh tế tư bản hoang dã ở Âu châu. Kinh tế TQ có tăng gia Đảng Nhà Nước CS giàu lên, nhân dân có ăn hơn, nhưng xã hội phân hoá trầm trọng, hố ngăn cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng, thành thị, miền biển phát triển kỹ nghệ, nông thôn nông nghiệp tiêu điều, môi trường không khí, nước, đất ô nhiễm môi sinh hết chỗ nói.
  
Đau thương và tội nghiệp nhứt là chưa đầy 20 năm gọi là chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, 61 triệu trẻ em TQ bị cha mẹ bỏ rơi ở nông thôn và 260 triệu công nông không hộ khẩu làm lao nô cho các công trường, nhà máy như sanh vô gia cư, tử vô địa táng ở thành thị.


Người TQ gọi những trẻ em bị bỏ rơi này là «nhi đồng lưu thủ”. Ông Chloé Froissart, một chuyên gia Trung Quốc học, nhận xét “Tại Trung Quốc, không hề có chính sách hỗ trợ đoàn tụ gia đình: lao động di cư bị đối xử như là một lực lượng làm thuê, họ bỏ qua khái niệm nhân đạo của vấn đề. Mặc dù có những thông báo gần đây về cải cách hộ khẩu, quyền công dân của những người này vẫn không được công nhận đầy đủ. Các chính sách chỉ ưu tiên cho các thành phố nhỏ và trung bình, nhưng theo nguyên tắc: trả tiền để được hội nhập.”

Thế giới có hơn 5 vạn máy bay quân sự các loại

TPO - Tính đến cuối năm 2015, không quân các nước trên thế giới sở hữu khoảng 52.100 máy bay quân sự và trực thăng các loại. Mỹ, Nga và Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng các máy bay có trong biên chế quân đội những quốc gia này.
Nga đứng đầu thế giới về bổ sung số lượng máy bay mới trong năm 2015. Ảnh: TassNga đứng đầu thế giới về bổ sung số lượng máy bay mới trong năm 2015. Ảnh: Tass
Theo phân tích của Trung tâm Phân tích Hàng không quốc tế Nga, ba quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh là Mỹ, Nga và Trung Quốc sở hữu gần 40% số lượng máy bay quân sự và trực thăng có trong biên chế quân đội các nước trên thế giới.

Tôi không tin 52 % dân số Việt Nam sử dụng Internet; số liệu do Bộ 4T đưa ra là " CON SỐ MA" ? !

(Xã hội) - Đây là một trong số những chỉ tiêu hoàn thành trong năm 2015 của toàn ngành Thông tin và Truyền thông vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hôm nay, 31/12.

Theo Báo cáo công tác năm 2015 được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trình bày tại Hội nghị Triển khai kế hoạch năm 2016 diễn ra sáng nay, 31/12, với sự vào cuộc quyết liệt trong việc thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, cùng với sự năng động, sáng tạo và quyết tâm của các tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực TT&TT năm 2015 tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, góp phần ổn định giá cả thị trường trong nước, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Báo chí, xuất bản – Bưu chính – Viễn thông – CNTT: phát triển bền vững
Trong lĩnh vực Báo chí, đến nay, cả nước có 858 cơ quan báo chí in; 105 cơ quan báo điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình  với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngoài. Nhìn chung, các cơ quan báo chí hoạt động và thông tin đúng tôn chỉ, mục đích và đúng định hướng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo trật về công tác văn hóa

(Chính trị) - Ngành văn hóa phải tiếp tục nỗ lực để các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, người dân nhận thức đúng đắn chuẩn mực về văn hóa. Nếu nhận thức đúng thì sẽ có cơ chế đúng, trong đó có cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

Từ alumina Tân Rai đến nhôm Nhân Cơ: Đã chết nhưng chưa được chôn


Nguyễn Thành Sơn

Chuyên gia tư vấn độc lập
Lời tác giả: Cách đây hơn 26 năm, từ tháng 11/1989, trên tạp chí Năng lượng (Cơ quan ngôn luận của Bộ Năng lượng, Số 11, Tháng 11-1989 Năm thứ 27): trong bài viết “Năng lượng với Tây Nguyên” (tr.20-21) chúng tôi (với bút danh là Nguyễn Trường Sơn) đã khẳng định 3 vấn đề sau này đã được thực tế chứng minh (trích nguyên văn):
– “Loại trừ bôxít ra khỏi tiềm năng kinh tế của Tây Nguyên”;
- “Điện là chiếc chìa khóa mở cửa kho vàng Tây Nguyên”;
- “Than giữa cho sinh thái không bị phá hủy”.
Đồng thời cũng đã đề xuất 3 vấn đề sau này đã trở thành hiện thực (trích nguyên văn):
- “Hệ thống điện hợp nhất toàn quốc với đường dây siêu cao áp Bắc-Nam đặt ra bây giờ không phải là quá sớm và là vấn đề đáng quan tâm”;
- “Cần thành lập một “Ủy ban phát triển kinh tế Tây Nguyên” để phối hợp các hoạt động giữa các ngành, các địa phương có liên quan;
- “Chúng ta cần xây dựng và thực hiện một “Chương trình tổng hợp về khai thác tiềm năng kinh tế ở Tây Nguyên” một cách cụ thể và khẩn trương”.
Nhắc lại những ý kiến phản biện của mình cách đây 26 năm nay đã thành sự thật, sau đây chúng tôi muốn điểm lại những vấn đề có liên quan đến các dự án bauxite-alumina-nhôm trên Tây Nguyên.
Nguyễn Thành Sơn

1         Alumina Tân Rai: những con số biết nói hay một sự khởi đầu thất bại trên Tây Nguyên

Sứ mệnh “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” đã được Đảng ta hoàn thành bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, bắt đầu bằng một quyết định chiến lược đúng đắn- đánh đòn phủ đầu vào Buôn Mê Thuật trên Tây Nguyên, đã dẫn đến đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Sứ mệnh “xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chủ quyền dân tộc” đã đạt được nhiều thành công to lớn từ khi Đảng ta khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo cả dân tộc bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986. Đất nước, nền kinh tế, và xã hội VN có lẽ đã tiến xa hơn, khoảng cách đói nghèo, kém phát triển của VN đã được rút ngắn hơn, chủ quyền biển đảo đã trở nên vững chắc hơn, lòng tin của người dân đã lớn hơn… nếu như chúng ta không mắc phải những sai lầm nghiêm trọng mang tính chiến lược trong việc triển khai các dự án bauxite-nhôm Tây Nguyên.
Sau 6 năm, những thất bại trong việc thử nghiệm dự án alumina Tân Rai đã ngày càng được khẳng định. Đó là:
1.1        Nhà thầu không có kinh nghiệm
Chọn một nhà thầu hoàn toàn không có kinh nghiệm về áp dụng công nghệ Bayer để sản xuất alumina từ bauxite dạng gibbsite. Hậu quả là:
+ Mức độ khử các tạp chất trong sản phẩm cuối cùng không đạt và chất lượng của sản phẩm chỉ cao hơn “Calcined bauxite” (bauxite nung) và “Transition aluminas” (alumina – oxit nhôm –  chuyển tiếp), chưa đạt tiêu chuẩn của “Calcined aluminas”. Giá bán của sản phẩm luôn bị ép;
+ Thời gian kiềm hóa không được lựa chọn tối ưu. Dẫn đến tỷ lệ thu hồi alumnia (oxit nhôm) thấp, và giá thành (chi phí sản xuất) của alumina cao;

Dự đoán Tổng bí thư và chính trường Việt nam năm 2016

Thụy My

 
REUTERS/Kham/Files
Một năm đã qua đi với rất nhiều biến động trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong ngày cuối năm dương lịch 2015, RFI Việt ngữ đã đề nghị tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát thời cuộc sắc sảo ở Saigon, thử đưa ra những dự báo về chính trường năm tới.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, bước sang năm mới và vào thời điểm sắp diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12, hiện đang có nhiều đồn đoán khác nhau. Anh dự đoán như thế nào về ban lãnh đạo mới và chính trường Việt Nam trong năm 2016 ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Theo tôi, quan điểm chính trị và diễn biến chính trường Việt Nam trong năm 2016 sẽ được quyết định bởi hai yếu tố chủ quan và khách quan.